ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 91/KH-UBND
|
Bình Định, ngày
02 tháng 12 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI QUYẾT ĐỊNH 703/QĐ-TTG NGÀY 28/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất
giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh xây dựng
Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, tuyển chọn và đưa vào sản xuất những giống
cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản (gọi tắt là giống cây trồng,
vật nuôi) theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm cung cấp nguồn giống có năng suất
và chất lượng cao; chống chịu tốt với sâu bệnh hại và dịch hại; thích ứng với
điều kiện biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Hàng năm tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn, khảo
nghiệm, sản xuất thử những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng
cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và dịch hại, thích ứng với điều kiện biến
đổi khí hậu.
- Đưa vào sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại,
đồng thời tăng cường công tác quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống
đúng tiêu chuẩn cho sản xuất, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản
phẩm, có thể đáp ứng xuất khẩu giống sang các nước, cụ thể:
+ Lĩnh vực trồng trọt: Đảm bảo sử dụng 99% giống
lúa cấp xác nhận và hạt lai F1; sử dụng giống ngô lai đạt trên 95%; trên 70% diện
tích cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, dừa) sử dụng giống đúng tiêu chuẩn.
+ Lĩnh vực chăn nuôi: Đảm bảo cung cấp giống tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất đối với lợn đạt 95%, gia cầm đạt 85-90%, bò lai đạt
95%.
+ Lĩnh vực thủy sản: Đảm bảo chủ động cung cấp 100%
nhu cầu giống cho đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; 100% giống tôm thẻ chân trắng
và 50 - 60% giống tôm sú được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh.
+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Tỷ lệ cây giống lâm nghiệp
cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc giống đạt trên 95%.
- Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho các tổ
chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống.
II. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ THỜI GIAN
THỰC HIỆN
1. Phạm vi
- Kế hoạch ưu tiên triển khai trên những đối tượng
cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
- Đối với các cây trồng, vật nuôi khác; căn cứ yêu
cầu thực tiễn sẽ xem xét, quyết định hỗ trợ theo chính sách của Kế hoạch này
trong từng giai đoạn cụ thể.
2. Quy mô: Triển khai trên toàn tỉnh.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết
năm 2030, chia theo 2 kỳ kế hoạch: Giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.
III. NHIỆM VỤ VÀ THỜI GIAN THỰC
HIỆN
1. Phát triển khoa học công nghệ
về giống
1.1. Bảo tồn, lưu giữ, phục tráng nguồn gen
- Nhiệm vụ 1: Thu thập, bảo tồn, phục tráng,
khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen giống cây trồng đặc sản của tỉnh.
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ trung ương
và địa phương: 1.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, nghiên
cứu đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen vật nuôi
trên địa bàn tỉnh. Khai thác, sử dụng hiệu quả các giống gà ta MD1.BĐ, MD2.BĐ,
MD3.BĐ của công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư.
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ trung ương
và địa phương: 2.000 triệu đồng.
+ Nguồn vốn các tổ chức, cá nhân: 10.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Đề tài, dự án.
- Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển
nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên (như cá chình, tôm hùm).
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ trung
ương: 10.000 triệu đồng (5.000 triệu đồng/đối tượng).
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Dự án.
- Nhiệm vụ 4: Điều tra, đánh giá, bảo tồn và
phát triển các nguồn gen giống cây rừng tự nhiên thuộc loại quý hiếm trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ trung ương
và địa phương: 2.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Đề tài.
- Nhiệm vụ 5: Điều tra, đánh giá, bảo tồn, phát
triển và nhân giống các nguồn gen một số cây dược liệu trong rừng tự nhiên trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ trung ương
và địa phương: 3.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Đề tài.
1.2. Nuôi giữ giống gốc
- Nhiệm vụ: Tăng cường năng lực quản lý, nuôi giữ
đàn giống gốc vật nuôi, tập trung nâng cao năng lực của Trạm giống gia súc Long
Mỹ (thuộc Trung tâm giống nông nghiệp) và các công ty sản xuất giống gia cầm,
giống lợn.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 20.000 triệu đồng.
+ Nguồn vốn các tổ chức, cá nhân: 200.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Đề tài, dự án.
2. Phát triển sản xuất giống
- Nhiệm vụ 1: Nâng cao năng lực quản lý, số hóa
dữ liệu, bình tuyển và cấp chứng nhận cây đầu dòng cây lâm nghiệp, cây ăn quả
trên địa bàn tỉnh.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 600 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Kế hoạch.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản
nhân tạo các loài cá nước ngọt và cá biển để cung cấp nguồn giống thích hợp
nuôi tại các địa phương trong tỉnh.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 2.000 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân: 8.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Kế hoạch (Kinh phí cấp hàng
năm).
- Nhiệm vụ 3: Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực
sản xuất, quản lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 2.000 triệu đồng
(400 triệu đồng/lĩnh vực).
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Chương trình.
- Nhiệm vụ 4: Phát triển lai tạo và chăn nuôi bò
thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 34.944 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của cá nhân (hộ gia đình): 27.630 triệu
đồng.
+ Thời gian thực hiện: 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Kế hoạch kinh phí cấp hằng
năm (Theo Quy định nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ tỉnh Bình Định giai đoạn
2021-2025.
- Nhiệm vụ 5: Nghiên cứu chọn tạo các dòng cá Koi
Nhật Bản tại Bình Định
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 5.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Chương trình.
3. Hoàn thiện hệ thống giống: Hệ
thống nghiên cứu, sản xuất giống
- Nhiệm vụ 1: Đầu tư xây dựng hệ thống bảo quản,
chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp cho một số HTX NN sản xuất giống lúa.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Quyết
định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định chính
sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Định giai đoạn 2019-2025 (trong đó ưu tiên hỗ trợ hệ thống bảo quản, chế
biến hạt giống đối với các HTXNN thực hiện dự án liên kết sản xuất giống, triển
khai trên cơ sở căn cứ theo nhu cầu và khả năng đối ứng của HTXNN).
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Dự án liên kết.
- Nhiệm vụ 2: Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa Trạm
giống gia súc Long Mỹ thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp và một số doanh nghiệp
sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 10.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Đề tài, dự án.
- Nhiệm vụ 3: Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục
vụ hoạt động sản xuất giống của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc
Trung tâm Giống Nông nghiệp Bình Định
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 5.000 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của các tổ chức: 5.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Dự án.
- Nhiệm vụ 4: Đầu tư nâng cấp các hồ chứa thuộc
Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản (cơ sở Mỹ Châu): hồ Đồng Đèo 1 và hồ Hóc
Lách, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất giống.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 5.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2030.
+ Hình thức triển khai: Dự án.
- Nhiệm vụ 5: Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương
pháp nuôi cấy mô.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 2.000 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của các tổ chức: 500 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Dự án.
- Nhiệm vụ 6: Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, Công ty TNHH Lâm
nghiệp Sông Kôn sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 10.000 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của các tổ chức: 2.000 triệu đồng.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025.
+ Hình thức triển khai: Dự án.
IV. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tổng mức vốn thực hiện Kế hoạch: 367.674 triệu đồng,
trong đó:
- Ngân sách nhà nước:
|
114.544 triệu đồng.
|
+ Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ:
|
18.000 triệu đồng.
|
+ Vốn sự nghiệp kinh tế:
|
64.544 triệu đồng.
|
+ Vốn đầu tư phát triển:
|
32.000 triệu đồng.
|
- Vốn các tổ chức, cá nhân:
|
253.130 triệu đồng.
|
Đối với nhiệm vụ 1, điểm 3 mục III, về đầu tư
xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp cho một số
HTX NN sản xuất giống lúa: kinh phí sẽ bố trí, thực hiện theo Quyết định số
38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định chính sách hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2019-2025, căn cứ theo dự án liên kết do UBND tỉnh phê duyệt hàng
năm.
Đối với nhiệm vụ 4, điểm 2 mục III về phát triển
lai tạo và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện
theo Quy định nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn
nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.
(Chi tiết có phụ
lục kèm theo)
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh
đáp ứng yêu cầu giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất.
2. Rà soát các chính sách nhằm hỗ trợ cá nhân, tổ
chức tham gia vào công tác nghiên cứu, chọn tạo, lưu giữ, phát triển và hoàn
thiện hệ thống giống trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng
(giao thông, thủy lợi) vùng quy hoạch sản xuất giống cây trồng; kêu gọi các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia dự án liên kết sản xuất sản xuất tiêu thụ
giống theo Quyết định 38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh.
4. Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, các viện
nghiên cứu đầu tư dự án nhân giống cây trồng, vật nuôi ứng dụng công nghệ cao
và từng bước chuyển giao công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh.
5. Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho các đối tượng sản
xuất giống, nhất là nông dân sản xuất giống và nhân viên kỹ thuật của các HTX
NN.
6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống
cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống
cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống
thông qua việc tìm kiếm, lựa chọn, nhập nội giống mới, trao đổi nguồn gen làm vật
liệu chọn tạo giống; tiếp thu phương pháp nghiên cứu chọn tạo, chuyển giao khoa
học công nghệ, sản xuất, bảo quản, chế biến giống theo hướng công nghiệp hiện đại
của các nước và các tổ chức quốc tế, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường
giống vật nuôi tại các nước theo quy định của pháp luật.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn
đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm đảm bảo mục
tiêu, chỉ tiêu đề ra;
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch hàng
năm để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong kỳ kế hoạch. Phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất kinh phí thực hiện
chương trình và báo cáo với UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát
và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong việc phê duyệt nội dung thực hiện sao
cho phù hợp với các nhiệm vụ đã đề ra và được hỗ trợ theo các chính sách hiện
hành;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan
tổng hợp, theo dõi, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và thực hiện
việc báo cáo định kỳ theo quý, theo năm để UBND tỉnh nắm bắt tình hình và có chỉ
đạo kịp thời.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, đề xuất nguồn vốn, hướng dẫn chi ngân
sách nguồn vốn đầu tư phát triển, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn
triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, quy định của
UBND tỉnh Bình Định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công
nguồn ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và PTNT cân đối vốn đầu tư triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với quy định của
pháp luật;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra,
giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, đề xuất nguồn vốn, hướng dẫn chi ngân
sách nguồn vốn sự nghiệp, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, triển
khai thực hiện Kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân
đối, bố trí vốn sự nghiệp trung hạn và hàng năm thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn
vốn đầu tư phát triển thực hiện Kế hoạch trung hạn và hàng năm;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra,
giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì đề xuất danh mục, cân đối kinh phí thực
hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh về giống của Kế hoạch và trình
UBND tỉnh phê duyệt;
- Chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm
vụ phát triển khoa học công nghệ về giống của Kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm
tra, giám sát, đánh giá và chuyển giao kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học
công nghệ về giống của Kế hoạch.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành
của tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn quản lý.
Yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội
dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền, các
cơ quan, đơn vị kịp thời tổng hợp và gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp
và PTNT để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và
Công nghệ; Công Thương;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh,
- Lưu: VT, K10, K13, K16.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
PHỤ LỤC I
TỔNG HỢP PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu
đồng
STT
|
Hạng mục
|
Thành tiền
|
Nguồn vốn
|
Phân kỳ vốn đầu
tư
|
Ghi chú
|
Ngân sách
|
Vốn các tổ chức,
cá nhân
|
Giai đoạn
2021-2025
|
Giai đoạn 2025-2030
|
Tổng
|
Ngân sách
|
Vốn các tổ chức,
cá nhân
|
Tổng
|
Ngân sách
|
Vốn các tổ chức,
cá nhân
|
TỔNG CỘNG
|
367.674
|
114.544
|
253.130
|
231.674
|
90.044
|
141.630
|
136.000
|
24.500
|
111.500
|
|
I
|
Phát triển khoa học công nghệ về giống
|
248.000
|
38.000
|
210.000
|
124.500
|
19.500
|
105.000
|
123.500
|
18.500
|
105.000
|
|
1
|
Bảo tồn, lưu giữ, phục tráng nguồn gen
|
28.000
|
18.000
|
10.000
|
14.500
|
9.500
|
5.000
|
13.500
|
8.500
|
5.000
|
|
1.1
|
Thu thập, bảo tồn, phục tráng, khai thác, sử dụng
hiệu quả các nguồn gen giống cây trồng đặc sản của tỉnh
|
1.000
|
1.000
|
|
1.000
|
1.000
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, nghiên cứu đánh giá,
tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen vật nuôi trên địa bàn
tỉnh. Khai thác, sử dụng hiệu quả các giống gà ta MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ của
các công ty TNHH Giống gia cầm Minh Du
|
12.000
|
2.000
|
10.000
|
6.000
|
1.000
|
5.000
|
6.000
|
1.000
|
5.000
|
|
1.3
|
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn lợi giống
thủy sản tự nhiên (như cá chình, tôm hùm)
|
10.000
|
10.000
|
|
5.000
|
5.000
|
|
5.000
|
5.000
|
|
|
1.4
|
Điều tra, đánh giá, bảo tồn và phát triển các nguồn
gen giống cây rừng tự nhiên thuộc loại quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bình Định
|
2.000
|
2.000
|
|
1.000
|
1.000
|
|
1.000
|
1.000
|
|
|
1.5
|
Điều tra, đánh giá, bảo tồn, phát triển và nhân giống
các nguồn gen một số cây dược liệu trong rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bình
Định
|
3.000
|
3.000
|
|
1.500
|
1.500
|
|
1.500
|
1.500
|
|
|
2
|
Nuôi giữ giống gốc
|
220.000
|
20.000
|
200.000
|
110.000
|
10.000
|
100.000
|
110.000
|
10.000
|
100.000
|
|
|
Tăng cường năng lực quản lý, nuôi giữ đàn giống gốc
vật nuôi, tập trung nâng cao năng lực của Trạm giống gia súc Long Mỹ (thuộc
Trung tâm Giống nông nghiệp) và các công ty sản xuất giống gia cầm, giống lợn
|
220.000
|
20.000
|
200.000
|
110.000
|
10.000
|
100.000
|
110.000
|
10.000
|
100.000
|
|
II
|
Phát triển sản xuất giống
|
80.174
|
44.544
|
35.630
|
75.174
|
43.544
|
31.630
|
5.000
|
1.000
|
4.000
|
|
1
|
Nâng cao năng lực quản lý, số hóa dữ liệu, bình
tuyển và cấp chứng nhận cây đầu dòng cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn
tỉnh
|
600
|
600
|
|
600
|
600
|
|
|
|
|
|
2
|
Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo các loài
cá nước ngọt và cá biển để cung cấp nguồn giống thích hợp nuôi tại các địa
phương trong tỉnh
|
10.000
|
2.000
|
8.000
|
5.000
|
1.000
|
4.000
|
5.000
|
1.000
|
4.000
|
|
3
|
Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất, quản
lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh
Bình Định
|
2.000
|
2.000
|
|
2.000
|
2.000
|
|
|
|
|
|
4
|
Phát triển lai tạo và chăn nuôi bò thịt chất lượng
cao trên địa bàn tỉnh Bình Định
|
62.574
|
34.944
|
27.630
|
62.574
|
34.944
|
27.630
|
|
|
|
|
5
|
Nghiên cứu chọn tạo các dòng cá Koi Nhật Bản tại
Bình Định
|
5.000
|
5.000
|
|
5.000
|
5.000
|
|
|
|
|
|
III
|
Hoàn thiện hệ thống giống
|
39.500
|
32.000
|
7.500
|
32.000
|
27.000
|
5.000
|
7.500
|
5.000
|
2.500
|
|
1
|
Đầu tư xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến hạt
giống theo hướng công nghiệp cho một số HTX NN sản xuất giống lúa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thực hiện theo QĐ số 38/2019/QĐ-UBND ngày
19/7/2019
|
2
|
Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa Trạm giống gia súc
Long Mỹ thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp và một số doanh nghiệp sản xuất
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
|
10.000
|
10.000
|
|
10.000
|
10.000
|
|
|
|
|
|
3
|
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ hoạt động
sản xuất giống của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Trung tâm Giống
Nông nghiệp Bình Định
|
10.000
|
5.000
|
5.000
|
5.000
|
2.500
|
2.500
|
5.000
|
2.500
|
2.500
|
|
4
|
Đầu tư nâng cấp các hồ chứa thuộc Trạm thực nghiệm
nuôi trồng thủy sản (cơ sở Mỹ Châu): hồ Đồng Đèo 1 và hồ Hóc Lách, bảo đảm
nguồn nước phục vụ sản xuất giống
|
5.000
|
5.000
|
0
|
2.500
|
2.500
|
|
2.500
|
2.500
|
|
|
5
|
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Công
ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy
mô
|
2.500
|
2.000
|
500
|
2.500
|
2.000
|
500
|
|
|
|
|
6
|
Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn
sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô
|
12.000
|
10.000
|
2.000
|
12.000
|
10.000
|
2.000
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
TỔNG HỢP NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu
đồng
STT
|
Hạng mục
|
Tổng
|
Vốn sự nghiệp
KHCN
|
Vốn sự nghiệp
Kinh tế
|
Vốn đầu tư phát
triển
|
Vốn các tổ chức,
cá nhân
|
367.674
|
18.000
|
64.544
|
32.000
|
253.130
|
I
|
Phát triển khoa học công nghệ về giống
|
248.000
|
18.000
|
20.000
|
|
210.000
|
1
|
Bảo tồn, lưu giữ, phục tráng nguồn gen
|
23.000
|
18.000
|
|
|
10.000
|
1.1
|
Thu thập, bảo tồn, phục tráng, khai thác, sử dụng
hiệu quả các nguồn gen giống cây trồng đặc sản của tỉnh.
|
1.000
|
1.000
|
|
|
|
1.2
|
Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, nghiên cứu đánh giá,
tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
Khai thác, sử dụng hiệu quả các giống gà ta MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ của các
công ty TNHH Giống gia cầm Minh Du.
|
12.000
|
2.000
|
|
|
10.000
|
1.3
|
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn lợi giống
thủy sản tự nhiên (như cá chình, tôm hùm).
|
10.000
|
10.000
|
|
|
|
1.4
|
Điều tra, đánh giá, bảo tồn và phát triển các nguồn
gen giống cây rừng tự nhiên thuộc loại quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
|
2.000
|
2.000
|
|
|
|
1.5
|
Điều tra, đánh giá, bảo tồn, phát triển và nhân
giống các nguồn gen một số cây dược liệu trong rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
|
3.000
|
3.000
|
|
|
|
2
|
Nuôi giữ giống gốc
|
220.000
|
|
20.000
|
|
200.000
|
|
Tăng cường năng lực quản lý, nuôi giữ đàn giống gốc
vật nuôi, tập trung nâng cao năng lực của Trạm giống gia súc Long Mỹ (thuộc
Trung tâm giống nông nghiệp) và các công ty sản xuất giống gia cầm, giống lợn.
|
220.000
|
|
20.000
|
|
200.000
|
II
|
Phát triển sản xuất giống
|
80.174
|
|
44.544
|
|
35.630
|
1
|
Nâng cao năng lực quản lý, số hóa dữ liệu, bình tuyển
và cấp chứng nhận cây đầu dòng cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
|
600
|
|
600
|
|
|
2
|
Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo các loài
cá nước ngọt và cá biển để cung cấp nguồn giống thích hợp nuôi tại các địa
phương trong tỉnh.
|
10.000
|
|
2.000
|
|
8.000
|
3
|
Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất, quản
lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
|
2.000
|
|
2.000
|
|
|
4
|
Phát triển lai tạo và chăn nuôi bò thịt chất lượng
cao trên địa bàn tỉnh Bình Định.
|
62.574
|
|
34.944
|
|
27.630
|
5
|
Nghiên cứu chọn tạo các dòng cá Koi Nhật Bản tại
Bình Định.
|
5.000
|
|
5.000
|
|
|
III
|
Hoàn thiện hệ thống giống
|
39.500
|
|
|
32.000
|
7.500
|
1
|
Đầu tư xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến hạt giống
theo hướng công nghiệp cho một số HTX NN sản xuất giống lúa.
|
|
|
|
|
|
2
|
Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa Trạm giống gia súc
Long Mỹ thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp và một số doanh nghiệp sản xuất
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
|
10.000
|
|
|
10.000
|
|
3
|
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ hoạt động
sản xuất giống của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Trung tâm Giống
Nông nghiệp Bình Định.
|
10.000
|
|
|
5.000
|
5.000
|
4
|
Đầu tư nâng cấp các hồ chứa thuộc Trạm thực nghiệm
nuôi trồng thủy sản (cơ sở Mỹ Châu): hồ Đồng Đèo 1 và hồ Hóc Lách, bảo đảm
nguồn nước phục vụ sản xuất giống.
|
5.000
|
|
|
5.000
|
|
5
|
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Công
ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy
mô.
|
2.500
|
|
|
2.000
|
500
|
6
|
Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông
Kôn sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.
|
12.000
|
|
|
10.000
|
2.000
|