HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
111/2018/NQ-HĐND
|
Quảng Ninh, ngày
13 tháng 7 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VÀ NHÂN
RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2018-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số
15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử
dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số
18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa
dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Xét Tờ trình số
3935/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng ninh về
việc thông qua Quy định mức chi hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đa dạng
hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng ninh, giai
đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra số 74/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban
Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng, nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ
1. Phạm vi điều chỉnh
- Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn,
xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135).
- Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài
Chương trình 30a và Chương trình 135.
2. Đối tượng áp dụng
Thực hiện theo quy định tại Điều
2 Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc thông qua Quy định mức chi hỗ trợ các dự án
phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020.
3. Nguyên tắc và điều kiện hỗ
trợ
Thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài Chính
quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; đồng thời đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Các đối tượng quy định tại
khoản 2, Điều 1, Nghị quyết này được nhà nước hỗ trợ lần 1 không quá 2 dự án (nội
dung)/giai đoạn, tổng mức hỗ trợ không vượt quá quy định tại khoản 2, Điều 2,
Nghị quyết này.
- Trong cả giai đoạn 2018-2020
các đối tượng quy định khoản 2, Điều 1, Nghị quyết này đã được hỗ trợ lần 1 chỉ
được hỗ trợ lần 2 với cùng loại dự án khi mở rộng quy mô sản xuất (không áp dụng
trâu, bò, ngựa và các dự án, mô hình hỗ trợ thiết bị máy móc, công cụ sản xuất,
chế biến, hầm bảo quản) và quy mô mở rộng lần thứ 2 tối thiểu phải bằng 50% so
với lần thứ nhất. Mức hỗ trợ tương ứng với tỷ lệ mở rộng nhưng tối đa không vượt
quá quy định tại điểm b, khoản 2, điều 2, nghị quyết này.
Điều 2. Nội dung và mức
hỗ trợ
1. Nội dung hỗ trợ
- Đối với dự án trồng trọt: Hỗ
trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất,
sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Đối với dự án chăn nuôi: Hỗ
trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ
sản xuất.
- Đối với dự án lâm nghiệp: Hỗ
trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp (sản xuất trồng mới cho chu kỳ đầu tiên) theo
quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
- Đối với dự án ngư nghiệp
(khai thác): Hỗ trợ hầm bảo quản.
- Đối với dự án nuôi trồng thủy
sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh
bắt.
2. Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ
tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện dự án, hộ dân tham gia đối ứng bằng công lao
động, phân bón, thức ăn tự sản xuất, vật tư thiết bị tự có,… Cụ thể:
a) Đối với các dự án do địa
phương thực hiện: Hỗ trợ tối đa 3 (ba) tỷ đồng/dự án.
b) Mức hỗ trợ các hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án:
- Hỗ trợ tối đa không quá 15
triệu đồng/hộ/cả giai đoạn đối với các dự án, mô hình chăn nuôi là trâu, bò, ngựa
và các dự án, mô hình hỗ trợ thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, hầm
bảo quản.
- Hỗ trợ tối đa không quá 10
triệu đồng/hộ/lần hỗ trợ đối với các dự án, mô hình còn lại.
c) Chi xây dựng và quản lý dự
án: Tối đa không quá 5% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án.
3. Nguồn kinh phí và thời gian
thực hiện
a) nguồn kinh phí
Từ nguồn kinh phí ngân sách
phân bổ hằng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
(Chương trình 135, Đề án 196, Dự án hỗ trợ sản xuất các xã đặc biệt khó khăn
vũng bãi ngang ven biển và hải đảo); Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
Nông thôn mới; các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Thời gian thực hiện chính
sách này từ ngày 01 tháng 8 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
4. Các nội dung khác không quy
định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số
15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09
tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số
nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020 và các văn bản liên quan (nếu có).
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Thường trực, các ban, các tổ
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2018 và có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2018./.