ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 232/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 03
tháng 8 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
QUẢN
LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN
2018-2020
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh
học;
Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/01/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả
nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/6/2017 của
UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào
Cai;
Căn cứ Đề án 10-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy về
việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với
BĐKH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;
Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý Nhà nước về đa dạng sinh học, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch quản lý, bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, xác định nội dung các hoạt
động và lộ trình thực hiện nhiệm vụ về quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng
sinh học (ĐDSH) trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ĐDSH,
góp phần phát triển, bảo tồn giá trị ĐDSH trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động,
tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch thực hiện đảm bảo tính khả thi, hiệu quả,
phù hợp với thực tiễn của địa phương. Lựa chọn các nhiệm vụ ưu tiên, cấp thiết,
có trọng tâm góp phần tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát
triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
Huy động nguồn lực của các tổ chức trong nước và quốc
tế, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia quản lý và
bảo tồn ĐDSH; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của
các bên có liên quan sinh học nhất Việt Nam. Theo báo cáo điều tra, VQG Hoàng
Liên có 2.847 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1064 chi của 229 họ, trong 6
ngành thực vật. Trong 149 loài cây quý hiếm có 133 loài trong sách đỏ Việt Nam
và 16 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới.
Nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật rừng
với 555 loài có xương sống trên cạn, trong đó 60 loài động vật quý hiếm trong
sách đỏ Việt Nam, 33 loài trong Danh lục đỏ IUCN/2004. Một số loài đặc hữu ở
VQG Hoàng Liên như Bách xanh, Thông đỏ, Vân sam Hoàng Liên (Sam lạnh); Vượn đen
Đông Bắc (Nomasscus concolar), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Voọc
bạc má (Trachypithecus). Cóc Răng; cóc mày ...
2. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn:
Có tổng diện tích tự nhiên vùng lõi 25.093 ha, vùng đệm 27.256 ha với 1.487
loài thực vật có mạch thuộc 5 ngành, 2 lớp, 170 họ và 681 chi; có 486 loài động
vật có xương sống trên cạn, trong đó có 60 loài thú, 310 loài chim, 110 loài bò
sát và lưỡng cư, đặc biệt có tới 47 loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt
Nam (2007), 19 loài trong danh lục đỏ IUCN/2007. KBTTN Hoàng Liên - Văn
Bàn được đánh giá là nơi phân bố đa dạng thực vật bậc nhất dãy Hoàng Liên Sơn
và nơi hiện diện của nhiều kiểu rừng (từ rừng kín thường xanh nhiệt đới núi
thấp đến rừng kín thường xanh nhiệt đới núi cao) và cũng là nơi lưu giữ và
cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.
3. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát: Có diện
tích 18.637 ha, nằm trên địa giới hành chính của các xã: Y Tý, Dền Sáng, Sàng
Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và xã Nậm Pung huyện Bát Xát. Theo khảo sát ban đầu ghi
nhận được 940 thực vật bậc cao có mạch thuộc 550 chi và 156 họ thuộc 6 ngành thực
vật; 157 loài động vật có xương sống trên cạn thuộc 82 họ, 25 bộ. Thành phần
loài là một bộ phận của dãy Hoàng Liên Sơn và đặc trưng cho khu hệ núi cao.
Trong các loài ghi nhận thì thành phần ếch nhái là phong phú và đa dạng nhất (trong
đó có 31 loài trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới); có 6 loài đặc hữu Gà lôi
tía, Nhông đuôi sa pa, Ếch gai hàm sa pa, Ếch bám đá nhỏ, Ếch cúc, Ếch cây lưng
xanh.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo
các ngành chức năng, các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn gen động thực vật đặc hữu
và quý hiếm. Phục hồi các diện tích rừng góp phần mở rộng môi trường sống cho
các loài động vật hoang dã. Triển khai thực hiện các dự án khu du lịch sinh
thái trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, tài nguyên thiên
nhiên và môi trường. Tổ chức giáo dục tuyên truyền cho người dân và khách du lịch
về ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng, nghiêm cấm các hoạt động khai thác,
săn bắn trái phép các nguồn gen, động vật hoang dã, quý hiếm.
Mặc dù đã có những điều tra, đánh giá bước đầu
nhưng đến nay Vườn Quốc gia Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên -
Văn Bàn chưa được kiểm kê, đánh giá cụ thể về sự tồn tại của số loài, số lượng
cá thể, hơn nữa trong các khu vực này đang phải chịu một sức ép lớn của cộng đồng
dân cư sống trong và quanh vùng lõi, vùng đệm do cuộc sống đói nghèo, tập quán
canh tác lạc hậu dẫn đến vẫn còn hiện tượng đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ và
săn bắt động vật trái phép, các hoạt động du lịch sinh thái tự phát đã tác động
không nhỏ đến tài nguyên sinh học làm nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang bị
đe dọa.
Với trách nhiệm được giao các ngành chức năng, các
địa phương đã có những giải pháp hữu hiệu để quản lý đa dạng sinh học, bảo tồn
các nguồn gen, loài động thực vật quý hiếm nhưng kết quả chưa được như mong muốn.
Nguyên nhân do năng lực cán bộ còn hạn chế, lực lượng mỏng, địa bàn quản lý rộng,
công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học chưa
được triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, trang thiết bị và ngân sách
đầu tư cho công tác bảo vệ rừng và đa dạng sinh học còn hạn chế, chưa đạt hiệu
quả cao. Mặt khác nhiệm vụ quản lý về lĩnh vực này còn bị chồng chéo giữa các bộ
ngành, ngành tài nguyên môi trường có chức năng quản lý nhà nước về đa dạng
sinh học, nhưng việc quản lý Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia, quản lý rừng, động vật
quý hiếm thuộc ngành nông nghiệp, kiểm lâm.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác quản lý đa dạng sinh học, nhằm
bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng, ĐDSH, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Hoàn thành điều tra, thống kê và đánh giá toàn
diện về đa dạng sinh học của tỉnh làm cơ sở cho công tác quản lý và xây dựng kế
hoạch bảo tồn.
b) Bảo tồn và phát triển ĐDSH trên cạn:
- Duy trì ổn định diện tích rừng, phục hồi, nâng
cao chất lượng, phát triển và quản lý rừng bền vững, phát huy các giá trị của
lâm sản ngoài gỗ.
- Bảo tồn nguyên vị và chuyển vị các loài thực vật,
động vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa.
c) Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH
nông nghiệp:
- Điều tra, đánh giá và đưa vào bảo tồn, lưu giữ
nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp; xây dựng chương trình bảo
tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất
là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội.
d) Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:
- Xây dựng các công cụ quản lý và sử dụng tài
nguyên sinh vật: Quy hoạch, quy chế, cơ sở dữ liệu, kiểm soát việc khai thác hợp
lý nguồn tài nguyên sinh vật.
- Xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm
soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với
ĐDSH.
- Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững
tài nguyên sinh vật.
- Kiểm định các giống, loài, nguồn gen sinh vật nhập
khẩu, bảo tồn các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
đ) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ĐDSH và
an toàn sinh học.
- Kiện toàn và tăng cường năng lực cho các cấp
chính quyền, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về
ĐDSH và an toàn sinh học.
- Tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về ĐDSH.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh công
tác nghiên cứu khoa học; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn về quản
lý ĐDSH.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thu hút sự
tham gia của cộng đồng về quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI
ĐOẠN 2018 - 2020
1. Nhiệm vụ chung
- Hoàn thành công tác điều tra, thống kê và xây dựng
cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của tỉnh, làm cơ sở cho công tác quản lý và
xây dựng kế hoạch bảo tồn.
- Điều tra, thống kê xây dựng danh mục các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh, đánh giá khả năng xâm nhập, xây dựng,
đề xuất biện pháp phòng ngừa, kiểm soát; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp
phòng ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm lấn trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá việc sử dụng tài nguyên và hiện trạng
tài nguyên rừng nhằm xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng xung quanh
các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch bảo tồn
và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2020. Tập
trung bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng hiện có, hạn chế thấp nhất các tác động
tiêu cực đến nguồn tài nguyên sinh học trong các khu rừng đặc dụng.
- Xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái trong
các khu rừng đặc dụng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về môi trường tự nhiên
của rừng đặc dụng một cách hợp lý, phục vụ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái
tạo nguồn thu tái đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn đa dạng
sinh học, đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư thực hiện các dịch
vụ du lịch, chia sẻ lợi ích một cách bền vững góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững.
Xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng theo hướng phát triển nguồn gen bản địa,
sử dụng, chia sẻ lợi ích nguồn gen nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong
công tác quản lý, phát triển tài nguyên sinh vật. Nghiên cứu, áp dụng và phát
triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến
lâm sản ngoài gỗ truyền thống; áp dụng các phương pháp bảo tồn cây, con làm thuốc,
lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia của cộng đồng.
- Xây dựng quy chế phối hợp trong khai thác, kinh
doanh, sử dụng và xử lý vi phạm liên quan đến các loài động thực vật hoang dã.
- Hạn chế khai thác quá mức và thay đổi phương thức
khai thác, nuôi trồng nông, lâm, thủy sản kém bền vững; thực hiện các biện pháp
loại bỏ hình thức đánh bắt, khai thác mang tính hủy diệt. Áp dụng các biện pháp
cưỡng chế theo quy định hiện hành nhằm bảo đảm thực thi các quy định của pháp
luật về kiểm soát buôn bán các loại động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có
nguy cơ tuyệt chủng.
2. Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
trên cạn
a) Đối với động, thực vật rừng
- Tổ chức điều tra, đánh giá, giám sát về các giá trị
ĐDSH trong các khu rừng đặc dụng làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch,
dự án bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất các biện pháp cải tạo, làm giàu rừng. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất rừng có giá trị bảo tồn theo hướng hạn chế tối thiểu các
tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự
nhiên hiện có, hàng năm tiếp tục triển khai kế hoạch trồng mới diện tích rừng
trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 56%.
- Xác định các loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh để xây dựng các chương trình bảo tồn và phát triển
bền vững nhằm bảo vệ nguyên vẹn và gia tăng số lượng cá thể thông qua các hoạt động
bảo tồn và phát triển loài.
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác, nuôi trồng, kinh
doanh các loài động thực vật hoang dã nhất là các loài nằm trong danh mục thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ. Nghiên
cứu xây dựng Vườn thực vật và Phòng tiêu bản thực vật để bảo tồn, phục vụ
nghiên cứu khoa học, phát triển các loài thực vật quý, hiếm, đặc hữu, có nguy
cơ bị tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn
và Khu BTTN Bát Xát.
- Tập trung ưu tiên xây dựng phương án chuyển đổi
diện tích thảo quả trong các khu rừng đặc dụng nhằm khôi phục diện tích rừng và
đa dạng sinh học do bị suy thoái từ việc canh tác thảo quả không bền vững trong
thời gian qua.
b) Đối với cây trồng, vật nuôi nông nghiệp
- Điều tra, kiểm kê, phân loại, đánh giá các nguồn
gen cây trồng, vật nuôi nông nghiệp. Khuyến khích tổ chức, cá nhân áp dụng
phương pháp bảo tồn trang trại nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa
quý hiếm, có giá trị kinh tế và các kiến thức nuôi trồng truyền thống.
- Xây dựng mô hình bảo tồn, khai thác và phát triển
một số giống hoa, cây cảnh quý hiếm của Lào Cai.
- Đánh giá mức độ đe dọa để lập kế hoạch ưu tiên bảo
tồn đối với nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và ĐDSH, các loài sinh vật bản
địa, đặc biệt là sinh vật thuộc Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn
theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và
các cây thuốc truyền thống quý hiếm; tài nguyên y học cổ truyền.
- Đề xuất, xây dựng các chương trình bảo tồn và sử
dụng bền vững ĐDSH nông nghiệp. Phấn đấu hàng năm đưa vào duy trì, lưu giữ, bảo
tồn 5-10 nguồn gen quý hiếm trong phòng thí nghiệm; 5-10 nguồn gen quý hiếm
ngoài sản xuất.
3. Nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại các thủy
vực
- Hạn chế tình trạng khai thác thủy sản quá mức tại
các thủy vực. Tổ chức điều tra, đánh giá mức độ đa dạng sinh học tại các thủy vực
trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm
bảo tồn, phát triển nguồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, đánh giá tác động của hệ thống thủy
điện đến đa dạng sinh học tại các lưu vực trên địa bàn tỉnh.
(Chi tiết kế hoạch
thực hiện các nhiệm vụ tại phụ lục đính kèm)
4. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH
a) Về công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và
nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH của tổ chức cá nhân, cộng
đồng địa phương; chú trọng tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng,
đa dạng sinh học, bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc thù.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ
quan, ban, ngành, địa phương về quản lý, bảo vệ, bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền sâu rộng về Luật ĐDSH, Luật Lâm nghiệp
2017 và các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH nhằm nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về giá trị của ĐDSH, huy động
sự đầu tư của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cho công tác bảo tồn
ĐDSH. Lồng ghép vào các nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng
tài liệu tuyên truyền. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, lồng ghép các
chương trình ngoại khóa của các cấp học phổ thông; xây dựng các chuyên mục
tuyên truyền qua báo đài địa phương.
b) Về công tác quản lý nhà nước
- Kiện toàn và tăng cường năng lực cho cơ quan đầu
mối và cơ quan có liên quan trong hệ thống quản lý về ĐDSH từ cấp tỉnh xuống cơ
sở đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý ĐDSH trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện lồng ghép các nội dung về ĐDSH vào các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã
hội của các ngành, địa phương theo định hướng phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các
ngành trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm Vụ duy trì, lưu giữ, bảo tồn
nguồn gen quý hiếm trong phòng thí nghiệm; các mô hình bảo tồn kết hợp với sử dụng
hợp lý tài nguyên sinh vật.
- Hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ thực hiện công tác
duy trì, lưu giữ, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
c) Về kỹ thuật, công nghệ
- Xây dựng, đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu,
thông tin về ĐDSH.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và sử dụng
bền vững ĐDSH.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn,
phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
- Xây dựng, nâng cấp Vườn sưu tập thực vật tại vườn
quốc gia, khu bảo tồn với mục đích quy tụ, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen thực vật
và các thảm thực vật hiện có.
- Xây dựng các mô hình bảo tồn có tính trình diễn,
trong đó áp dụng công nghệ cao về vật liệu mới, công nghệ thông tin...
d) Về nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, tập huấn dài hạn và ngắn hạn nhằm
nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho cán bộ các cấp, các ngành đồng thời
tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ĐDSH.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan
nghiên cứu về ĐDSH cấp Trung ương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội
ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, bảo tồn lưu giữ nguồn gen tại các cơ sở
trên địa bàn tỉnh.
đ) Về nguồn vốn
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn cho triển khai
Kế hoạch bao gồm: Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương, nguồn vốn dịch vụ
chi trả môi trường rừng và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân.
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ
ĐDSH. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng; phát huy nguồn
tri thức tại địa phương, xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình đồng
quản lý, bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên ĐDSH. Xã hội hóa công
tác bảo tồn, duy trì các nguồn gen quý hiếm theo mô hình bảo tồn trang trại.
e) Liên kết vùng và hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng lân cận
có địa giới hành chính tiếp giáp với Lào Cai (Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu)
xây dựng các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học của vùng đảm bảo sự thống nhất
cùng phát triển, đặc biệt trong triển khai thực hiện chính sách về bảo tồn đa dạng
sinh học và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các tỉnh
lân cận, các nước trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học để học tập, tiếp nhận,
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong
lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút
chuyên gia, vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch từ nguồn
vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (sử dụng nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường hàng năm); các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức
trong và ngoài nước; hỗ trợ và đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch. Thường xuyên theo
dõi, đánh giá, kiểm tra các đơn vị triển khai Kế hoạch; kịp thời đề xuất, tham
mưu UBND tỉnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện. Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch gửi UBND
tỉnh. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các nội
dung sau đây:
- Trình UBND tỉnh ban hành chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về ĐDSH.
- Trên cơ sở kết quả điều tra, thống kê, đánh giá về
đa dạng sinh học của tỉnh, xây dựng nhiệm vụ quản lý, bảo tồn; đồng thời xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảnh sát môi
trường, Chi cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan, Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu
bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn và Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát,
UBND cấp huyện xây dựng quy chế phối hợp hoạt động về quản lý ĐDSH, thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu tác động của sinh vật ngoại
lai xâm hại.
- Triển khai chương trình tuyên truyền, giáo dục và
nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng kế hoạch, phương án tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động kinh doanh, gây nuôi, sử dụng,
vận chuyển trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng. Đặc
biệt tại các đường mòn lối mở qua các tỉnh lân cận; cửa khẩu, xử lý dứt điểm
các điểm nóng bày bán động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng.
- Hướng dẫn thực hiện việc đăng ký gây nuôi các
loài động vật hoang dã. Đồng thời tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động
gây nuôi, sử dụng, phát sinh các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xử lý nghiêm đối với
nhũng hành vi bẫy, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, nuôi nhốt động vật hoang
dã trái pháp luật và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng.
- Tổ chức theo dõi, phát hiện, chẩn đoán, xác định
dịch bệnh động vật hoang dã và thông báo, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn dịch bệnh. Định kỳ kiểm tra dịch bệnh, vệ sinh thú y tại các trại gây
nuôi.
- Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý chặt chẽ về hoạt động
bảo vệ, phát triển rừng; Thực hiện tốt việc kiểm soát cháy rừng, tệ nạn săn bắt
động vật hoang dã và ngăn chặn khai thác trái phép nguồn tài nguyên rừng.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh cấp một phần kinh
phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học đầu tư cho các đề tài, dự án điều tra,
thống kê, đánh giá về đa dạng sinh học của tỉnh làm cơ sở cho công tác quản lý,
bảo tồn đa dạng sinh học, các biện pháp phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái.
- Thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về ĐDSH và vi sinh vật nông nghiệp
có giá trị kinh tế.
- Chủ động tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ
phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nâng cấp cơ sở hạ tầng
các đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, UBND cấp huyện
thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi
trường và bảo tồn ĐDSH; Phát động phong trào: “Du khách nói không với các sản
phẩm làm từ động thực vật quý hiếm”.
Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn tri thức bản địa về bảo
vệ rừng (rừng thiêng, rừng đầu nguồn...). Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản
địa vào công tác bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn và nguồn nước cho cộng đồng.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan
thông tấn báo chí:
- Căn cứ vào kế hoạch, hướng dẫn các cơ quan báo
chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học với nhiều hình thức phong phú và phù hợp; chỉ đạo tổ biên
tập thường xuyên cập nhật tin bài tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của
tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng và
thực hiện kế hoạch tuyên truyền về đa dạng sinh học với nhiều hình thức phong
phú và phù hợp; thường xuyên viết bài, đưa tin để các tổ chức, các thành phần
kinh tế và nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn
vốn ngân sách Nhà nước và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện
các nhiệm vụ của Kế hoạch.
7. Sở Tài chính:
Chủ trì cân đối, bố trí kinh phí và hướng dẫn, kiểm
tra việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp để
thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo quy định hiện hành.
8. Cục Hải quan:
Phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường,
Chi cục Kiểm lâm tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, ngăn ngừa việc nhập
khẩu các sinh vật ngoại lai xâm hại; kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn
việc vận chuyển, buôn bán động thực vật hoang dã trái phép qua biên giới.
9. UBND các huyện, thành phố:
Chỉ đạo đưa nhiệm vụ bảo tồn phát triển đa dạng
sinh học lồng ghép vào các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm của địa phương theo định hướng phát triển bền vững; Tăng cường chia sẻ
thông tin và kinh nghiệm quản lý đa dạng sinh học với các vùng và các tỉnh. Có
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
10. Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên
nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn; Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát:
- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ đối với khu
vực, địa bàn do đơn vị quản lý.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức cho người dân trong khu vực và khách du lịch về bảo vệ và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng vườn thực vật, phòng tiêu bản thực vật,
trạm cứu hộ động vật; các mô hình cộng đồng quản lý và chia sẻ lợi ích từ hoạt
động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học vùng đệm.
- Các Ban quản lý rừng đặc dụng xây dựng Đề án phát
triển du lịch sinh thái bền vững, vừa phát triển sinh kế nâng cao thu nhập cho
người dân địa phương sống gần rừng, đồng thời tạo nguồn thu tái đầu tư cho công
tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng.
- Đẩy mạnh các hình thức bảo tồn nguyên vị và chuyển
vị; Bảo vệ các giống loài bị đe dọa, có nguy cơ bị tuyệt chủng; Xây dựng quy
trình giám sát các hệ sinh thái và động thực vật dựa trên hệ thống ô định vị,
các loài chỉ thị.
Ngoài ra, các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ
động xây dựng thành các chương trình, dự án cụ thể đối với các nhiệm vụ được
giao chủ trì thực hiện tại phụ biểu kèm theo, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt
để tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ trước 30 tháng 11 hàng năm
các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn
thể tỉnh:
- Phối hợp trong việc phát động các phong trào toàn
dân tham gia bảo vệ môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền và chấp hành nghiêm các
quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phát huy vai trò phản biện xã hội. Tăng cường hoạt
động kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trên đây là Kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển
đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020. Yêu cầu thủ trưởng
các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức
thực hiện theo Kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Bộ TN&MT;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Vườn Quốc gia Hoàng Liên;
- Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn;
- Khu BTTN Bát Xát;
- Chi cục Bảo vệ môi trường (10 bản);
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NLN1,2, TH1, TNMT2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Hưng
|