HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
59/2020/NQ-HĐND
|
Cao Bằng, ngày 16 tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN
QUÂN TỰ VỆ TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 77/2020/TT-BQP
ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn,
bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập
cho Dân quân tự vệ;
Xét tờ trình số 2800/TTr-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Đề án “Xây dựng lực lượng và chế độ,
chính sách đối với Dân quân tự vệ tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2021 - 2025”; Báo cáo thẩm tra của Ban
Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của
các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án “Xây dựng lực lượng và chế độ,
chính sách đối với Dân quân tự vệ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đúng quy định của pháp luật. Bảo đảm theo phương châm
“Vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng hợp lý, chất lượng ngày càng cao. Đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự
địa phương trên địa bàn, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và sự nghiệp
xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
2. Mục tiêu cụ thể
Tổ chức biên chế lực lượng Dân quân tự
vệ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản
hướng dẫn thi hành phù hợp với tình hình ở địa phương. Quy
mô tổ chức lực lượng Dân quân tự vệ toàn tỉnh đạt từ 2,1% đến 3% trở lên so với
tổng dân số của tỉnh; phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ
huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã qua đào tạo, trong đó có từ 70 đến 80% đạt
trình độ cao đẳng, đại học chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở.
3. Nội dung xây dựng lực lượng Dân
quân tự vệ
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
trên phạm vi toàn tỉnh; thông tin tuyên truyền về ngày truyền thống của lực lượng
Dân quân tự vệ.
b) Tổ chức xây dựng lực lượng Dân
quân
Cấp thôn, xóm, tổ dân phố (gọi chung là
cấp xóm) xây dựng 01 Tổ Dân quân tại chỗ;
Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung
là cấp xã) xây dựng 01 Trung đội Dân quân cơ động; 01 Khẩu đội pháo binh; các
binh chủng Thông tin, Công binh, Trinh sát, Phòng hóa, Y tế,
mỗi loại binh chủng xây dựng 01 tổ.
Đối với các xã, thị trấn biên giới
xây dựng Tiểu đội Dân quân thường trực độc lập, trực thuộc Ban Chỉ huy quân sự
cấp xã; phấn đấu đến hết năm 2025 đạt từ 50% trở lên trên tổng số các xã, thị
trấn biên giới có tiểu đội Dân quân thường trực;
Số lượng chức danh Phó Chỉ huy trưởng
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã như sau: Đối với đơn vị hành chính cấp xã loại 1, xã
biên giới được bố trí không quá 02 Phó Chỉ huy trưởng nằm trong số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại khoản 4 Điều
2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp
xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Điều 1
Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên
trách ở xã, phường, thị trấn và ở xóm, tổ dân phố; mức bồi
dưỡng số lượng người trực tiếp tham gia công việc của xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Các đơn vị hành chính cấp xã không
thuộc cấp xã loại 1, xã biên giới bố trí 01 Phó Chỉ huy trưởng.
Cấp huyện, thành phố (gọi chung là cấp
huyện) xây dựng 01 đến 02 Trung đội Dân quân cơ động; từ 02 đến 04 Trung đội
Dân quân binh chủng chiến đấu.
Cấp tỉnh xây dựng 01 Đại đội pháo
Phòng không.
c) Tổ chức xây dựng
lực lượng Tự vệ
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì thành lập Ban Chỉ huy quân sự và lực
lượng Tự vệ; nếu không đủ điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự thì xây dựng lực lượng Tự vệ cấp Tiểu đội.
d) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện chiến sĩ Dân quân tự vệ; tổ chức diễn tập, hội
thi, hội thao cho Dân quân tự vệ
Hằng năm, tổ chức tập huấn cho 100%
cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ; quân số huấn luyện
Dân quân tự vệ hằng năm đạt từ 98% trở lên so với tổng quân số Dân quân tự vệ
phải huấn luyện.
đ) Bảo đảm chế độ, chính sách cho lực
lượng Dân quân tự vệ
Mức phụ cấp hằng tháng của Phó Chỉ
huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và Thôn đội trưởng thực hiện theo Nghị
quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức
danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn và ở xóm, tổ dân phố; mức bồi dưỡng, số lượng người trực tiếp
tham gia công việc của xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng.
Mức hỗ trợ ngày công cho lực lượng
Dân quân khi tham gia huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm
quyền giao bằng 150.000 đồng/người/ngày.
Các chế độ, chính sách khác cho Dân
quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm
2019; Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực
lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
e) Mua sắm công cụ hỗ trợ, trang bị
thiết yếu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị Dân quân tự vệ; phấn đấu đến hết
năm 2025, bảo đảm 100% công cụ hỗ trợ cho lực lượng Dân quân thường trực và 30%
lực lượng Dân quân cơ động cấp huyện.
g) Xây dựng trụ sở, nơi làm việc của
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; nhà ở cho lực lượng Dân quân Thường trực các xã,
biên giới.
Xây dựng; sửa chữa,
củng cố nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã bảo đảm đủ điều kiện làm việc
và hoạt động của lực lượng Dân quân. Xây dựng Nhà ở cho Tiểu đội Dân quân thường trực được thành lập mới. Trong giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu mỗi
năm xây dựng từ 02 đến 03 Nhà ở Tiểu đội Dân quân thường trực.
h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết,
tổng kết, khen thưởng theo Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
4. Giải pháp
a) Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất Nhà nước đối với công tác Dân quân tự vệ;
b) Đẩy mạnh công tác quán triệt, triển
khai, tuyên truyền về Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
trong phạm vi toàn tỉnh, từ đó thống nhất cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức và toàn thể nhân dân đối với công tác Dân quân tự vệ;
c) Phát huy vai trò làm tham mưu của
cơ quan quân sự các cấp; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của địa phương để xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ;
d) Nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện lực lượng Dân quân tự vệ,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
đ) Chú trọng công tác kiểm tra, giám
sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm;
e) Bảo đảm kịp thời ngân sách cho các
nhiệm vụ công tác quân sự ở địa phương; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với
lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
5. Nguồn kinh phí bảo đảm cho tổ chức
xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ,
chính sách của lực lượng Dân quân tự vệ do ngân sách nhà nước
bảo đảm, được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật; các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Đề án chi tiết thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm đúng quy định của
pháp luật, phù hợp với tình hình địa phương trên nguyên tắc tăng trưởng, phát
triển kinh tế - xã hội đi đôi với củng cố quốc phòng an ninh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh; các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này bãi bỏ Nghị quyết số
35/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về
việc thông qua Đề án xây dựng lực lượng Dân quân thường trực các xã thị trấn
biên giới tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2025.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Cao Bằng khóa XVI, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2020
và có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2020./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 1;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Thông tin - Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nông Thanh Tùng
|