ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 309/KH-UBND
|
Kiên Giang, ngày 15 tháng 10 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2025
Thực hiện Công văn số 4876/BKHĐT-KTHT
ngày 24/6/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang năm 2025, với nội dung chủ
yếu như sau:
Phần thứ nhất.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
1. Đánh giá dựa trên
các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã, tổ hợp tác
a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập
của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LH HTX, THT)
Hợp tác xã: Ước đến cuối năm 2024,
toàn tỉnh có 523 HTX đăng ký hoạt động, trong đó có 457 HTX nông nghiệp, 14 HTX
thương mại dịch vụ, 23 HTX giao thông vận tải, 03 HTX xây dựng, 07 HTX tiểu thủ
công nghiệp và 19 quỹ tín dụng nhân dân. Số HTX thành lập mới là 15 HTX (đạt
100% kế hoạch), giải thể 04 HTX, sáp nhập 11 HTX lại còn 05 HTX (giảm 06 HTX).
Doanh thu bình quân của một HTX ước thực
hiện năm 2024 là 1.800 triệu đồng/năm, tăng 26,8% so với kế hoạch năm 2024, lợi
nhuận bình quân đến cuối năm ước đạt 590 triệu đồng, tăng 5,4% kế hoạch năm
2024, thu nhập bình quân của người lao động khoảng 60 triệu đồng/năm, đạt 100%
kế hoạch năm 2024.
Liên hiệp HTX: Ước năm 2024, thành lập
mới 01 LH HTX, nâng tổng số LH HTX là 04 LH HTX với tổng vốn điều lệ 600 triệu
đồng, có 45 HTX thành viên tham gia với tổng số 28 lao động. Đến cuối năm 2024,
doanh thu bình quân của một LH HTX ước thực hiện năm 2024 là 350 triệu đồng/năm,
lãi bình quân của LH HTX ước 150 triệu đồng/ năm. Nhìn chung, các LH HTX bước đầu
đã đi vào hoạt động ổn định.
Tổ hợp tác: Ước đến cuối năm 2024,
thành lập mới 50 THT đạt 100% so với kế hoạch đề ra, toàn tỉnh có 2.322 THT,
trong đó có 1.657 THT nông nghiệp, 665 THT tiểu thủ công nghiệp. Với tổng số
44.422 tổ viên tạo việc làm cho 7.004 lao động theo thời vụ. Doanh thu bình
quân một THT 400 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân một THT đạt 60 triệu đồng/năm.
- Có 402 HTX hoạt động có lãi (chiếm tỷ
lệ 76,86% tổng số HTX), 03 LH HTX hoạt động có lãi, thực hiện nghĩa vụ về thuế.
b) Về thành viên, lao động của HTX, LH
HTX, THT
Tổng số thành viên HTX ước đến hết năm
2024 là 55.534 người, đạt 99,76% so với kế hoạch năm 2024; tổng số lao động thường
xuyên trong HTX ước đến hết năm 2024 là 11.488 lao động tăng 3,09% so với kế hoạch
năm 2024 (trong đó số lao động thường xuyên mới năm 2024 là 600 lao động, số
lao động là thành viên HTX là 10.888 lao động);
Tổng số thành viên Liên hiệp HTX ước đến
hết năm 2024 là 45 HTX, đạt 100% so với kế hoạch năm 2024; tổng số lao động thường
xuyên trong LH HTX ước đến hết năm 2024 là 28 lao động (trong đó số lao động
thường xuyên mới năm 2024 là 9 lao động, số lao động là thành viên HTX là 19
lao động).
Tổng số thành viên THT ước đến năm
2024 khoảng 44.422 thành viên, tăng 0,48% so với kế hoạch năm 2024.
Thu nhập bình quân của người lao động
trong HTX là 60 triệu đồng/năm, đạt 100% kế hoạch năm 2024. THT là 42 triệu đồng/người/năm.
c) Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
Ước đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có
3.912 cán bộ quản lý HTX tăng 0,7% so với kế hoạch năm 2024, phần lớn các HTX
thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, cán bộ HTX
có trình độ sơ cấp, trung cấp 80%; cao đẳng, đại học khoảng 20%. Do đó hoạt động
của không ít HTX còn lúng túng, kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa sát thực tế,
chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh trung, dài hạn.
Tổng số cán bộ quản lý LH HTX ước đến
cuối năm 2024 là 24 người. Trong đó, trình độ cao đẳng, đại học là 6 người;
trình độ sơ cấp, trung cấp là 18 người.
Tổng số cán bộ quản lý THT: 4.368 người.
Trong đó, trình độ cao đẳng, đại học 30; trình độ sơ cấp, trung cấp là 481 người,
những cán bộ còn lại chủ yếu là người lớn tuổi, có kinh nghiệm và thời gian làm
việc lâu năm tại THT. Trình độ, năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý
THT còn hạn chế, thiếu chuyên môn nghiệp vụ.
2. Đánh giá theo lĩnh
vực
2.1. Hợp tác
xã
a) Lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản
Tổng số HTX nông nghiệp ước đến cuối
năm 2024 là 457 HTX (thành lập mới 12 HTX, giải thể 02 HTX, sáp nhập 11 HTX lại
còn 05 HTX), với 36.465 thành viên; tổng số vốn điều lệ là 199,15 tỷ đồng tạo
việc làm cho 4.570 lao động, trong đó số lao động đồng thời cũng là thành viên
HTX.
Doanh thu bình quân của HTX: 2.000 triệu
đồng/năm; lãi bình quân của HTX: 700 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao
động làm việc thường xuyên trong HTX: 05 triệu đồng/tháng.
Hoạt động của các HTX nông nghiệp - thủy
sản đã giải quyết tốt các quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất,
quản lý nguồn lợi thiên nhiên, tuy doanh thu và lợi nhuận của các HTX nông nghiệp
không cao, nhưng đã giúp thành viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới
hóa trong sản xuất, giảm lượng giống, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
công lao động làm tăng năng suất và thực hiện tốt các khâu dịch vụ hỗ trợ như:
bơm tát, làm đất, thu hoạch, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi và
tiêu thụ sản phẩm giúp giảm chi phí, tăng thu nhập cho thành viên. HTX còn giúp
thành viên tiết kiệm được thời gian để tự tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập
cải thiện đời sống. Tuy nhiên, đa số HTX gặp khó khăn về nhân sự và vốn nên
chưa hỗ trợ được nhiều cho thành viên. Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, giá
cả nông sản thay đổi liên tục, giá phân bón tăng cao, thời tiết diễn biến thất
thường làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác
xã nông nghiệp.
b) Lĩnh vực giao thông vận tải
Ước đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 23
HTX (thành lập mới 01HTX), chiếm 4,4% tổng số HTX toàn tỉnh, thu hút hơn 2.376
thành viên tham gia, có 2.543 phương tiện, góp phần giải quyết việc làm cho
3.696 lao động.
Doanh thu bình quân của HTX: 800 triệu
đồng/năm; lãi bình quân của HTX: 150 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao
động làm việc thường xuyên trong HTX: 05 triệu đồng/tháng.
Các HTX hoạt động ổn định, chủ động mở
rộng luồng tuyến, quy mô tổ chức khoa học, công tác điều hành tập trung, xây dựng
và duy trì thương hiệu. Đồng thời, chủ động đầu tư phương tiện, đổi mới chất lượng
dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu đi lại và vận
chuyển hàng hóa của nhân dân góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế xã
hội địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh các HTX hoạt động với số lượng phương tiện
lớn, quy mô tổ chức bài bản, chú trọng và duy trì thương hiệu thì vẫn tồn tại một
số HTX hoạt động trên danh nghĩa, lập các dịch vụ thủ tục giấy tờ cho các hộ để
có phương tiện hoạt động, không tập trung xây dựng thương hiệu và một số thành
viên của HTX chưa quan tâm đến lợi ích tập thể khi tham gia HTX, gia nhập mang
tính hình thức. Bên cạnh đó, hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó, chưa có sự
liên kết hệ thống với nhau và việc liên kết với thành phần kinh tế khác còn ít
và nội dung còn hạn chế.
c) Lĩnh vực xây dựng
Ước đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 3
HTX xây dựng, chiếm khoảng 0,57% tổng số HTX toàn tỉnh. Giải quyết việc làm cho
1.251 lao động, trong đó 37 lao động đồng thời là thành viên.
Doanh thu bình quân của HTX: 1.550 triệu
đồng/năm; Lãi bình quân của HTX: 120 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân của lao
động làm việc thường xuyên trong HTX: 4,2 triệu đồng/tháng.
Các HTX chấp hành tốt các quy định của
pháp luật về xây dựng, an toàn lao động; hoạt động ổn định, ký kết được các hợp
đồng xây dựng có giá trị với các ban quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân
sách, đường giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới của
địa phương, nhà dân hoặc nhận thi công lại của các nhà thầu khác. Các HTX đều
kinh doanh có lãi, tăng thu nhập cho thành viên và HTX cũng đã giải quyết việc
làm, ổn định thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn. Bên cạnh đó, HTX xây
dựng cũng gặp nhiều khó khăn do giá vật liệu xây dựng không ổn định và vốn ít,
kinh nghiệm hạn chế nên khâu đấu thầu còn gặp nhiều khó khăn.
d) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Năm 2024, thành lập mới 02 HTX, toàn tỉnh
có 14 HTX thương mại, với 210 thành viên và tạo việc làm cho 605 lao động.
Doanh thu bình quân của HTX: 1.200 triệu
đồng/năm;Lãi bình quân của HTX: 130 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân của lao
động làm việc thường xuyên trong HTX: 4,5 triệu đồng/tháng.
Các HTX đã từng bước đổi mới phương thức
kinh doanh, mở rộng thị trường, sản phẩm hàng hóa đa dạng; tăng cường liên kết
với các HTX và doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, kinh doanh rủi ro,
thua lỗ, nợ khó đòi, khả năng mở rộng kinh doanh chưa cao nên gặp nhiều khó
khăn trong cạnh tranh.
đ) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp
Ước đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 7
HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 1,34% HTX toàn tỉnh, thu hút 147
thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho 901 lao động, trong đó có 175 lao
động đồng thời là thành viên HTX.
Doanh thu bình quân của HTX: 470 triệu
đồng/năm; Lãi bình quân của HTX: 50 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân của lao
động làm việc thường xuyên trong HTX: 3,5 triệu đồng/tháng.
Các HTX đã góp phần tạo việc làm cho
lao động nhàn rỗi ở nông thôn, duy trì được nghề truyền thống và mở rộng đa dạng
sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường. Tuy nhiên, nhìn chung HTX quy mô
hoạt động còn nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị sản xuất, chất lượng sản
phẩm chưa cao, đầu ra còn khó khăn, tính cạnh tranh thấp, thị trường tiêu thụ
chưa ổn định.
e) Lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND)
Ước đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 19
tổ chức tín dụng hoạt động theo mô hình kinh tế tập thể (19 Quỹ tín dụng nhân
dân và 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, giải thể 02 Quỹ tín dụng) hoạt động tại
65 xã, phường thuộc 10 huyện, thành phố của tỉnh, với 16.299 thành viên tham
gia. Ước đến cuối năm 2024 tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.169.249 triệu đồng.
Doanh thu bình quân của Quỹ tín dụng ước: 800 triệu đồng/năm. Thu nhập bình
quân của lao động làm việc thường xuyên trong QTDND: 6 triệu đồng/tháng.
Các quỹ đều hoạt động có lãi, duy trì
khả năng thanh toán có 19/19 quỹ có thu nhập lớn hơn chi phí là 15.569 triệu đồng.
Thông qua việc huy động vốn cho vay tại chỗ đối với các thành viên trên tinh thần
tương trợ lẫn nhau, giúp thành viên giải quyết nhu cầu về vốn mở rộng sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng của thành viên trên địa bàn, hạn chế tình trạng vay nặng
lãi, ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, điển hình có một số HTX
hoạt động tốt như: Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Thanh Vân, Quỹ tín dụng nhân dân
Vĩnh Hiệp - thành phố Rạch Giá, Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Tân Hiệp, Quỹ
tín dụng nhân dân Bình An. Bên cạnh đó do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức
tín dụng khác và ý thức tự giác về nghĩa vụ vay, trả nợ của một số thành viên
chưa cao, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.2. Liên hiệp
Hợp tác xã:
Ước năm 2024, thành lập mới 01 Liên hiệp
hợp tác xã (đạt 100% kế hoạch) với 10 HTX thành viên. Ước đến cuối năm 2024,
toàn tỉnh có 04 Liên hiệp hợp tác xã với tổng vốn điều lệ 600 triệu đồng, với tổng
diện tích đất sản xuất 32.720 ha, với 45 hợp tác xã thành viên, có 28 lao động.
Nhìn chung, các Liên hiệp HTX bước đầu
đi vào hoạt động cơ bản đúng với phương hướng sản xuất kinh doanh đề ra.
2.3. Tổ hợp
tác (THT):
Ước đến cuối năm 2024, thành lập mới
50/50 THT, đạt 100% so với kế hoạch 2024; với 150 thành viên; 150 triệu đồng vốn
góp và 70 ha đất sản xuất. Hiện toàn tỉnh có 2.322 THT đang hoạt động, với tổng
số 44.422 tổ viên; số vốn góp 17.782 triệu đồng và 64.620 ha canh tác; tạo việc
làm cho 7.004 lao động theo thời vụ.
Các THT trên địa bàn tỉnh ngày càng
phát triển và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống của các hộ dân,
góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế hộ, đua tiến bộ khoa học kỹ thuật
áp dụng vào sản xuất kinh doanh, tận dụng các nguồn lực đất đai, nguyên liệu, vốn,
lao động hiện có tại địa phương, tạo ra cách làm ăn mới, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ dân góp phần vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng vào giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa
phương.
Tuy nhiên, còn một số THT thành lập tự
phát gây khó khăn cho việc theo dõi, hướng dẫn tổ chức hoạt động và quản lý của
địa phương. Tổ chức của các THT thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác lỏng lẻo, không
đảm bảo tính ổn định và bền vững, việc sản xuất với quy mô nhỏ, năng lực điều
hành của đội ngũ quản lý còn hạn chế, đa số THT gặp khó khăn về việc tiếp cận
nguồn vốn, khoa học - công nghệ, thị trường... nhất từ cuối năm 2020 đến nay ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 tổ hợp tác lại càng gặp nhiều khó khăn.
3. Đánh giá tác động
của HTX, LH HTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên (về kinh tế, văn
hóa, chính trị, xã hội)
a) Về kinh tế
- Kinh tế tập thể trong tỉnh đến nay
có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều HTX, LH HTX, THT phát triển đa dịch vụ, từng
bước phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo tại
địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong
tỉnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, HTX, LH HTX, THT đã có bước phát triển mới về số lượng, hiệu quả hoạt động
được nâng cao, với đủ các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở khu
vực nông thôn phát triển.
- HTX, LH HTX, THT có sự nhận thức
đúng đắn về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về kinh tế hợp tác,
cùng với việc lựa chọn mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, phương pháp tổ chức
hoạt động hiệu quả, quyền lợi của thành viên gắn liền với quyền lợi của HTX, phần
lớn các HTX, LH HTX, THT hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển, đáp ứng nhu
cầu của thành viên. Một số HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề
và tích cực tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, HTX còn là
cầu nối đưa Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
vào cuộc sống, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, tham gia tích cực phong trào
xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Một số HTX hoạt động có hiệu quả tạo được
lòng tin, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho thành viên và người
lao động.
- HTX, LH HTX, THT có vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế nói chung, trở thành chỗ dựa cho kinh tế hộ, khắc
phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, giữ vai trò liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị sản phẩm và hỗ trợ nâng cao phúc lợi, đảm bảo an sinh xã hội cho thành
viên.
b) Về chính trị, văn hóa, xã hội:
- Trong Chương trình xây dựng nông
thôn mới có 19 tiêu chí, trong đó có 1 tiêu chí là phải xây dựng HTX sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, tiêu chí này không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân
mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập. Thực
tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, kinh tế tập thể mà nòng cốt
là HTX, nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản góp phần
tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, ổn định về chính trị,
xã hội.
- Các HTX, LH HTX, THT nông nghiệp đã
phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà
con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định
cho nông sản. Trên một số lĩnh vực, HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều
ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh, đồng thời tham gia các hoạt động xã hội trên địa
bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội ở địa phương.
4. Một số mô hình hoạt
động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công
nghệ cao
Một số Hợp tác xã điển hình trong mô
hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất lúa theo chuỗi giá trị kết hợp tiêu thụ,
gồm:
(1) Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thạnh -
xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành liên kết với Tập đoàn Lộc Trời.
- Quy mô liên kết: 500 ha/năm, sản lượng
bình quân 3.000 tấn lúa sản xuất theo tiêu chuẩn SRP (tiêu chuẩn EU).
- Điểm đặc trưng, nổi bật: Doanh nghiệp
bố trí nhân sự tham gia giữ chức danh Phó Giám đốc Hợp tác xã; doanh nghiệp
cung ứng vật tư nông nghiệp (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật), thực hiện dịch
vụ cơ giới hóa (cày xới, san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer, gieo sạ bằng máy sạ
cụm, sạ lúa, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái, thu hoạch
bằng máy gặt đập liên hợp) và tiêu thụ đầu ra sản phẩm.
- Hiệu quả kinh tế: Thành viên HTX,
nông dân tham gia liên kết được hỗ trợ một phần giống, vật tư nông nghiệp từ dự
án hỗ trợ sản xuất do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện là chủ đầu tư; được
doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp trả chậm với giá cả hợp lý; chủ động
máy móc thiết bị khâu cơ giới hóa với giá cả dịch vụ ưu đãi; được đảm bảo tiêu
thụ sản phẩm đầu ra ổn định theo giá thị trường và được hưởng chính sách từ
200-250 đồng/kg khi sản phẩm đạt chuẩn theo yêu cầu. Hợp tác xã được trích hoa
hồng theo quy mô liên kết sản phẩm, hoạt động dịch vụ theo chính sách của doanh
nghiệp.
(2) HTX Nông nghiệp Nam Quý, ấp Nam
Quý, xã Đông Thái, huyện An Biên: Mô hình sản xuất của HTX là 01 vụ tôm - 01 vụ
lúa, diện tích 97ha. Từ năm 2018 đến nay, HTX liên kết ổn định với 03 công ty
(Công ty Nông sản tôm lúa Hữu cơ An Giang, Công ty Hồ Quang Trí ở Sóc Trăng và
Công ty Hồng Tân ở Đồng Tháp), diện tích liên kết 58,5 ha theo quy trình sản xuất
lúa hữu cơ, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ và Châu Âu (Orgamic
USDA & EU). Các công ty sẽ cung cấp giống, phân bón cho HTX với giá công ty
(rẻ hơn thị trường từ 1.000-2.000 đồng/kg), và thu mua lúa cho HTX với giá cao
hơn thị trường là 2.000 đồng/kg. Hiện tại các Công ty có kế hoạch mở rộng diện
tích liên kết với HTX trong thời gian tới.
(3) HTX nông nghiệp Tân Hưng, huyện
Châu Thành và HTX Đường Gỗ Lộ, huyện Giồng Riềng tổ chức sản xuất theo quy
trình kỹ thuật đồng nhất và mỗi vụ HTX thực hiện đấu thầu công khai việc cày ải,
thu hoạch lúa, tiêu thụ lúa (các doanh nghiệp, cá nhân được tham dự đấu thầu, nếu
giá cả hợp lý có lợi cho HTX và thành viên thì trúng thầu). Với mô hình đấu thầu
để tiêu thụ lúa bước đầu HTX đã định giá được sản phẩm lúa thương phẩm do thành
viên HTX sản xuất ra.
II. KẾT QUẢ THI HÀNH
PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ (KTTT, HTX)
1. Kết quả
thi hành pháp luật và các văn bản về KTTT, HTX
Triển khai thi hành Luật Hợp tác xã
năm 2012 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012, có hiệu
lực từ 01/7/2013; Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày
20/6/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024; Các văn bản dưới luật bao gồm:
Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể; Nghị định số 92/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ về
đăng ký tổ hợp tác, hợp tác, liên hiệp hợp tác xã; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị
định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -
2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả
tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số
1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày
12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập
thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở Luật Hợp tác xã và các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng, ban hành
các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, các nghị định, quyết
định có liên quan tiêu biểu như sau:
- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày
17/7/2020 của UBND tỉnh về định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp
tác xã giai đoạn 2021-2030.
- Nghị quyết số 337/2020/NQ-HĐND ngày
22/7/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày
29/9/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày
05/02/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát
triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày
27/4/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số
340/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
- Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày
29/4/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số
337/2020/NQ-HĐND , ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ
phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 26/5/2021
của UBND tỉnh về xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng lớn gắn với cơ giới hóa đồng
bộ theo chuỗi giá trị lúa gạo tại Hợp tác xã Nông nghiệp 422, ấp Mũi Tàu, xã
Bình Giang, huyện Hòn Đất giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày
15/7/2021 của UBND tỉnh thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình
hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày
22/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án phát triển vùng
nguyên liệu lúa gạo các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất
khẩu giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kiên Giang.
- Chương trình hành động số 34-CTr/TU
ngày 08/11/2022 của Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai
đoạn mới.
- Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày
20/10/2023 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn mới.
- Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày
28/11/2023 của UBND tỉnh Kiên Giang về kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh
Kiên Giang năm 2024.
- Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày
15/12/2023 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 tỉnh Kiên Giang.
- Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 được
Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, đang
được tỉnh Kiên Giang tuyên truyền, triển khai đến các sở, ngành cấp tỉnh, UBND
các huyện, thành phố về những quan điểm, mục tiêu và các nhóm chính sách hỗ trợ
khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
2. Công tác
quản lý nhà nước về KTTT, HTX
Công tác quản lý nhà nước về KTTT đã
được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, chính quyền địa phương quan tâm đến tình
hình KTTT, sự phối hợp chỉ đạo giữa các ngành và địa phương được tốt hơn; nhiều
chủ trương, chính sách hỗ trợ KTTT được ban hành và chỉ đạo thực hiện nhanh, hiệu
quả; công tác tư vấn, tuyên truyền, hỗ trợ thành lập HTX, THT được chú trọng và
có chất lượng. Các đơn vị đã bố trí công chức kiêm nhiệm hoặc chuyên trách,
tham mưu, theo dõi về phát triển KTTT.
Chức năng của Ban Chỉ đạo giúp Tỉnh ủy,
UBND tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan tới
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT tỉnh; phát triển và hỗ trợ tháo gỡ
khó khăn trong hoạt động của các HTX đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm
2012 và văn bản hướng dẫn hiện hành.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước
về KTTT ở một số ngành chuyên môn và UBND các huyện, xã có mặt còn hạn chế;
công tác theo dõi báo cáo, thống kê số liệu, tình hình hoạt động của các HTX,
THT ở một số nơi chưa đạt yêu cầu; công tác kiểm tra đối với các HTX về thực hiện
pháp luật, chế độ quản lý tài chính của các HTX chưa thường xuyên, chưa kịp thời
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các HTX. Nguyên nhân công chức
theo dõi KTTT ở địa phương phần lớn đều kiêm nhiệm nên chưa có kinh nghiệm, thời
gian nghiên cứu, theo dõi, thống kê tình hình hoạt động của các HTX chưa kịp thời
để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các HTX, một số địa phương chưa quan
tâm đến việc hỗ trợ phát triển KTTT.
3. Kết quả
triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các
ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ
HTX, đồng thời lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn hỗ trợ cho khu vực
kinh tế tập thể nhằm tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận tốt chính sách của nhà
nước và củng cố lại mô hình hoạt động của các HTX, phát triển tập thể gắn với
chuỗi giá trị sản phẩm và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực:
Mở 20 lớp tập huấn với 493 người tham dự tổng chi phí thực hiện ước khoảng 800
triệu đồng, (trong đó có 06 lớp củng cố sáp nhập có 256 người tham dự, 02 lớp tập
huấn tại huyện Vĩnh Thuận về kỹ năng quản lý, báo cáo tài chính HTX có 72 người
tham dự, 02 lớp chứng chỉ nghề cho HTX giao thông vận 165 người tham dự, dự kiến
10 lớp chuyển đổi luật HTX 2023) giúp củng cố kiến thức cho các chức danh đang
làm trong HTX, THT, tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động KTTT, HTX.
- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường: Tỉnh
hỗ trợ các HTX trên địa bàn xây dựng thương hiệu sản phẩm. Xây dựng nhãn hiệu
cho 02 HTX tại huyện Hòn Đất (HTX nuôi thủy sản Thanh Hoa và HTX dịch vụ nông
nghiệp Tân Thuận); xúc tiến thương mại cho sản phẩm của HTX dịch vụ nông nghiệp
kênh 10, huyện U Minh Thượng. Giới thiệu cho HTX nông nghiệp Lương Trực, huyện
Giồng Riềng với HTX nuôi trồng thủy sản Ngã Bát, huyện An Minh kết nối cung, cầu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu ra cho củ gừng, sả, khoai... Phối hợp
tổ chức Hội thảo xây dựng chuỗi liên kết canh tác nông nghiệp bền vững cho các
HTX trên địa bàn huyện Hòn Đất. Trong năm 2024, dự kiến hỗ trợ cho 20 HTX tham
gia Hội chợ trong và ngoài tỉnh với tổng kinh phí 600 triệu đồng.
- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ
phát triển HTX: Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai
cho 02 HTX vay vốn 2,45 tỷ đồng theo chương trình hỗ trợ tại Kế hoạch số
93/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Triển khai thực hiện
Nghị quyết số 337/2020/NQ-HĐND , ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính
sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020- 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang nhưng đến nay chưa được giải ngân. Ngoài ra, tỉnh cũng phối hợp với Qũy
phát triển Liên minh HTX Việt Nam hướng dẫn hồ sơ thủ tục vay vốn cho các HTX
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến thời điểm có 01 HTX vay với số vốn 3 tỷ đồng.
- Chính sách thành lập mới HTX: Công tác hỗ
trợ thành lập mới thường xuyên được tỉnh quan tâm và đầu tư hỗ trợ. Đến thời điểm
hiện nay, đã hỗ trợ kinh phí thành lập mới cho 08 HTX với tổng số tiền 160 triệu
đồng, sáp nhập cho 06 HTX với tổng kinh phí 75 triệu đồng. Ước đến cuối năm
2024, hỗ trợ thành lập mới 15 HTX, sáp nhập 06 HTX với tổng số tiền hỗ trợ 360
triệu đồng. Tổ chức tập huấn, tư vấn cho người dân có nhu cầu thành lập mới,
sáp nhập HTX có 724 người tham dự với tổng kinh phí là 315 triệu đồng.
- Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, chế
biến sản phẩm:
+ Thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg
ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 330/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp
tác xã tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm có ban hành kế hoạch cụ
thể để triển khai thực hiện. Theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 15/12/2023 thì kế
hoạch vốn năm 2024 hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho 04 HTX
nông nghiệp với tổng kinh phí là 15.080 triệu đồng và giao Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Liên minh Hợp tác xã lựa chọn các HTX
đủ điều kiện, lập danh sách gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn các bước
trình tự, thủ tục hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các HTX theo quy định.
+ Đề xuất thực hiện dự án phát triển
ngành nghề nông thôn (Dự án hỗ trợ máy móc sơ chế, chế biến nông sản thành thực
phẩm và bột thực phẩm) tại HTX sản xuất, dịch vụ Kênh 10, ấp Minh Kiên A, xã
Minh Thuận, huyện U Minh Thượng với các nội dung hỗ trợ máy móc thiết bị hoàn
thiện dây chuyền sơ chế, chế biến nông sản thành thực phẩm và bột thực phẩm
(Máy gọt vỏ nông sản; máy sấy thực phẩm; máy nghiền bột mịn; máy trộn thực phẩm);
HTX Toàn Diện; hỗ trợ trang thiết bị chế biến sản phẩm rượu từ trái giác, tiêu
chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
+ Dự án GIC: Hỗ trợ 01 máy gặt đập
liên hợp và 01 máy trộn đảo phân hữu cơ cho 02 Liên hiệp HTX tại huyện An Biên;
đồng thời đưa 03 người của LH HTX được nhận máy trộn đảo phân hữu cơ học tập
kinh nghiệm tại TP.Cần Thơ.
4. Kết quả,
tình hình thực hiện các Đề án
4.1. Tình hình thực hiện
Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện
chương trình hỗ trợ KTTT, HTX năm 2024. Tỉnh đã triển khai hỗ trợ như sau:
- Công tác tập huấn, tư vấn hỗ trợ
thành lập mới 15 cuộc, thành lập mới 9/15 HTX đạt 60% kế hoạch; công tác củng cố
tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động, cung cấp thông tin và phổ biến quy định
pháp luật về KTTT cho 05/10 cuộc đạt 50% kế hoạch.
- Công tác củng cố hợp nhất sáp nhập
7/10 lớp đạt 70% kế hoạch.
- Nhằm nâng cao năng lực cho khu vực
KTTT, HTX, LH HTX tỉnh đang tuyển sinh mở lớp tập huấn nông nghiệp công nghệ
cao và hoàn tất hồ sơ đào tạo 02 thạc sĩ trong nước.
- Công tác bồi dưỡng thành viên và người
lao động, mở 03 lớp nghiệp vụ vận tải và báo cáo tài chính cho HTX có 195/650
thanh viên tham dự đạt 32% so với kế hoạch.
- Xúc tiến thương mại: các sản phẩm
tiêu biểu của tỉnh có xuất xứ hàng hóa, đạt chuẩn OCOP 03 đến 04 sao trưng bày
tại các hội chợ triển lãm, diễn đàn trong nước từ đầu năm đến nay là 03/05 cuộc
đạt 60% kế hoạch (trong đó Hội chợ thương mại tại Hà Nội 02 cuộc, Quy Nhơn 01
cuộc).
- Tỉnh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu cho
02/08 HTX (HTX nuôi thủy sản Thanh Hoa và HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Thuận,
huyện Hòn Đất) đạt 25% kế hoạch.
- Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm vận
hành, giới thiệu bán sản phẩm cho các tổ chức tại địa phương đã xét chọn 08/08
điểm ở các huyện trong tỉnh đạt 100% kế hoạch.
4.2. Tình hình thực hiện Kế
hoạch số 135/KH-UBND ngày 15/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án lựa chọn,
hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2021 - 2025
Căn cứ Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày
03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng
mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn
2021-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 15/7/2021 thực hiện
Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tỉnh
Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 03/02/2022, UBND tỉnh có Quyết định số
1381/QĐ-UBND phê duyệt danh sách HTX thí điểm tham gia đề án (HTX Ngã Bát, huyện
An Minh; HTX nông nghiệp Tân Hưng, huyện Châu Thành; HTX sản xuất - dịch vụ
nông nghiệp Kênh 10, huyện U Minh Thượng) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp. Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang tiếp
tục triển khai giai đoạn 2 của Đề án.
5. Hợp tác quốc tế về
KTTT
Khuyến khích, tăng cường đẩy mạnh các
hình thức hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, để học
tập kinh nghiệm quản lý, mô hình phát triển hợp tác xã bền vững của các nước.
Chủ động tiếp thu kinh nghiệm tốt của các nước, vùng lãnh thổ có phong trào hợp
tác xã mạnh. Trong đó, chú ý tập trung tiếp thu các hỗ trợ kỹ thuật phát triển
trong việc thành lập và nâng cao năng lực hợp tác xã, thành lập và nâng cao
năng lực cơ cấu trợ giúp tổ chức kinh tế tập thể.
III. DỰ KIẾN KHẢ NĂNG
HOÀN THÀNH CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN
2021-2025
Tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ
trợ phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2021-2025 đạt được một số kết quả
tiêu biểu như sau:
- Tình hình phát triển kinh tế tập thể,
HTX: Giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh thành lập mới 113/105 HTX (đạt 107,6% kế
hoạch giai đoạn 2021-2025), trong đó có 81/80 HTX nông nghiệp (đạt 101,25%
kế hoạch) 560 THT gắn với cánh đồng lớn (đạt 100% kế hoạch), 05/01 LH HTX (tăng
5 lần so với kế hoạch), trong đó 55 HTX khá giỏi 40% HTX trung bình hạn chế thấp
nhất HTX yếu kém tổng số lao động thường xuyên của 9.129/11.488 thành viên, tổng
số lao động THT là 14.106/44.422 người. Riêng đối với chỉ tiêu 90% HTX có lãi
chưa đạt do phần lớn các HTX nông nghiệp làm dịch vụ hỗ trợ cho thành thành
viên nguồn thu ít chỉ đủ chi phí điều hành HTX và trả lương cho Hội đồng quản
trị, Ban giám đốc theo mùa vụ. Bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường và
giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
của các HTX nông nghiệp dẫn đến việc giải thể, tạm ngưng, sáp nhập các HTX
trong những năm gần đây tăng lên.
-100% số HTX, LH HTX tổ chức hoạt động
theo quy định của Luật HTX đạt
- 20% cán bộ quản lý HTX tốt nghiệp đại
học, cao đẳng trở lên trong tất các ngành, lĩnh vực, đạt 100% kế hoạch.
- 50% tổng số tổ chức KTTT có liên kết
với doanh nghiệp, tổ chức KTTT khác.
- Xử lý dứt điểm tình trạng các HTX ngừng
hoạt động và các HTX chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định Luật HTX.
- 90% mô hình KTTT ứng dụng công nghệ
cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững chưa đạt. Hiện nay,
rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong việc thực hiện liên kết do không tìm
được hợp tác xã nông nghiệp đủ năng lực tài chính, trình độ để có thể đứng ra
làm đầu mối, nên doanh nghiệp phải hợp đồng trực tiếp với từng hộ nông dân, dẫn
đến chi phí cao và dễ gặp rủi ro. Bên cạnh đó, trình độ và năng lực cho cán bộ
quản lý chủ chốt của HTX về trình độ quản trị, kỹ năng xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh, kiến thức quản trị còn hạn chế; công tác đào tạo về chuyên môn
kỹ thuật cho thành viên HTX áp dụng quy trình công nghệ cao, sản xuất theo tiêu
chuẩn, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường chưa được triển
khai. Đã đến việc xây dựng mô hình KTTT ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn
với chuỗi giá trị còn ít.
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Kết quả đạt được
- Kinh tế tập thể của tỉnh có bước
chuyển biến khá, nhiều loại hình kinh tế tập thể phát triển đa dạng trên các
lĩnh vực như: các loại hình HTX, THT, LH HTX thành lập mới năm 2024 đạt 100% kế
hoạch; số lao động thường xuyên trong HTX năm 2024 tăng 5,5%; số HTX giải thể,
sáp nhập giảm 72,3% với cùng kỳ năm 2023. Nội dung, phương thức hoạt động của
các hợp tác xã có nhiều bước đổi mới, cơ bản tổ chức thực hiện đúng những
nguyên tắc của Luật Hợp tác xã. Kinh tế tập thể từng bước phát huy hiệu quả góp
phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là sản xuất nông nghiệp, huy động
được các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới,
giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng tình đoàn kết tương trợ lẫn
nhau, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và củng cố
hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
- Tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản
chỉ đạo, điều hành kế hoạch triển khai các đề án, quyết định, văn bản chỉ đạo của
Trung ương về hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể; bố trí vốn hỗ trợ các HTX
theo các Kế hoạch, đề án được phê duyệt.
- Các nội dung hỗ trợ HTX bước đầu đã
phát huy được hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực giúp các HTX nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh; mở rộng sản xuất theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh chuyển
giao ứng dụng khoa học công nghệ.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng chưa
cao trong nền kinh tế của tỉnh, đa số các mô hình kinh tế tập thể có quy mô nhỏ
lẻ, vốn ít, sự cạnh tranh thấp hơn so với các mô hình kinh tế khác; chưa xây dựng
được hợp tác xã tiên tiến điển hình có quy mô lớn.
Nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương
hỗ trợ cho các hợp tác xã còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các HTX.
Một số hợp tác xã tổ chức và hoạt động
chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật, công tác tài chính còn lỏng lẻo;
tính minh bạch, dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã chưa đảm bảo.
Hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã còn thấp, còn tư tưởng trông chờ vào sự
hỗ trợ của Nhà nước nên chưa chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Doanh thu của liên hiệp hợp tác xã
chưa đạt so với kế hoạch năm 2024, các LH HTX bước đầu đi vào hoạt động ổn định.
Tuy nhiên, các LH HTX trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, lạm phát tăng cao dẫn đến
chi phí đầu vào như giống, thuốc trừ sâu cũng tăng cao làm kết quả sản xuất
kinh doanh của các LH HTX không đạt kế hoạch.
Những khó khăn nội tại của hợp tác xã
chậm được khắc phục, đặc biệt là khó khăn về vốn, cơ sở vật chất, ứng dụng khoa
học công nghệ, trình độ quản lý, nguồn nhân lực. Phần lớn các HTX còn thiếu cán
bộ có năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh cho HTX. Hoạt động của
các hợp tác xã còn thiếu gắn bó, chưa có sự liên kết với nhau về kinh tế và tổ
chức; các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã còn ít.
Một số chính sách hỗ trợ HTX triển
khai trong thực tế còn chậm như: chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các
HTX nông nghiệp; đề án hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới, chính sách
tiếp cận vốn vay cho các HTX từ Ngân hàng Chính sách xã hội...
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Để công tác hỗ trợ, phát triển kinh tế
tập thể, hợp tác xã tốt hơn trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang đề xuất, kiến
nghị với Trung ương một số nội dung sau:
Ưu tiên bố trí ngân sách trung ương hỗ
trợ cho các hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp
tác xã kiểu mới hiệu quả và hỗ trợ cho cả HTX nông nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng
theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
kinh tế tập thể, củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan có liên quan từ
trung ương đến tỉnh theo hướng trung ương có Cục Quản lý nhà nước về kinh tế tập
thể thì ở cấp tỉnh phải có phòng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính
sách hỗ trợ kinh tế tập thể theo hướng tập trung, đơn giản quy trình thực hiện.
Luật Hợp tác xã ngày 20/6/2023 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành, do có nhiều sự
đổi mới, nên bước đầu cán bộ phụ trách lĩnh vực Kinh tế tập thể, Hợp tác xã còn
lúng túng trong công tác cấp giấy chứng nhận Hợp tác xã, tổ hợp tác cho các
HTX, THT cũng như hướng dẫn HTX đăng ký hồ sơ qua mạng điện tử. Để công tác
đăng ký HTX, THT được thuận lợi, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư mở các lớp tập
huấn về nghiệp vụ đăng ký HTX, THT cho các cán bộ đăng ký kinh doanh cấp huyện,
thành phố.
Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng cho công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
Phần thứ hai.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2025
I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2025
1. Phát triển KTTT cả về
số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng, bảo đảm sự hài hòa trong
tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ
các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, gán hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi
giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi
số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; tăng cường liên kết giữa các
HTX và các thành viên HTX với các thành phần kinh tế khác hình thành các LH HTX
không giới hạn về quy mô địa bàn; thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia
đình, cá nhân và tổ chức tham gia KTTT; tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, việc
làm mới cho tổ viên, thành viên góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng
đời sống.
2. Tập trung chỉ đạo củng
cố tổ chức, đổi mới nội dung phương thức hoạt động của KTTT, bảo đảm nguyên tắc
tự nguyện cùng có lợi. Tập trung phát triển lực lượng sản xuất trong khu vực
KTTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khai thác tốt hơn các tiềm năng lợi thế
của địa phương.
3. Năm 2025 là năm cuối
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.
Do đó, kế hoạch phát triển KTTT năm 2025 phải bám sát kế hoạch phát triển KTTT
5 năm, các Nghị quyết của Trung ương, các Chương trình của Tỉnh ủy và Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ, phát triển KTTT.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2025
1. Dự báo những
thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống
chính trị và toàn thể nhân dân khu vực kinh tế tập thể tỉnh nhất là những năm gần
đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng trên các lĩnh vực,
cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, tạo việc làm, tăng thu nhập,
xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm
an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò
nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân...
Trong thời gian tới môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện; công
tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của các
thành phần kinh tế, trong đó có lĩnh vực KTTT được quan tâm.
Có nhiều chủ trương, chính sách tạo
thuận lợi cho KTTT phát triển, đặc biệt là các chính sách mới ban hành trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KTTT.
1.2. Khó khăn
Tình hình chính trị thế giới bất ổn,
suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng ở nhiều nước, tổng cầu trong và ngoài
nước suy giảm mạnh; áp lực cạnh tranh cao, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó
khăn, giá cả sản phẩm, hàng hóa tăng giảm thất thường, chi phí sản xuất cao, lợi
nhuận thấp đã tác động không nhỏ đến khu vực KTTT.
Công tác chỉ đạo điều hành, công tác
phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ; trình độ, năng lực của
công chức quản lý HTX ở một số nơi còn hạn chế, số lượng công chức chưa đảm bảo
với khối lượng công việc.
Các HTX, THT hoạt động còn đơn điệu,
thiếu chiến lược trong sản xuất, kinh doanh, mối liên kết giữa các HTX với nhau
và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế; năng lực nội tại
của các HTX còn yếu,... Đội ngũ quản lý HTX, THT vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ; một số cán bộ, nhân dân và một số thành viên HTX, THT
chưa hiểu biết vai trò của KTTT; hiệu quả phát triển KTTT chưa thật sự có tính
thuyết phục cao, nguồn lực hỗ trợ cho KTTT có hạn chưa đáp ứng được nhu cầu.
2. Định hướng
chung về phát triển KTTT, HTX
Tập trung phát triển kinh tế tập thể
trong các ngành, các lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh, ứng dụng khoa học công
nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với
doanh nghiệp; bảo đảm lợi ích thành viên...
Đổi mới, cải tiến kỹ thuật, cách thức
tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý và điều hành của cán bộ
HTX, LH HTX từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, LH HTX; không ngừng
nâng cao năng lực cạnh tranh của các HTX để đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe
của thị trường.
3. Mục tiêu tổng
quát
Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể với
nhiều hình thức, loại hình, quy mô và trình độ khác nhau trong các ngành, các
lĩnh vực. Tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức, đổi mới nội dung phương thức hoạt
động của các HTX, LH HTX, khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao chất lượng
hoạt động khu vực KTTT, HTX. Trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi.
Mở rộng quy mô thành viên HTX, LH HTX THT thông qua thu hút nhân dân tham gia
HTX, nhất là các hộ nông dân nông thôn; đẩy mạnh phát triển HTX, LH HTX gắn với
chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân nông thôn, góp phần đạt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, giải
quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao động và ổn định an sinh xã hội.
Phát triển kinh tế tập thể để hỗ trợ đắc
lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho thành viên và người lao động; mở rộng các hình thức liên doanh,
liên kết với các loại hình kinh tế khác. Khẳng định được vai trò, vị trí quan
trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4. Một số mục
tiêu cụ thể
- Thành lập mới 50 THT, 15 HTX gắn với
xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có từ 13 HTX nông nghiệp ; 01 LH HTX.
- Thu hút 250 thành viên THT, 600
thành viên HTX, 10 HTX thành viên LH HTX.
- Doanh thu bình quân của 1 HTX trên
1.800 triệu đồng/năm, LH HTX là 400 triệu đồng/năm, THT là 240 triệu đồng/năm.
- Thu nhập bình quân của người lao động
trong HTX trên 60 triệu đồng/năm, LH HTX là 65 triệu đồng/năm, THT là 34 triệu
đồng/năm.
- Củng cố 10 - 15 HTX yếu lên trung
bình.
- Phấn đấu trên 90% hợp tác xã có lãi,
trong đó 55% hợp tác xã khá giỏi, 40% hợp tác xã trung bình, hạn chế thấp nhất
hợp tác xã yếu kém.
- Tiếp tục duy trì các mô hình KTTT hoạt
động có hiệu quả, phấn đấu mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng từ 01 đến 02 mô hình
KTTT bền vững và làm ăn có hiệu quả.
- Tập trung đầu tư, phát triển các hợp
tác xã có tiềm năng gắn với các ngành, lĩnh vực như môi trường, thủy sản, nông
nghiệp hữu cơ, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ thuộc các địa bàn trọng điểm: Thành phố
Hà Tiên, Gò Quao, Vĩnh Thuận,...
- Phấn đấu trong thời gian tới tăng
năng suất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng lực hoạt động của
các HTX; cải thiện đời sống thành viên và cộng đồng; tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong cuộc sống, tăng cường tình đoàn kết xã hội trên cơ sở cùng chia sẻ lợi
ích lâu dài giữa các thành viên HTX, THT.
5. Các giải
pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2025
Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan, triển
khai thực hiện các giải pháp sau:
5.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về
KTTT; tập huấn các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và nâng
cao nguồn nhân lực HTX
Tiếp tục quán triệt tuyên truyền, triển
khai thực hiện nghiêm túc nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022,
Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, Nghị quyết
số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ
năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Luật Hợp tác xã số
17/2023/QH15 được thông qua ngày 20/6/2023 và Chương trình hành động số
34-CTr/TU, ngày 08/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết
số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh Kiên
Giang về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
giai đoạn mới, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, tạo sụ chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và
hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, đi đối với nâng
cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu các cấp,
các ngành, cơ quan, đơn vị, gắn với phát huy tốt sức mạnh của tập thể để thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTTT.
Tăng cường tuyên truyền vai trò, vị
trí của kinh tế tập thể, các điển hình tiên tiến, mô hình HTX mới đến đông đảo
cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và người lao động, làm chuyển biến nhận
thức, trách nhiệm đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo tham gia xây dựng phát triển
kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Hoạt động của HTX phải gắn với chủ trương,
Nghị quyết của các cấp ủy đảng, chính quyền ở từng địa phương và phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Xây dựng các mô hình phát triển KTTT,
các gương điển hình, các HTX tiêu biểu; tổ chức tốt các đợt thi đua, các phong
trào làm kinh tế giỏi; hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá quá trình
thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX gắn với công tác tuyên dương, khen thưởng
các HTX, cán bộ quản lý và các thành viên tiêu biểu có nhiều đóng góp cho công
tác phát triển kinh tế của địa phương.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các Sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ
tổ chức tuyên truyền, tập huấn và phát tài liệu Luật Hợp tác xã, Nghị định số
92/2024/NĐ-CP , Thông tư số 09/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư các văn bản
có liên quan trong các quy định mới của Luật Hợp tác xã, kết hợp mở các lớp ngắn
hạn trong công tác quản lý, điều hành, báo cáo tình hình hoạt động HTX, báo cáo
tài chính HTX, nghiệp vụ kế toán HTX cho đối tượng là cán bộ quản lý HTX.
5.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ
chế chính sách
Thực hiện và tiếp tục hoàn thiện chính
sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX, phù hợp với bản chất (tránh bao cấp), nhu cầu,
trình độ phát triển của tổ chức HTX và phù hợp với khả năng nguồn lực của Nhà
nước; tập trung nguồn lực Nhà nước hỗ trợ xây dựng thí điểm một số chuỗi giá trị
hàng hóa chủ lực để từ đó nhân rộng...
5.3. Tổ chức triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, LH HTX, THT; kỹ
năng tổ chức các dịch vụ trong HTX; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm; soạn thảo hợp đồng kinh tế; hỗ trợ HTX đăng ký chất lượng sản phẩm,
nhãn hiệu thương mại và thiết kế mẫu mã bao bì cho HTX.
Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số
88/KH-UBND , ngày 27/4/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Triển khai thực hiện
Nghị quyết số 340/2020/NQ-HĐND , ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 93/KH-UBND, ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh
Kiên Giang về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 337/2020/NQ-HĐND , ngày
22/7/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách phát triển HTX nông nghiệp giai
đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; các chương trình hỗ trợ, phát triển
KTTT.
5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
khu vực KTTT
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành phố, Liên minh hợp tác xã và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm
vụ, tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX,
LH HTX, THT như: Rà soát tình hình hoạt động của HTX, LH HTX hướng dẫn các huyện
thực hiện giải thể các HTX, LH HTX đã ngừng hoạt động; tư vấn xây dựng phương
án sản xuất, kinh doanh và điều lệ theo quy định của Luật HTX năm 2012; thu
hút, kết nạp thêm tổ viên, thành viên và tăng vốn góp để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, mở thêm các dịch vụ phù hợp với địa phương; đầu tư kết
cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm cho các HTX; từng bước mở rộng
quy mô hoạt động của các HTX,... Phát triển các hình thức hợp tác liên kết, đa
dạng, phù hợp, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản
phẩm.
Tiếp tục nâng cao năng lực tổ chức, hoạt
động của các HTX, LH HTX thông qua các hoạt động tăng cường năng lực tổ chức,
điều hành, hoạt động, kinh doanh các HTX: phát triển mô hình HTX sản xuất theo
chuỗi giá trị. Khuyến khích các HTX đẩy mạnh, nâng cao chất lượng bảo quản và
chế biến nông sản. Tư vấn, khuyến khích, hướng dẫn HTX đóng gói, gắn tem nhãn
phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Giới thiệu và nhân rộng các mô hình
HTX điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các THT, HTX mới thành lập
và đang hoạt động chọn lựa mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, phương pháp tổ
chức hoạt động hiệu quả, quả trên từng lĩnh vực, từng ngành nghề để khai thác tối
đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm
trong và ngoài tỉnh các mô hình quản lý và phát triển HTX.
Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý HTX để nâng cao năng lực, tổ chức, điều hành hoạt động HTX;
thực hiện đưa cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại
HTX. Tăng cường năng lực quản trị hợp tác xã theo hướng công khai, minh bạch; củng
cố, nâng cao năng lực kế toán.
5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về KTTT
Củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ
quan có liên quan từ tỉnh đến cơ sở để theo dõi, giám sát, hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, HTX. Các cấp, ngành, địa phương hàng năm xây dựng chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể gắn với phát triển kinh tế - xã hội
của từng cấp, từng ngành và địa phương. Tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất
theo hướng quy mô gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với sinh kế người dân ở từng
vùng, từng điều kiện, từng nguồn lực. Tăng cường tập huấn bồi dưỡng kiến thức về
kinh tế tập thể cho cán bộ HTX, LH HTX và cán bộ quản lý nhà nước làm công tác
theo dõi kinh tế tập thể cần được tạo điều kiện đào tạo căn bản, nâng cao năng
lực, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã của tỉnh.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn, hội viên tự
nguyện tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã. Nâng cao hiệu
quả các chương trình phối hợp liên tịch giữa Liên minh Hợp tác xã với Mặt trận,
đoàn thể và các sở, ban, ngành. Tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế
chính sách cũng như giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh.
5.6. Về huy động nguồn lực xã hội để
phát triển KTTT, HTX
Huy động mọi nguồn lực cho phát triển
HTX; khuyến khích, tạo điều kiện để các HTX và các thành phần kinh tế khác đầu
tư vào HTX đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các tiến
bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh. Lồng
ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các
hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết. Hình thành chuỗi giá trị trong
liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu gắn với xây dựng
cánh đồng lớn theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quan tâm xây dựng chuỗi
giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn của tỉnh.
5.7. Về phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt
trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong phát triển KTTT
Cấp ủy và chính quyền các cấp hỗ trợ,
tạo điều kiện và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, hội, hiệp hội
trong việc tuyên truyền, vận động thành viên tham gia HTX; động viên, khuyến
khích các đoàn viên, hội viên đi đầu tham gia xây dựng các mô hình điểm về KTTT
như: HTX, LH HTX, THT trên các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp; phối hợp với các
bộ, ngành trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật về KTTT tới các hội
viên; đưa các nội dung này thành các trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt
động hằng năm của các cấp đoàn, hội...
5.8. Về tăng cường vai trò, trách nhiệm
và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ,
hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp trong việc
thực hiện Nghị quyết, các quy định pháp luật, thúc đẩy phát triển KTTT, HTX. Đẩy
mạnh công tác giám sát, phản biện và tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách về
kinh tế tập thể, HTX; vận động thành lập HTX, LH HTX và xây dựng mô hình HTX hoạt
động có hiệu quả.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động
phát triển HTX; tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển HTX; đổi mới, nâng cao năng
lực của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, tăng cường các cán bộ có trình độ chuyên sâu
về HTX, phải nắm vững được những nội dung cơ bản về Luật Hợp tác xã, nguyên tắc,
tổ chức của HTX, cũng như các kỹ năng hỗ trợ HTX.
5.9. Về tăng cường hợp tác quốc tế về
KTTT
Khuyến khích hợp tác quốc tế trong
phát triển kinh tế tập thể, nhất là trong việc tiếp thu kinh nghiệm tốt của các
nước, vùng lãnh thổ có phong trào HTX mạnh. Từng bước mở rộng hoạt động và phát
huy vai trò HTX, LH HTX trong phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế, trước
hết là Liên minh HTX quốc tế (ICA), Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các nước
Đông Nam Á.
5.10. Triển khai thực hiện chương
trình, dự án mang tính đột phá
Triển khai thực hiện tốt chương trình
hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025; Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện,
nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại các địa phương”.
5.11. Thực hiện phân loại và đánh giá
hợp tác xã: Theo
Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5.12. Về các giải pháp khác.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản
phẩm đối với HTX. Tiếp tục hỗ trợ để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương
mại của kinh tế hợp tác và HTX, trong đó tập trung vào việc cung cấp thông tin
về thị trường và khách hàng, tích cực tham gia diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của
các HTX trong và ngoài tỉnh, các hoạt động triển lãm, hội chợ; xây dựng và quảng
bá thương hiệu cho HTX và liên hiệp HTX; hỗ trợ một số HTX có điều kiện xúc tiến
thương mại ra thị trường trên thế giới; tiếp tục hỗ trợ nhãn hiệu thương mại và
truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho HTX.
6. Nguồn vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn thực hiện theo các Kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể năm 2025 là
20.610 triệu đồng. Trong đó tổng nguồn vốn từ ngân sách địa phương là 20.610 triệu
đồng (đính kèm phụ lục III, IV).
Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế
tập thể, hợp tác xã tỉnh Kiên Giang năm 2025./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giang Thanh Khoa
|