ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1100/QĐ-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 30
tháng 6 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM
2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống
mại dâm ngày 17/3/2003;
Căn cứ Nghị định số
178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm;
Căn cứ Thông tư số
05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về
phòng, chống tệ nạn mại dâm;
Căn cứ Quyết định số
411/QĐ-UBND ngày 10/3/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Đội Kiểm
tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Lạng Sơn;
Theo đề nghị của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1035/SLĐTBXH-PCTNXH-BĐG ngày 21/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ
trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Điều 2.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp
với sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo quy định của pháp
luật.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành
có thành viên Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: LĐTBXH, VHTTDL, CT, YT, CAT;
- Ban VHXH của HĐND tỉnh;
- C, PCVP UBND tỉnh, các Phòng: KGVX, THNC, TT TH-CB;
- Lưu: VT, KGVX(NCD).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI
CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 1100/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Phát huy vai trò của Đội Kiểm
tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm (gọi tắt là Đội Kiểm tra liên
ngành 178) các cấp, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước và phối hợp
liên ngành trong công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định pháp luật
tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
2. Phổ biến, tuyên truyền và hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mại
dâm; kịp thời phát hiện hành vi vi phạm và kiến nghị người có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ kết quả kiểm tra, nắm
bắt tình hình thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh giải pháp phòng,
chống mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại
dâm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
4. Hoạt động kiểm tra phải đảm
bảo đồng bộ, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ngành và UBND các
huyện, thành phố. Hình thức kiểm tra linh hoạt, nội dung kiểm tra bám sát vào
các quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh.
II. ĐỐI TƯỢNG,
NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ
bị lợi dụng để hoạt động mại dâm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số
178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp
lệnh phòng, chống mại dâm, gồm: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà
trọ, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ trường, quán bar, karaoke,
massage, xoa bóp, cà phê đèn mờ... hiện đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn
tỉnh. Trong đó tăng cường kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch
vụ vũ trường, quán bar, karaoke, dịch vụ xoa bóp, massage, dịch vụ ăn, uống,
phòng trà, sinh nhật, ca nhạc... có biểu hiện hoạt động mại dâm trá hình, tổ chức
kích dục trên địa bàn.
2. Nội dung kiểm tra
Đội Kiểm tra liên ngành 178 kiểm
tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo các nội dung quy định tại Điều 11 Nghị định
số 178/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Việc chấp hành các tiêu chuẩn,
điều kiện kinh doanh, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng,
chống mại dâm.
b) Đăng ký kinh doanh; Giấy
phép kinh doanh; Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật, các điều kiện
đảm bảo về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy.
c) Việc đăng ký sử dụng lao động;
ký kết Hợp đồng lao động và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, các bằng
cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động theo quy định của pháp luật.
d) Việc cam kết bằng văn bản về
phòng, chống tệ nạn mại dâm của chủ cơ sở với chính quyền sở tại; cam kết của
người lao động với chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ không tham gia tệ nạn mại dâm.
đ) Đăng ký tạm trú; Giấy đăng
ký thực hiện an ninh trật tự với cơ quan chức năng.
e) Kiểm tra cơ sở vật chất phục
vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian kiểm tra
Chia làm 03 đợt như sau:
a) Đợt 1 (tháng 8/2022): kiểm
tra tại huyện Bắc Sơn (10 cơ sở); huyện Bình Gia (05 cơ sở); huyện Văn Quan (05
cơ sở) và huyện Cao Lộc (10 cơ sở).
b) Đợt 2 (tháng 9/2022): kiểm
tra tại huyện Tràng Định (05 cơ sở); huyện Văn Lãng (05 cơ sở) và thành phố Lạng
Sơn (20 cơ sở).
c) Đợt 3 (tháng
10/2022): kiểm tra tại huyện Lộc Bình (10 cơ sở); huyện Đình Lập (05 cơ sở);
huyện Hữu Lũng (10 cơ sở); huyện Chi Lăng (05 cơ sở).
4. Phương pháp kiểm tra
Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh
lập danh sách và thông báo đến các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ dự kiến kiểm
tra. Trước khi lập danh sách và thông báo lịch kiểm tra phối hợp với Đội Kiểm
tra liên ngành 178 cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh
doanh dịch vụ hoạt động để tiến hành kiểm tra đảm bảo đúng quy định.
III. THÀNH
PHẦN, TRÁCH NHIỆM ĐOÀN KIỂM TRA
1. Thành phần
Thành viên Đội Kiểm tra liên
ngành 178 tỉnh tại Quyết định số 598/QĐ-UBND ngày 04/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Khi kiểm tra các cơ sở kinh
doanh dịch vụ có quy mô lớn, tính chất phức tạp có thể huy động thêm lực lượng
cán bộ của các sở, ngành thành viên Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh hoặc trong
trường hợp thành viên Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh vắng mặt có thể cử cán bộ
khác đại diện cho sở, ngành thay thế (cán bộ tăng cường hoặc cử thay thế có
trách nhiệm, quyền hạn như thành viên chính thức và được hưởng các chế độ theo
quy định).
2. Trách nhiệm
- Đoàn kiểm tra có trách nhiệm
họp trước khi triển khai các hoạt động kiểm tra theo nội dung, đối tượng, thời
gian, phương pháp được nêu trong Kế hoạch này.
- Xây dựng đề cương, biên bản,
lịch kiểm tra để thông báo đến các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện
được kiểm tra và tổ chức kiểm tra theo Kế hoạch.
- Các thành viên Đoàn kiểm tra
có trách nhiệm chấp hành sự phân công của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn; tham dự
đầy đủ các buổi kiểm tra và kiểm tra theo từng lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm
vụ quản lý nhà nước của sở, ngành mình đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ được
kiểm tra và tham mưu xử lý sau kiểm tra theo đúng Kế hoạch.
- Báo cáo kết quả kiểm tra với
Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
IV. KINH PHÍ
KIỂM TRA
Từ nguồn kinh phí hoạt động của
Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh năm 2022 đã giao Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tại Quyết định số 2399/QĐ- UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh về việc
giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2022 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm triển khai thực hiện Kế hoạch;
là đầu mối giúp UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo Đội Kiểm
tra liên ngành 178 cấp huyện tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch
vụ tại địa bàn quản lý; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tập huấn nghiệp
vụ cho Đội Kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện và hướng dẫn, tập huấn đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp
luật về phòng, chống mại dâm.
- Tham mưu, trình Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện
Kế hoạch và quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện
hành.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm
tra theo kế hoạch và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo
138 tỉnh.
2. Sở Y tế
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra, thanh tra phát hiện các cơ sở vi phạm
trong lĩnh vực y tế, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở
vi phạm.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối
hợp với Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh ban hành quyết định xử phạt các hành
vi vi phạm thuộc lĩnh vực y tế quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch
vụ văn hóa, lưu trú trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định
trong kinh doanh hoạt động văn hóa và tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh đối với
các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ lưu trú du lịch dễ bị lợi dụng để
hoạt động mại dâm. Tham mưu quyết định xử phạt các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định.
4. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị
lợi dụng hoạt động mại dâm thuộc ngành quản lý. Tăng cường công tác phối hợp kiểm
tra với Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh, phát hiện xử lý kịp thời các cơ sở
kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực công thương quản lý sai quy định.
5. Sở Tài chính
Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng,
thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh và
Công an cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật
tự, làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; kiểm tra các
cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện đăng ký cư trú theo quy định, đồng thời đề
nghị các cơ sở kinh doanh dịch vụ ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật
về đảm bảo an ninh trật tự; theo dõi biến động danh sách nhân viên làm việc tại
các cơ sở kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự. Đề ra các
biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động mại dâm trá hình, không để phát
sinh các tụ điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
7. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Đội Kiểm tra liên
ngành 178 cấp huyện, thành phố kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
tại các các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự, cơ sở
kinh doanh dịch vụ khác dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Tham mưu, trình
UBND huyện, thành phố ban hành quyết định xử phạt các hành vi vi phạm về hoạt động
mại dâm trên địa bàn, kịp thời phát hiện những vi phạm, tồn tại, không để xảy
ra hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông
tin nâng cao vai trò trong việc thẩm tra, cấp phép hoạt động kinh doanh
karaoke, chỉ cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định; tăng cường công
tác hậu kiểm sau cấp phép để phát hiện, xử lý kịp thời những cơ sở hoạt động
ngoài phạm vi được cấp phép hoặc không được cấp phép.
- Phối hợp với Đội Kiểm tra
liên ngành 178 tỉnh kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an
ninh trật tự khi cần thiết; xử lý các cơ sở có hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
- Chủ động cân đối, bố trí kinh
phí từ nguồn ngân sách theo phân cấp để thực hiện tốt kế hoạch đề ra./.