Kính
gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chức năng giám sát phản
ứng sau tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng thông báo tình hình phản ứng sau tiêm chủng
đến hết quý IV/2021, cụ thể như sau:
1. Tình
hình phản ứng thông thường sau tiêm chủng
Trong tiêm chủng mở rộng: Theo
báo cáo của 27 đơn vị (Đồng Tháp, Hưng Yên, Kon Tum, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng
Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Long An, Phú Yên, Sơn La, Trà Vinh, Ninh
Thuận, Bắc Kạn, Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cao Bằng, Quảng
Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Bến
Tre) ghi nhận 20.091 trường hợp sốt ≤39°C; 37.863 trường hợp sưng, đau tại chỗ
tiêm và 4.840 trường hợp có các triệu chứng khác
Trong tiêm chủng dịch vụ: Theo
báo cáo của 24 tỉnh/thành phố (gồm có: Bình Định, Đồng Tháp, Hưng Yên, Kon Tum,
Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Long An, Phú Yên, Sơn La,
Trà Vinh, Ninh Thuận, Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đắc Nông,
Khánh Hòa, Quảng Bình, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre, Cao Bằng) ghi nhận 1.696
trường hợp sốt ≤39°C; 6.238 trường hợp sưng, đau tại chỗ tiêm và 1.528 trường hợp
có các triệu chứng khác.
Đối với vắc xin phòng COVID-19:
Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị triển khai tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19, đến hết quý quý IV/2021 ghi nhận 1.656.490 trường hợp có phản ứng
thông thường sau tiêm chủng, bao gồm các triệu chứng như sốt, sưng đau tại chỗ
tiêm, mệt mỏi, nôn/buồn nôn, đau bụng/tiêu chảy …
2. Tình
hình tai biến nặng sau tiêm chủng
Tính đến hết quý IV/2021, cả nước
ghi nhận 15 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng mở rộng, 01 trường hợp tai
biến nặng sau tiêm chủng vắc xin dịch vụ và 277 trường hợp tai biến nặng sau
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Trong số 15 trường hợp tai biến
nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR có 06 trường hợp hồi phục, 09 trường
hợp tử vong, tai biến nặng ghi nhận tại 11 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hòa Bình
(01), Thái Bình (01), Hà Nội (03), Cao Bằng (01), Sơn La (02), Bình Định (01),
Đắc Lắc (01), Đắc Nông (01), Bà Rịa - Vũng Tàu (01), Cà Mau (01) và Nghệ An
(02).
Bảng
1. Tình hình phản ứng sau tiêm chủng theo vắc xin
Vắc xin
|
Tử vong
|
Hồi phục
|
Tổng
|
ComBE Five
|
1
|
0
|
1
|
ComBE Five + bOPV
|
1
|
0
|
1
|
5 trong 1 do SII sản xuất
|
0
|
2
|
2
|
5 trong 1 do SII sản xuất +
bOPV
|
5
|
1
|
6
|
BCG
|
2
|
0
|
2
|
Td
|
0
|
1
|
1
|
Vắc xin phòng Sởi (Mvvac)
|
0
|
1
|
1
|
IPV
|
0
|
1
|
1
|
Tổng
|
9
|
6
|
15
|
Trong 15 trường hợp tai biến nặng
sau tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, ghi nhận:
- 10 trường hợp tai biến nặng sau
tiêm vắc xin 5 trong 1, trong đó: 08 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin
5 trong 1 do SII sản xuất và 02 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin ComBE
Five.
- 02 trường hợp tai biến nặng
sau tiêm vắc xin BCG
- 01 trường hợp tai biến nặng
sau tiêm vắc xin phòng Sởi (MVvac)
- 01 trường hợp tai biến nặng
sau tiêm vắc xin Td
- 01 trường hợp tai biến nặng
sau tiêm vắc xin IPV
15/15 trường hợp tai biến nặng
sau tiêm chủng mở rộng đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh đánh giá, kết
luận nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin, ghi nhận:
- 08 trường hợp phản ứng do đặc
tính cố hữu của vắc xin (53%);
- 03 trường hợp do trùng hợp ngẫu
nhiên (20%);
- 04 trường hợp không rõ nguyên
nhân (27%);
- Không có trường hợp nào thuộc
một trong 3 nhóm nguyên nhân: do chất lượng của vắc xin, do thực hành tiêm chủng,
do lo sợ.
Trong tiêm chủng dịch vụ, ghi
nhận 01 trường hợp tai biến nặng cụ thể: 01 trường hợp tại Long An hồi phục sau
tiêm chủng vắc xin Infanrix Hexa mũi 1, Synflorix mũi 1 và uống Rotavin lần 1,
kết luận của Hội đồng tỉnh: Phản vệ độ III sau tiêm chủng không xác định được
nguyên nhân.
Trong tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19, ghi nhận 277 trường hợp tai biến nặng (phản vệ độ III, IV, tử vong,
chẩn đoán khác...) sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca, trong
đó có 212 trường hợp hồi phục và 65 trường hợp tử vong.
- 105/277 trường hợp đã được Hội
đồng cấp tỉnh họp, kết luận nguyên nhân và báo cáo về Bộ Y tế, bao gồm: Bắc
Giang (04), Điện Biên (01), Hà Nội (38), Hải Dương (05), Hải Phòng (01), Lào
Cai (01), Nghệ An (01), Phú Thọ (05), Sơn La (06), Thanh Hóa (04), Đà Nẵng
(01), Phú Yên (01), Quảng Trị (01), Kon Tum (01), An Giang (01), Bà Rịa - Vũng
Tàu (09), Bến Tre (01), Bình Phước (01), Đồng Nai (15), TP. Hồ Chí Minh (08),
trong đó:
+ 57 trường hợp phản ứng do đặc
tính cố hữu của vắc xin (54%);
+ 19 trường hợp do trùng hợp ngẫu
nhiên (18%);
+ 29 trường hợp không rõ nguyên
nhân (28%);
+ Không có trường hợp nào thuộc
một trong 3 nhóm nguyên nhân: do chất lượng của vắc xin, do thực hành tiêm chủng,
do lo sợ.
3. Tình
hình thực hiện các quy định về giám sát phản ứng sau tiêm
a) Việc thực hiện báo cáo giám
sát phản ứng sau tiêm chủng
Vắc xin trong TCMR và TCDV:
16/16 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng báo cáo đúng, đủ thông tin theo
biểu mẫu.
Vắc xin phòng COVID-19: 105/277
trường hợp tai biến nặng ghi nhận theo báo cáo nhanh của đơn vị đã báo cáo kết
quả điều tra và kết luận của Hội đồng tỉnh, trong đó 98/105 trường hợp báo cáo
đúng, đủ thông tin theo biểu mẫu; 07/105 trường hợp báo cáo thiếu biểu mẫu, bao
gồm Điện Biên (01), Bắc Giang (03), Hải Phòng (01), Nghệ An (01), Bình Phước
(01).
b) Điều tra, tổ chức họp Hội đồng
tư vấn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm của các tỉnh,
thành phố
Vắc xin trong TCMR và TCDV:
16/16 trường hợp tai biến nặng đã tiến hành điều tra trong vòng 24h theo đúng
quy định; Về tổ chức họp Hội đồng cấp tỉnh để đánh giá và kết luận nguyên nhân
tai biến nặng sau tiêm chủng: 12/16 trường hợp tổ chức họp Hội đồng đúng thời
gian quy định, 04 trường hợp họp muộn hơn so với quy định là Hà Nội (03) và Sơn
La (01).
Vắc xin phòng COVID-19: 102/105
trường hợp tai biến nặng đã tiến hành điều tra trong vòng 24h theo đúng quy định,
03 trường hợp tổ chức chậm hơn so với quy định là Phú Thọ (03); 46/105 trường hợp
tổ chức họp Hội đồng theo đúng thời gian quy định, 59/105 trường hợp tổ chức họp
Hội đồng chậm hơn so với quy định là Bà Rịa Vũng Tàu (09), Điện Biên (01), Đồng
Nai (10), Hà Nội (31), Hải Dương (04), TP. Hồ Chí Minh (04).
Cục Y tế dự phòng thông báo
tình hình giám sát phản ứng sau tiêm chủng quý IV/2021 và đề nghị Đồng chí Giám
đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ việc báo cáo định kỳ
về tình hình sử dụng vắc xin và phản ứng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm
chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ theo quy định tại Phụ lục 8, Phụ lục 10 và
Phụ lục 11 của Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế ngay cả
khi không ghi nhận trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Nguyễn Thị Liên Hương (để báo cáo);
- Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur;
- Trung tâm YTDP/KSBT tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TC.
|
CỤC TRƯỞNG
Phan Trọng Lân
|