Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 396/UBDT-ĐPI 2020 Chương trình Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người

Số hiệu: 396/UBDT-ĐPI Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Đỗ Văn Chiến
Ngày ban hành: 01/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 396/UBDT-ĐPI
V/v phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030”

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2020

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó giao Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án: “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc” (sau đây gọi tắt là Đ án) nhằm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người.

Ngày 31/10/2019, Ủy ban Dân tộc có Tờ trình số 21/TTr-UBDT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc giai đoạn 2021-2030.

Ngày 18/12/2019, Ủy ban Dân tộc có công văn số 1560/UBDT-ĐPI về việc giải trình, bổ sung một số nội dung Đề án theo Nghị quyết số 137/NQ-CP trình Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban Dân tộc xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

1. Quá trình xây dựng Đề án

Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập Ban soạn thảo Đề án gồm 38 thành viên đại diện các Bộ ngành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế (Tổng cục Dân số -KHHGĐ), Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban Dân tộc.

Ban soạn thảo đã chủ trì phối hợp với Bộ Y tế (Tổng cục Dân số -KHHGĐ), đề nghị Ủy ban nhân dân 12 tỉnh thuộc phạm vi của dự thảo Đ án đánh giá thực trạng chất lượng dân số các dân tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn và xây dựng đề án thành phần; tiến hành khảo sát tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum. Tổ chức hội thảo 3 cuộc hội thảo tại địa phương: Hà Giang, Điện Biên, Kon Tum, 5 cuộc hội thảo cấp Bộ ngành xin ý kiến tham vấn dự thảo Đề án, gửi văn bản xin ý kiến các Bộ ngành liên quan về dự thảo Đề án.

2. Nội dung Đề án

a) Phần mở đầu: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án;

b) Phần I: Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số rt ít người và các yếu tố tác động đến chất lượng dân số các dân tộc thiểu số rất ít người;

c) Phần II: Thực trạng dân số, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số rất ít người;

d) Phần III: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người;

đ) Phần IV: Đánh giá tác động của Đề án;

e) Phần V: Tổ chức thực hiện;

g) Phần VI: Kết luận và kiến nghị.

Chủ trương xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc giai đoạn 2021-2030” là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn được hầu hết các bộ, ngành, địa phương và đồng bào các DTTS đồng tình, ủng hộ, là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào các DTTS rất ít người, tiến tới bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc.

Ngày 17/3/2020, Ủy ban Dân tộc đã có buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ về Đề án “Bảo vệ và phát trin các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc giai đoạn 2021-2030”, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030”.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Về tên gọi: Chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030”.

2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện

- Đối tượng thực hiện Chương trình bao gồm: đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống tập trung được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum.

- Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030.

3. Về nội dung

a) Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng, nhằm đạt được mức sinh thay thế, giảm mạnh tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng của bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đu và bình đng giữa các dân tộc.

b) Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025

- Về truyền thông: ít nhất 70% cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, cán bộ dân số ở trạm y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số rất ít người được cung cấp thông tin, kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi;

- Về tiếp cận dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản:

+ Giảm bình quân từ 2-3%/năm số cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

+ Ít nhất 50% thanh niên được tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm phát hiện các bệnh về truyền nhiễm, HIV;

+ Giảm ít nhất 50% bà mẹ mang thai sinh con tại nhà; khám quản lý thai nghén và được chăm sóc y tế; giảm 25% tỷ số tử vong mẹ; giảm từ 2- 4‰ tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi;

+ Tối thiểu có 50% bà mẹ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

- Về dinh dưỡng: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai và trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn dưới 25%.

- Về giáo dục: Nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 95%; có 90% số người biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kết quả biết chữ; 60% người lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của dân tộc thiểu số rất ít người;

Mục tiêu đến năm 2030

- Về truyền thông: phấn đấu 100% cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, cán bộ dân số ở trạm y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số rất ít người được cung cấp thông tin, kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em.

- Về tiếp cận dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản:

+ Giảm bình quân từ 3-5%/năm số cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

+ 70% thanh niên được tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm phát hiện các bệnh về truyền nhiễm, HIV;

+ Phấn đấu giảm không còn bà mẹ mang thai sinh con tại nhà; khám quản lý thai nghén và được chăm sóc y tế; giảm 50% tỷ số tử vong mẹ; giảm từ 4-5‰ tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi;

+ Tối thiểu có 70% bà mẹ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 70% trẻ sơ sinh được tầm soát 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

- Về dinh dưỡng: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai và trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn dưới 20%.

- Về giáo dục: Nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 99%; có 95% số người biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kết quả biết chữ. 80% người lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của dân tộc thiểu số rất ít người;

c) Các nhiệm vụ và giải pháp

Nhiệm vụ:

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người.

- Nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở các nhóm tuổi mẫu giáo đúng độ tuổi.

- Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

- Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người

Giải pháp:

- Về thông tin, truyền thông

+ Nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về Dân số-KHHGĐ/sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chế độ dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi;

+ Xây dựng các sản phẩm truyền thông;

+ Nâng cao năng lực mạng lưới cộng tác viên, tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người;

+ Tổ chức đánh giá chất lượng dân số dân tộc thiểu số rất ít người, tham quan học tập, xây dựng mô hình truyền thông trực tiếp tới người dân;

+ Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh bằng hình thức phù hợp đi với các tổ chức, cá nhân có thành tích, các mô hình thực hiện có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dân số các DTTS rất ít người.

- Về chuyên môn kỹ thuật

*Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi:

- Tổ chức các hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trước, trong và sau sinh: kiến thức về việc bổ sung viên sắt/folic/viên đa vi chất phòng chống thiếu máu, thiếu sắt, các khoáng chất trong quá trình theo dõi thai nghén; vệ sinh cá nhân phòng tránh nhiễm khuẩn từ mẹ sang con; lợi ích cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn;

- Khám, quản lý thai nghén được chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; hỗ trợ phương tiện đi lại cho phụ nữ đến khám thai tại cơ sở y tế.

- Cung cấp bổ sung sắt/folic/đa vi chất dinh dưỡng tại hộ gia đình cho bà mẹ trước, trong và sau sinh nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của tốt hơn của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, nâng cao chất lượng duy trì giống nòi;

- Hỗ trợ phụ nữ đến cơ sở y tế sinh con theo đúng chính sách dân số; phương tiện đi lại và tiền ăn cho người nhà chăm sóc phụ nữ khi sinh con tại cơ sở y tế;

- Điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng;

- Cung cấp bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin A, vitamin D và khoáng chất, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, nâng cao tầm vóc thể lực trẻ em DTTS rất ít người;

- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi, duy trì việc cân đo đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, tư vấn chế độ dinh dưỡng, chăm sóc giúp trẻ tăng trưởng bình thường;

- Hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cân đối hp lý và sữa học đường nhằm nâng cao tầm vóc thể lực cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

*Hỗ trợ duy trì phổ cập kiến thức:

- Tổ chức các lớp học xóa mù chữ, đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp với các nhóm đối tượng, phổ cập kiến thức, duy trì tỷ lệ biết chữ, đọc thông, viết thạo;

- Xây dựng chương trình, tài liệu học tập phù hp với các nhóm đối tượng;

- Tăng cường giáo viên chuyên trách và tổ chức lớp xóa mù chữ cho các xã, thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; lựa chọn cán bộ, giáo viên, già làng, trưởng bản, trưởng thôn... am hiểu văn hóa, thông thạo ngôn ngữ của DTTS rất ít người tham gia công tác điều tra nhu cầu, vận động người học xóa mù chữ và duy trì lớp học xóa mù chữ;

- Hỗ trợ giáo viên tăng cường hướng dẫn, ôn tập, củng cố kiến thức để kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả xóa mù chữ; người DTTS rất ít người tham gia học xóa mù chữ, củng cố kết quả biết chữ, hạn chế tái mù.

- Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, nâng cao năng lực và dịch vụ cho người lao động khởi sự kinh doanh, phát triển sinh kế. Cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động là người DTTS rất ít người theo các thỏa thuận/chương trình hợp tác hoặc sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

* Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân s đối với các DTTS rất ít người trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

- Về huy động nguồn lực:

+ Nguồn lực thực hiện Đề án bao gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các chương trình, chính sách trên địa bàn, các thành phần kinh tế - xã hội và nguồn lực hp pháp khác.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư và liên kết trong việc triển khai các hoạt động có liên quan của Chương trình.

+ Tăng cường sự hp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển về thể chất, nâng cao tầm vóc thể lực, chăm sóc sức khỏe các DTTS rất ít người, ưu tiên cải thiện chế độ dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai và trẻ em.

4. Kinh phí thực hiện Chương trình

- Kinh phí thực hiện Chương trình thuộc nguồn lực Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội và lồng ghép các Chương trình, Dự án có liên quan theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ của Chương trình và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.

5. Tổ chức thực hiện

- Ủy ban Dân tộc: là cơ quan đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn cơ chế quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình theo đúng quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự án thành phần cho từng năm và cả giai đoạn; hàng năm rà soát đối tượng, tổng hợp nhu cầu vốn của các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Tổ chức sơ kết Chương trình 5 năm và tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình. Đề xuất hình thức biểu dương, khen thưởng các địa phương có nhiều thành tích trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là các địa phương có nhiều xã, thôn bản sớm hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

Giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các xã, thôn, bản trên địa bàn các tỉnh thuộc phạm vi Chương trình để tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Bộ Tài chính: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí đủ kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm để thực hiện nhiệm vụ và chính sách thuộc Chương trình; phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư để thực hiện chính sách thuộc Chương trình; phối hợp với y ban Dân tộc trong công tác kim tra, đôn đc, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông: chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn để triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số các dân tộc thiểu số rất ít người;

- Ủy ban nhân dân 12 tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum chịu trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để thực hiện Đề án, tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả của Chương trình trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện Chương trình cho cả giai đoạn và hàng năm; định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện Chương trình tại địa phương để Ủy ban Dân tộc tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình được phê duyệt không chỉ mang tính hiệu quả kinh tế, xã hội, trong việc duy trì, bảo vệ, phát triển giống nòi mà ý nghĩa cao nhất là thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước trước cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

Ủy ban Dân tộc kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030”. Căn cứ nội dung Chương trình được phê duyệt, các Bộ, ban ngành liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn, các địa phương sẽ xây dựng dự án thành phần và triển khai thực hiện từ năm 2021.

Trân trọng!

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- PTTg TT Trương Hòa Bình (để b/c);
- Vụ III ( VPCP);
-
Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, ĐPI (2).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Đỗ Văn Chiến

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 396/UBDT-ĐPI ngày 01/04/2020 về phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030” do Ủy ban Dân tộc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.808

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!