Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/2020/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao Người ký: Nguyễn Văn Ngự
Ngày ban hành: 26/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2020/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2020

THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Công ước Bưu chính Thế giới 2019 (Universal Postal Convention), ký tại Giơ-ne-vơ ngày 26 tháng 9 năm 2019, có hiệu lực đối với Việt Nam t ngày 23 tháng 01 năm 2020.

Khi tham gia ký Công ước Bưu chính Thế gii 2019, nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam tuyên bố:

Việt Nam bảo lưu quyền được tiến hành mọi biện pháp thấy cần thiết đ bảo vệ quyền và lợi ích ca mình nếu một nước thành viên nào đó không tuân thủ các điều khoản của các văn kiện Đại hội hoc đưa ra các bo lưu hoặc tuyên b có thể làm phương hi đến sự toàn vẹn chủ quyền quc gia, đến quyền, lợi ích và các dịch vụ bưu chính ca Việt Nam.

Khi ký các văn kiện Cuối cùng ca Đại hội Bt thưng UPU lần thứ 3, Việt Nam tuyên bố sẽ áp dụng Văn kiện và các Quyết định khác được thông qua tại Đại hội này phù hợp với các Luật và điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là một bên ký kết.”

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

CÔNG ƯỚC BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

Mục lục

Phần I

Những quy định áp dụng chung đối với dịch vụ bưu chính quc tế

Điều

1 Định nghĩa

2 Ch đnh một hoặc nhiều tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ việc tham gia Công ước

3 Dịch vụ bưu chính phổ cập

4 Quyn tự do quá giang

5 Quyn s hữu bưu gửi. Rút lại bưu gửi. Thay đổi hoặc sửa cha địa ch và/hoặc tên của người nhận (tên của pháp nhân hoặc họ, tên hay tên đt theo cha, nếu có, của người nhận). Chuyn tiếp. Chuyển hoàn người gửi những bưu gi không phát được

6 Tem bưu chính

7 Phát triển bền vững

8 An toàn bưu chính

9 Các vi phạm

10 Khai thác thông tin cá nhân

11 Trao đi chuyến thư thẳng vi các đơn vị quân đội

12 Gửi bưu phẩm ở nước ngoài

13 S dụng n phẩm của UPU

Phần II

Tiêu chuẩn và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

14 Tiêu chuẩn và chỉ tiêu cht lượng dịch vụ

Phần III

Cước, phụ cước và miễn cước bưu chính

15 Cước

16 Miễn cước bưu chính

Phần IV

Dịch vụ cơ bản và cộng thêm

17 Dịch vụ cơ bản

18 Dịch vụ cộng thêm

Phn V

Cấm gửi và các vấn đề hải quan

19 Bưu gửi không được chp nhận. Cm gửi

20 Kim tra hải quan. Thuế hải quan và các loại phí khác

Phần VI

Trách nhiệm

21 Khiếu nại

22 Trách nhiệm ca các nhà khai thác được chđịnh. Bồi thường

23 Không thuộc trách nhiệm của các nước thành viên và các nhà khai thác được ch định

24 Tch nhiệm của người gi

25 Trả tiền bồi thường

26 Khả năng truy thu tiền bồi thường từ người gửi hoặc người nhận

Phần VII

Thù lao

A. Cước q giang

27 Cước quá giang

B. Cước đầu cui

28 Cước đầu cuối. Quy định chung

28 bis. Cước đầu cuối. Tự công b cước đầu cuối áp dụng đối với bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E)

29 Cước đầu cuối. Quy định áp dụng cho luồng bưu phẩm trao đi giữa các nhà khai thác được chỉ định trong hệ thng mục tiêu

30 Cước đầu cuối. Quy định “áp dụng đi với luồng đi, đến và gia các nhà khai thác được chỉ định trong h thng chuyển đổi

31 Qu Cht lưng Dịch vụ

C. Cước chia bưu kiện

32 Cước chia bưu kiện đưng bộ và đường bin

D. Cước vận chuyển máy bay

33 Cước cơ bn và quy định liên quan đến cước vận chuyn máy bay

E. Kế toán

34 Quy định cụ th về kế toán và thanh toán trong trao đổi bưu chính quốc tế

F. n định cưc

35 Quyền ấn định cước của Hội đồng Khai thác Bưu chính

Phần VIII

Dịch vụ tùy chọn

36 Dịch vụ EMS và dịch vụ hậu cần tích hợp

37 Dịch vụ bưu chính điện t

Phần IX

Quy định cuối cùng

38 Điều kiện phê duyệt các kiến nghị liên quan đến Công ước và Th lệ

39 Bảo lưu tại Đại hội

40 Hiệu lực và thời hạn hiệu lực của Công ước

CÔNG ƯỚC BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

Căn c vào Điều 22.3 và Điều 25.4 Hiến chương Liên minh Bưu chính Thế giới ký tại Viên ngày 10 tháng 7 năm 1964, nhng người ký tên dưới đây, là đại diện toàn quyền của Chính phủ các nước thành viên Liên minh, cùng nhất trí thông qua trong Công ước này nhng quy định áp dụng cho dịch vụ bưu chính quốc tế.

Phần I

Những quy định áp dụng chung đối với dịch vụ bưu chính quốc tế

Điều 1

Định nghĩa

1 Nhằm các mục đích của Công ước Bưu chính Thế giới, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1 bưu phẩm: bưu gửi được mô tả và vận chuyển theo các điều kiện quy định trong Công ước Bưu chính Thế giới và Thể lệ;

1.2 bưu kiện: bưu gửi được mô tả và chuyển phát theo các điều kiện quy định trong Công ước Bưu chính Thế giới và Thể lệ;

1.3 bưu gửi EMS: bưu gửi được mô tả và vận chuyển theo các điều kiện quy định trong Công ước Bưu chính Thế giới, các Thể lệ và tài liệu liên quan ti EMS;

1.4 tài liệu: bưu phẩm, bưu kiện hay bưu gửi EMS có chứa bàn chữ viết, bản vẽ, bản in hoặc bàn ghi chứa thông tin số hóa, không chứa vật phm là hàng hóa, có đặc tính vật lý trong gii hạn được quy định cụ thể tại các Thlệ;

1.5 hàng hóa: bưu phẩm, bưu kiện hay bưu gửi EMS có chứa vật phẩm hữu hình và có thể di chuyển, trao đổi mà không phải là tiền tệ, bao gồm hàng hóa không thuộc phạm vi khái niệm tài liệu” quy định tại mục 1.4 nêu trên và có những đặc tính vật lý trong giới hạn được quy định cụ thể tại các Thlệ;

1.6 chuyến thư đóng thng: vật chứa bưu gửi, có gắn nhãn, được niêm phong bằng kẹp chì hoặc không;

1.7 túi thư lạc hướng: vật cha bưu gửi được nhận tại một bưu cục ngoại dịch không phải bưu cục ngoại dịch được ghi tên trên nhãn của vật cha đó;

1.8 thông tin cá nhân: là các thông tin cần thiết để xác định người sử dụng dịch vụ bưu chính;

1.9 bưu gi gửi nhầm: bưu gi nhận được tại một bưu cục ngoại dịch nhưng thực chất là đnh gi cho bưu cục ngoại dịch của một nước thành viên khác;

1.10 cước quá giang: khoản tiền trả cho các dịch vụ mà nhà vận chuyển tại nước quá giang (nhà khai thác được chỉ định, nhà cung cấp dịch vụ khác hoặc kết hợp cả hai) thực hiện đi vi bưu phẩm quá giang đường bộ, đưng bin và/hoặc đường bay;

1.11 cước đầu cuối: khoản tiền mà nhà khai thác được ch định của nưc gc phải tr cho nhà khai thác được chỉ định của nước nhận đ thanh toán các chi phí phát sinh nước nhận đối với bưu phm nhận được;

1.12 nhà khai thác được chỉ định: cơ quan Chính phủ hoặc phi Chính phủ được nước thành viên chính thức chỉ định để khai thác các dịch vụ bưu chính và thực hiện các nghĩa vụ liên quan phát sinh trong các Văn kiện của Liên minh trên lãnh th của nước mình;

1.13 gói nhỏ: bưu gi được chuyển phát theo các điều kiện quy định trong Công ưc và Thể lệ;

1.14 cước chia đường b: khoản tiền mà nhà khai thác được chỉ định ca nước gốc phải trả cho nhà khai thác được ch định của nước nhận để thanh toán các chi phí phát sinh ở nưc nhận đi với những bưu kiện nhận được;

1.15 cước chia quá giang đường bộ: khoản tiền trả cho các dịch vụ mà nhà vn chuyn tại nước quá giang (nhà khai thác được ch đnh, nhà cung cp dch vụ khác hoặc kết hợp cả hai) thực hiện đối với bưu kiện đường bộ và/hoặc đường bay quá giang qua lãnh thổ nước này;

1.16 cước chia đường biển: khoản tin tr cho các dch vụ mà nhà vận chuyn (nhà khai thác được chỉ đnh, nhà cung cấp dch vụ khác hoặc kết hp cả hai) thực hiện khi tham gia vào việc vận chuyển bưu kiện bng đường biển;

1.17 khiếu nại: sự phàn nàn, thc mắc về việc cung cấp dịch vụ bưu chính theo quy định tại Công ưc và các Th lệ;

1.18 dịch vụ bưu chính phổ cập: việc cung cấp thường xuyên các dịch vụ bưu chính cơ bản, có cht lượng khắp mọi nơi trên lãnh thổ nưc thành viên cho tt c các khách hàng với giá cước hợp lý;

1.19 quá giang gửi rời: việc gửi quá giang qua một nước trung gian các bưu gi mà s lượng hoặc khi lượng không đủ để đóng chuyến thư thẳng gửi cho nưc nhận.

Điều 2

Chỉ định một hoặc nhiều tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ việc tham gia Công ước

1 Trong vòng sáu tháng kể từ khi kết thúc Đại hội, các nước thành viên phải thông báo cho Văn phòng Quốc tế tên và địa chỉ của cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề về bưu chính. Trong vòng sáu tháng kể từ khi kết thúc Đại hội, các nước thành viên cũng phải cung cấp cho Văn phòng Quốc tế tên và địa chỉ của một hoặc nhiều nhà khai thác được chính thức chỉ định để khai thác dịch vụ bưu chính và thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các Văn kiện của Liên minh trên lãnh thổ của nước mình. Giữa các kỳ Đại hội, các nước thành viên cần thông báo sớm nhất có thể cho Văn phòng Quốc tế bất kỳ thay đổi liên quan đến cơ quan Chính phủ. Bất kỳ thay đổi liên quan đến nhà khai thác được chính thức chỉ định cũng phải được thông báo sớm nhất cụ thể cho Văn phòng Quốc tế và tốt nhất là tối thiểu ba tháng trước khi thực hiện các thay đổi.

2 Khi một nước thành viên chính thức chỉ định một nhà khai thác mới thì phải xác định phạm vi dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp này sẽ cung cấp theo quy định trong các Văn kiện của Liên minh cũng như phạm vi lãnh thổ nước mình mà nhà khai thác được chỉ định này chịu trách nhiệm.

Điều 3

Dịch vụ bưu chính phổ cập

1 Nhằm mục đích ủng hộ quan điểm lãnh thổ bưu chính duy nhất của Liên minh, các nước thành viên phải bảo đảm đ tất cả những người sử dụng/khách hàng đều có quyền được hưởng dịch vụ bưu chính phổ cập, bao gồm việc được cung cấp thưng xuyên các dịch vụ bưu chính cơ bản, có chất lượng ở khp mọi nơi trên lãnh th nước mình với giá cước hợp lý.

2 Với mục đích này, trong khuôn khổ pháp luật quốc gia v bưu chính hoặc các thông lệ khác, các nước thành viên quy đnh phạm vi dịch vụ bưu chính được cung cấp, các yêu cầu về cht lượng và giá cước hợp lý, có tính đến cả nhu cầu của dân cư và điều kiện thực tế của nước mình.

3 Các nước thành viên phải bảo đảm rng nhà khai thác chu trách nhiệm cung cấp dịch vụ bưu chính ph cập sẽ cung cấp dịch vụ bưu chính và đạt tiêu chun chất lượng.

4 Các nước thành viên phi bo đảm tính kh thi của việc cung cp dịch vụ bưu chính phổ cập nhằm bảo đảm tính bền vững ca dịch vụ này.

Điều 4

Quyền tự do quá giang

1 Nguyên tắc tự do quá giang được quy định tại Điều 1 Hiến chương. Nguyên tắc này bao gồm nghĩa vụ của nước thành viên bảo đảm để các nhà khai thác được chỉ định của nước này phải luôn chuyển tiếp các chuyến thư thẳng và bưu phẩm gửi rời mà nhà khai thác được chỉ định của nước khác chuyển qua họ, theo đường nhanh nhất và bằng các phương tiện an toàn nhất đang được họ sử dụng để vận chuyển bưu gửi của nước mình. Nguyên tắc này cũng phải được áp dụng đối với bưu gửi gửi nhầm hoặc túi thư lạc hướng.

2 Các nước thành viên không tham gia trao đổi bưu gửi có chứa chất dễ lây nhiễm hoặc chất phóng xạ thì có quyền không nhận những bưu gửi loại này quá giang gửi rời qua lãnh thổ của họ. Quy định tương tự cũng được áp dụng đối với ấn phẩm, xuất bản phẩm định kỳ, tạp chí, gói nhỏ và túi M mà nội dung không đáp ứng những yêu cầu của pháp luật về điều kiện xuất bản hoặc lưu hành tại nước quá giang.

3 Quyền tự do quá giang đối với bưu kiện phải được bảo đảm trên toàn lãnh thổ của Liên minh.

4 Nếu một nước thành viên không tuân thủ các điều khoản về quyền tự do quá giang thì các nước thành viên khác có quyền cắt đứt quan hệ cung cấp dịch vụ bưu chính với nước thành viên đó.

Điều 5

Quyền sở hữu bưu gửi. Rút lại bưu gửi. Thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ và/hoặc tên của người nhận (tên của pháp nhân hoặc họ, tên hay tên đặt theo cha, nếu có, của người nhận). Chuyển tiếp. Chuyển hoàn người gửi những bưu gửi không phát được

1 Bưu gửi thuộc quyền sở hữu của người gửi cho tới khi được phát cho người sở hữu hợp pháp, trừ trường hợp bị tịch thu theo nội luật của nước gốc hoặc nước nhận và, trong trường hp áp dụng Điều 19.2.1.1 hoặc 19.3, phù hp với nội luật của nước quá giang.

2 Người gửi có quyền rút lại bưu gửi hoặc thay đi hoặc sửa chữa địa chỉ và/hoặc tên người nhận (tên ca pháp nhân hoặc họ, tên hay tên đặt theo cha, nêu có, của người nhận. Mức cước và các điều kiện khác được quy định trong Thể lệ.

3 Các nước thành viên phải bảo đảm để các nhà khai thác được chỉ định của nước mình chuyển tiếp bưu gửi nếu người nhận thay đi địa ch và chuyển hoàn cho nời gửi những bưu gửi không phát được. Mức cước và các điều kiện khác được quy định trong các Th lệ.

Điều 6

Tem bưu chính

1 Thuật ngữ “tem bưu chính” được bảo hộ theo các quy định của Công ước này và được dùng để chỉ riêng những loại tem đáp ứng các điều kiện của Điều này và các Thể lệ.

2 Tem bưu chính:

2.1 được phát hành và đưa vào lưu thông theo thẩm quyền các nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ, phù hợp với các Văn kiện của Liên minh;

2.2 là minh chng về ch quyn quốc gia và là bằng chng thanh toán trước giá cưc bưu chính vi giá trị ghi trên tem khi được dán lên bưu gi, phù hợp với các Văn kiện của Liên minh;

2.3 phải được lưu thông trong nưc thành viên hoặc vùng lãnh thổ phát hành cho các mục đích thanh toán trước giá cước bưu chính hoặc sưu tập tem, phù hợp vi nội luật của nước đó;

2.4 mọi công dân đều có thể được tiếp cận trong phạm vi lãnh thổ nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ phát hành tem.

3 Tem bưu chính bao gồm:

3.1 tên của nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ phát hành tem, bằng chữ cái La tinh, hoặc tên viết tắt hoặc chữ cái đầu chính thức của nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ phát hành nếu nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ phát hành tem đó đ nghị với Văn phòng quốc tế của UPU, phù hợp với các điều kiện được quy định trong Th lệ;1

3.2 giá mặt, được thể hiện:

3.2.1 về ngun tc, bằng đồng tin chính thức của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phát hành, hoặc có thể là chữ cái hoặc biểu trưng;

3.2.2 qua những đặc điểm nhận diện khác.

4 Biểu tượng của quốc gia, dấu kiểm soát chính thức hoặc biểu trưng của các t chc liên Chính phủ thể hiện trên tem bưu chính sẽ được bảo hộ theo quy đnh của Công ước Pa-ri về Bo hộ Sở hữu Công nghiệp.

5 Chủ đ và thiết kế của tem bưu chính phải:

5.1 phù hợp với tinh thần của Lời nói đầu trong Hiến chương Liên minh Bưu chính Thế giới và quyết định của các cơ quan của Liên minh;

5.2 gắn chặt vi bản sắc văn hóa ca nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ hoặc góp phần phổ biến văn hóa hoặc gìn giữ hòa bình;

5.3 có mi liên hệ chặt ch với nước thành viên hoặc vùng lãnh th liên quan nếu là tem kỷ niệm nhân vật hoặc sự kiện quan trọng không thuộc nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ phát hành tem;

5.4 tránh yếu tố chính trị hoặc mọi chủ đề có tính chất công kích cá nhân hoặc quốc gia;

5.5 có ý nghĩa quan trọng đi với nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ.

6 Dấu thanh toán trước cước bưu chính, dấu ca máy in cước thay tem và dấu thanh toán cước bưu chính của các loại máy in hoặc quá trình in tem theo quy đnh của các Văn kiện của Liên minh chỉ được sử dụng khi được phép ca nước thành viên hoặc vùng lãnh thổ đó.

7 Trước khi sử dụng vật liệu và công nghệ mới để sản xuất tem bưu chính, các nước thành viên phải thông báo cho Văn phòng Quc tế các thông tin cần thiết liên quan đến kh năng tương thích của các vật liệu, công nghệ mới này vi các máy chia thư. Văn phòng Quc tế sẽ thông bảo v việc s dụng vật liệu, công nghệ mới này cho các nước thành viên khác và nhà khai thác được ch đnh của các nước này.

Điều 7

Phát triển bền vững

1 Các nước thành viên và/hoặc nhà khai thác được chỉ định của các nước này phải ban hành và thực thi một chiến lược tích cực về phát triển bền vững chú trọng tới các vấn đề về môi trường, hoạt động kinh tế và xã hội, tại mọi cấp khai thác bưu chính và thúc đẩy nhận thức về phát triển bền vững.

Điều 8

An toàn bưu chính

1 Các nước thành viên và nhà khai thác được chỉ định ca các nước này phải tuân thủ những yêu cầu về an ninh được quy định tại bộ tiêu chuẩn an ninh ca UPU và phi ban hành cũng như thực thi chiến lược an ninh chủ động ở mọi cấp độ khai thác bưu chính đ duy trì và tăng cường niềm tin của công chúng đối với dch vụ bưu chính do nhà khai thác được ch định cung cp, vì lợi ích ca nhng nhân viên liên quan. Chiến lược này phải bao gồm các mục tiêu được xác định trong các Th lệ, cũng như nguyên tắc tuân th những yêu cu cung cấp trước dữ liệu điện t về bưu gi được xác định trong quá trình thực hiện các quy định (gồm chng loại và tiêu chuẩn đi với bưu gi) do Hội đồng Điều hành và Hội đồng Khai thác Bưu chính ban hành thông qua theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật thông tin của UPU. Chiến lược cũng phải bao gồm sự trao đi thông tin để bảo đảm an toàn và an ninh trong quá trình vận chuyn và quá giang túi thư giữa các nước thành viên và nhà khai thác được ch định của các nước này.

2 Mọi biện pháp an ninh được áp dụng trong quy trình vận tải quc tế đu phải phù hợp để hạn chế các rủi ro hoặc nguy hại và phải được thực hiện để không gây ảnh hưởng tới các lung trao đổi bưu gi hoặc thương mại toàn cu trên cơ s xem xét có đến tính đặc thù riêng của mạng bưu chính. Các biện pháp an ninh có khả năng tác động tới hoạt động bưu chính toàn cu phải được thực hiện theo phương thức điều phi cân bằng toàn cầu với sự tham gia của các đi tác liên quan.

Điều 9

Các vi phạm

1 Bưu gửi

1.1 Các nước thành viên cam kết áp dụng những biện pháp cần thiết đ ngăn chặn, truy t và trừng phạt bt kỳ cá nhân nào phạm các tội dưới đây:

1.1.1 b vào trong bưu gửi chất ma túy và chất kích thích thần kinh, cũng như hàng hóa nguy him mà Công ưc và các Th lệ không cho phép;

1.1.2 bỏ vào trong bưu gửi vật phẩm có tính chất khiêu dâm hoặc đồi trụy có sử dụng hình ảnh trẻ em.

2 Hình thức thanh toán trước cước bưu chính và các hình thức thanh toán cước bưu chính

2.1 Các nước thành viên cam kết thực thi những biện pháp cần thiết để ngăn chặn, truy t và trừng phạt mọi vi phạm liên quan đến các hình thức thanh toán trước cước bưu chính quy định trong Công ước này, như:

2.1.1 tem bưu chính, đang lưu hành hoặc không được phép lưu hành;

2.1.2 du thanh toán trước;

2.1.3 du máy in cước thay tem hoặc dấu máy in;

2.1.4 phiếu trả lời quc tế.

2.2 Trong Công ưc này, các vi phạm về phương thức thanh toán trước cước bưu chính liên quan đến bt kỳ hành vi quy định dưới đây do bất kỳ người nào đó thực hiện với ý đồ thu lợi bất chính cho bản thân hoặc cho một bên thứ ba. Các hành vi dưới đây s bị trng phạt:

2.2.1 hành vi làm giả, bt chước hoặc giả mạo mọi hình thc thanh toán trước cước bưu chính hoặc mọi hành vi trái hoặc không đúng pháp luật nào liên quan đến việc sản xut bất hợp pháp những hình thức thanh toán này;

2.2.2 hot động sn xuất, s dụng, đưa ra lưu thông, thương mại hóa, phân phối, lan truyền, vận chuyn, trưng bày hoặc triển lãm (cả dưới hình thức ca-ta-lô và vì mục đích quảng cáo) mọi hình thc thanh toán trước cước bưu chính bị làm giả, bắt chước hoặc giả mạo;

2.2.3 hành vi sử dụng hoặc lưu hành, vì mục đích gửi bằng đường bưu chính, mọi hình thc thanh toán trước cước bưu chính đã qua sử dụng;

2.2.4 mọi toan tính nhằm thực hiện những vi phạm nêu trên.

3 Có đi có lại

3.1 Liên quan đến các hình phạt, không phân biệt giữa các hành vi quy định tại khoản 2, dù đó là hình thức thanh toán trước cước bưu chính trong nước hay quốc tế; quy định này không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào về quan hệ có đi có lại theo pháp luật hoặc công ước.

Điều 10

Khai thác thông tin cá nhân

1 Thông tin cá nhân về người sử dụng dịch vụ chỉ được sử dụng cho mục đích thu thập thông tin theo quy định của luật pháp quc gia.

2 Thông tin cá nhân về người sử dụng dịch vụ ch được cung cấp cho bên th ba có thẩm quyền được phép truy nhập các thông tin này theo quy đnh của luật pháp quốc gia.

3 Các nước thành viên và nhà khai thác được chỉ định ca các nước này phải bảo đảm bí mật và an toàn đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ theo quy định của luật pháp quốc gia.

4 Nhà khai thác được chỉ định phải thông báo cho khách hàng của mình v việc sử dụng thông tin cá nhân ca người s dụng dịch vụ và mục đích ca việc thu thập các thông tin này.

5 Nếu không trái vi các quy định nêu trên, các nhà khai thác được ch định có thể chuyển các thông tin cá nhân bng đường điện tử cho nhà khai thác được chỉ định nước nhận hoc nước quá giang khi họ cần những thông tin này để thực hiện dịch vụ.

Điều 11

Trao đổi chuyến thư thẳng với các đơn vị quân đội

1 Chuyến thư thng có thể được trao đổi qua dch vụ đường bộ, đưng biển hoặc đường bay của các nước khác:

1.1 giữa các bưu cục ca bất kỳ nước thành viên với các sỹ quan ch huy ca các đơn vị quân đội trực thuộc Liên Hợp Quốc;

1.2 giữa các s quan chỉ huy ca các đơn vị quân đội nêu trên;

1.3 giữa các bưu cục của bt kỳ nưc thành viên vi các s quan ch huy của các đơn vị hải quân, không quân hoặc lục quân, các chiến hạm hoặc các máy bay quân sự của nước đó đóng nước ngoài;

1.4 gia các sỹ quan chỉ huy của các đơn vị hải quân, không quân hoặc lục quân, các chiến hạm hoặc các máy bay quân sự của cùng một nước.

2 Bưu phẩm gửi trong chuyến thư theo quy đnh tại khoản 1 ch là nhng bưu phm được gi tới hoặc gi đi bởi các thành viên của các đơn vị quân đội hoặc các sĩ quan, đội thủy thủ của tàu thủy hoặc đội bay của máy bay mà chuyến thư được gửi tới hoặc gửi đi. Giá cước và điều kiện gửi áp dụng đối với các chuyến thư này do nhà khai thác được chỉ định của nước thành viên thành lập đơn vị quân đội hoặc của nước có tàu thy và tàu bay quy định theo pháp luật nước đó.

3 Trường hợp không có thỏa thuận đặc biệt, nhà khai thác được chỉ định của nước thành viên thành lập đơn vị quân đội hoặc của nước có tàu thủy, tàu bay phải chịu trách nhiệm thanh toán cho các nhà khai thác được ch định có liên quan cước quá giang đi với các chuyến thư, cưc đầu cuối và cước vận chuyển máy bay.

Điều 12

Gửi bưu phẩm ở nước ngoài

1 Nhà khai thác được ch định không bt buộc phải chuyển tiếp hoặc phát cho người nhận những bưu phm mà người gửi cư trú trên lãnh th ca nước thành viên của nhà khai thác được chỉ định đó nhưng gửi hoặc cho gửi ở nước ngoài nhm hưởng lợi từ các điều kiện ưu đãi hơn vgiá cước đó.

2 Những quy định tại khoản 1 s được áp dụng không phân biệt c đi vi bưu phm được chun bị sẵn tại nước mà người gửi cư trú và sau đó được chuyển qua biên giới cũng như đối với bưu phm được chuẩn bị tại nước ngoài.

3 Nhà khai thác được chỉ định của nước nhận có th đòi nhà khai thác được chỉ định của nước gửi thanh toán cước nội địa. Nếu nhà khai thác được ch định của nước gửi không đồng ý trả cước này trong khoảng thời gian do nhà khai thác được chỉ đnh của nước nhận ấn định thì nhà khai thác được chỉ định của nước nhận có thể chuyển hoàn bưu gi về nhà khai thác được ch định ca nước gửi và có quyền yêu cầu hoàn tr chi phí chuyển hướng hoặc chi phí khai thác các bưu phẩm này theo quy định của pháp luật quốc gia.

4 Nhà khai thác được chỉ định không bt buộc phải chuyển tiếp hoặc phát cho người nhận bưu phẩm mà người gửi đã gửi hoặc cho gi với số lượng lớn ở một nước không phải là nước mà người gi đang cư trú nếu khoản cước đầu cui sẽ được nhận thp hơn khoản tiền đáng lẽ được nhận nếu bưu phm được gửi ở nưc mà người gửi cư trú. Nhà khai thác được ch định ca nước nhận có th đòi nhà khai thác được ch định của nước nhận gửi một khoản tiền tương ứng với các chi phí phát sinh và số tiền này không được cao hơn mc cao nht của hai cách tính sau: 80% cước nội địa của bưu phm tương ứng hoặc các mức cước áp dụng theo quy định của các Điều từ 29.5 đến 29.11, 29.12 đến 29.15 hoặc 30.9, tùy quy định nào phù hợp. Nếu nhà khai thác được chỉ đnh của nước gửi không đồng ý trả khoản tiền này trong thi hạn mà nhà khai thác được chỉ định của nưc nhận quy định thì nhà khai tc được chỉ định ca nưc nhận có th chuyển hoàn các bưu phẩm này về nhà khai thác được ch định của nước gi và có quyền đòi hoàn trả chi phí chuyển hướng hoặc chi phí khai thác các bưu phẩm này theo quy định ca luật pháp quc gia.

Điều 13

Sử dụng ấn phẩm của UPU

1 Chỉ nhà khai thác được ch đnh được sử dụng n phẩm UPU và các tài liệu phục vụ cho việc khai thác các dịch vụ bưu chính và trao đi bưu gửi theo các Văn kiện của Ln minh, trừ trường hợp Văn kiện của Liên minh có quy định khác.

2 Các nhà khai thác được ch định có thể sử dụng n phẩm và i liệu của UPU cho việc điều hành hoạt động ca bưu cục ngoại dịch ngoài lãnh th (ETOEs), cũng như trung tâm khai thác bưu gửi quc tế (IMPCs) do các nhà khai thác được ch đnh thành lập bên ngoài lãnh thổ quc gia của họ, như quy định cụ thể tại khoản 6, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác dịch vụ bưu chính và trao đổi bưu gửi nêu trên.

3 Việc thực hiện quy định tại khoản 2 phải tuân thủ luật pháp hoặc chính sách quc gia ca nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi ETOE hoặc IMPC được thành lập. V quy định này và không ảnh hưng ti nghĩa vụ ch định nêu tại Điều 2, nhà khai thác được chỉ định phải bảo đảm thực hiện liên tục các nghĩa vụ theo Công ước và chịu trách nhiệm hoàn toàn đi vi tất cả các mối quan hệ của họ với các nhà khai thác được ch định khác và vi Văn phòng Quốc tế.

4 Quy định tại khoản 3 cũng được áp dụng đối với nước thành viên nhận khi nhận bưu gửi từ những ETOE và IMPC này.

5 Các nước thành viên phải thông báo với Văn phòng Quốc tế về chính sách của nước mình liên quan tới bưu gửi chuyến đi và/hoặc nhận từ ETOEs hoặc IMPCs. Những thông tin này phải được công khai trên trang thông tin điện tử của Liên minh.

6 Đúng với mục đích của Điều này, ETOEs phải được xác định là bưu cục hoặc cơ sở được thành lập vì mục đích thương mại do nhà khai thác được ch định điều hành hoặc chịu trách nhiệm trên lãnh th ca mt quc gia hoặc vùng lãnh thổ thành viên khác ngoài lãnh thổ quc gia họ nhm mục tiêu khai thác thị trưng ngoài lãnh thổ quc gia của họ. IMPCs phải được xác định là cơ s khai thác bưu gi quc tế để xử lý bưu gửi quốc tế để đóng chuyển đi hoặc nhận các chuyến thư đến hoặc hoạt động trung tâm trung chuyn bưu gửi quốc tế trao đi giữa các nhà khai thác được chỉ định khác.

7 Không quy đnh nào tại Điều này được hiểu rng ETOEs hoặc IMPCs (bao gồm các nhà khai thác được chỉ đnh chịu trách nhiệm thành lập và điều hành các cơ s này bên ngoài lãnh th quc gia của họ) ở vị thế như các nhà khai thác được ch định của quc gia sở tại theo các Văn kiện của UPU, cũng như không áp đặt nghĩa vụ pháp lý đối vi các ớc thành viên khác phải công nhận ETOEs và IMPCs là nhà khai thác được ch định trên lãnh thổ quốc gia nơi các cơ sở này được thành lập hoặc hoạt động.

Phần II

Tiêu chuẩn và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

Điều 14

Tiêu chuẩn và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

1 Các nước thành viên hoặc các nhà khai thác được chỉ định của các nước này xây dng, công b tiêu chuẩn và ch tiêu phát đi vi bưu phẩm, bưu kiện quốc tế đến.

2 Tiêu chuẩn và ch tiêu này, thường cộng thêm thời gian do yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan, phải không kém thuận lợi hơn các tiêu chun và chỉ tiêu áp dụng đối với bưu gửi tương tự ca dịch vụ trong nước.

3 Các nưc thành viên hoặc các nhà khai thác được chỉ định ca các nước này cũng phải xây dựng và công bố tiêu chuẩn thi gian toàn trình đối với bưu phẩm ưu tiên, và bưu phẩm máy hay cũng như bưu kiện, bưu kiện thủy bộ.

4 Các nưc thành viên hoặc các nhà khai thác được ch định của các nước này phải đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ này.

Phần III

Cước, phụ cước và miễn cước bưu chính

Điều 15

Cước

1 Cước các loại dịch vụ bưu chính được xác định trong Công ước do các nước thành viên hoặc nhà khai thác được chỉ định của các nước này quy định theo quy định của luật pháp quc gia của từng nước, phù hợp vi các nguyên tc quy định trong Công ước và các Th lệ. V nguyên tắc, các loại cước này phải dựa trên chi phí đ cung cp các dịch vụ đó.

2 Nước thành viên là nước gc hoặc nhà khai thác được ch định của nước gốc quy định cước vận chuyn bưu phẩm và bưu kiện theo luật pháp quốc gia. Cước này phải bao gm ớc phát bưu gửi tới địa chỉ nhận với điều kiện nước nhận có cung cp địch vụ này đi vi loại bưu gửi nói trên.

3 Các loại cước thu, bao gồm các loại cước được khuyến nghị trong các Văn kiện, ít nhất phải bằng cước thu đối với bưu gi trong nưc có cùng đặc tính (chủng loại, số lượng, thời gian xử , v.v).

4 Căn c quy đnh của pháp luật quc gia, các nước thành viên hoặc nhà khai thác được chỉ định ca các nước thành viên này được phép quy định mọi loại cước cao hơn mức gii hạn được khuyến nghị trong các Văn kiện.

5 Căn c quy định của pháp luật quc gia, các nước thành viên hoặc nhà khai thác được ch định ca các nước thành viên có thể cho phép giảm nhiều hơn mc cước tối thiu quy định tại khoản 3 đi với bưu phm và bưu kiện gửi trong lãnh thổ của nước thành viên này. Chẳng hạn, các nước có thể áp dụng giá cước ưu đãi cho các khách hàng lớn của Bưu chính.

6 Không được thu ca khách hàng bất kỳ loại cước nào, trừ các loại cưc được quy định trong các Văn kiện.

7 Trừ trường hợp có quy đnh khác trong các Văn kiện, mỗi nhà khai thác được chỉ định được giữ lại các khoản cước đã thu.

Điều 16

Miễn cước bưu chính

1 Nguyên tắc

1.1 Các trường hợp được min cước bưu chính, được hiểu là miễn thanh toán trước cước bưu chính, phải được quy đnh cụ thể trong công ước. Tuy nhiên, Th lệ có thể quy định trường hp miễn cước trả trước, cước quá giang, cước đầu cuối và cước chia chiều đến đi với bưu phm và bưu kiện do các nước thành viên, các nhà khai thác được ch đnh và các Liên minh Bưu chính Khu vực gửi đi và có liên quan đến dịch vụ bưu chính. Ngoài ra, bưu phẩm, bưu kiện do Văn phòng Quốc tế Liên minh Bưu chính Thế giới gửi các Liên minh Bưu chính Khu vực, các nước thành viên và các nhà khai thác được chỉ định được miễn mọi loại cước bưu chính. Tuy nhiên, nước thành viên gốc hoặc nhà khai thác được ch định ca nước gc có th thu phụ cưc máy bay đối với những bưu gửi này.

2 Tù binh chiến tranh và thường dân b giam giữ

2.1 Bưu phẩm, bưu kiện và sn phẩm của các dịch vụ thanh toán qua bưu chính gửi đến các tù binh chiến tranh hoặc do các tù binh chiến tranh gửi trực tiếp hoặc thông qua các văn phòng được quy đnh trong các Thể lệ của Công ước và Hiệp định các dịch vụ thanh toán qua bưu chính được min mọi loại cưc bưu chính, trừ phụ cước máy bay. Những người tham chiến được tập trung một nước trung lập cùng được coi như tù binh chiến tranh, do vậy được áp dụng các quy định nêu trên.

2.2 Các quy định tại khoản 2.1 cũng áp dụng cho bưu phẩm, bưu kiện và sản phm của các dịch vụ thanh toán qua bưu chính từ các nưc khác gửi tới những thường dân bị giam giữ theo quy định trong Công ước Giơ-ne-vơ (Geneva Convention) ngày 12 tháng 8 năm 1949 về bo vệ thường dân trong chiến tranh hoặc do nhng thường dân này gửi trực tiếp hoặc thông qua các văn phòng được quy định trong các Th lệ của Công ước và Hiệp định các dịch vụ thanh toán qua bưu chính.

2.3 Các văn phòng nêu trong các Thể lệ của Công ưc và Hiệp định các dịch vụ thanh toán qua bưu chính cũng được hưởng quyền miễn cước bưu chính đi với bưu phm, bưu kiện và sản phẩm của các dịch vụ thanh toán qua bưu chính liên quan đến những người đã nêu tại khoản 2.1 và 2.2 mà các văn phòng này gửi hoặc nhận trực tiếp hoặc với danh nghĩa trung gian.

2.4 Bưu kiện được nhận gửi miễn cước bưu chính với khối lượng tới 5 kilogam. Giới hạn khi lượng có th tăng đến 10 kilogam đối vi trường hợp bưu kin có nội dung không th chia nhỏ và bưu kiện được gửi cho một trại tập trung hoặc gửi cho những ngưi đại diện trại tù binh (“hommes de confiance”) đ phân phát cho những người bị giam giữ.

2.5 Khi thanh toán gia các nhà khai thác được chỉ định, cước không được phân bổ cho các bưu kiện nghiệp vụ và bưu kiện gi cho tù binh chiến tranh và thường dân bị giam giữ, trừ cưc vận chuyển máy bay áp dụng cho bưu kiện máy bay.

3 Vật phẩm dùng cho người mù

3.1 Mọi vật phẩm dùng cho người mù được gửi đến hoặc do tổ chức người mù được; được gửi đến hoặc do người mù gửi được min mọi loại cước bưu chính, trừ phụ cưc máy bay. Quy định này được áp dụng trong phạm vi các vật phẩm này được chấp nhận như là vật phẩm gửi theo dịch vụ nội địa của nhà khai thác được chỉ đnh của nước gửi.

3.2 Trong điều khoản này:

3.2.1 người mù được hiểu người được nước sở tại hoặc là người được T chức Y tế Thế giới về người mù chng nhận là bị mù hoặc chỉ có kh năng nhìn hạn chế hoặc người bị hạn chế về khả năng nhìn theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới về người mù;

3.2.2 t chức người mù được hiểu là một tổ chức hoặc một hiệp hội phục vụ hoặc đại diện chính thức cho những người mù;

3.2.3 vật phm dùng cho người mù bao gồm thư, học phẩm dưới mọi hình thc kể cả băng ghi âm và thiết bị hoặc vật liệu làm bng bt k cht liệu nào hoặc được chuyển đổi phù hợp nhằm h trợ người mù khắc phục những khó khăn do không nhìn thấy được theo quy định ti các Th lệ.

Phần IV

Dịch vụ cơ bản và cộng thêm

Điều 17

Dịch vụ cơ bản

1 Các nước thành viên phải bảo đm rằng nhà khai thác được chỉ định của các nước này chp nhận, xử lý, vận chuyển và phát các bưu phẩm.

2 Bưu phẩm chỉ chứa tài liệu gồm:

2.1 bưu phẩm ưu tiên và không ưu tiên, tới 2 kilogam;

2.2 thư, bưu thiếp và n phẩm, tới 2 kilogam;

2.3 vật phẩm dùng cho ngưi mù, tới 7 kilogam;

2.4 túi đặc biệt cha báo, ấn phẩm định kỳ, sách và các tài liệu in n khác gi cho cùng một người nhận tại cùng một địa chỉ gọi là túi M”, có khối lượng ti 30 kilogam.

3 Bưu phẩm chứa hàng hóa, gồm:

3.1 gói nh ưu tiên và gói nh không ưu tiên, ti 2 kilogam

3.2 vật phẩm dùng cho người mù, ti 7 kilogam, được quy định cụ thể trong Thể lệ.

3.3 túi đặc biệt chứa báo, ấn phẩm định k, sách và các tài liệu in n khác gi cho cùng một người nhận tại cùng một địa chỉ gọi là túi M”, có khối lượng tới 30 kilogam, được quy đnh cụ th trong Th lệ

4 Bưu phẩm được phân loại trên cơ s cả tốc độ xử lý và nội dung ca vật gi theo quy định tại Thể lệ.

5 Căn c cách phân loại được nêu ở khoản 4, bưu phẩm có thể được phân loại theo định dạng bưu phẩm như bưu phẩm dạng nhỏ (P), bưu phẩm dạng ln (G), bưu phm dạng gói (E) hay gói nh (E). Giới hạn về kích thưc và khối lượng được quy định cụ th tại Th lệ.

6 Đối với một số loại bưu phm có thể áp dụng mức giới hạn khi lượng cao hơn mức quy định tại khoản 2 theo các điều kiện quy định tại Thể lệ.

7 Các nước thành viên cũng phải bảo đảm rằng nhà khai thác được chỉ định ca các nước này chp nhận, xử lý, vận chuyển và phát bưu kiện tới 20 kilogam.

8 Đối với một số loại bưu kiện có thể áp dụng mức gii hạn khối lượng cao hơn 20 kilogam theo các điều kiện quy định tại Thể lệ.

Điều 18

Dịch vụ cộng thêm

1 Các nước thành viên phải bảo đm cung cấp các dịch vụ cộng thêm bt buộc sau đây:

1.1 dịch vụ bảo đm đối vi bưu phẩm ưu tiên và bưu phẩm máy bay gửi đi quốc tế;

1.2 dịch vụ bảo đảm đối với tt c các loại bưu phẩm bảo đảm từ quốc tế đến.

2 Các nước thành viên có thể đảm bảo việc cung cp các dịch vụ cộng thêm không bt buộc sau đây trong mi quan hệ giữa các nhà khai thác được ch đnh có thỏa thuận cung cấp các dịch vụ này:

2.1 dịch vụ khai giá đi vi bưu phm và bưu kiện;

2.2 dịch vụ phát hàng thu tiền đi với bưu phẩm và bưu kiện;

2.3 dịch vụ tra cứu thông tin phát bưu phm;

2.4 dịch vụ phát tận tay người nhận đi vi bưu phẩm bảo đảm hoặc bưu phm khai giá;

2.5 dịch vụ miễn cước và phí dịch vụ phát đối vi bưu phẩm và bưu kiện;

2.6 dịch vụ bưu kiện cng kềnh;

2.7 dịch vụ ủy thác đối vi bưu gửi thu gom từ người gi để chuyển đi nước ngoài;

2.8 dịch vụ chuyển hoàn hàng hóa mà người nhận chuyển trả lại hàng hóa cho người bán ban đầu khi người này đồng ý.

3 Ba loại dịch vụ cộng thêm sau đây có c phần bắt buộc và phần không bắt buộc:

3.1 dịch vụ hồi đáp thương mại quc tế (IBRS), về cơ bản, là dịch vụ không bắt buộc. Tuy nhiên, tất c các nước thành viên hoặc nhà khai thác được chỉ định của các nưc này đều có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hồi đáp thương mại quốc tế chiều về”;

3.2 phiếu trả lời quốc tế được đổi thành tiền tất cả các nước thành viên. Tuy nhiên, không bt buộc phải bán phiếu trả lời quc tế;

3.3 dịch vụ báo phát đi với bưu phm bảo đảm, bưu kiện và bưu gửi khai giá. Tất c các nước thành viên hoặc nhà khai thác được chỉ định của các nước này phải chấp nhận phiếu báo phát từ quc tế đến. Tuy nhiên, không bắt buộc phải cung cp dịch vụ báo phát gửi đi quốc tế.

4 Quy định cụ th và giá cước các dịch vụ này được nêu trong Thể lệ.

5 Nếu những dịch vụ sau đây phải trả cước đặc biệt khi gi trong nước thì các nhà khai thác được ch định được phép thu một khoản cước tương tự đi vi bưu gửi quốc tế theo các điều kiện quy định trong Th lệ:

5.1 phát gói nh có khối lượng trên 500 gam;

5.2 bưu phẩm được gửi sau giờ gửi muộn nhất;

5.3 bưu gửi được gi ngoài giờ m cửa phục vụ thông thường;

5.4 thu gom tại địa chỉ người gửi;

5.5 rút bưu phẩm ngoài giờ mở cửa phục vụ thông thường;

5.6 lưu ký;

5.7 lưu giữ bưu phm có khối lượng trên 500 gam (ngoại tr vật phẩm dùng cho người mù) và bưu kiện;

5.8 phát bưu kiện sau khi thông báo bưu kiện đến;

5.9 bảo hiểm rủi ro trong trường hợp bất khả kháng;

5.10 phát bưu phẩm ngoài gi m cửa phục vụ thông thường.

Phần V

Cấm gửi và các vấn đề hải quan

Điều 19

Bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi

1 Quy định chung

1.1 Bưu gửi không đáp ng đầy đ các điều kiện quy đnh trong Công ước và các Thể lệ sẽ không được nhận gửi. Bưu gửi được gửi đi do hành vi gian dối hoặc nhằm mục đích trốn không thanh toán đủ cước hợp lý sẽ không được chấp nhận.

1.2 Các trường hợp ngoại lệ về cấm gửi nêu tại Điều này được quy định trong các Thể lệ.

1.3 Tất c các nước thành viên hoặc nhà khai thác được ch định của các nước này được quyền m rộng quy định về cấm gửi nêu tại Điều này. Những quy định này có thể được áp dụng ngay sau khi được đưa vào cuốn thông tin tra cu liên quan.

2 Cấm gửi trong tất cả các loại bưu gửi

2.1 Cấm bỏ các vật sau đây vào trong tất c các loại bưu gửi:

2.1.1 chất ma túy và kích thích thn kinh theo quy định ca Tổ chc Kim soát Ma túy Quc tế hoặc các loại thuốc tân dược trái phép bị cấm nhp vào nước nhận;

2.1.2 vật phẩm khiêu dâm hoặc đồi try;

2.1.3 vật phẩm làm giả hoặc m nhái;

2.1.4 vật phẩm khác bị cấm nhập hoặc cấm lưu thông ở nước nhận;

2.1.5 vật phẩm mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho nhân viên bưu chính hoặc công chúng hoặc làm hỏng hoặc ô nhiễm các bưu gửi khác hoặc các thiết bị bưu chính hoặc tài sn ca bên th ba;

2.1.6 tài liệu mang tính hiện thời và trao đổi thông tin riêng giữa các cá nhân không phải là người gửi hay người nhận hoặc những người sống cùng với họ.

3 Hàng hóa nguy hiểm

3.1 Cm bỏ các hàng hóa nguy hiểm được mô tả trong Công ước và các Thể lệ trong tt cả các loại bưu gửi.

3.2 Cm bỏ các vật dụng gây n và vật liệu quân sự đã được vô hiệu hóa hoặc mô hình hóa ging thật, bao gồm lựu đạn mô hình và lựu đạn đã được vô hiệu hóa, đạn đã được vô hiệu hóa và nhng loại tương tự trong tất cả các loại bưu gửi.

3.3 Trưng hợp ngoại lệ, hàng hóa nguy hiểm có thể được nhận gửi khi các nước thành viên đã tuyên b khả năng chấp nhận song phương hoặc đơn phương, nhưng phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc và quy định về vận chuyển trong nước và quốc tế.

4 Động vật sng

4.1 Cấm gửi động vật sống trong tất cả các loại bưu gửi.

4.2 Trường hợp ngoại lệ, trong bưu phẩm, trừ bưu phẩm khai giá, được nhận gửi các loại động vật sau đây:

4.2.1 ong, đa và tm;

4.2.2 vật ký sinh và chất diệt tr sâu bọ có hại dùng để kiểm soát các loại sâu bọ đó và được trao đi giữa các viện nghiên cứu được chính thức công nhận;

4.2.3 ruồi thuộc họ Drosophilidac dùng vào việc nghiên cứu thuốc sinh học được trao đi giữa các viện nghiên cứu được chính thức công nhận.

4.3 Trường hợp ngoại lệ, trong bưu kiện được nhận gửi các loại động vật sau đây:

4.3.1 động vật sng mà việc vận chuyển qua đường bưu chính được pháp luật bưu chính và/hoặc luật pháp quc gia của các nước liên quan cho phép.

5 Gửi thông tin trao đổi trong bưu kiện

5.1 Cấm b vào bưu kiện các vật phẩm sau đây:

5.1.1 thông tin trao đổi, ngoại tr các tài liệu lưu trữ gia các cá nhân không phải người gửi và người nhận hoặc những người sng cùng vi họ.

6 Tiền xu, giy tờ giá do ngân hàng phát hành và các vt có giá trị khác

6.1 Cm b tin xu, giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành, tiền giấy hoặc chứng khoán các loại có thể thanh toán cho người thụ hưởng, séc du lịch, bạch kim, vàng hoặc bạc đã gia công hoặc chưa gia công, đá quý, đồ trang sức hoặc các vật có giá trị khác:

6.1.1 trong bưu phẩm không khai giá;

6.1.1.1 tuy nhiên, nếu pháp luật quốc gia của nước gốc và nước nhận cho phép thì các vật này có thể được gửi trong phong bì dán kín gi như bưu phm bảo đm;

6.1.2 trong bưu kiện không khai giá, trừ trưng hợp luật pháp quốc gia của nước gốc và nước nhận cho phép;

6.1.3 trong bưu kiện không khai giá trao đổi giữa hai nước có chấp nhận bưu kiện khai giá;

6.13.1 ngoài ra, bất kỳ nước thành viên hoặc nhà khai thác được chỉ đnh nào cũng có thể cầm gửi vàng nén trong bưu kiện khai giá và bưu kiện không khai giá gửi đi hoặc gửi đến hoặc quá giang gửi ri qua lãnh th nước mình; các nước này có thể giới hạn giá trị thực tế ca các bưu gửi này.

7 n phẩm và vật phm dành cho người mù:

7.1 không được ghi chú hoặc chứa bất kỳ thông tin trao đổi nào;

7.2 không được chứa bt kỳ loại tem bưu chính hoặc các hình thức thanh toán trưc cước bưu chính nào dù đã bị hủy hay chưa bị hủy hoặc bt kỳ loại giấy t nào th hiện giá tr tiền tệ, trừ trưng hợp bưu gửi cha kèm theo th, phong bì hoặc một loại bao bì đã được thanh toán trước cước bưu chính cho chiều chuyển về và có in sn địa ch của người gửi bưu gửi đó hoặc đại lý của người gửi nước chấp nhận bưu gửi ban đầu hoặc nước nhận của bưu gửi ban đu.

8 Xử bưu gửi chấp nhận nhầm

8.1 Việc xử lý bưu gửi chp nhận nhầm được quy đnh trong các Th lệ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, những bưu gửi chứa các vt phẩm được quy đnh tại các khoản 2.1.1, 2.1.2, 3.1 và 3.2 đều không được chuyển tiếp ti nơi nhận, phát cho người nhận hoặc chuyển hoàn về nước gc. Trường hợp các vật phm quy định tại các khoản 2.1.1 được phát hiện khi đang quá giang thì bị xử lý theo pháp luật quốc gia ca nưc cho quá giang. Trưng hợp các vật phm đề cập tại các khoản 3.1 và 3.2 được phát hiện trong quá trình vận chuyển, nhà khai thác được ch định ca nưc liên quan được phép lấy những vật phẩm này ra khỏi bưu gửi và x lý chúng. Sau đó, nhà khai thác được ch định của nước này sẽ chuyển tiếp phần còn lại của bưu gửi ti nơi nhận kèm theo thông tin v việc x lý vt phẩm không được phép nhận gửi.

Điều 20

Kiểm tra hải quan. Thuế hải quan và các loại phí khác

1 Nhà khai thác được chỉ định ca nước gốc và nước nhận được quyền xut trình bưu gi để kim tra hải quan theo pháp luật của các nưc này.

2 Bưu gửi được xuất trình để kim tra hải quan có thể phải chịu một khoản cước xut trình hải quan. Khoản cước này được khuyến nghị trong Th lệ và chỉ được thu khi xut trình cơ quan Hải quan và việc làm th tục hi quan cho bưu gi này phải chịu các khoản thu hi quan hoặc khoản tiền tương tự khác.

3 Nhà khai thác được ch định khi có quyền thay mặt khách hàng làm th tục hải quan cho bưu gửi dưới danh nghĩa khách hàng hay nhà khai thác được chỉ định của nước nhận thì có th thu của khách hàng một khoản phí làm thủ tục hải quan dựa trên chi phí thực tế. Khoản phí này có thể được thu đối vi tất cả các bưu gửi phải xut trình cơ quan hải quan theo quy đnh của pháp luật quốc gia, kể cả các bưu gửi được miễn thuế hải quan. Các khoản phi này phải được thông báo trước cho khách hàng.

4 Tùy từng trường hợp, nhà khai thác được chỉ đnh được quyền thu ca người gi hoặc người nhận bưu gửi thuế hải quan và tt c các loại phí khác, nếu có.

Phần VI

Trách nhiệm

Điều 21

Khiếu nại

1 Mỗi nhà khai thác được chỉ đnh có trách nhiệm chp nhận các khiếu nại liên quan đến bưu kiện hoặc bưu phẩm bảo đảm hoặc bưu gi khai giá được gửi trong dịch vụ ca mình hoặc trong dịch v của tt c nhà khai thác được chỉ định khác với điều kiện khách hàng khiếu nại trong vòng sáu tháng k từ sau ngày bưu gửi đó được gửi. Việc chuyển và xử lý khiếu nại gia các nhà khai thác được chỉ định phải được thc hiện theo các điều kiện được nêu tại các Thể lệ. Thời hạn 6 tháng là thời gian liên quan tới mối quan hệ giữa người khiếu nại và nhà khai thác được chỉ định, không bao gồm thi gian chuyển khiếu nại gia các nhà khai thác được chỉ định.

2 Các khiếu nại được miễn cước. Tuy nhiên, về nguyên tắc, nếu yêu cầu chuyển khiếu nại bằng dịch vụ EMS thì người đưa ra yêu cu phải chịu những chi phí phát sinh.

Điều 22

Trách nhiệm của nhà khai thác được chỉ định. Bồi thường

1 Quy đnh chung

1.1 Tr các trường hợp quy định tại Điều 23, nhà khai thác được ch định phải chịu trách nhiệm đi vi:

1.1.1 trường hp mất, mt cắp hoặc hư hại bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện thường (trừ các bưu kiện thương mại điện tử (“bưu kiện ECOMPRO) với các đặc điểm được quy định trong Th lệ) và bưu gửi khai giá;

1.1.2 trường hợp chuyển hoàn bưu phẩm bảo đm, bưu gửi khai giá và bưu kiện thường mà không ghi lý do không phát được.

1.2 Nhà khai thác được chỉ định không phải chịu trách nhiệm đối với những bưu gửi không được quy định tại các khoản 1.1.1 và 1.1.2 cũng không chịu trách nhiệm đi với các bưu kiện ECOMPRO.

1.3 Nhà khai thác được chỉ định không phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp mà Công ước này không quy định.

1.4 Khi bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện thường và bưu gửi khai giá bị mt hoặc b hư hại hoàn toàn do trường hp bất khả kháng mà không có bồi thường thì người gửi được trả lại các khoản cước đã thanh toán khi gi bưu gửi, trừ cước khai giá.

1.5 Tiền bồi thưng được trả không vượt quá số tiền quy định trong Thể lệ.

1.6 Trong trường hợp phải chịu trách nhiệm thì nhng thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi hoặc tn thất về tinh thần không thực hiện được không được tính vào khoản tiền bi thường phải tr.

1.7 Tất cả các quy đnh liên quan đến trách nhiệm của nhà khai thác được chỉ định đu là những quy định bt buộc thc hiện, không có trường hợp ngoại lệ và phải thực hiện đy đủ. Trong mọi trưng hợp, k cả trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng, nhà khai thác được chỉ đnh không phải chu trách nhiệm cao hơn mức giới hạn trách nhiệm quy định trong Công ưc và các Thể lệ,

2 Bưu phẩm bảo đảm

2.1 Nếu bưu phẩm bảo đảm bị mất, bị mt cắp hoặc bị hư hng hoàn toàn, người gi được bồi thường một khoản tiền theo quy định trong Thể lệ. Nếu người gửi đòi một số tiền ít hơn khoản tiền quy định trong Thể lệ, nhà khai thác được chỉ đnh có thể trả s tiền thp hơn này và trên cơ sở đó, nhận lại số tiền này từ các nhà khai thác được chỉ định khác có liên quan.

2.2 Nếu bưu phẩm bo đảm bị mt cắp một phần hoặc bị hư hỏng một phần, người gửi được bồi thường một khoản tin, về nguyên tắc, tương ứng với giá trị thực tế ca phần bị mất cắp hoặc hư hại.

3 Bưu kiện thường

3.1 Nếu một bưu kiện b mất, bị mt cắp hoàn toàn hoặc hư hại hoàn toàn, người gi được bồi thường một khoản tiền theo quy định trong Th lệ. Nếu người gửi đòi một s tiền ít hơn khoản tiền quy định trong Thể lệ, các nhà khai thác được ch định có th trả s tiền thấp hơn này và trên cơ s đó, nhận lại số tiền này từ các nhà khai thác được chỉ định liên quan.

3.2 Nếu bưu kiện bị mất cp một phần hoặc bị hư hỏng một phần, người gửi được bồi thường một khoản tiền, về nguyên tắc, tương ứng vi giá trị thực tế ca phần bị mất cắp hoặc bị hư hại.

3.3 Nhà khai thác được chỉ định có thể thỏa thuận, trong các quan hệ qua lại vi nhau, đ áp dụng mc tiền bồi thường theo từng bưu kiện như quy đnh tại Th lệ mà không tính đến khối lượng.

4 Bưu gi khai giá

4.1 Nếu bưu gi khai giá bmất, bị mt cp hoàn toàn hoặc bị hư hng hoàn toàn, người gửi sẽ được bồi thưng một khoản tiền, về nguyên tắc, tương ứng với giá trị đã khai, tính bng đơn vị Quyền rút vn đặc biệt (SDR).

4.2 Nếu bưu gửi khai giá bị mất một phần hoặc bị hư hỏng một phần, người gửi sẽ được bi thường một khoản tiền, về nguyên tc, tương ng vi giá trị thực tế ca phần bị mất cp hoặc bị hư hỏng. Tuy nhiên, trong mọi trưng hợp, s tiền này không được vượt quá giá trị đã khai, tính bng SDR.

5 Trưng hợp bưu phẩm bảo đảm hoặc bưu phm khai giá bị chuyn hoàn mà không ghi rõ lý do không phát được, người gi sẽ ch được hoàn lại các khoản cưc đã tr khi gửi bưu gửi này.

6 Trưng hợp bưu kiện bị chuyn hoàn mà không ghi rõ lý do không phát được, người gửi sẽ được hoàn lại các khoản cưc đã thanh toán khi gửi bưu kiện tại nước gốc và các khoản chi phí phát sinh do chuyển hoàn bưu kiện này về từ nước nhận.

7 Trong các trường hợp nêu tại các khoản 2, 3 và 4, tiền bồi thường sẽ được tính theo giá hiện hành, quy đi ra SDR, của vật phẩm, hàng hóa cùng loại tại địa điểm và thời điểm mà bưu gửi đó được chấp nhận để chuyển đi. Nếu không tính được theo giá hiện hành đó, tiền bồi thường sẽ được tính theo giá trị thông thường ca vật phẩm hoặc hàng hóa, giá trị này được định giá trên cùng một cơ s.

8 Đối với trường hợp bồi thưng do bị mất, b mất cp hoàn toàn hoặc bị hư hng hoàn toàn đối với bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện thường hoặc bưu gửi khai giá, tùy từng trường hợp, người gửi hoặc người nhận được hoàn trả các loại cưc và phí đã thanh toán khi gửi bưu gửi trừ cước bảo đảm và cước khai giá. Quy định này cũng được áp dụng đối với bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện thường hoặc bưu gửi khai giá mà người nhận từ chối không nhận do tình trạng xu của bưu gửi khi trách nhiệm của nhà khai thác được chỉ đnh có liên quan.

9 Không ảnh hưởng tới quy định tại các khoản 2, 3 và 4, người nhận được quyền đòi bồi thường đi với bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện thường và bưu gửi khai giá bị mất cắp hoặc bị hư hỏng nếu người gửi từ chi quyn này cho người nhận được hưởng. Quyền từ chối này sẽ không cần thiết nếu người nhận đồng thời là người gửi.

10 Nhà khai thác được chỉ định của nước gc có quyn lựa chọn để trả cho người gửi tại nước này các khoản tiền bồi thường theo quy định ca pháp luật quốc gia đối với bưu phẩm bảo đảm và bưu kiện không khai giá vi điều kiện các khoản tiền bồi thường này không thấp hơn mức bồi thường quy định tại các khoản 2.1 và 3.1. Quy định này cũng được áp dụng đi vi nhà khai thác được chỉ đnh của nước nhận khi tiền bồi thường được tr cho người nhận. Tuy nhiên, các mức bồi thưng quy định tại các khoản 2.1 và 3.1 vẫn được áp dụng:

10.1 trường hợp truy thu nhà khai thác được chỉ định có trách nhiệm; hoặc

10.2 nếu người gửi từ b quyền nhận bồi thường để người nhận được hưng.

11 Bảo lưu liên quan đến quá thi hiệu khiếu nại và việc trả tiền bi thưng cho các nhà khai thác được chỉ đnh, bao gồm thời hạn và các điều kiện quy định trong Thể lệ sẽ không được chấp thuận, trừ trường hợp có thỏa thuận song phương.

Điều 23

Không thuộc trách nhiệm của các nước thành viên và nhà khai thác được chỉ định

1 Nhà khai thác được chỉ định không phải chịu trách nhiệm đối với bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện và bưu gửi khai giá đã được phát theo các điều kiện đặt ra trong quy định của nước mình đi với bưu gửi cùng loại. Tuy nhiên, nhà khai thác được chỉ định vẫn phải chịu trách nhiệm:

1.1 trong trưng hợp việc mất cắp hoặc hư hng được phát hiện trước hoặc khi phát bưu gửi;

1.2 trong trường hợp người nhận hoặc người gửi (nếu bưu gửi được chuyển hoàn về nước gốc) có ý kiến ngay khi được phát bưu gửi bị mất cắp hoặc hư hỏng, nếu pháp luật quc gia cho phép;

1.3 trong trường hợp bưu phẩm bảo đảm đã được phát đến hộp thư cá nhân và người nhận khẳng định chưa nhận được bưu phẩm đó, nếu pháp luật quốc gia cho phép;

1.4 trong trường hợp người nhận bưu kiện hay bưu gi khai giá hoặc người gửi (trưng hợp chuyển hoàn về nước gốc), dù đã thanh toán đầy đủ các khoản cước nhưng vn thông báo không chậm trễ cho nhà khai thác được chỉ định ca nước phát bưu gửi biết rằng họ phát hiện việc mất cp hay hư hng xảy ra đối với bưu gửi. Người nhận hoặc người gửi phải đưa ra bng chứng chứng minh được việc mt cắp hay hư hỏng không xảy ra sau khi phát bưu gửi. Khái niệm “không chậm tr” được hiu theo quy định của pháp luật quốc gia.

2 Các nưc thành viên và nhà khai thác được chỉ định không phải chịu trách nhiệm:

2.1 trong các trường hợp bất khả kháng quy đnh tại Điều 18.5.9;

2.2 khi họ không th giải được về bưu gửi do các tài liệu, ghi chép nghiệp vụ hợp lệ bị tu hủy trong các trường hợp bất khả kháng, nếu không có bằng chứng v việc họ chịu trách nhiệm;

2.3 trong trường hợp việc mất, hư hng xy ra do lỗi hoặc do sự vô ý của người gửi hoặc do đặc tính tự nhiên ca nội dung bưu gửi;

2.4 trong trưng hợp bưu gửi vi phạm quy định về cấm gửi tại Điều 19;

2.5 trong trường hợp bưu gửi bị thu giữ theo pháp luật quc gia của nưc nhận căn c vào thông báo của nước thành viên hoặc nhà khai thác được chđịnh của nước này;

2.6 trong trường hp bưu gửi khai giá bkhai man giá tr cao hơn so với giá trị nội dung thực tế;

2.7 trong các trường hợp người gửi không khiếu nại trong vòng sáu tháng kể từ ngày sau ngày ký gửi bưu gửi đó;

2.8 trong trưng hợp bưu kiện gửi cho tù nhân chiến tranh hoặc thưng dân bị giam giữ;

2.9 khi hành động ca người gi bị nghi ng có mục đích la đảo đ nhận tiền bồi thưng.

3 Các nước thành viên và nhà khai thác được ch đnh không phải chịu trách nhiệm đi với các khai báo hải quan dưi mọi hình thc hoặc đối vi các quyết định của cơ quan hải quan về việc kiểm tra bưu gửi được xuất trình đ kiểm tra hải quan.

Điều 24

Trách nhiệm của người gửi

1 Người gửi phải chịu trách nhiệm về những tổn thương xảy ra đối với nhân viên bưu chính, về mọi hư hỏng xảy ra đối với bưu gửi khác và các trang thiết bị bưu chính khi gửi các vật phẩm không được phép nhận gửi để vận chuyển hoặc không tuân thủ các điều kiện nhận gửi.

2 Trong trường hợp hư hỏng xảy ra đối với các bưu gửi khác, người gửi phải chịu trách nhiệm đối với mỗi bưu gửi bị hư hỏng trong giới hạn trách nhiệm nhu nhà khai thác được chỉ định.

3 Người gửi vẫn phải chịu trách nhiệm ngay cả khi bưu cục nhận gửi đã chấp nhận bưu gửi.

4 Tuy nhiên, khi người gửi đã tuân thủ các điều kiện nhận gửi thì người gửi sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu đó là lỗi hoặc do sự vô ý trong quá trình khai thác của nhà khai thác được chỉ định hoặc hãng vận chuyển sau khi bưu gửi đã được chấp nhận.

Điều 25

Trả tiền bồi thường

1 Theo quy định v quyền truy thu đi với nhà khai thác được ch định phải chịu trách nhiệm thì nghĩa vụ trả tin bồi thường và hoàn trả các khoản cước và phí sẽ thuộc về nhà khai thác được chỉ định ca nước gốc hoặc nhà khai thác được chỉ đnh ca nước nhận.

2 Người gửi có thể từ bỏ quyền nhận bồi thường của mình đ người nhận được hưởng. Người gửi hoặc người nhận trong trường hp ngưi gửi từ bỏ quyền này, có th ủy quyền cho một bên thứ ba nhận tin bi thường, nếu pháp luật quc gia cho phép.

Điều 26

Khả năng truy thu tiền bồi thường từ người gửi hoặc người nhận

1 Sau khi trả tiền bồi thường, nếu bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện hoặc bưu gửi khai giá hoặc một phần nội dung trước đây bị coi là đã mất lại được tìm thấy thì người gửi hoặc người nhận, tùy từng trưng hợp, phải được thông báo rằng bưu gửi đó thuộc quyền định đoạt của hộ trong thời hạn ba tháng đ họ hoàn li tiền bồi thường đã nhận. Đồng thời, họ phải cho biết bưu gửi này sẽ được phát cho ai. Trưng hợp từ chối hoặc không tr li trong thời hạn quy định thì cách xử lý tương tự được áp dụng đối với người nhận hoặc người gửi, tùy từng trường hợp, và người đó một thi hạn tương tự đ trlời.

2 Nếu người gửi hoặc người nhận từ chi không nhận lại bưu gửi hoặc không trả lời trong thời hạn quy định ti khoản 1 thì bưu gửi này sẽ là tài sản thuộc quyền s hữu của nhà khai thác được ch định hoặc, tùy từng trường hợp, ca nhà khai thác được ch định chịu thiệt hại.

3 Trường hợp sau đó tìm lại được bưu gửi khai giá mà giá trị nội dung của bưu gửi đó thấp hơn s tiền bồi thường đã tr thì người gửi hoặc người nhận, tùy từng trường hợp, sẽ phải tr lại s tiền bồi thường này đ nhn lại bưu gửi mà không phải chịu hậu quả pháp lý vì hành vi đã khai man giá trị khai giá.

Phần VII

Thù lao

A Cước quá giang

Điều 27

Cước quá giang

1 Chuyến thư thẳng và bưu gửi quá giang gửi rời trao đổi giữa hai nhà khai thác được chỉ định hoặc giữa hai bưu cục của cùng một nước thành viên thông qua dịch vụ của một hay nhiều nhà khai thác được chỉ định khác (dịch vụ của nước thứ ba) thì phải chịu cước quá giang. Cước quá giang là khoản tiền thù lao cho các dịch vụ quá giang đường bộ, quá giang đường biển và quá giang đường bay. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với bưu gửi gửi nhầm hoặc lạc hướng.

B. Cước đầu cuối

Điều 28

Cước đầu cuối. Quy định chung

1 Căn cứ các trường hp ngoại lệ đưc quy định trong các Th lệ, mỗi nhà khai thác được chỉ định khi nhận được bưu phẩm của nhà khai thác được chỉ định khác có quyền thu từ nhà khai thác được chỉ định của nước gửi một khoản tiền thanh toán cho chi phí phát sinh đi với các bưu phẩm quốc tế nhận được.

2 Để áp dụng các quy định về thanh toán cước đầu cuối do nhà khai thác được ch đnh thực hiện, các nước và vùng lãnh thổ được phân loại theo danh sách được Đại hội lập ra nhằm mục đích thanh toán cước đầu cui nêu trong Nghị quyết C 7/2016 của Đại hội, cụ thể như sau:

2.1 các nước và vùng lãnh th thuộc hệ thống mục tiêu trước năm 2010 (nhóm I);

2.2 các nước và vùng nh th thuộc hệ thống mục tiêu từ năm 2010 và 2012 (nhóm II);

2.3 các nước và vũng nh th thuộc hệ thống mục tiêu từ năm 2016 (nhóm III);

2.4 các nước và vùng lãnh th thuộc hệ thng chuyển đi (nhóm IV).

3 Quy định của Công ưc này về thanh toán cước đầu cuối chính là các bước chuẩn bị trong quá trình chuyn đi đ tiến ti một h thng thanh toán theo từng nước cụ th khi kết thúc giai đoạn chuyển đi.

4 Truy cập dịch vụ trong nước. Truy cập trực tiếp

4.1 Về nguyên tc, mi nhà khai thác được ch định ca nước thuộc hệ thng mục tiêu trước năm 2010 sẽ cung cp cho các nhà khai thác được chỉ định khác tất c các mức cước, quy định và điều kiện của dịch vụ trong nước tương tự như các mức cước, quy định và điều kiện dành cho khách hàng nội địa. Nhà khai thác được chỉ định của nước nhận sẽ quyết đnh nhà khai thác được ch định của nước gc đã đáp ứng các quy định và điều kiện truy cập trực tiếp hay chưa.

4.2 Nhà khai thác được chđịnh của các nước thuộc hệ thống mục tiêu trước năm 2010 sẽ cung cấp cho các nhà khai thác được chỉ định khác của các nước thuộc hệ thng mục tiêu trước năm 2010 các mức cước, quy định và điều kiện của dịch vụ trong nước tương tự như các điều kiện dành cho khách hàng nội địa.

4.3 Nhà khai thác được ch định ca các nước tham gia hệ thống mục tiêu từ năm 2010 có th lựa chọn cho phép một số nhà khai thác được chỉ đnh nhất định áp dụng các điều kiện trong nưc trong thời gian thử nghiệm hai năm trên cơ sở quan hệ song phương. Sau thời gian đó, họ phải lựa chn tiếp tục cho phép hoặc không cho phép tt cả các nhà khai thác được ch định áp dụng các điều kin trong nước. Tuy vậy, nếu các nhà khai thác được chỉ định của các nước thuộc hệ thống mục tiêu từ năm 2010 yêu cầu các nhà khai thác được ch định của các nước đã tham gia hệ thống mục trước năm 2010 cho phép áp dụng các điều kiện trong nước thì họ phải cung cấp cho tất cả các nhà khai thác được chỉ định các mc cước, quy định và điều kiện của dịch vụ trong nước tương tự như các điều kiện dành cho khách hàng nội đa.

4.4 Các nhà khai thác được chỉ định của các nước trong hệ thống chuyển đổi có thể lựa chọn không cho phép các nhà khai thác được chỉ định khác áp dụng các điều kiện trong nước. Tuy nhiên, họ có th cho phép một s các nhà khai thác được ch định nhất định áp dụng các điều kiện trong nước trong giai đoạn th nghiệm hai năm trên cơ s quan hệ song phương. Sau giai đoạn đó, họ phải lựa chọn tiếp tục cho phép hoặc không cho phép áp dụng các điều kiện trong nước đi với tất cả các nhà khai thác được chđịnh.

5 Thù lao cước đầu cuối sẽ được tính trên cơ s chất lượng dch vụ tại nước nhận. Hội đồng Khai thác Bưu chính được phép tăng thù lao quy định tại Điều 28bis, Điều 29, Điều 30 để khuyến khích các nước tham gia vào các hệ thng giám sát và đ thưởng cho các nhà khai thác được chỉ định đã đạt được các chỉ tiêu chất lượng đề ra. Hội đồng Khai thác Bưu chính cũng có th quy định hình thức phạt đối vi trường hợp không đạt cht lượng dịch vụ, nhưng không thấp hơn mc thù lao tối thiểu theo quy định tại Điều 29 và Điều 30.

6 Mọi nhà khai thác được chỉ định đều có thể từ b toàn bộ hoặc một phần s tiền thanh toán quy định tại khoản 1.

7 Túi M có khi lượng nhỏ hơn 5 kilogam được coi như có khối lượng 5 kilogam đ thanh toán cước đu cuối. Cước đu cuối áp dụng cho túi M :

7.1 0,909 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2018;

7.2 0,935 SDR cho mỗi kilogam, đối vi năm 2019;

7.3 0,961 SDR cho mỗi kilogam, đi với năm 2020;

7.4 0,988 SDR cho mỗi kilogam, đối vi năm 2021;

8 Đối với bưu phẩm bảo đảm, phải thanh toán b sung khoản tiền là 1,100 SDR cho mỗi bưu phẩm đối với năm 2018; 1,200 SDR cho mỗi bưu phẩm đối với năm 2019; 1,300 SDR cho mi bưu phm đi với năm 2020 và 1,400 SDR cho mỗi bưu phm đối với năm 2021. Đối với bưu phẩm khai giá, phải thanh toán bổ sung khoản tiền 1,400 SDR cho mỗi bưu phẩm đi với năm 2018; 1,500 SDR cho mi bưu phẩm đối với năm 2019; 1,600 SDR cho mỗi bưu phẩm đối vi năm 2020 và 1,700 SDR cho mi bưu phẩm đi với năm 2021. Hội đồng Khai thác Bưu chính được phép tăng thù lao đi với các dịch vụ này và các dịch vụ cộng thêm khác khi các dịch vụ được cung ứng có chứa các đặc tính b sung được quy định trong Thể lệ.

9 Đi với bưu phẩm bảo đảm và bưu phẩm khai giá không có mã vạch nhận dạng hoặc mã vạch nhận dạng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật S10 ca UPU, phải thanh toán bổ sung khoản tiền là 0,5 SDR cho mỗi bưu phẩm trừ khi có thỏa thuận song phương khác.

10 Đ thanh toán cước đầu cuối, các bưu phẩm gửi với s lượng lớn theo các điều kiện quy định tại Thể lệ được coi bưu phẩm gửi số lượng nhiều. Việc thanh toán đi vi bưu phẩm gửi s lượng nhiều được thực hiện theo các quy định tại Điều 28bis, Điều 29 và Điều 30, nếu thích hợp.

11 Mọi nhà khai thác được ch định đều có thể áp dụng các hệ thng thanh toán khác đ thanh toán cước đầu cuối bằng các thỏa thuận song phương hoặc đa phương.

12 Các nhà khai thác được chỉ định có th trao đi bưu phẩm không ưu tiên trên cơ sở tự nguyện bng cách áp dụng mức cước đầu cui thấp hơn 10% so với mức cưc áp dụng cho bưu phẩm ưu tiên.

13 Các quy định áp dụng giữa các nhà khai thác được chỉ định ca các nước thuộc hệ thống mục tiêu phải áp dụng đối vi mọi nhà khai thác được ch định của một nước trong hệ thng chuyn đổi đã tuyên bố mun tham gia vào hệ thống mục tiêu. Hội đồng Khai thác Bưu chính có thể quy đnh những biện pp chuyn đổi trong Th lệ. Các quy định đy đủ của hệ thống mục tiêu có thể áp dụng đi vi mọi nhà khai thác được ch đnh mới tham gia hệ thống mục tiêu đã tuyên b mun áp dụng các quy định đầy đủ này mà không cần các biện pháp chuyển đi.

Điều 28bis

Cước đầu cuối. Tự công bố cưc đầu cuối áp dụng vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E)

1 Mức cước tự công bố s bt đầu có hiệu lực từ năm 2021 trở đi bất kể quy định tại Điều 29 và 30, các nhà khai thác được ch định có thể thông báo cho Văn phòng Quốc tế trước ngày 01 tháng 6 của năm trước năm dương lịch mà cước tự công b s được áp dụng theo mỗi kg và mỗi cái, bằng đồng nội t đối vi bưu phm dạng gói (E) và gói nhỏ (E). Văn phòng Quốc tế s quy đổi cước tự công bố này sang đồng SDR. Để tính cước theo đng SDR, Văn phòng Quốc tế sẽ sử dụng tỷ giá hi đoái trung bình hàng tháng trong khoảng thi gian từ ngày 01 tháng 1 đến ngày 31 tháng 5 của năm trước năm mà cước tự công b sẽ được áp dụng. Văn phòng Quốc tế sẽ thông báo kết quả mức cước chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 của năm trước năm mà cưc tự công bố sẽ được áp dụng. Mức cước tự công b cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E) sẽ được thay thế phù hp trong mi trường hợp tính toán tham chiếu hoặc các phép tính liên quan đến bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) quy định trong Công ước hoặc Thể lệ. Bên cạnh đó, mỗi nhà khai thác được chỉ định sẽ cung cấp cho Văn phòng Quc tế mc cước nội địa của họ áp dụng cho các dịch vụ tương đương để phục vụ việc tính mức cước trần liên quan.

1.1 Căn cứ quy định tại mục 1.2 và 1.3, mức cước tự công b sẽ:

1.1.1 có trọng lượng bình quân của bưu phẩm định dạng E 0,158 kg, không cao hơn mức cước trần cụ thể của quốc gia được tính theo mục 1.2;

1.1.2 dựa trên 70%, hoặc tỷ lệ phần trăm áp dụng trong mục 6ter, cước bưu gửi đơn lẻ trong nưc tương đương với bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) được nhà khai thác được chỉ đnh cung cp trong dịch vụ nội địa và có hiệu lc từ ngày 01 tháng 6 của năm trước năm mà cước tự công bố sẽ được áp dụng;

1.1.3 dựa trên cước bưu gửi đơn l trong nước có hiệu lực mà nhà khai thác được chỉ định đang cung cp dch vụ trong nước vi bưu gửi có các chiu và kích c tối đa tương ứng với bưu phm dạng gói (E) và gói nhỏ (E);

1.1.4 đưc công khai cho tt cả các nhà khai thác được chỉ định;

1.1.5 chỉ được áp dụng cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E);

1.1.6 được áp dụng cho tất cả các luồng bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E) ngoài trừ các luồng từ các nước thuộc hệ thống chuyển đi đến các nước trong hệ thống mục tiêu, và giữa các nước trong hệ thống chuyển đổi, nếu các luồng này không vượt quá 100 tn mỗi năm.

1.1.7 được áp dụng cho tất cả các luồng bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh(E) ngoại trừ các luồng giữa các nước trong hệ thống mục tiêu từ năm 2010, 2012 và 2016, và từ các nước này ti các nước trong hệ thng mục tiêu trước năm 2010, nếu các luồng này không vượt quá 25 tấn mỗi năm.

1.2 Cước tự công bố theo mỗi cái và mi kg đối vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) không đưc cao hơn cước trn cụ thể của quốc gia mà cước trần này được xác định bng phương pháp hồi quy tuyến tính 11 điểm tương ng vi 70%, hoặc tỷ lệ phần trăm áp dụng theo đoạn 6ter, của mức cước bưu gửi đơn lẻ ưu tiên của các dịch vụ trong nước tương đương cho bưu phm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) nc trọng lượng 20 gam, 35 gam, 75 gam, 175 gam, 250 gam, 375 gam, 500 gam, 750 gam, 1.000 gam, 1.500 gam và 2.000 gam, không bao gồm các loại thuế.

1.2.1 Việc xác định mức cưc tự công bố có vượt quá mc cước trần sẽ được kiểm tra ở mức doanh thu bình quân bng cách sử dụng mức cơ sở bình quân hiện tại trên thế gii của mỗi kilôgam bưu phẩm, vi mỗi bưu gửi định dạng E nặng 0,158 kilôgam. Trong trường hp, mức cước tự công bố cao hơn mc cước trn đi với bưu gửi đnh dạng E có trọng lượng trung bình 0,158 kilôgam, mức cưc trn dựa trên cho mỗi bưu phẩm và mỗi kilôgam sẽ được áp dụng; hoặc, nhà khai thác được chỉ định có th lựa chọn việc giảm mức cước tự công bố xuống mức phù hp vi đoạn 1.2

1.2.2 Trường hợp có nhiều mc cước nội đa quy định theo độ dày ca bưu phẩm, mc cước nội địa thấp hơn sẽ được sử dụng cho bưu phẩm đến 250 gam và mức cước nội địa cao hơn cho bưu phẩm trên 250 gam.

1.2.3 Trường hợp cước các dch vụ nội địa tương đương quy đnh theo vùng, mức cước điểm giữa quy định trong Th lệ sẽ được áp dụng, và các mức cước cách vùng trong nước sẽ kng sử dụng đ tính toán cước điểm giữa. Ngoài ra, việc quyết định sử dụng cước theo vùng có thdựa trên khoảng cách chênh lệch trọng lượng bình quân thực tế của các bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) chiều đến (cho năm dương lịch gần nhất)

1.2.4 Trong trường hp dịch vụ và cước nội địa tương đương đã bao gồm các đặc tính dịch vụ cộng thêm không phải là một phần của dịch vụ cơ bản, ví dụ như định vị, ly chữ ký và khai giá, và các đặc tính đó được bao gồm trên tất cả các mc trọng lượng được liệt kê trong mục 1.2, cước dch vụ cộng thêm tương ứng trong nước thấp hơn, cước dịch vụ cộng thêm hoặc cước hướng dẫn được đ xuất trong các Văn kiện ca Liên minh sẽ đưc khấu trừ khỏi cước trong nước. Tng mức khấu trừ cho tất cả các đặc tính dịch vụ cộng thêm không được vượt quá 25% tng cước trong nước.

1.3 Trong trường hợp kết quả tính toán mức cước trần của quốc gia theo quy định tại mục 1.2 dẫn đến mức doanh thu tính cho bưu phm định dạng E có trọng lượng 0,158 kilôgam thấp n mức thu tính cho bưu phẩm với cùng trọng lượng tương đương sẽ dựa theo mức cước quy định dưới đây, mc cước tự công bố sẽ không cao hơn mức cước sau:

1.3.1 0,614 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,381 SDR cho mỗi kilogam, đối vi năm 2020

1.3.2 0,645 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,450 SDR cho mỗi kilogam, đi với năm 2021

1.3.3 0,677 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,523 SDR cho mỗi kilogam, đi với năm 2022

1.3.4 0,711 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,599 SDR cho mỗi kilogam, đi vi năm 2023

1.3.5 0,747 SDR cho mi bưu phẩm và 1,679 SDR cho mỗi kilogam, đi với năm 2024

1.3.6 0,784 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,763 SDR cho mỗi kilogam, đối vi năm 2025

1.4 Bất kỳ việc b sung điều kiện và thủ tục nào cho việc tự công bố cước áp dng đi với bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) sẽ được quy đnh trong Th lệ. Tt cả các quy định khác của Th lliên quan đến bưu phm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) cũng sẽ đưc áp dụng đối vi cước tự công b, trừ khi chúng không phù hợp với điều này.

1.5 Nhà khai thác được chỉ định của các nước trong hệ thống, chuyển đổi có thể áp dụng cước tự công bố trên cơ sở lấy mẫu các luồng bưu phẩm chiều đến.

2 Ngoài mức cước trần được quy định tại mục 1.2, cước tự công bố sẽ không cao hơn mức thu tối đa được xác định cho các năm từ 2021 đến 2025, như sau:

2.1 2021: Mức thu đưc tính toán dựa trên cơ sở mức cước tự công bố s được lấy mc thp nhất giữa mức cước trần cụ thể quốc gia và mc thu năm 2020 đối với bưu gửi định dạng E có trọng lượng 0,158 kilôgam, tăng thêm 15%;

2.2 2022: Mức thu được tính toán dựa trên cơ s mức cước tự công b sẽ được ly mức thấp nhất giữa mức cước trần cụ th quốc gia và mc thu năm 2021 đối với bưu gửi định dạng E có trọng lượng 0,158 kilôgam, tăng thêm 15%;

2.3 2023: Mc thu được tính toán dựa trên cơ s mức cước tự công bố sẽ được lấy ở mức thấp nhất giữa mức cưc trần cụ thể quốc gia và mức thu năm 2022 đi vi bưu gửi định dạng E có trọng lượng 0,158 kilôgam, tăng thêm 16%;

2.4 2024: Mức thu được tính toán dựa trên cơ sở mc cước tự công b sẽ đưc đặt ở mức thp nhất giữa mức cước trần c th quc gia và mức thu năm 2023 đi vi bưu gửi đnh dạng E có trọng lưng 0,158 kilôgam, tăng thêm 16%;

2.5 2025: Mức thu được tính toán dựa trên cơ s mức cước tự công b sẽ được lấy ở mức thấp nhất giữa mức cước trần cụ th quốc gia và mức thu năm 2024 đối với bưu gửi đnh dạng E có trọng lượng 0,158 kilôgam, tăng thêm 17%;

3 Đi với cước có hiệu lực vào năm 2021 và các năm tiếp theo, tỷ lệ giữa mức cước tự công b áp dng cho mỗi bưu phẩm và mỗi kilôgam sẽ tăng/ gim không vượt quá 5% so vi tỷ lệ của năm trước. Đi vi các nhà khai thác được chỉ định tự công b mức cưc theo quy định tại đoạn 6bis hoặc áp dụng cưc tự công b trên cơ sở tương hỗ theo quy đnh tại đon 6quater, tỷ lệ có hiệu lực vào năm 2020 s dựa trên mức cước tự công b áp dụng cho mỗi bưu phẩm và mỗi kilôgam được thiết lập kể từ ngày 01/7/2020

4 Các nhà khai thác được chỉ định lựa chọn không tự công b cước theo điều khoản này sẽ áp dụng đầy đ các quy định tại Điều 29 và 30.

5 Đi với các nhà khai thác được ch định lựa chọn tự công b mức cước đối vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E) trong năm trước đó và không thông báo về các mức cước tự công bố cho các năm tiếp theo thì mức cước tự công bố hiện tại sẽ tiếp tục đưc áp dụng trừ khi chúng không thỏa mãn các điều kiện trong Điều này.

6 Nhà khai thác được chỉ định sẽ thông báo cho Văn phòng quốc tế các nội dung liên quan đến việc giảm cước nội địa được đề cập trong điều này.

6bis Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020, bất kể các quy đnh tại đoạn 1 và 2, một nhà khai thác được chỉ định của một nước thành viên nhận được tng khối lượng bưu phẩm trong năm 2018 vượt quá 75.000 tấn (theo thông tin chính thức được cung cấp cho Văn phòng Quc tế hoc bất kỳ thông tin chính thức nào khác được đánh g bởi Văn phòng Quốc tế) có thể tự công bố mức cưc đối vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E), ngoại trừ các luồng bưu phẩm được quy định tại đoạn 1.1.6 và 1.1.7. Nhà khai thác được chỉ định nói trên cũng có quyền không áp dụng các mức giới hạn tăng mức thu tối đa nêu trong đoạn 2 đối vi luồng bưu phẩm đến, đi và giữa nước của họ vi bất kỳ nước khác.

6ter Nếu cơ quan có thm quyền quản lý nhà khai thác được chỉ định áp dụng tùy chn nêu trong đoạn 6bis xác định rằng, đ trang trải mi chi phí cho việc xử lý và chuyn phát bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E), cước của nhà khai thác được chỉ định tự công bố vào bt kỳ năm nào sau năm 2020 phải dựa trên tỷ lệ chi phí/cước bị vượt quá 70% cưc nội địa đối của một bưu gửi đơn lẻ, sau đó tỷ lệ chi phí/ cước áp dụng cho nhà khai thác được chỉ định đó có thể vưt quá 70%, tuy nhiên tỷ lệ chi phí/cưc tăng này không được vượt quá 1% ca phần vượt trên 70% hoặc áp dụng mức tỷ lệ chi phí/cước đang được sử dụng trong việc tính toán cưc tự công bố đang có hiệu lực, không được vưt quá 80%, và đm bảo nhà khai thác được chỉ định đã cung cấp tất cả các thông tin cần thiết trong thông báo gi cho Văn phòng Quốc tế theo khoản 1. Nếu bt kỳ nhà khai thác được chỉ định nào tăng tỷ lệ chi phí/cưc của họ dựa trên quyết định ca cơ quan có thm quyền, sau đó họ sẽ phải thông báo cho Văn phòng Quốc tế về mức tỷ lệ đó đ công bố trước ngày 01 tháng 3 của năm trước năm áp dụng tỷ lệ này. Các thông s kỹ thuật liên quan ti chi phí và doanh thu được sử dng để tính toán t lệ chi phí/cước sẽ được quy đnh c th trong Th lệ.

6quater Khi một nhà khai thác được ch đnh của một nước thành viên viện dẫn đoạn 6bis, tất cả các nhà khai thác đưc chỉ định tương ứng khác, ngoại trừ các nhà khai thác được chỉ định có lưu lượng trao đổi nêu trong đoạn 1.1.6 và 1.1.7, có th thực hiện tương tự.

6quinquies Bt kỳ nhà khai thác được chỉ định nào viện dẫn khả năng xảy ra được nêu trong đoạn 6bis, trong năm đầu tiên các mc cước có hiệu lực, sẽ phi trả một khoản phí cho Liên minh, trong vòng 5 năm tiếp theo (bắt đầu từ năm áp dụng tùy chọn được nêu trong đoạn 6bis), với số tiền 8 triệu CHF mỗi năm, trong tổng số tiền là 40 triệu CHF. Không có thêm khoản thanh toán nào được dự kiến cho việc tự công b cước theo đoạn này sau khi kết thúc thời hn 5 năm.

6quinquies.1 Khoản phí đưc đề cập ở trên sẽ được phân bổ có chọn lọc theo phương pháp sau: 16 triệu CHF sẽ được phân b cho một quỹ thuộc Liên minh để thc hiện các d án liên quan đến dữ liệu điện tử báo trước và an ninh bưu chính theo các điều khoản trong thư thỏa thun giữa các nhà khai thác được chỉ đnh nêu trên và Liên minh; và 24 triệu CHF sẽ được phân bổ cho một quỹ gắn liền vi mục đích tài trợ cho các khoản n dài hạn của Liên minh, được xác đnh bởi Hội đồng Điều hành, theo các điều khoản của thư thỏa thuận giữa các nhà khai thác được chỉ định nêu trên với Liên minh

6quinquies. 2 Khoản phí nêu trong đoạn này sẽ không áp dụng cho các nhà khai thác được chỉ định ca các nước thành viên áp dụng cước tự công b tương hỗ theo đoạn 6quater do một nhà khai thác được chỉ định khác thực hiện tùy chọn tự công b cước theo đoạn 6bis.

6quinquies. 3 Nhà khai thác được chỉ đnh phải trả phí nêu trên hàng năm sẽ thông báo cho Văn phòng Quốc tế về kế hoạch đóng góp s tin 8 triệu CHF, đảm bảo việc đóng góp hàng năm trong vòng 5 năm đưc thực hiện như quy định, và theo thỏa thuận nêu trên. Một nhà khai thác được chỉ định áp dụng theo tùy chọn tự công bố cưc theo đoạn 6bis sẽ nhn được báo cáo đúng hạn về các chi phí liên quan đến khoản phí đã nộp, theo quy đnh đoạn này, và các điều khoản trong thư thỏa thun giữa nhà khai thác được chỉ định nêu trên và Liên minh.

6sexies Nếu một nhà khai thác được chỉ định thực hiện tùy chọn tự công bc theo đoạn 6bis, hoặc nếu một nhà khai thác được chỉ định áp dụng tự công bố cước tương hỗ theo đoạn 6quarter, đồng thi vi việc đưa ra mức cước tự công bố, các nhà khai thác được chỉ định này sẽ cân nhắc việc sẵn sàng gửi cho các nhà khai thác đưc chỉ định của các nước thành viên UPU, trên cơ sở không phân biệt đi xử, các khoản phí được điều chỉnh tương ứng về khi lượng và khoảng cách, vi mc có th thực hiện được và đang cung cấp trong ni địa đi vi các dịch vụ tương tự theo một thỏa thuận song phương, trong khuôn kh pháp lý được đưa ra bởi cơ quan quản lý nhà nước.

7 Không có bảo lưu đi vi các quy định được nêu trong Điều này.

Điều 29

Cước đầu cuối. Quy định áp dụng cho các luồng bưu phẩm trao đổi giữa các nhà khai thác được chỉ định trong hệ thống mục tiêu

1 Việc thanh toán đi với bưu phẩm, kể cả bưu phẩm gửi số lượng nhiều, nhưng trừ túi M và bưu phẩm IBRS, phải được thực hiện trên cơ s áp dụng mc cước tính theo từng bưu phm và theo tng kilogam, phản ánh được chi phí khai thác tại nước nhận. Các mc cước tương ng với dịch vụ ưu tiên trong nước mà dịch vụ này được coi là một phần của dịch vụ bưu chính công ích sẽ được s dụng đ làm cơ sở tính toán cước đu cui.

2 Cước đầu cuối trong hệ thống mục tiêu phải được tính toán dựa trên việc phân loại bưu gửi trên cơ s định dạng của bưu phẩm áp dụng đi với các dịch vụ trong nước theo quy định tại Điều 17.5 Công ước.

3 Các nhà khai thác được chỉ định trong hệ thng mục tiêu phải trao đi bưu phm được phân loại trên cơ s đnh dạng của bưu phm theo các điều kiện quy định tại Thể lệ.

4 Việc thanh toán đối vi bưu phm IBRS được quy định cụ th trong Thể lệ.

5 Mức cước cho mỗi bưu phẩm và cho mi kilogam sẽ được phân chia theo bưu phm dạng nhỏ (P), bưu phm dạng lớn (G), bưu phm dạng gói (E) và gói nh (E). Các mức cưc này được tính toán dựa trên 70% mức cước đi với bưu phẩm c nh có khi lượng 20 gam (P) và mức cước đối vi bưu phẩm c lớn có khối lượng 175 gam (G), chưa bao gồm thuế VAT và các loại thuế khác. Đi vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E), các mức cưc phải được tính toán dựa trên bưu phm P/G mức khối lượng 375 gam, chưa tính đến thuế VAT và các khoản thuế khác.

6 Hội đồng Khai thác Bưu chính phải xác định các điều kiện tính toán các mức cước cũng như các th tục khai thác, thống kê và kế toán đi với việc trao đi các bưu phẩm được phân loại trên cơ s định dạng.

7 Ngoại trừ cước đầu cuối áp dụng cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) trong năm 2020, Mức cước áp dụng đi với các luồng bưu phẩm giữa các nước trong hệ thng mục tiêu trong một năm cụ thể phải không được tăng thêm 13% doanh thu cước đầu cui của bưu phẩm P/G 37,6 gam và bưu phẩm E 375 gam, so với năm trước đó.

8 Mức cước áp dụng đi với các luồng bưu phẩm loại P và G giữa các nước trong hệ thống mục tiêu trước năm 2010 không được cao hơn:

8.1 0,331 SDR cho mi bưu phẩm và 2,585 SDR cho mỗi kilogam đối với năm 2018;

8.2 0,341 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,663 SDR cho mỗi kilogam đối với năm 2019;

8.3 0,351 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,743 SDR cho mỗi kilogam đi với năm 2020;

8.4 0,362 SDR cho mỗi bưu phm và 2,825 SDR cho mi kilogam đối với năm 2021.

9 Mức cước áp dụng đối vi các luồng bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) gia các nưc trong hệ thng mục tiêu trước năm 2010 không được cao hơn:

9.1 0,705 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,584 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2018;

9.2 0,726 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,632 SDR cho mỗi kilogam, đi với năm 2019;

9.3 0,762 SDR cho mi bưu phẩm và 1,714 SDR cho mi kilogam, đối với năm 2020;

9.4 0,785 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,765 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2021.

10 Mc cước áp dụng đối vi các luồng bưu phẩm loại P và G trao đi giữa các nước trong hệ thng mục tiêu trước năm 2010 hoặc từ năm 2010, 2012 và 2016 không thể thấp hơn:

10.1 0,227 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,774 SDR cho mỗi kilogam đối với năm 2018;

10.2 0,233 SDR cho mi bưu phẩm và 1,824 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2019;

10.3 0,240 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,875 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2020;

10.4 0,247 SDR cho mi bưu phẩm và 1,928 SDR cho mỗi kilôgam, đối với năm 2021.

11 Mức cước áp dụng đối với các luồng bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) trao đổi giữa các nước trong hệ thống mục tiêu trước năm 2010 hoặc từ năm 2010, 2012 và 2016 không ththấp hơn:

11.1 0,485 SDR cho mỗi bưu phm và 1,089 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2018;

11.2 0,498 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,120 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2019;

11.3 0,614 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,381 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2020;

11.4 0,645 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,450 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2021;

11.5 0,677 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,523 SDR cho mỗi kilôgam, đối vi năm 2022;

11.6 0,711 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,599 SDR cho mỗi kilôgam, đối với năm 2023;

11.7 0,747 SDR cho mi bưu phẩm và 1,679 SDR cho mỗi kilôgam, đối với năm 2024;

11.8 0,784 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,763 SDR cho mỗi kilôgam, đi vi năm 2025.

12 Mc cước áp dụng đối với các lung bưu phẩm loại P và G trao đổi giữa các nưc trong hệ thống mục tu từ 2010 đến 2012 cũng như giữa các nưc này với các nước thuộc hệ thống mục tiêu trước năm 2010 không cao hơn:

12.1 0,264 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,064 SDR cho mỗi kilogam đối với năm 2018;

12.2 0,280 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,188 SDR cho mỗi kilogam, đối vi năm 2019;

12.3 0,297 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,319 SDR cho mi kilogam, đối với năm 2020;

12.4 0,315 SDR cho mỗi bưu phm và 2,458 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2021.

13 Mức cước áp dụng đối với các luồng bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) trao đổi giữa các nước trong hệ thống mục tiêu từ 2010 đến 2012 cũng như giữa các nước này với các nước thuộc hệ thống mục tiêu trước năm 2010 không cao hơn:

13.1 0,584 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,313 SDR cho mỗi kilogam đối với năm 2018;

13.2 0,640 SDR cho mi bưu phẩm và 1,439 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2019;

13.3 0,762 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,714 SDR cho mi kilogam, đi với năm 2020;

13.4 0,785 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,765 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2021.

14 Các mức cước áp dụng đi với các lung bưu phẩm loại P và G trao đi giữa các nước trong hệ thống mục tiêu từ 2016 cũng như gia các nước này với các nước thuộc hệ thng mục tiêu trước năm 2010 hoặc từ 2010 và 2012 không cao hơn:

14.1 0,234 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,831 SDR cho mỗi kilogam, đi với năm 2018;

14.2 0,248 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,941 SDR cho mỗi kilogam, đi vi năm 2019;

14.3 0,263 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,057 SDR cho mi kilogam, đi vi năm 2020;

14.4 0,279 SDR cho mỗi bưu phẩm và 2,180 SDR cho mỗi kilogam, đi vi năm 2021.

15 Mức cước áp dụng đi vi các lung bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) trao đổi giữa các nước trong hệ thng mục tiêu t 2016 cũng như giữa các nước này với các nước thuộc hệ thng mục tiêu trước năm 2010 hoặc t 2010 và 2012 không cao hơn:

15.1 0,533 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,198 SDR cho mi kilogam, đi với năm 2018;

15.2 0,602 SDR cho mi bưu phẩm và 1,354 SDR cho mỗi kilogam, đối với năm 2019;

15.3 0,762 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,714 SDR cho mỗi kilogam, đi vi năm 2020;

15.4 0,785 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,765 SDR cho mỗi kilogam, đi vi năm 2021.

16 Đối với luồng bưu phẩm có lưu lượng dưới 50 tấn mỗi năm trao đổi giữa các nước tham gia hệ thng mục tiêu trong năm 2010 và 2012; giữa các nước này với các nưc thuộc hệ thống mục tiêu trưc năm 2010 thì hai thành tố cước cho mỗi kilogam và cho mỗi bưu phẩm sẽ được quy đi thành một mc cước tng cho mi kilogam trên cơ s bình quân trên thế giới ca một kilogam cha bưu phẩm P và G là 8,16 bưu phm với khối lượng 0,31 kg và bưu phm loại E là 2,72 bưu phm vi khối lượng 0,69 kg.

17 Đối với luồng bưu phẩm có lưu lượng dưới 75 tn mỗi năm trong năm 2018 và 2019, và dưới 50 tn mỗi năm trong năm 2020 và 2021, được trao đổi gia các nước tham gia hệ thng mục tiêu trong năm 2016 hoặc sau ngày đó, cũng như giữa các nước này vi các nước thuộc hệ thống mục tiêu trước năm 2010 hoặc kể t năm 2010 tới 2012, hai thành tố cước cho mi kilogam và cho mỗi bưu phẩm sẽ được quy đi thành một mức cước tổng cho mi kilogam trên cơ sở bình quân trên thế giới của một kilogam bưu phẩm, như được nêu trong khoản 16.

17bis Cước đầu cuối áp dụng cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) tự công bố theo quy định tại điều 28bis sẽ thay thế mức cước đầu cui áp dụng cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) quy định trong điều này; nghĩa là các quy định trong các khoản 7,9,11,13 và 15 sẽ không đưc áp dụng.

18 Khoản tiền thanh toán đối với bưu phẩm gửi số lượng nhiều gi đến những nưc thuộc hệ thng mục tiêu trưc năm 2010 được xác định trên cơ sở áp dụng mức cước cho một bưu phm và cho mỗi kilogam quy định từ các khoản 5 đến khoản 11 hoặc điều 28bis, nếu thích hợp.

19 Khoản tiền thanh toán đi với bưu phm s lượng nhiều gửi đến nhng nưc thuộc hệ thống mục tiêu từ năm 2010, 2012 và 2016 được xác định trên cơ sở áp dụng mc cước tính cho một bưu phẩm và cho mỗi kilogam theo quy định tại các khoản 5 và từ khoản 10 tới khoản 15 hoặc điều 28bis, nếu thích hợp.

20 Không được bảo lưu đối với Điều này.

Điều 30

Cước đầu cuối. Quy định áp dụng đối với luồng đi, đến và giữa các nhà khai thác được chỉ định trong hệ thống chuyển đổi

1 Trong quá trình nhà khai thác được chỉ định của các nưc trong hệ thống thanh toán cước đầu cuối chuyn đổi chuẩn bị tham gia vào hệ thống mục tiêu thì việc thanh toán đi vi bưu phẩm, gồm cả bưu phẩm gửi s lượng nhiều, nhưng không gm túi M và bưu phm IBRS, s được xây dựng trên cơ sở mức cước áp dụng cho một bưu phẩm và mức cước áp dụng cho mỗi kilogam.

1bis Ngoài cước đầu cuối áp dụng cho bưu phẩm dng gói (E) và gói nh (E) được tự công bố theo Điều 28bis, các quy định của Điều 29, khoản 1 đến 3 và 5 đến 7, sẽ được áp dụng để tính toán cưc cho mỗi bưu phẩm và mỗi kg đối vi bưu phm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) từ năm 2020 tr đi.

2 Mức thanh toán đối vi bưu phẩm IBRS sẽ được quy định trong Th lệ.

3 Mức cước áp dụng đi với luồng bưu phẩm đi, đến và giữa các nước thuộc hệ thng chuyển đi đối với bưu phm loại P và G như sau:

3.1 0,227 SDK cho mỗi bưu phẩm và 1,774 SDR cho mỗi kilogam đối vi năm 2018;

3.2 0,233 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,824 SDR cho mi kilogam đi với năm 2019;

3.3 0,240 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,875 SDR cho mỗi kilogam đi với năm 2020;

3.4 0,247 SDR cho mi bưu phẩm và 1,928 SDR cho mi kilogam đi vi năm 2021.

4 Mức cước áp dụng đối với luồng bưu phẩm giữa các nước thuộc hệ thống chuyển đi đi vi bưu phm dạng gói (E) và gói nh (E) như sau:

4.1 0,485 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,089 SDR cho mỗi kilogam đi với năm 2018;

4.2 0,498 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,120 SDR cho mỗi kilogam đi với năm 2019;

4bis Ngoài cước đu cui áp dụng đối với bưu phẩm dạng gói (E) vài nh (E) tự công bố theo Điều 28bis và theo quy đnh tại khoản 1bis nêu trên, mức cước đối vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) áp dụng đi với luồng bưu phẩm đi, đến và giữa các nước thuộc hệ thng chuyển đổi không th thp hơn:

4bis.1 0,614 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,381 SDR cho mỗi kilôgam đối vi năm 2020;

4bis.2 0,645 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,450 SDR cho mỗi kilôgam đối với năm 2021.

4bis.3 0,677 SDR cho mỗi bưu phm và 1,523 SDR cho mi kilôgam đi với m 2022.

4bis.4 0,711 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,599 SDR cho mỗi kilôgam đối với năm 2023.

4bis.5 0,747 SDR cho mi bưu phẩm và 1,679 SDR cho mỗi kilôgam đối vi năm 2024.

4bis.6 0,784 SDR cho mỗi bưu phẩm và 1,763 SDR cho mỗi kilôgam đi với năm 2025.

4ter Ngoài cưc đầu cuối áp dụng đi với bưu phẩm dạng gói (E) và gói nh (E) tự công b theo Điều 28bis và theo quy định tại khoản 1 bis nêu trên, mức cước áp dụng đối vi lung bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) đi, đến và gia các nước thuộc hệ thống chuyển đổi không thể cao hơn:

4ter.1 0,762 SDR cho mi bưu phẩm và 1,714 SDR cho mỗi kilôgam đi vi năm 2020;

4ter.2 0,785 SDR cho mi bưu phẩm và 1,765 SDR cho mỗi kilôgam đối với năm 2021.

5 Ngoài cước đầu cuối áp dụng đối với bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) tự công b theo Điều 28bis, Đi vi các luồng bưu phẩm có lưu lượng dưới ngưng quy đnh tại Điều 29.16 hoặc Điều 29.17 trong năm 2018, 2019 và dưới ngưỡng 100 tn trong năm 2020, 2021, hai thành tố cước cho mỗi kilogam và cho mỗi bưu phẩm s được quy đổi thành một mc cước tổng cho mi kilogam trên s bình quân trên thế giới của mi kilogam bưu phm như sau:

5.1 4,472 SDR cho mi kilogam đối với năm 2018;

5.2 4,592 SDR cho mỗi kilogam đi với năm 2019;

5.3 không thp hơn 5,163 SDR cho mi kilôgam và không cao hơn 5,795 SDR cho mỗi kilôgam đi vi năm 2020;

5.4 không thấp hơn 5,368 SDR cho mi kilôgam và không cao hơn 5,967 SDR cho mi kilôgam đi với năm 2021.

6 Ngoài cước đầu cuối áp dụng đi vi bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) tự công bố theo Điều 28bis, Đi với các luồng bưu phẩm có lưu lượng trên ngưỡng quy định tại Điều 29.17 trong năm 2018, 2019 và dưới ngưỡng 100 tn trong năm 2020, 2021, mức cước sàn cho mi kilogam sẽ được áp dụng nếu nhà khai thác được chỉ định của nước gốc cũng như nhà khai thác được ch định của nưc nhận đều không yêu cầu cơ chế điều chỉnh mức cước trên cơ sở s lượng bưu phẩm thực tế trong một kilogam, khác với mức bình quân thế gii. Việc ly mẫu cho cơ chế điều chỉnh được áp dụng theo các điều kiện quy định trong Th lệ.

6bis Đi vi các luồng bưu phẩm đến và giữa các nước trong hệ thống chuyển đổiới 100 tấn và các nhà khai thác được chỉ định của nước nhận áp dụng cưc đầu cuối tự công b đi với bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) theo Điều 28bis, mức cước tng là 5,368 SDR cho mỗi kilogam sẽ đưc áp dụng trong năm 2021.

6ter Đối với các luồng bưu phẩm đi, đến và gia các nước thuộc hệ thng chuyển đổi dưới 100 tn mà các nước này áp dụng cước đầu cuối tự công b theo Điều 28bis áp dụng cho bưu phm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) và nước nhận không ly mẫu đi vi luồng bưu phẩm chiều đến, các thành tc cho mỗi kg và mỗi bưu phẩm s đưc chuyển thành cước tng cho mỗi kilogam dựa trên cơ s bình quân trên thế giới ca một kilogam bưu phẩm, như được đ cập trong điều 29.16.

6 quater Ngoi trừ các luồng bưu phẩm được nêu tại khoản 6bis, cước đầu cui tự công b áp dụng cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) theo Điều 28bis sẽ thay thế cước áp dụng cho bưu phẩm dạng gói (E) và gói nhỏ (E) quy đnh tại điều này; nghĩa các quy định trong khoản 4bis, 4ter và 5 sẽ không được áp dụng.

7 Việc điều chnh giảm mức cước tổng như quy định tại khoản 5 không thể do một nước trong hệ thng mục tiêu đưa ra để chống lại một nước trong hệ thống chuyển đổi trừ khi nước trong hệ thống chuyn đổi yêu cầu điều chỉnh theo hưng ngược lại.

8 Đi với luồng bưu phẩm đi, đến và giữa các nước thuộc hệ thống chuyển đổi, nhà khai thác được ch đnh có thể gửi và nhận bưu phẩm được phân loại trên cơ s định dạng của bưu phm theo các điều kiện quy định cụ thể tại Th lệ. Trường hợp trao đổi theo định dạng ca bưu phẩm thì áp dụng các mức cước quy định tại khoản 3 và khoản 4 nêu trên nếu nhà khai thác được chỉ định của nước nhận không tự công bố cưc theo Điều 28bis.

9 Khoản tiền thanh toán đi với bưu phẩm gửi số lượng nhiều cho các nhà khai thác được chỉ định của các nước trong hệ thng mục tiêu được xác định trên cơ sở áp dụng mc cước cho mỗi bưu phẩm và cho mỗi kilogam quy định tại Điều 28bis hay Điều 29. Đối với các bưu gửi số lượng nhiều nhận được, các nhà khai thác được ch định trong hệ thống chuyển đổi có thể yêu cầu thanh toán theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 nêu trên, hoặc Điều 28bis, nếu thích hợp.

10 Không được bảo lưu đối vi Điều này.

Điều 31

Quỹ Chất lượng Dịch vụ

1 Trừ trường hợp đi với túi M, bưu phm IBRS và bưu phẩm gửi s lượng nhiều, cước đu cuối mà tt cả các nước và vùng lãnh thphải trả cho các nước thuộc nhóm các nước kém phát triển và được xếp vào nhóm IV để thanh toán cước đu cuối và đóng góp vào Qu Chất lượng dịch vụ (QSF), sẽ được tăng 20% so vi các mức cước u tại Điều 28bis hay tại Điều 30 để đóng góp vào Qu Chất lượng Dịch vụ (QSF) nhằm nâng cao cht lượng dch vụ của các nước thuộc nhóm nêu trên. Việc thanh toán tương tự không thực hiện từ một nước thuộc nhóm IV cho một nước khác cũng thuộc nhóm IV.

2 Tr trưng hp đối với túi M, bưu phẩm IBRS và bưu phẩm gửi số lượng nhiều, cước đầu cuối mà các nước và vùng lãnh thổ thuộc nhóm I phải trả cho các nước thuộc nhóm IV, trừ các nước kém phát triển được nêu tại khoản 1 Điều này, sẽ tăng 10% so với các mức cước nêu tại Điều 28bis hay Điều 30 để đóng góp vào Quỹ Chất lượng Dịch vụ (QSF) nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của các nước này.

3 Trừ trường hợp túi M, bưu phẩm IBRS và bưu phẩm gửi số lượng nhiều, cước đầu cuối mà các nước và vùng lãnh thổ thuộc nhóm II phải trả cho các nước thuộc nhóm IV, trừ các nước kém phát triển được nêu tại khoản 1 Điều này, sẽ được tăng thêm 10% so vi các mức cước u tại Điều 28bis hay Điều 30 đ đóng góp vào Quỹ Chất lượng Dịch vụ (QSF) nhằm nâng cao cht lượng dịch vụ của các nước này.

4 Trừ trưng hợp túi M, bưu phẩm IBRS và bưu phẩm gi số lượng nhiều, cước đầu cuối mà các nước và vùng lãnh thổ thuộc nhóm III phi trả cho các nước thuộc nhóm IV, trừ các nước kém phát triển được nêu tại khoản 1 Điều này, sẽ được tăng thêm 5% so với các mức cước nêu tại Điều 28bis hay Điều 30 để đóng góp vào Quỹ Cht lượng Dịch vụ (QSF) nhm nâng cao chất lượng dch vụ của các nước này.

5 Trừ trường hợp túi M, bưu phẩm IBRS và bưu phẩm gửi số lượng nhiều, 1% tăng thêm, tính trên cơ sở của cưc đầu đui mà các nưc và vùng lãnh th thuộc nhóm I, II và III phải trả cho các nước thuộc nhóm III, sẽ được nộp vào một quỹ chung được thiết lập để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các nước thuộc nhóm II, III và IV và quỹ chung này được qun lý theo các thủ tục liên quan được quy định bởi Hội đồng Khai thác Bưu chính.

6 Theo các thủ tục liên quan do Hội đồng Khai thác Bưu chính quy định, mọi khoản tiền đóng góp theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 của Điều này vào QSF chưa được sử dụng và được tích lũy hơn 4 năm trước năm tham chiếu (năm 2018 được coi là năm tham chiếu sớm nhất) sẽ đưc chuyển vào quỹ chung được nêu tại khoản 5 của Điều này. Mục đích của quy định này là ch những khoản qu đã được QSF phê chuẩn cho các dự án cht lượng dịch vụ không được sử dụng trong vòng 02 năm kể từ khi nhận được bản kế toán cui cùng về các khoản đóng góp trong giai đoạn 04 năm bất k kể trên sẽ được chuyển vào qu chung nêu trên.

7 Tổng số cước đầu cuối đóng góp vào QSF để nâng cao chất lượng dịch vụ ca các nước thuộc nhóm IV ti thiu là 20.000 SDR mi năm đi vi mỗi nước thụ hưởng. Các khoản quỹ bổ sung cần thiết để đạt được số tiền tối thiểu sẽ được phân b cho các nước thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III theo t lệ lưu lượng trao đổi.

8 Hội đồng Khai thác Bưu chính phải thực hiện và cập nhật các th tục cp kinh phí cho các dự án ca QSF chậm nhất trong năm 2018.

C Cước chia bưu kiện

Điều 32

Cước chia bưu kiện đường biển và đường bộ

1 Trừ bưu kiện thuộc danh mục dịch vụ ECOMPRO, bưu kiện trao đổi giữa hai nhà khai thác được ch định phải chịu cước chia đưng bộ chiều đến được tính bng cách kết hp cước cơ bn cho mỗi bưu kiện và cưc cơ bản cho mỗi kilogam được quy định trong Thể lệ.

1.1 Ngoài ra, trên cơ sở các mức cưc cơ bản nêu trên, các nhà khai thác được chỉ đnh được phép đòi thêm cước bổ sung cho mi bưu kiện và cho mi kilogam theo các quy định trong Th lệ.

1.2 Các loại cưc chia quy định tại các khoản 1 và 1.1 sẽ do nhà khai thác được ch định của nước gốc trả, trừ khi Thể lệ quy định các trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc này.

1.3 Cước chia đường b chiều đến phải thng nhất trên toàn lãnh thổ của mỗi nước.

2 Bưu kin trao đổi gia hai nhà khai thác được ch định hoặc giữa hai bưu cục ca cùng một nước thông qua dịch vụ đường bộ của một hay nhiều nhà khai thác được chỉ định khác phải chịu cước chia quá giang đường bộ. Cước chia quá giang đường bộ được trả cho các nhà khai thác được ch định tham gia vào quá trình vận chuyn bưu kiện đường bộ và được tính theo nấc quãng đường như quy định tại Thể lệ.

2.1 Đối với bưu kiện quá giang gửi rời, các nhà khai thác được ch định của nước trung gian được phép thu một khoản cước khoản cho mỗi bưu kiện được quy định tại Thể lệ.

2.2 Cước chia quá giang đường bộ do nhà khai thác được chỉ định của nước gốc trả, trừ khi Thể lệ quy định các trường hợp ngoại lệ đi với nguyên tc này.

3 Mọi nhà khai thác được chỉ định tham gia vào việc vận chuyển bưu kiện đường biển được phép thu cưc chia đưng bin. Nhà khai thác được ch đnh của nước gốc phi trả cước chia đường biển này, trừ khi Th lệ quy định các trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc này.

3.1 Đối vi mỗi lần vận chuyển đường bin, cước chia đưng biển được tính theo nấc quãng đường như quy định tại Thể lệ.

3.2 Các nhà khai thác được ch định có thể tăng tối đa 50% cước chia đường bin được tính theo khoản 3.1. Mặt khác, họ có th giảm cước này, nếu muốn.

D Cước vận chuyển máy bay

Điều 33

Cước cơ bản và quy định liên quan đến cước vận chuyển máy bay

1 c cơ bản áp dng cho việc thanh toán giữa các nhà khai thác đưc chỉ định về chi phí vận chuyển máy bay do Hội đồng Khai thác Bưu chính thông qua và do Văn phòng Quc tế tính theo công thc quy định cụ thể tại Thể lệ. Mức cước áp dụng cho việc vận chuyn máy bay đối với bưu kiện gửi qua dịch vụ chuyển hoàn hàng hóa sẽ được tính toán theo các quy định tại Thể lệ.

2 Cách tính cước vận chuyển máy bay cho chuyến thư thẳng, bưu phẩm ưu tiên, bưu phm máy bay và bưu kiện máy bay quá giang gửi rời, bưu gửi gửi nhầm hoặc bưu gửi lạc hướng, cũng như phương thức nh toán liên quan được quy định cụ thể tại Th lệ.

3 Cước vận chuyển toàn bộ quãng đường bay sẽ:

3.1 do nhà khai thác được ch định của nước gc trả trong trường hợp đóng chuyến thư thẳng, kể cả khi những chuyến thư này gửi quá giang qua một hoặc nhiều nhà khai thác được chỉ định trung gian;

3.2 được nhà khai thác được ch định đã gửi bưu phẩm ti nhà khai thác được chỉ định khác thanh toán đi với bưu phẩm ưu tiên và bưu phẩm máy bay quá giang gửi rời, bao gồm cả bưu phẩm lạc hướng.

4 Các quy đnh này cũng được áp dụng đối với bưu phẩm được miễn cước quá giang đường bộ và đường biển nếu bưu phẩm này được vận chuyển bằng đưng bay.

5 Mỗi nhà khai thác được ch định của nưc nhận khi vận chuyển bưu phẩm quốc tế bằng đường bay trong phạm vi lãnh thổ nước mình có quyền đòi thêm nhng chi phí phát sinh cho việc vận chuyển này với điều kiện cự ly bình quân gia quyn các chặng bay phải trên 300 km. Hội đồng Khai thác Bưu chính có thể thay tiêu chí cự ly bình quân gia quyền bng tiêu chí có liên quan khác. Trừ khi có thỏa thuận không phải tr cước, cưc vận chuyn máy bay phải áp dụng thống nht đối với tt cả các chuyến thư ưu tiên và chuyến thư máy bay từ nước ngoài gửi đến, dù các chuyến thư này được chuyn đến bằng đường bay hay không.

6 Tuy nhiên, nếu cưc đầu cuối mà nhà khai thác được chỉ định của nước nhận thu được đã được dựa trên cơ s chi phí giá cước nội địa hoặc cước tự công bố theo Điều 28bis của nước nhận thì sẽ không được thu thêm cước vận chuyn máy bay nội địa.

7 Đ tính cự ly bình quân gia quyn, nhà khai thác được ch định của nước nhận phải trừ đi khi lượng của tt cả các chuyến thư mà việc tính toán cưc đu cui đã được dựa trên cơ sở chi phí giá cước nội địa hoặc cước tự công bố theo Điều 28bis của nhà khai thác được ch định của nưc nhận.

E Kế toán

Điều 34

Quy định cụ thể về kế toán và thanh toán đối với trao đổi bưu chính quốc tế

1 Việc thanh toán liên quan đến các hoạt động khai thác được áp dụng theo Công ước hiện hành (bao gồm thanh toán chi phí vận chuyển (chuyn tiếp) bưu gửi, thanh toán chi phí xử bưu gửi tại nước nhận và thanh toán bồi thường đối với các bưu gửi bị mất, mất cắp hoặc hư hại) phải được thực hiện theo các quy định của Công ước và các Văn kiện khác ca Liên minh và không yêu cầu nhà khai thác được chỉ định phải chuẩn bị bất cứ tài liệu nào trừ các trường hợp quy đnh trong các Văn kiện của Liên minh.

F n định cước

Điều 35

Quyền ấn định cước của Hội đồng Khai thác Bưu chính

1 Hội đồng Khai thác Bưu chính được quyền n đnh các loại cước dưới đây mà nhà khai thác được chỉ định phải thanh toán theo các điều kiện quy định tại Thể lệ:

1.1 cước quá giang cho việc khai thác và vận chuyển chuyến thư qua một hoặc nhiều nước trung gian;

1.2 cước cơ bản và cước vận chuyển máy bay cho việc vận chuyển chuyến thư bng đường bay;

1.3 cước chia đường bộ chiều đến cho việc khai thác tất cả các bưu kiện từ quốc tế đến ngoại trừ những bưu kiện thuộc danh mục dịch vụ ECOMPRO;

1.4 cước chia quá giang đường bộ cho việc khai thác và vận chuyển bưu kiện qua một nước trung gian;

1.5 cước chia đưng biển cho việc vận chuyển bưu kiện bằng đường bin;

1.6 cước chia đường bộ chiều đi cho việc cung cấp dịch vụ chuyển hoàn hàng hóa kinh doanh đi vi bưu kiện.

2 Theo phương pháp nhằm bảo đm bù đp hợp cho nhà khai thác được ch định đã cung cp các dịch vụ, mọi sự điều chỉnh phi dựa trên các s liệu kinh tế và tài chính tin cậy và mang tính đại diện. Mọi sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày Hội đồng Khai thác Bưu chính quyết định.

Phần VIII

Dịch vụ tùy chọn

Điều 36

Dịch vụ EMS và dịch vụ hậu cần tích hợp

1 Các nước thành viên hoặc các nhà khai thác được ch định có th thỏa thuận tham gia cung cấp các dịch vụ dưới đây được quy định cụ thể trong Thể lệ:

1.1 EMS, là dịch vụ chuyển phát nhanh tài liệu và hàng hóa và là dịch vụ bưu chính nhanh nhất có thể bằng phương tiện vật lý. Dịch vụ này có thể được cung cấp trên cơ sở Thỏa thuận đa phương về Tiêu chuẩn EMS hoặc thỏa thuận song phương;

1.2 dịch vụ hậu cần tích hợp, là dịch vụ đáp ng toàn bộ yêu cầu về hậu cần của khách hàng và gồm cả công đoạn trước và sau khi vận chuyển hàng hóa và tài liệu bằng phương tiện vật lý.

Điều 37

Dịch vụ bưu chính điện tử

1 Các nước thành vn hoặc các nhà khai thác được chỉ định có thể tha thuận với nhau để tham gia vào các dịch vụ bưu chính điện t sau đây theo quy định tại Th lệ:

1.1 thư bưu chính điện t là dịch vụ bưu chính điện tử mà nhà khai thác được chỉ định truyền đưa thông điệp và thông tin bằng phương tiện điện tử;

1.2 thư bưu chính điện tử bảo đảm là dịch vụ bưu chính điện tử bảo đảm, cung cấp bằng chứng gửi, bằng chng phát thông tin điện t và kênh thông tin an toàn an ninh giữa những người s dụng hợp pháp;

1.3 dấu chứng thực bưu chính điện t cung cấp bng chng xác thực của một hành vi điện tử theo một mu nht định, tại một thời điểm nhất định và với sự tham gia của một hay nhiều bên;

1.4 hộp thư điện tử bưu chính cho phép chủ nhân hợp pháp gửi thông tin bằng phương tiện điện tử và phát, lưu trữ thông tin gửi qua phương tiện điện tử cho người nhận hợp pháp.

Phần IX

Quy định cuối cùng

Điều 38

Điều kiện thông qua kiến nghị liên quan đến Công ước và Thể lệ

1 Để có hiệu lực, kiến nghị liên quan đến Công ưc này trình lên Đại hội phải được đa s các nước thành viên có quyền biểu quyết có mặt và bỏ phiếu thông qua. Ít nhất một nửa số nước thành viên tham gia Đại hội và có quyn biểu quyết phải có mặt tại thời điểm biu quyết.

2 Đ có hiệu lực, kiến nghị liên quan đến Th lệ phải được đa số thành viên ca Hội đồng Khai thác Bưu chính có quyền biểu quyết thông qua.

3 Đ có hiệu lực, kiến nghị đưa ra giữa hai kỳ Đại hội liên quan tới Công ưc này và Nghị định thư Cuối cùng phải có được:

3.1 hai phần ba số phiếu tán thành, vi điều kiện ít nhất một nửa số nước thành viên ca Liên minh có quyền biểu quyết đã tham gia biểu quyết, nếu là các kiến ngh sửa đổi;

3.2 đa số phiếu, nếu là các kiến nghị giải thích các quy định.

4 Trái với quy định tại khoản 3.1, các nước thành viên mà pháp luật quc gia không phù hợp vi những sửa đi được đ xut thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày có thông báo về việc sửa đi có thể tuyên b bng văn bản gửi cho Tổng giám đc Văn phòng Quốc tế để nêu rõ nước mình không thể chấp nhận việc sửa đổi này.

Điều 39

Bảo lưu tại Đại hội

1 Không được phép đưa ra bảo lưu trái với tôn ch, mục đích của Liên minh.

2 Theo nguyên tắc chung, các nước thành viên có quan điểm khác với các nước khác thì s cố gắng để phù hợp với ý kiến của đa số. Chỉ đưa ra bảo lưu trong trường hợp thật sự cn thiết và có lý do xác đáng.

3 Các bảo lưu đi với bất cứ điều nào của Công ước này đều phải được trình lên Đại hội như một kiến nghị vi Đại hội dưới dạng văn bản, bng một trong các ngôn ng làm việc chính thức của Văn phòng Quc tế và phù hợp vi các quy định liên quan của Quy chế Đại hội.

4 Đ có hiệu lực, kiến nghị liên quan đến bo lưu phải được sự chấp thuận của đa s các nưc cn có trong trường hp sa đi quy đnh mà bo lưu có liên quan.

5 Về nguyên tc, bo lưu được áp dụng trên cơ sở có đi có lại giữa nước đưa ra bảo lưu và các nước thành viên khác.

6 Bảo lưu đối với Công ưc này được đưa vào Nghị định thư Cuối cùng của Công ưc này trên cơ s các kiến nghị đã được Đại hội thông qua.

Điều 40

Hiệu lực và thời hạn hiệu lực của Công ước

1 Công ưc này có hiệu lực k từ ngày 01 tháng 01 năm 20181 và sẽ có hiệu lực cho đến khi các Văn kiện của Đại hội tiếp theo có hiệu lực.

Đ làm bng, đại diện toàn quyền ca Chính phủ các nước thành viên đã ký vào một bản chính duy nhất ca Công ước này. Bn chính này do Tổng giám đc Văn phòng Quốc tế lưu chiu. Văn phòng Quc tế của Liên minh Bưu chính Thế giới sẽ gửi cho mi nước thành viên một bản sao Công ước này.

Làm tại Geneva, ngày 26 tháng 9 năm 2019.



1 Trừ ngoại lệ đối với Vương quốc Anh và Bắc Ai-len là nước đã phát minh ra con tem

1 Các nội dung sửa đổi Công ước do Đại hội bất thường 2019 thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 17/2020/TB-LPQT ngày 26/09/2019 hiệu lực của Công ước Bưu chính Thế giới 2019 (Universal Postal Convention) do Bộ Ngoại giao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.560

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.69.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!