TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 62436/CT-TTHT
V/v xác định
tình trạng cư trú thuế
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2020
|
Kính gửi: Công ty CP Fair Consulting
Việt Nam
(Địa chỉ: Tầng
3, tòa nhà Leadvisor Place, 41A Lý Thái Tổ,
Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0103014124)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được văn bản số 02/FCVN ngày
14/6/2019 của Công ty CP Fair Consulting Việt Nam (sau đây gọi là “Công ty”) hỏi
về xác định tình trạng cư trú của cá nhân
người nước ngoài. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định
số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu
nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá
nhân, hướng dẫn như sau:
“ Điều 1. Người nộp thuế
…
1. Cá
nhân cư trú là người đáp ứng một trong
các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là
một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
trên hộ chiếu (hoặc giấy
thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh
trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh
thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong
hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư
trú:
b.1.1)
Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường
xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo
quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên
là nơi ở thường trú ghi
trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về
nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng
thuê từ 183 ngày trở lên
trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên
theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng
thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều
nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn,
ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân
biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng
lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày
trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá
nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được
căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh
thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có
quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng
minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều
kiện nêu tại khoản 1,
Điều này.”
- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh
đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh
vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực
thi hành tại Việt Nam quy định đối tượng áp dụng:
+ Tại khoản 3 Điều 1 quy định về đối tượng áp dụng
như sau:
“3. Trường hợp căn cứ vào quy định tại các Khoản 1 và 2 của Điều này, nếu một đối tượng
vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam
vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì vị thế cư trú của đối tượng đó được xác định như
sau:
3.1. Đối với cá nhân:
Căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây
để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam:
a) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu
hoặc nhà thuê hoặc nhà thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó);
b) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như: có
việc làm; có địa điểm kinh
doanh; nơi quản lý tài sản cá nhân; hoặc có
quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình (người thân như bố, mẹ, vợ/chồng,
con, xã hội (hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, ...);
…”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn về nguyên tắc như sau:
Trường hợp trong năm 2019, Ông Shuji Sanuki giữ chức vụ giám đốc Công ty CP Fair
Consulting Việt Nam có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày thì thuộc đối tượng cư
trú tại Việt Nam theo quy định tại
khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC
của Bộ Tài chính.
Nội dung vướng mắc của Công ty, Cục Thuế TP Hà Nội đã
có văn bản số 78458/CT-TTHT ngày
15/10/2019 báo cáo xin ý kiến Tổng cục Thuế nhưng đến nay vẫn chưa nhận được
công văn trả lời của Tổng cục Thuế. Trường hợp Tổng cục Thuế có văn bản hướng dẫn khác với nội dung hướng dẫn nêu
trên làm thay đổi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Cục Thuế TP Hà Nội sẽ tiếp
tục có văn bản hướng dẫn đơn vị thực
hiện.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty CP Fair
Consulting Việt Nam được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- CCT Quận Hoàn Kiếm;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT,
TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|