BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG
CỤC THỐNG KÊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1591/QĐ-TCTK
|
Hà Nội,
ngày 12 tháng 11
năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN
HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG
KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11
năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư;
Căn cứ Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình điều
tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1793/QĐ-BKHĐT
ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ủy quyền cho Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định tiến hành điều tra thống kê được
phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1138/QĐ-TCTK ngày
25 tháng 6 năm 2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế
hoạch điều tra thống kê năm 2021 của Tổng cục Thống kê;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thống kê
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương án điều
tra lâm nghiệp kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho phương án điều tra lâm nghiệp và các
văn bản hướng dẫn điều tra ban hành trước đây.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thu
thập dữ liệu và Ứng công nghệ thông tin thống kê, Vụ trưởng
Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch tài chính, Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh và Thủ
trưởng đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục Thống kê;
-
Lưu: VT, NLTS.
|
TỔNG CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hương
|
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1591/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 11 năm 2020 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRA
1. Mục đích điều tra
Cuộc điều tra thu thập thông tin cơ bản
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ
việc tính toán các chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh của ngành lâm nghiệp;
đáp ứng yêu cầu quản lý, lập kế hoạch, quy hoạch, hoạch định các chính sách
phát triển sản xuất lâm nghiệp của các cấp, các ngành và nhu cầu thông tin của
các đối tượng dùng tin khác.
2. Yêu cầu điều tra
Công tác tổ chức, thu thập thông tin,
xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực
hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án điều tra;
Đảm bảo thông tin điều tra đầy đủ, kịp
thời, chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi;
Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều
tra bảo đảm đúng chế độ hiện hành.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU
TRA
1. Phạm vi điều
tra
Cuộc điều tra được tiến hành tại tất cả
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có rừng[1], thuộc tất cả
các loại hình kinh tế, thuộc ngành kinh tế cấp 3 như sau:
- Trồng rừng, chăm sóc rừng trồng và
ươm giống cây lâm nghiệp;
- Khai thác gỗ;
- Khai thác và thu nhặt sản phẩm lâm
nghiệp ngoài gỗ từ rừng và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán;
- Dịch vụ lâm nghiệp.
2. Đối tượng điều tra
- Rừng sản xuất;
- Rừng phòng hộ;
- Rừng đặc dụng;
- Cây giống lâm nghiệp;
- Cây lâm nghiệp trồng phân tán;
3. Đơn vị điều tra
- Thôn, ấp, bản, tổ dân cư,... có rừng
(gọi chung là Thôn có rừng).
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác có hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng,
khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, ươm cây giống lâm nghiệp, khai thác gỗ,
khai thác, thu nhặt sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, bảo vệ rừng và thực hiện các
hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác trong 12 tháng trước thời điểm điều tra.
- Các Ban quản lý rừng;
- Tổ chức khác là các chủ rừng[2];
- Hộ thuộc thôn có rừng.
III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
Cuộc điều tra nhằm thu thập các thông
tin:
- Diện tích rừng trồng mới;
- Diện tích rừng trồng được chăm sóc;
- Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh;
- Diện tích ươm giống và số cây giống
lâm nghiệp sản xuất;
- Số cây lâm nghiệp trồng phân tán;
- Diện tích và sản lượng gỗ khai thác;
- Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp ngoài
gỗ khai thác, thu nhặt từ rừng và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán;
- Diện tích và sản lượng sản phẩm lâm
nghiệp trọng điểm;
- Diện tích rừng được bảo vệ;
- Chi phí của hoạt động trồng và chăm
sóc rừng trồng;
- Doanh thu bán ra của các sản phẩm
lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.
2. Phiếu điều tra
Trong cuộc điều tra này sử dụng 5 loại
phiếu, bao gồm:
- Phiếu số 01/ĐTLN-THON:
Phiếu thu thập thông tin kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp của hộ gia đình
và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn;
- Phiếu số 02/ĐTLN-DN,TCK: Phiếu thu
thập thông tin kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp của doanh nghiệp, hợp tác
xã, ban quản lý rừng, các tổ chức kinh tế khác và tổ chức khác;
- Phiếu số 03/ĐTLN-HM-GO: Phiếu thu thập
thông tin sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của hộ;
- Phiếu số 04/ĐTLN-HM-LS: Phiếu thu thập
thông tin sản lượng gỗ khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán; khai thác,
thu nhặt sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ của hộ;
- Phiếu số 05/ĐTLN-HM-LSTĐ: Phiếu thu
thập thông tin diện tích và sản lượng lâm sản trọng điểm thu hoạch của hộ;
- Phiếu số 06/ĐTLN-HO-GIONG: Phiếu thu
thập thông tin về kết quả sản xuất cây giống lâm nghiệp của hộ;
IV. THỜI ĐIỂM, THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU
VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA
1. Thời điểm điều tra
- Thời điểm điều tra: 01/01 hàng năm
2. Thời kỳ thu thập thông tin
- Số liệu thời điểm: Tại thời điểm
01/01 năm điều tra
- Số liệu thời kỳ: Số phát sinh thực tế
trong 12 tháng trước thời điểm điều tra, từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm trước
năm điều tra.
3. Thời gian điều tra: 15 ngày, bắt
đầu từ thời điểm điều tra.
V. CÁC BẢNG PHÂN LOẠI, DANH MỤC SỬ DỤNG
TRONG ĐIỀU TRA
Các bảng danh mục được áp dụng trong
cuộc điều tra này gồm:
- Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày
06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam (VCPA) ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày
01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
- Danh mục các đơn vị hành chính Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra;
- Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ
sử dụng ban hành kèm theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 và
Quyết định số 334/CNR ngày 10 tháng 5 năm 1988 của Bộ Lâm nghiệp.
VI. LOẠI ĐIỀU TRA, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
THÔNG TIN
1. Loại điều tra
Cuộc điều tra được thực hiện kết hợp
giữa điều tra toàn bộ với điều tra chọn mẫu.
a. Điều tra toàn bộ
- Điều tra toàn bộ các hộ và cộng đồng
dân cư được giao rừng, quản lý rừng trên địa bàn thôn có rừng về diện tích rừng
trồng mới; diện tích rừng được chăm sóc, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; diện
tích rừng được bảo vệ; diện tích rừng trồng được khai thác; diện tích hiện có
và diện tích thu hoạch của cây lâm nghiệp trọng điểm; số cây lâm nghiệp trồng
phân tán trồng trên diện tích đất công cộng do xã, thôn trực tiếp thực hiện
trong 12 tháng trước thời điểm điều tra.
Không bao gồm thông tin về diện tích rừng
do hộ, cộng đồng dân cư nhận khoán từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, dự án lâm
nghiệp; số lượng cây
lâm nghiệp trồng phân tán của hộ.
- Điều tra toàn bộ doanh nghiệp, hợp
tác xã, các ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế và tổ chức khác có hoạt động sản
xuất lâm nghiệp trong 12 tháng trước thời điểm điều tra về kết quả sản xuất lâm
nghiệp của đơn vị.
- Điều tra toàn bộ các hộ chuyên sản
xuất cây giống lâm nghiệp
trên địa bàn xã/phường/thị trấn.
b. Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu áp dụng đối với:
(1) Các hộ có diện tích rừng trồng được
khai thác trong kỳ điều tra để thu thập thông tin về sản lượng gỗ, củi khai
thác;
(2) Các hộ thuộc các thôn có rừng để
thu thập thông tin về khai thác và thu nhặt sản phẩm lâm nghiệp từ rừng và từ
cây lâm nghiệp trồng phân tán trong kỳ điều tra;
(3) Các hộ có diện tích cây lâm nghiệp
trọng điểm cho thu hoạch trong kỳ điều tra để thu thập thông tin về sản lượng sản
phẩm lâm nghiệp trọng điểm.
Quy mô và phương pháp chọn mẫu đề cập
trong phụ lục I.
2. Phương pháp thu thập thông tin
Áp dụng hai phương pháp dưới đây để
thu thập thông tin:
a) Thu thập số liệu gián tiếp
- Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã,
ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế và tổ chức khác là chủ rừng có hoạt động sản
xuất lâm nghiệp trong năm: Chi cục Thống kê hướng dẫn phương pháp cho đơn vị được
điều tra ghi và hoàn thiện phiếu điều tra; lãnh đạo đơn vị duyệt, ký, đóng dấu
và gửi phiếu điều tra về Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trên địa bàn đơn vị thực hiện sản xuất. Trường hợp đơn vị thực hiện sản xuất
lâm nghiệp ở phạm vi liên tỉnh, đơn vị thực hiện gửi phiếu điều tra cho Cục Thống
kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị có trụ sở chính.
- Đối với các thôn có rừng: Trưởng
thôn hoặc người được phân công ghi phiếu điều tra căn cứ vào thông tin về sản
xuất lâm nghiệp của thôn từ tài liệu, sổ sách hiện có và tình hình thực tế của
thôn, kết hợp với tài liệu của công chức có liên quan của xã (thống kê, địa
chính xã, khuyến nông, lâm...) để tiến hành tổng hợp thông tin và ghi vào phiếu
điều tra. Trong trường hợp cần bổ sung, xác minh thông tin, trưởng thôn hoặc
người được phân công ghi phiếu đến gặp trực tiếp người nắm được thông
tin của hộ để ghi chép, tổng hợp thông tin.
b) Thu thập số liệu trực tiếp
Hộ mẫu được chọn điều tra: Điều tra
viên đến từng hộ được chọn điều tra mẫu thực hiện phỏng vấn trực tiếp người nắm
được thông tin về sản xuất lâm nghiệp của hộ để ghi vào phiếu điều tra.
Trong quá trình phỏng vấn, điều tra
viên cần kết hợp giữa quan sát quy mô sản xuất lâm nghiệp của hộ với việc sử dụng
các sản phẩm lâm nghiệp tự sản xuất để làm nhà mới, sửa chữa nhà cửa, chuồng trại
chăn nuôi,...nhằm ghi đầy đủ thông tin, bảo đảm phản ánh đúng kết quả sản xuất
lâm nghiệp trong kỳ điều tra. Đối với những sản phẩm lâm nghiệp được khai thác
để tự sử dụng thường xuyên, điều tra viên cần phỏng vấn số lượng sản phẩm khai
thác cho tiêu dùng bình quân một ngày, một tuần hoặc một tháng và tính cho cả
năm. Đối với sản phẩm có tính mùa vụ như: măng, mộc nhĩ, nấm,..., điều tra viên
phỏng vấn sản lượng thu hoạch thực tế theo từng vụ sản xuất và tổng hợp sản lượng
cả năm để ghi vào phiếu.
Đối với hộ chuyên sản xuất cây giống
lâm nghiệp, điều tra viên cần tìm hiểu danh sách các hộ từ các tài liệu sẵn có,
đến hộ để trực tiếp phỏng vấn, ghi thông tin vào phiếu điều tra.
VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA
ĐIỀU TRA
1. Quy trình xử lý thông tin điều tra
Sau khi kết thúc giai đoạn thu thập
thông tin, các loại phiếu điều tra được gửi về Chi cục Thống kê để kiểm tra,
làm sạch, đánh mã. Cục Thống kê trực tiếp nghiệm thu số lượng, chất lượng theo
từng loại phiếu điều tra.
Phiếu điều tra được nhập tin tại cơ
quan Thống kê địa phương theo chương trình phần mềm thống nhất do Tổng cục Thống
kê xây dựng.
Cục Thống kê gửi toàn bộ cơ sở
dữ liệu điều tra, báo cáo phân tích, biểu tổng hợp về Tổng cục Thống kê.
2. Tổng hợp, suy rộng kết quả điều tra
Kết quả điều tra được tổng hợp và suy
rộng cho cấp tỉnh.
a) Tổng hợp kết quả điều tra toàn
bộ
(1) Đối với các
thôn có rừng: Kết quả điều tra toàn bộ được tổng hợp cho từng huyện từ
phiếu số 01/ĐTLN-THON, phiếu số 06/ĐTLN-HO-GIONG theo các
chỉ tiêu sau:
- Diện tích rừng trồng mới;
- Diện tích rừng trồng được chăm sóc;
- Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh;
- Diện tích rừng được bảo vệ;
- Số cây lâm nghiệp trồng phân tán do
xã, thôn trực tiếp thực hiện;
- Diện tích, số cây giống lâm nghiệp sản
xuất và doanh thu bán cây giống;
- Diện tích rừng trồng cho khai thác
phân theo nhóm gỗ;
- Diện tích hiện có, diện tích trồng mới
và diện tích cho thu hoạch theo loại cây lâm nghiệp trọng điểm.
Sau khi hoàn thành công tác thu thập
thông tin, trưởng thôn hoặc người có trách nhiệm thu thập thông tin gửi phiếu điều
tra lên UBND xã. Công chức thống kê xã có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông
tin trong phiếu với số liệu từ hồ sơ hành chính như hồ sơ kiểm kê đất
đai, kiểm kê rừng, thông tin từ kiểm lâm địa bàn..., để tổng hợp cho toàn xã
theo mẫu quy định, trình lãnh đạo UBND xã ký, đóng dấu và gửi Chi cục Thống
kê.
(2) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã,
ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất lâm nghiệp
trong kỳ điều tra: Kết quả điều tra được tổng hợp từ phiếu số 02/ĐTLN-DN,TCK
theo các chỉ tiêu sau:
- Diện tích rừng trồng mới;
- Diện tích rừng trồng được chăm sóc;
- Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh;
- Diện tích rừng được bảo vệ;
- Diện tích và số cây giống
lâm nghiệp sản xuất;
- Số cây lâm nghiệp trồng phân tán;
- Diện tích và sản lượng gỗ khai thác;
- Sản lượng sản phẩm ngoài gỗ khai
thác, thu nhặt từ rừng và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán;
- Chi phí hoạt động trồng và chăm sóc
rừng trồng;
- Doanh thu bán sản phẩm lâm nghiệp và
hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.
Chi cục Thống kê có trách nhiệm kiểm
tra, xác minh và đối chiếu thông tin trong phiếu của các đơn vị điều tra với
thông tin từ các Hạt kiểm lâm, phòng nông nghiệp và các đơn vị liên quan.
b) Suy rộng kết quả điều tra mẫu
(1) Suy rộng đối với sản lượng gỗ từ rừng trồng
cho khai thác
Sản lượng gỗ khai thác được
suy rộng theo từng nhóm gỗ:
- Tính năng suất khai thác gỗ bình
quân một ha của mẫu điều tra theo công thức:
Trong đó:
: Năng suất khai thác gỗ
bình quân một ha của nhóm gỗ thứ j (j = ) của mẫu điều tra trong kỳ điều tra, tính bằng
m3/ha;
xij: Sản lượng gỗ
khai thác của hộ mẫu thứ i, nhóm gỗ j trong kỳ điều tra, tính bằng m3;
dij: Diện tích rừng
trồng được khai thác trong kỳ điều tra của hộ mẫu thứ i, nhóm gỗ j, tính bằng
ha.
- Suy rộng sản lượng gỗ khai thác
cho toàn tỉnh của hộ có diện tích rừng trồng được khai thác trong kỳ điều tra
theo công thức:
Trong đó:
- Xj : Sản lượng gỗ
khai thác nhóm gỗ j (j = ) toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra, tính bằng
m3;
- : Năng suất khai thác gỗ
bình quân một ha của nhóm gỗ thứ j (j = );
- Dj: Diện tích rừng
trồng được khai thác toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra của nhóm gỗ thứ j (j = ), tính bằng ha;
(2) Suy rộng đối với sản lượng củi từ
rừng trồng cho khai thác
- Tính năng suất củi khai thác bình
quân một ha của mẫu điều tra theo công thức:
Trong đó:
: Năng suất khai thác củi
bình quân một ha của nhóm gỗ thứ j (j = ) của mẫu điều tra trong kỳ điều tra, tính bằng
tấn/ha;
yij: Sản lượng củi
khai thác của hộ mẫu thứ i, nhóm gỗ j trong kỳ điều tra, tính bằng tấn;
dij. Diện tích rừng
trồng được khai thác trong kỳ điều tra của hộ mẫu thứ i, nhóm gỗ j, tính bằng
ha.
- Suy rộng sản lượng củi khai thác cho
toàn tỉnh của hộ có diện tích rừng trồng được khai thác trong kỳ điều tra theo
công thức:
Trong đó:
- Yj: Sản lượng củi
khai thác nhóm gỗ j (j = ) toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra, tính bằng
tấn;
- : Năng suất khai thác
củi bình quân một ha của nhóm gỗ thứ j (j = ), tính bằng tấn/ha;
- Dj: Diện tích rừng
trồng được khai thác toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra của nhóm gỗ thứ j (j = ), tính bằng ha;
(3) Suy rộng sản lượng gỗ khai thác từ
cây lâm nghiệp trồng phân tán của hộ trong kỳ điều tra
Bước 1: Suy rộng tổng sản lượng gỗ
khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán của hộ theo công thức:
Trong đó:
H: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ cây
lâm nghiệp trồng phân tán của hộ trên toàn tỉnh trong kỳ điều tra, đơn vị tính
m3;
hij: Sản lượng gỗ
khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán trong kỳ điều tra của hộ điều tra mẫu
thứ i trên thôn mẫu j, đơn vị tính m3;
Nj: Tổng số hộ của
thôn mẫu thứ j;
nj: Tổng số hộ mẫu
thuộc thôn mẫu thứ j (mỗi thôn mẫu chọn 10 hộ mẫu);
P: Tổng số hộ thuộc các thôn có rừng của
toàn tỉnh;
ƩNj: Tổng số hộ của
các thôn mẫu của toàn tỉnh.
Bước 2: Suy rộng sản lượng gỗ khai
thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán của hộ theo từng nhóm gỗ theo công thức:
Hj
= fj * H (6)
fj được tính từ công thức:
Trong đó:
Hj: Tổng sản lượng gỗ
nhóm j (j = ) khai
thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán toàn tỉnh trong kỳ điều tra của hộ, tính
bằng m3;
H: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ cây
lâm nghiệp trồng phân tán toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra, đơn vị tính m3;
fj : Tỷ trọng sản
lượng gỗ nhóm j (j = )
trong tổng sản lượng gỗ khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán của các hộ mẫu,
tính bằng %;
hij: Sản lượng gỗ
nhóm j (j = ) khai
thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán hộ mẫu i, tính bằng m3;
hi: Sản lượng gỗ
khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán của hộ mẫu i
(4) Suy rộng đối với sản lượng sản phẩm
lâm nghiệp ngoài gỗ khai thác, thu nhặt của hộ trong kỳ điều tra theo công thức:
Trong đó:
Yk: Tổng sản lượng sản
phẩm loại k (k = )
khai thác, thu nhặt từ rừng và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán của hộ trong kỳ
điều tra;
: Sản lượng sản phẩm
loại k (k = ) của hộ điều
tra mẫu i của thôn mẫu j;
Nj: Tổng số hộ của
thôn mẫu thứ j;
nj: Tổng số hộ mẫu
thuộc thôn mẫu thứ j (mỗi địa bàn điều tra mẫu chọn 10 hộ mẫu);
P: Tổng số hộ thuộc các thôn có rừng của
toàn tỉnh;
ƩNj: Tổng số hộ của
các thôn mẫu của toàn tỉnh.
(5) Suy rộng số cây lâm nghiệp
phân tán trồng mới của hộ trong kỳ điều tra theo công thức:
Trong đó:
L: Tổng số cây lâm nghiệp phân
tán trồng mới trong kỳ điều tra toàn tỉnh của hộ;
lij: Số cây lâm
nghiệp phân tán trồng mới trong kỳ điều tra của hộ điều tra mẫu i của thôn mẫu
j;
Nj: Tổng số hộ của
thôn mẫu thứ j;
nj: Tổng số hộ
mẫu thuộc thôn mẫu thứ j (mỗi địa bàn điều tra mẫu chọn 10 hộ mẫu);
P: Tổng số hộ thuộc các thôn có rừng của
toàn tỉnh;
ƩNj: Tổng số hộ của
các thôn mẫu của toàn tỉnh.
(6) Suy rộng đối với sản lượng sản phẩm
lâm nghiệp trọng điểm của hộ trồng và cho thu hoạch trong kỳ điều tra
- Tính năng suất thu hoạch
bình quân một ha của mẫu điều tra theo công thức:
Trong đó:
: Năng suất thu hoạch
sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm loại j bình quân một ha (j = ) của mẫu điều tra trong kỳ điều
tra;
zij: Sản lượng sản
phẩm lâm nghiệp trọng điểm loại j (j = ) của hộ mẫu thứ i trong kỳ
điều tra;
dij: Diện tích thu
hoạch sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm loại j (j = ) của hộ mẫu thứ i trong kỳ điều tra, tính bằng
ha.
- Suy rộng sản lượng sản phẩm lâm nghiệp
trọng điểm trồng cho thu hoạch toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra theo công thức:
Trong đó:
Zj: Sản lượng sản
phẩm lâm nghiệp trọng điểm thu hoạch loại j (j = ) toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra;
: Năng suất thu hoạch
sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm loại j bình quân một ha (j = ) của mẫu điều tra trong kỳ điều
tra;
Dj: Diện tích thu hoạch
sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm loại j (j = ) toàn tỉnh của hộ trong kỳ điều tra.
c) Tổng hợp kết quả điều tra toàn tỉnh
Kết quả điều tra của toàn tỉnh được tổng
hợp theo từng loại chỉ tiêu thuộc nội dung điều tra của từng loại đơn vị điều
tra theo nguyên tắc cộng kết quả điều tra toàn bộ và kết quả suy rộng mẫu điều
tra, được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
STT
|
Chỉ tiêu
|
Kết quả điều
tra toàn bộ
|
Kết quả suy
rộng từ điều tra chọn mẫu
|
1
|
Diện tích rừng trồng mới tập trung
|
x
|
|
2
|
Diện tích rừng trồng được chăm sóc
|
x
|
|
3
|
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh
|
x
|
|
4
|
Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
|
x
|
x
|
5
|
Số cây giống lâm nghiệp sản xuất
|
x
|
|
6
|
Diện tích rừng được bảo vệ
|
x
|
|
7
|
Sản lượng gỗ khai thác
|
x
|
x
|
8
|
Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp ngoài
gỗ được khai thác, thu nhặt từ rừng và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán
|
x
|
x
|
9
|
Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm
|
x
|
x
|
10
|
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ lâm
nghiệp (thu thập từ doanh nghiệp, HTX và các tổ chức)
|
x
|
|
VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA
Bước 1. Chuẩn bị điều tra
- Thời gian thực hiện 30 ngày trước thời
điểm điều tra;
- Nội dung thực hiện:
+ Bổ sung, sửa đổi phương án điều tra
(nếu có); triển khai, hướng dẫn phương án điều tra ở cấp tỉnh, huyện; rà soát
các đơn vị điều tra; chọn mẫu điều tra; in phương án và phiếu điều tra;
+ Xây dựng và cập nhật hệ thống biểu đầu
ra, chương trình phần mềm nhập tin, chương trình kiểm tra và tổng hợp kết quả điều
tra cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
+ Lựa chọn điều tra viên, giám sát
viên các cấp theo tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh những tiêu chuẩn chung, cần chú
ý lựa chọn những người nắm rõ tình hình sản xuất lâm nghiệp tại địa bàn, như
cán bộ khuyến lâm, trưởng thôn,... Đối với điều tra mẫu sản lượng khai thác gỗ
và điều tra mẫu sản lượng sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ khai thác thu nhặt từ rừng
và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán, cần lựa chọn những người nắm rõ quy trình trồng
và khai thác gỗ, hiểu rõ tình hình khai thác sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ tại địa
bàn;
+ Tập huấn điều tra viên, giám sát
viên các cấp (nếu có).
Bước 2. Triển khai điều tra
Thực hiện 15 ngày từ thời điểm điều
tra, chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1:
+ Thực hiện thu thập thông tin phiếu số
01/ĐTLN-THON;
+ Lập bảng kê các đơn vị điều tra để
có thông tin làm dàn mẫu cho cuộc điều tra sản lượng gỗ và sản phẩm lâm nghiệp
trọng điểm;
+ Thu thập thông tin của phiếu số
02/ĐTLN-DN,TCK, phiếu số 06/ĐTLN-HO.
- Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập
thông tin các phiếu còn lại.
Bước 3. Nghiệm thu, nhập tin, xử lý tổng
hợp số liệu
- Thời gian thực hiện: 20 ngày sau khi
kết thúc thu thập số liệu;
- Nội dung thực hiện: Kiểm tra, làm sạch,
đánh mã các phiếu điều tra; nghiệm thu số lượng và chất lượng phiếu điều tra;
nhập tin số liệu điều
tra; xử lý, kiểm tra số liệu nhập tin, tổng hợp số liệu, báo cáo giải trình và
truyền kết quả nhập tin về Tổng cục Thống kê.
Bước 4. Tổng hợp, phân tích và công bố
kết quả điều tra
Tổng cục Thống kê tổng hợp, phân tích
và công bố kết quả của cuộc điều tra sau 20 ngày kể từ ngày nhận số liệu nhập
tin từ các Cục Thống kê.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp Trung ương
a) Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng
công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy
sản và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
và nghiệm thu khối lượng, chất lượng phiếu điều tra, biểu tổng hợp của các địa
phương theo quy định của Phương án; chủ trì lựa chọn đơn vị xây dựng phần mềm xử
lý kết quả cuộc điều tra.
b) Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì và phối
hợp với Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm kinh phí điều
tra; phân bổ kinh phí, hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
c) Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê
hướng dẫn các cục Thống kê và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm
tra, giám sát, thanh tra cuộc điều tra này.
2. Cấp địa phương
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
về việc triển khai thực hiện cuộc điều tra theo phương án, đảm bảo chất lượng
thông tin thu thập, quản lý và sử dụng kinh phí điều tra đúng chế độ, hiệu quả.
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng thông tin; tiến
hành phúc tra đối với những địa bàn và đơn vị có tăng, giảm đột biến về diện
tích, năng suất, sản lượng sản phẩm lâm nghiệp hoặc có biểu hiện vi phạm phương
pháp điều tra.
X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT
CHO ĐIỀU TRA
Kinh phí điều tra từ nguồn ngân sách
Nhà nước do Tổng cục Thống kê phân bổ trong kinh phí điều tra thường xuyên để
thực hiện những nội dung theo phương án điều tra. Việc quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ Tài chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc
gia và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng Cục Thống kê
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí được phân bổ theo chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo điều kiện để thực
hiện tốt cuộc điều tra./.
Phiếu số: 01/ĐTLN-THON
|
PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN
|
|
KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÔN
(Không bao
gồm diện tích của doanh nghiệp, HTX, Ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế, tổ chức
khác có trên địa bàn thôn)
|
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
…………………………………………………………………
|
|
|
Huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh:
………………………………………………..
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn:
…………………………………………………………..
|
|
|
|
|
|
Thôn/ấp/bản:
…………………………………………………………………………………..
|
|
|
Tổng số hộ gia đình
trên địa bàn thôn: ………………………(hộ)
|
|
|
|
|
|
|
A. Diện tích rừng trồng mới trong 12
tháng qua
I. Diện tích rừng trồng mới cây thân gỗ
STT
|
Tên loại
cây lâm nghiệp
|
Mã sản phẩm
gỗ*
|
Tổng diện tích
(Ha)
|
Chia ra
|
Loại rừng
1= Rừng sản xuất
2 = Rừng phòng hộ
3 = Rừng đặc dụng
|
Hộ gia đình
|
Cộng đồng
dân cư
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Cột C ghi theo mã
sản phẩm gỗ của phụ lục số III
II. Diện tích rừng trồng mới họ tre và
cây lâm nghiệp khác
Đơn vị tính:
Ha
STT
|
Tên loại
cây lâm nghiệp
|
Tổng diện
tích
|
Chia ra
|
Hộ gia đình
|
Cộng đồng
dân cư
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
I
|
Rừng cây họ tre
|
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
II
|
Rừng cây lâm nghiệp
khác
|
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
B. Diện tích rừng trồng được chăm sóc
trong 12 tháng qua
Đơn vị tính:
Ha
STT
|
Chỉ tiêu
|
Tổng diện
tích
|
Chia ra
|
Hộ gia đình
|
Cộng đồng
dân cư
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
I
|
Chăm sóc rừng cây
thân gỗ
|
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
II
|
Chăm sóc rừng họ
tre
|
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
III
|
Chăm sóc rừng cây
lâm nghiệp khác
|
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
C. Diện tích rừng
được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ trong 12 tháng qua
Đơn vị tính:
Ha
STT
|
Chỉ tiêu
|
Tổng số
|
Chia ra
|
Chia theo
loại cây
|
Hộ gia đình
|
Cộng đồng
dân cư
|
Rừng cây thân
gỗ
|
Rừng họ tre
|
Rừng cây
lâm nghiệp khác
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
1
|
Khoanh nuôi, xúc tiến
tái sinh rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Khoanh nuôi mới
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó Khoanh nuôi có trồng bổ
sung
|
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Khoanh nuôi chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó Khoanh nuôi có trồng bổ
sung
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Diện tích rừng được
bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
2.2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
2.3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
D. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
trong 12 tháng qua: ………………………………. (Cây)
(Chỉ bao gồm số cây
lâm nghiệp do Thôn/Xã tổ chức trồng, không bao gồm số cây lâm nghiệp
của hộ và các đơn vị khác)
E. Thông tin về diện tích cây lâm nghiệp
trọng điểm trồng tập trung trong 12 tháng qua
STT
|
Loại cây
|
Diện tích
hiện có tại thời điểm 01/01
|
Diện tích
cho thu hoạch trong 12 tháng qua
|
A
|
B
|
1
|
2
|
1
|
Cây trọng điểm 1: ……………..
|
|
|
2
|
Cây trọng điểm 2: ……………..
|
|
|
3
|
Cây trọng điểm 3: ……………..
|
|
|
|
Ngày..... tháng …..năm 20….
Điều
tra viên
(Ký, ghi rõ họ
tên)
Số
điện thoại:………………….
|
Đơn vị số:
|
|
Phiếu số: 02/ĐTLN-DN,TCK
|
PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN
KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, BAN QUẢN LÝ RỪNG, CÁC
TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC VÀ TỔ CHỨC KHÁC
Thời điểm:
01/01/20....
|
|
|
|
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
…………………………………………………………………
|
|
|
Huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh:
………………………………………………..
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn:
…………………………………………………………..
|
|
|
|
|
|
Tên đơn vị:
……………………………………………………………………………………………
|
Loại hình đơn vị: (DNNN=1, DN
ngoài NN=2; DN FDI=3; HTX =4, BQL rừng = 5,,
|
|
Tổ chức khác thuộc
khu vực nhà nước =7, Tổ chức khác thuộc khu vực ngoài nhà nước =8)
|
Mã số thuế (Nếu có):
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa chỉ: …………………….……………….……………….……………….……………….………………
|
Số điện thoại: ……………….……………….……………….……………….……………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A. Rừng trồng mới trong 12 tháng qua
I. Rừng trồng mới cây thân gỗ
STT
|
Tên loại
cây lâm nghiệp
|
Mã sản phẩm
gỗ*
|
Tổng diện
tích (Ha)
|
Loại rừng
1 = Rừng sản xuất
2 = Rừng phòng hộ
3 = Rừng đặc dụng
|
Chi phí sản
xuất
(Triệu đồng)
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi theo mã sản phẩm gỗ cột C của Phụ lục số
III
II. Rừng trồng mới họ tre và cây lâm
nghiệp khác
STT
|
Tên loại
cây lâm nghiệp
|
Tổng diện
tích
(Ha)
|
Loại rừng
1 = Rừng sản xuất
2 = Rừng phòng hộ
3 = Rừng đặc dụng
|
Chi phí sản
xuất
(Triệu đồng)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
1
|
Cây họ tre
|
|
|
|
2
|
Cây lâm nghiệp khác
|
|
|
|
B. Chăm sóc rừng trồng trong 12 tháng
qua
STT
|
Chỉ tiêu
|
Tổng diện
tích (Ha)
|
Chi phí sản
xuất
(Triệu đồng)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
I
|
Chăm sóc rừng cây
thân gỗ
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
II
|
Chăm sóc rừng họ
tre
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
III
|
Chăm sóc rừng cây
lâm nghiệp khác
|
|
|
1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
C. Khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên trong 12 tháng qua
STT
|
Tên chỉ
tiêu
|
Tổng diện
tích
(Ha)
|
Chia ra
|
Doanh thu
(Triệu đồng)
|
Khoanh nuôi
mới
|
Khoanh nuôi
chuyển tiếp
|
Tổng số
|
Trong đó có
trồng bổ sung
|
Tổng số
|
Trong đó có
trồng bổ sung
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Rừng cây thân gỗ
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rừng họ tre
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Rừng cây lâm nghiệp khác
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
D. Dịch vụ lâm nghiệp trong 12 tháng
qua
STT
|
Tên chỉ
tiêu
|
Diện tích (Ha)
|
Doanh thu (Triệu đồng)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
1
|
Bảo vệ rừng
|
|
|
1.1
|
Rừng sản xuất
|
|
|
1.2
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
1.3
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
2
|
Dịch vụ lâm nghiệp
khác
|
x
|
|
2.1
|
Dịch vụ phòng chống sâu bệnh cho cây
lâm nghiệp
|
|
|
2.2
|
Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy rừng
|
|
|
2.3
|
Đánh giá, ước lượng trữ lượng rừng
và sản lượng cây lâm nghiệp
|
x
|
|
2.4
|
Cho thuê máy móc có cả người điều
khiển
|
x
|
|
2.5
|
Vận chuyển gỗ đến cửa rừng
|
x
|
|
2.6
|
Dịch vụ lâm nghiệp khác
|
x
|
|
E. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
trong 12 tháng qua: …………………………. (Cây)
F. Khai thác gỗ trong 12 tháng qua
(chỉ thu thập thông tin của diện tích
khai thác trắng)
STT
|
Tên sản phẩm
gỗ khai thác
|
Mã sản phẩm
gỗ*
|
Diện tích
khai thác (Ha)
|
Số năm trồng
cho khai thác (Năm)
|
Khai thác gỗ
|
Tổng sản lượng (m3)
|
Trong đó: Bán ra
|
Sản lượng (m3)
|
Doanh thu (Triệu đồng)
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
I
|
Khai thác từ rừng
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Khai thác trắng trong năm
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Tỉa thưa rừng trồng trong
các năm
|
|
x
|
x
|
|
|
|
1
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
II
|
Khai thác từ cây
lâm nghiệp trồng phân tán
|
|
x
|
x
|
|
|
|
1
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
2
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
3
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
4
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
* Ghi theo mã số sản phẩm gỗ
cột C của Phụ lục
III
G. Sản xuất cây giống lâm nghiệp trong
12 tháng qua
STT
|
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
A
|
B
|
C
|
1
|
1
|
Diện tích ươm giống
|
Ha
|
|
2
|
Tổng số cây giống sản xuất
|
1000 cây
|
|
3
|
Trong đó: Bán ra
|
“
|
|
4
|
Doanh thu bán ra
|
Triệu đồng
|
|
H. Sản phẩm lâm nghiệp ngoài
gỗ khai thác, thu nhặt trong 12 tháng qua
STT
|
Tên loại sản
phẩm
|
Mã sản phẩm*
|
Đơn vị
tính**
|
Khai thác,
thu nhặt sản phẩm ngoài gỗ
|
Tổng sản lượng
|
Trong đó: Bán ra
|
Sản lượng
|
Doanh thu (Triệu
đồng)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
1
|
Củi
|
0222010
|
Kg
|
|
|
|
2
|
………………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: * Cột C Ghi
theo mã sản phẩm trong phụ lục số II
** Cột D ghi đơn vị tính tương ứng
với sản phẩm lâm nghiệp trong phụ lục số II
Điều
tra viên
(Ký,
ghi rõ họ tên)
Số điện thoại: ……………………….
|
Ngày …….
tháng …..năm 20….
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ
tên, đóng dấu)
|
Phiếu số:
03/DTLN-HM-GO
|
PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN
|
HỘ SỐ:
|
|
|
SẢN LƯỢNG
KHAI THÁC GỖ TỪ RỪNG TRỒNG CỦA HỘ
|
|
|
|
Thời điểm: 01/01/20….
|
|
|
Hộ điều tra mẫu đối với
nhóm gỗ:
|
|
(Ghi mã số từ 1 đến 8 tương ứng
với nhóm gỗ trong phụ
lục III)
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
…………………………………………………………………
|
|
|
Huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh: ………………………………………………..
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn:
…………………………………………………………..
|
|
|
|
|
|
Thôn/ấp/bản:
…………………………………………………………………………………..
|
|
|
Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:
……………………………………………………………………………………
|
|
|
|
|
|
|
1. Thông tin về hoạt
động khai thác gỗ từ rừng trồng trong 12
tháng qua của hộ
(chỉ thu thập
thông tin của diện tích khai thác trắng)
STT
|
Tên sản phẩm
|
Mã sản phẩm
gỗ*
|
Số năm trồng
cho khai thác (Năm)
|
Diện tích
khai thác (Ha)
|
Khai thác gỗ
từ rừng trồng
|
Tổng sản lượng
|
Trong đó: Bán ra
|
Sản lượng
|
Doanh thu (Triệu
đồng)
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
1
|
Khai thác trắng trong năm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tỉa thưa rừng
trồng trong các năm
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Củi (tấn)
|
0222010
|
x
|
x
|
|
|
|
Ghi chú: *Ghi theo mã sản phẩm gỗ ở cột
C trong phụ lục
III
2. Sản lượng gỗ khai
thác vào các tháng trong kỳ điều tra? (Đơn vị tính: m3)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(T1)
|
|
(T2)
|
|
(T3)
|
|
(T4)
|
|
(T5)
|
|
(T6)
|
|
(T7)
|
|
(T8)
|
|
(T9)
|
|
(T10)
|
|
(T11)
|
|
(T12)
|
Điều
tra viên
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Ngày.....
tháng …. năm 20….
Người
cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Số điện thoại: ………………………..
|
Số điện thoại: ………………………..
|
Phiếu số:
04/ĐTLN-HM-LS
|
PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN
|
HỘ SỐ:
|
|
|
SẢN LƯỢNG
GỖ KHAI THÁC TỪ CÂY LÂM NGHIỆP TRỒNG PHÂN TÁN; KHAI THÁC, THU NHẶT SẢN PHẨM
LÂM NGHIỆP NGOÀI GỖ CỦA HỘ
|
|
|
|
Thời điểm: 01/01/20….
|
|
|
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
…………………………………………………………………
|
|
|
Huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh:
………………………………………………..
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn:
…………………………………………………………..
|
|
|
|
|
|
Thôn/ấp/bản:
…………………………………………………………………………………..
|
|
|
Tên địa bàn điều tra:…………………………………………………… Địa bàn điều
tra số:
|
|
|
Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………
Số điện thoại:
……………………………………………………………………………………
|
|
|
|
|
|
|
I. Sản lượng gỗ khai thác từ cây lâm
nghiệp trồng phân tán trong 12 tháng qua
STT
|
Tên sản phẩm
gỗ
|
Mã sản phẩm
gỗ*
|
Khai thác gỗ
từ cây lâm nghiệp trồng phân tán
|
Tổng sản lượng (m3)
|
Trong đó: Bán ra
|
Sản lượng
(m3)
|
Doanh thu (Triệu đồng)
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi chú: * ghi mã sản phẩm gỗ
tương ứng ở cột C của phụ lục III)
II. Sản phẩm lâm nghiệp
ngoài gỗ khai thác, thu nhặt trong 12 tháng qua
(Không bao gồm sản phẩm của cây lâm
nghiệp trọng điểm trồng tập trung)
STT
|
Tên sản phẩm
|
Đơn vị tính*
|
Mã sản phẩm**
|
Khai thác, thu
nhặt sản phẩm lâm
nghiệp ngoài gỗ
|
Tổng sản lượng
|
Trong đó: Bán ra
|
Sản lượng
|
Doanh thu (Nghìn
đồng)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
1
|
Củi
|
kg
|
0222010
|
|
|
|
2
|
Luồng, vầu
|
cây
|
0222020
|
|
|
|
3
|
Tre
|
cây
|
02220301
|
|
|
|
4
|
Lồ ô
|
cây
|
02220302
|
|
|
|
5
|
Giang
|
cây
|
02220303
|
|
|
|
6
|
Trúc, le
|
cây
|
02220304
|
|
|
|
7
|
Nứa hàng
|
cây
|
0222040
|
|
|
|
8
|
Song, mây
|
kg
|
0222050
|
|
|
|
9
|
Nhựa thông
|
kg
|
0222060
|
|
|
|
10
|
Vỏ quế
|
kg
|
02220701
|
|
|
|
11
|
Lá, cành quế
|
kg
|
02220702
|
|
|
|
12
|
Thảo quả
|
kg
|
0222080
|
|
|
|
13
|
Lá cọ
|
lá
|
02220905
|
|
|
|
14
|
Lá dừa nước
|
lá
|
02220906
|
|
|
|
15
|
Lá dong
|
lá
|
0230010
|
|
|
|
16
|
Lá nón
|
lá
|
0230011
|
|
|
|
17
|
Măng tươi
|
kg
|
0230030
|
|
|
|
18
|
Mộc nhĩ
|
kg
|
02300901
|
|
|
|
19
|
Rau rừng
|
kg
|
02300921
|
|
|
|
20
|
……………….
|
|
|
|
|
|
21
|
……………….
|
|
|
|
|
|
22
|
……………….
|
|
|
|
|
|
23
|
………………..
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: * Cột C và ** Cột D
ghi mã sản phẩm và đơn vị tính tương ứng trong Phụ lục
số II đối với sản
phẩm lâm nghiệp bổ sung thêm ngoài danh sách trên
III. Số cây lâm
nghiệp trồng phân tán trong 12 tháng qua: ………………….(Cây)
Điều
tra viên
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Ngày …. tháng ….. năm 20...
Người
cung cấp thông tin
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Số điện thoại:
…………………….
|
Số điện thoại:
…………………….
|
Phiếu số: 05/ĐTLN-HM-LSTĐ
|
|
HỘ SỐ:
|
|
|
PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN
DIỆN TÍCH
VÀ SẢN LƯỢNG LÂM SẢN TRỌNG ĐIỂM THU HOẠCH CỦA HỘ
|
|
|
Tên cây lâm nghiệp
trọng điểm:
………………………………….
Mã
sản phẩm
|
|
(Ghi mã sản
phẩm theo Phụ lục II)
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
…………………………………………………………………
|
|
|
Huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh:
………………………………………………..
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn:
…………………………………………………………..
|
|
|
|
|
|
Thôn/ấp/bản:
…………………………………………………………………………………..
|
|
|
Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………
|
|
|
|
|
|
|
1. Diện tích cây lâm nghiệp trọng điểm
thu hoạch trong 12 tháng qua
STT
|
Chỉ tiêu
|
Diện tích (Ha)
|
A
|
B
|
1
|
1
|
Diện tích hiện có tại thời điểm
01/01
|
|
2
|
Diện tích trồng mới trong 12 tháng
qua
|
|
3
|
Diện tích thu hoạch trong 12 tháng
qua
|
|
2. Thu hoạch cây lâm nghiệp trọng điểm
trong 12 tháng qua
STT
|
Tên sản phẩm
|
Mã sản phẩm*
|
Đơn vị
tính**
|
Thu hoạch
cây lâm nghiệp trọng điểm
|
Tổng sản lượng
|
Trong đó: Bán ra
|
Sản lượng
|
Doanh thu (Triệu đồng)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
1
|
Sản phẩm chính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Sản phẩm phụ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: * Cột C ghi theo mã
sản phẩm trong Phụ lục
số II,
** Cột D ghi theo đơn vị tính ở cột E
với sản phẩm tương ứng trong Phụ lục số II.
3 Sản lượng sản phẩm chính thu hoạch
vào các tháng trong kỳ điều tra? (Đơn vị tính: …………)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(T1)
|
|
(T2)
|
|
(T3)
|
|
(T4)
|
|
(T5)
|
|
(T6)
|
|
(T7)
|
|
(T8)
|
|
(T9)
|
|
(T10)
|
|
(T11)
|
|
(T12)
|
Điều
tra viên
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Ngày.....
tháng …. năm 20….
Người
cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Số điện thoại:
………………..
|
Số điện thoại:
………………..
|
Phiếu số: 06/ĐTLN-HO-GIONG
|
PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN
|
|
KẾT QUẢ SẢN
XUẤT CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CỦA HỘ
Thời điểm:
01/01/20....
|
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
…………………………………………………………………
|
|
|
Huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh:
………………………………………………..
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn:
…………………………………………………………..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Thông tin về kết quả sản xuất cây
giống lâm nghiệp của hộ chuyên sản xuất trên địa
bàn xã/phường/thị trấn trong 12 tháng qua
STT
|
Họ và tên
chủ hộ
|
Diện tích
ươm giống (m2)
|
Sản xuất giống
cây lâm nghiệp
|
Tổng số cây
giống (1000 cây)
|
Trong đó:
Bán ra
|
Số cây (1000
cây)
|
Doanh thu (Triệu
đồng)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
Điều tra
viên
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
|
Số điện thoại:
………………..
|
GIẢI THÍCH
NỘI DUNG; HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG KÊ
A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VÀ THUẬT NGỮ
CHUNG
(1) Rừng (Theo Luật Lâm nghiệp
2017): Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng,
nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần
chính là một hoặc một số loài cây có chiều cao được xác định theo hệ thực
vật trên núi
đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc
trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 héc ta trở lên; độ tàn che1
từ 0,1 trở lên.
Căn cứ theo nguồn
gốc hình thành, bao gồm rừng tự nhiên
và rừng trồng
- Rừng tự nhiên là rừng có sẵn
trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ
sung.
- Rừng trồng là rừng được
hình thành do con người trồng, bao gồm rừng trồng mới trên
đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; rừng
tái sinh sau khai thác rừng trồng đã khai thác.
Căn cứ vào mục đích sử
dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 3 loại:
rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; và rừng sản xuất
- Rừng đặc dụng là rừng được
sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, danh
lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt; cung ứng dịch vụ môi trường rừng, bao gồm:
+ Vườn quốc gia;
+ Khu dự trữ thiên nhiên;
+ Khu bảo tồn loài, sinh cảnh;
+ Khu bảo vệ cảnh quan gồm rừng bảo tồn
di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi
trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
- Rừng phòng hộ là rừng được
sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ
quét, lũ ống, chống sa
mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường,
quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng
dịch vụ môi trường rừng, bao gồm:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ
nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ
biên giới;
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát
bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
- Rừng sản xuất: Là rừng được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp
phòng hộ, bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào loại cây
trồng, rừng phân thành 3 loại chủ yếu:
- Rừng gỗ: Là rừng bao gồm chủ
yếu các loại cây thân gỗ chiếm từ 75% tổng số cây trở lên.
- Rừng tre, nứa: Là rừng chủ
yếu gồm các loại cây thuộc nhóm tre, nứa (chiếm từ 75% tổng số cây trở lên),
bao gồm: tre, nứa, lồ ô, luồng, vầu, giang, trúc, le, lùng, bương....
- Rừng khác (rừng hỗn giao): Là diện tích
rừng có cây lâm nghiệp khác như rừng cau, dừa hoặc diện tích rừng hỗn giao cây
thân gỗ và tre nứa.
Rừng cau dừa: Là rừng có thành phần
chính là các loại cau dừa
Rừng hỗn giao gỗ - tre, nứa: Là rừng
có cây thân gỗ chiếm từ 50% đến dưới 75% tổng số cây.
Rừng hỗn giao tre, nứa - gỗ: Là rừng
có cây thuộc nhóm tre, nứa chiếm từ 50% đến dưới 75% tổng số cây.
Trường hợp diện tích rừng có nhiều loại
cây lâm nghiệp khác nhau, mà nhóm cây thân gỗ, cây nhóm tre, nứa hoặc cây lâm
nghiệp khác đều có tỷ lệ diện tích tương đương, thì xếp vào nhóm rừng hỗn giao.
(2) Diện tích rừng trồng mới: Là tổng diện
tích rừng được trồng mới các loài cây lâm nghiệp trên diện tích đất quy hoạch
cho lâm nghiệp hoặc đất có khả năng lâm nghiệp, có qui mô diện tích từ 0,3 ha
trở lên trong thời kỳ điều tra hiện còn sống (đạt tiêu chuẩn kỹ thuật) đến thời
điểm điều tra. Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba cũng chỉ được tính một
lần diện tích.
Đối với những diện tích rừng trồng mới
liền khoảnh có diện tích
từ 0,3 ha trở lên do nhiều hộ trồng, trong đó diện tích của mỗi hộ không đủ 0,3
ha vẫn được coi là diện tích rừng trồng mới tập trung trong năm.
+ Rừng phòng hộ trồng mới ở đầu nguồn
các con sông, trồng ven biển... nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói
mòn, điều hòa khí hậu bảo
vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, chắn gió cát... bảo vệ sản xuất và đời sống;
+ Rừng đặc dụng trồng mới, là loại rừng
đặc biệt mang tính quốc gia nhằm bảo tồn gien lâm sinh, bảo tồn đa dạng sinh học
như rừng quốc gia Ba Vì, Tam Đảo,...
+ Rừng sản xuất trồng mới nhằm mục
đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất
và đời sống.
Diện tích rừng trồng mới bao gồm diện
tích trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có, diện tích rừng trồng mới
trên trên đất chưa có rừng (bao gồm diện tích rừng trồng theo chương trình trồng
rừng thay thế).
Diện tích rừng trồng mới không bao gồm
diện tích tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
(3) Số cây lâm nghiệp trồng phân tán: Là tổng số
cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích dưới 0,3 ha của các loại đất tận dụng
như: vườn, đất ven đường, ven kênh mương, trên bờ vùng bờ đồng, trên các mảnh đất
nhỏ phân tán khác nhằm cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về gỗ, củi của hộ gia đình,
cá nhân và cộng đồng; đồng thời góp phần phòng hộ môi trường trong khoảng thời
gian nhất định hiện còn sống đến thời điểm điều tra.
Lưu ý: Số cây lâm nghiệp trồng phân
tán không bao gồm những cây trồng nhằm mục đích tạo cảnh quan, trang trí như:
cây trồng trong công viên, khu vực đô thị hoặc khu đô thị mới.
(4) Diện tích rừng được khoanh nuôi,
xúc tiến tái sinh
Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh: Là quá
trình lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp
hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời
gian nhất định theo mục đích đặt ra.
Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh gồm các
biện pháp:
+ Khoanh nuôi không có tác động: Chủ yếu
thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống cháy... để cây phát triển tự nhiên.
+ Khoanh nuôi có tác động: Thực hiện
tra hạt, kết hợp trồng bổ sung trong những năm đầu... nhằm tác động cho cây
phát triển.
Diện tích rừng được khoanh nuôi, xúc
tiến tái sinh theo 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất
(5) Diện tích rừng được bảo vệ: Là diện tích
rừng được bảo vệ nhằm ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người
ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt
động vật rừng trái phép và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó.
Diện tích rừng được bảo vệ bao gồm những
khu rừng bảo vệ nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín
ngưỡng của cộng đồng.
(6) Diện tích rừng trồng được chăm
sóc:
Là diện tích rừng trồng có hoạt động chăm sóc trong những năm đầu, tùy theo điều
kiện sinh trưởng của cây trồng đến khi cây trồng đạt tiêu chuẩn rừng trồng, bao
gồm diện tích tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác được chăm sóc.
(7) Sản lượng gỗ: Là tổng sản
lượng gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên và từ cây lâm nghiệp trồng
phân tán, gồm gỗ tròn và gỗ ở dạng thô như gỗ cưa
khúc, gỗ thanh, gỗ cọc tà vẹt đường ray.
Gỗ tròn: bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo
tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1
m trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm
trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có
đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 m
trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
Gỗ ở dạng thô: Khai thác gỗ, sản xuất
gỗ tròn ở dạng thô như cưa khúc gỗ thanh, gỗ cọc đã được đẽo vỏ, tà vẹt đường
ray.
(8) Sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ: là những sản
phẩm không phải gỗ được khai thác từ thực vật và các bộ dẫn xuất của chúng có
nguồn gốc từ rừng hoặc từ cây lâm nghiệp trồng phân tán và sản phẩm không có
nguồn gốc từ rừng nhưng sẵn có trong rừng.
Sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ bao gồm:
+ Sản phẩm của các cây thuộc nhóm lâm
nghiệp như: tre, nứa, luồng, vầu,... và các sản phẩm hoang dại từ rừng, các
nguyên liệu trong rừng như: cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu, quả có hạt,... được
khai thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên và rừng trồng.
+ Sản phẩm không thuộc nhóm cây lâm
nghiệp nhưng mọc tự nhiên trong rừng, không do hoạt động trồng và chăm sóc của
con người như: riềng, gừng, hoa phong lan,... hoặc mật ong rừng.
(Chi tiết tham khảo phụ lục số II: danh mục
sản phẩm lâm nghiệp)
Chú ý:
- Không tính diện tích và sản phẩm thu
hoạch của những cây nông nghiệp lâu năm như: cao su, chè, cà phê, nhãn, vải,
cam,... trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp.
- Ngược lại, cây lâm nghiệp trồng trên
đất không quy hoạch cho lâm nghiệp vẫn được tính là sản phẩm lâm nghiệp.
(9) Củi: Là sản phẩm được
khai thác từ cây lâm nghiệp thân gỗ, bộ phận của chúng có kích thước nhỏ hơn đối với quy cách gỗ
tròn đã nêu ở trên, với mục đích chính là dùng làm chất đốt (đun nấu hoặc sưởi ấm).
(10) Ươm cây giống lâm nghiệp: Là hoạt động
nhân giống cây lâm nghiệp nhằm phục vụ mục đích trồng rừng hoặc trồng cây phân
tán. Hoạt động nhân giống gồm các hình thức chủ yếu sau: sản xuất giống bằng hạt,
bằng hom cành hoặc chiết ghép.
(11) Chủ rừng: Là tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng;
giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển
nhượng, tặng cho, nhận thừa kế rừng từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác theo
quy định của pháp luật. Bao gồm:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản
lý rừng phòng hộ.
- Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị vũ trang nhân dân được giao rừng.
- Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo,
giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cộng đồng dân cư: Là cộng đồng người
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố,
điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
B. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU
TRA
B.1 PHẦN THÔNG TIN ĐỊNH DANH
Điều tra viên ghi tên đơn vị hành
chính theo quy ước như sau: ghi tên tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện
(quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), xã (phường, thị trấn) và tên thôn (ấp, bản)
bằng chữ in hoa.
Ví dụ:
Tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương:
|
YÊN BÁI
|
Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh:
|
YÊN BÌNH
|
Xã/phường/thị trấn:
|
TÂN NGUYÊN
|
Thôn/ấp/bản:
|
ĐÈO THAO
|
Mã số cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được
ghi theo bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2004 được ban hành theo
Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập
nhật đến thời điểm điều tra.
Mã các thôn (ấp, bản): Đánh riêng cho
từng xã (phường, thị trấn), lần lượt từ một đến hết.
Tên địa bàn điều tra, mã địa bàn điều
tra (đối với phiếu điều tra số 04): Sử dụng danh sách địa
bàn điều tra (tên địa bàn điều tra, mã địa bàn điều tra) trong Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016.
Mã hộ số, mã cơ sở (nếu có): ghi theo
số thứ tự của danh sách hộ mẫu, hoặc cơ sở được lập để phục vụ cho việc điều
tra.
B.2 PHẦN NỘI DUNG PHIẾU
Phiếu số 01/ĐTLN-THON:
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Thu thập các thông tin về kết quả hoạt
động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các thôn, làm cơ sở đánh giá kết quả trồng
cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường; cung
cấp thông tin cơ sở để tính các chỉ tiêu sản lượng gỗ và lâm sản khai thác của
các hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn.
II. PHẠM VI ĐIỀU TRA
Toàn bộ các thôn có rừng trên phạm vi
cả nước
Thông tin thu thập: Gồm các thông tin
về kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các hộ gia đình và cộng đồng dân
cư trên địa bàn thôn thực hiện trong năm điều tra.
Không bao gồm thông tin của các hộ nhận
khoán của các doanh nghiệp, HTX, Ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế, tổ chức
khác có trên địa bàn thôn.
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
Phần A. Diện tích rừng trồng mới trong
12 tháng qua
Mục này ghi thông tin về diện tích rừng
trồng của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn thực hiện trong
12 tháng trước thời điểm điều tra. Quy định diện tích rừng trồng mới xem
trong phần A. Quy định chung.
Diện tích rừng trồng mới bao gồm tổng
số và chi tiết theo từng chỉ tiêu tương ứng.
Đối với nhóm thông tin về diện tích rừng
trồng cây thân gỗ, mỗi loại cây ghi thành 1 dòng tương ứng, ví dụ: trồng keo,
trồng bồ đề,...
Trường hợp một loại cây trồng ở các loại
rừng khác nhau: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thôn,
thì được ghi thành 03 dòng tương ứng.
Ví dụ: Cây keo trên địa bàn thôn vừa
trồng rừng sản xuất, vừa trồng rừng phòng hộ, vừa trồng rừng đặc dụng thì ghi
thông tin về cây keo ở 03 dòng tương ứng.
Trường hợp trên cùng một diện tích trồng
nhiều loại cây, ghi diện tích cho loại cây chính.
Phần B. Diện tích rừng trồng được chăm
sóc trong 12 tháng qua
Mục này ghi thông tin về diện tích rừng
trồng được chăm sóc của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn
trong 12 tháng qua, bao gồm hoạt động trồng dặm thêm trong quá trình chăm sóc để
đảm bảo mật độ cây trồng.
Quy định diện tích rừng trồng được
chăm sóc xem trong phần A. Quy định chung.
Diện tích rừng trồng được chăm sóc bao
gồm tổng số và chi tiết theo từng chỉ tiêu tương ứng.
Phần C. Diện tích rừng
được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ trong 12 tháng qua
Mục này ghi thông tin về diện tích rừng
tự nhiên được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và diện tích rừng được khoán bảo vệ
của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn trong 12 tháng qua.
Bao gồm tổng số và chi tiết theo từng chỉ tiêu tương ứng.
Quy định diện tích rừng được khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh; diện tích rừng được bảo vệ xem trong phần A. Quy định
chung.
Diện tích khoanh nuôi, xúc tiến tái
sinh bao gồm diện tích khoanh nuôi mới và khoanh nuôi chuyển tiếp:
Diện tích khoanh nuôi mới: Là diện
tích trong năm mới đưa vào thực hiện các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái
sinh.
Diện tích khoanh nuôi chuyển tiếp: Là
diện tích đang thực hiện các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh nhưng
chưa được công nhận hoàn thành khoanh nuôi.
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh gồm những diện tích thực hiện theo kế hoạch của ngành
lâm nghiệp và những diện tích do chính quyền các cấp thực hiện theo kế hoạch.
Diện tích rừng được bảo vệ: Chỉ tỉnh
những diện tích giao cho hộ, cộng đồng dân cư thực hiện bảo vệ và được nhận
kinh phí cho hoạt động này do ngân sách Nhà nước chi trả trong năm điều tra.
Phần D. Số cây lâm nghiệp trồng phân
tán trong 12 tháng qua
Phần này chỉ thu thập thông tin về cây
lâm nghiệp do thôn/xã tự tổ chức trồng tập trung (Tết trồng
cây,...) trên diện tích ven đường, ven kênh mương, trên bờ vùng bờ đồng...;
không bao gồm số cây lâm nghiệp của hộ và các đơn vị khác tự trồng trên diện
tích giao cho hộ và các đơn vị.
Phần E. Thông tin về diện tích cây lâm
nghiệp trọng điểm trồng tập trung trong 12 tháng qua
Phần này thu thập thông tin về diện
tích cây lâm nghiệp trọng điểm do các hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa
bàn thôn có hoạt động trồng cây lâm nghiệp trọng điểm.
Các tỉnh trước khi tiến hành điều tra
phải xác định cây lâm nghiệp trọng điểm của tỉnh và ghi trước vào phiếu điều
tra để thống nhất
trên phạm vi toàn tỉnh.
Cây lâm nghiệp trọng điểm trồng tập
trung: Quy ước trong phạm vi cuộc điều tra này chỉ thu thập thông tin đối với
diện tích cây lâm nghiệp trọng điểm trồng liền khoảnh từ 300 m2 trở lên. Trường hợp diện
tích trồng lớn hơn
300 m2, nhưng do các hộ trồng liền khoảnh với diện
tích dưới 300 m2 thì vẫn tính là diện tích cây lâm nghiệp trọng điểm
trồng tập trung.
Cây lâm nghiệp trọng điểm: Là cây lâm
nghiệp có giá trị kinh tế cao, hoặc được trồng phổ biến ở địa phương, đóng góp
tỷ trọng tương đối cao trong giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh (loại trừ giá
trị của nhóm gỗ).
Sản phẩm của cây lâm nghiệp trọng điểm
(hay còn gọi là lâm sản trọng điểm): Là sản phẩm thu được từ hoạt động trồng
cây lâm nghiệp trọng điểm.
Cây lâm nghiệp trọng điểm có thể là
cây thân gỗ, cây thuộc nhóm tre, nứa hoặc cây lâm nghiệp khác. Tuy nhiên, sản
phẩm của cây lâm nghiệp trọng điểm không bao gồm sản phẩm là gỗ (vì sản phẩm
này đã được thiết kế dàn mẫu điều tra riêng).
Ví dụ: Tỉnh A chọn cây quế là cây trọng
điểm; sản phẩm thu hoạch từ cây quế có thể là gỗ (trường hợp khai thác gỗ), vỏ
quế, cành và lá quế. Trong trường hợp này, gỗ quế không được
tính là sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm, chỉ tính sản phẩm lâm nghiệp trọng điểm
của tỉnh A đối với
cây quế là vỏ quế, cành và lá quế (sản phẩm ngoài gỗ). Nếu hộ khai thác gỗ quế
thì lập danh sách điều tra đối với nhóm gỗ (phiếu 01/ĐTLN-THON nếu diện tích
khai thác gỗ quế thuộc diện tích rừng trồng, và phiếu 03/ĐTLN-HM-GO nếu hộ được
chọn là hộ mẫu điều tra sản lượng gỗ thu hoạch từ rừng trồng)
Cột B: Ghi loại cây trọng điểm do tỉnh
chọn.
Cột 1: Ghi tổng diện tích hiện có của
loại cây lâm nghiệp trọng điểm thứ nhất (ví dụ: thảo quả, sâm ngọc linh, hồi,
trẩu, sở, quế) trên địa bàn thôn do các hộ, cộng đồng dân cư trồng còn sống tại
điểm điều tra 01/01 năm điều tra.
Cột 2: Ghi tổng diện tích thu hoạch
trong 12 tháng qua của loại cây lâm nghiệp trọng điểm thứ nhất trên địa bàn
thôn.
Thông tin về cây lâm nghiệp
trọng điểm thứ hai, thứ ba được ghi tương tự như cây lâm nghiệp trọng điểm thứ
nhất.
Trường hợp tỉnh chỉ chọn điều tra 1 hoặc
2 cây lâm nghiệp trọng điểm, yêu cầu ghi rõ tên cây lâm
nghiệp trọng điểm và mã sản phẩm tương ứng, và xóa thông tin cây còn lại bỏ trống không điều
tra.
Ví dụ: Tỉnh A chọn điều tra 1 cây lâm nghiệp
trọng điểm là quế, ghi tên cây lâm nghiệp trọng điểm thứ 1 là quế, mã sản phẩm
quế tương ứng trong phụ lục số II là: 0222070. xóa
bỏ hai cây lâm nghiệp trọng điểm còn lại trong phiếu
điều tra trước khi nhân bản và gửi phiếu cho các Chi cục Thống kê.
Phiếu số 02/ĐTLN-DN,TCK
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Thu thập thông tin về kết quả sản xuất
ngành lâm nghiệp các chủ rừng (không bao gồm chủ rừng là các hộ gia đình và cộng
đồng dân cư) thực hiện trong năm điều tra nhằm bổ sung thông tin kết quả trồng
cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường; kết quả sản
xuất và khai thác gỗ các sản phẩm lâm nghiệp; kết quả thực hiện các hoạt động
lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. PHẠM VI ĐIỀU TRA
Điều tra toàn bộ đối với các đơn vị điều
tra sau:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản
lý rừng phòng hộ.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác có hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng, khai thác gỗ, khai thác và thu
nhặt
sản
phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ và các hoạt động dịch vụ lâm
nghiệp trong năm điều tra.
- Tổ chức khác, gồm: Đơn vị vũ trang
nhân dân; Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm
nghiệp; các tổ chức đoàn thể được giao rừng,....
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
Phần A. Trồng rừng mới trong 12 tháng
qua
Tham khảo hướng dẫn đối với phiếu số 01/ĐTLN-THON
Chi phí sản xuất: Ghi tổng chi phí
phát sinh tương ứng với diện tích rừng trồng và theo từng
loại cây ở cột B trong 12 tháng qua. Riêng đối với rừng trồng mới ở mục II chỉ
ghi chi phí trồng rừng mới theo các nhóm tre, nứa và nhóm cây lâm nghiệp khác ở
cột B.
Phần B. Chăm sóc rừng trồng được trong
12 tháng qua
Cột B và cột 1: Tham khảo cách ghi phiếu
số 01/ĐTLN-THON
Cột 2: Ghi tổng chi phí phát sinh thực
tế tương ứng với diện tích rừng trồng được chăm sóc theo từng loại rừng tương ứng
ở cột B trong 12 tháng qua.
Phần C. Khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên trong 12 tháng qua
Cột 1 đến cột 3: Ghi toàn bộ diện tích
rừng tự nhiên được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh theo từng loại rừng tương ứng
do đơn vị thực hiện. Tham khảo cách ghi của phiếu số 01/ĐTLN-THON.
Cột 4: Ghi doanh thu thực tế phát sinh
tương ứng với diện tích ở cột 1 do đơn vị thực hiện.
Phần D. Dịch vụ lâm nghiệp trong 12
tháng qua:
Mục 1: Bảo vệ rừng
Cột 1: Ghi toàn bộ diện tích do đơn vị
nhận khoán bảo vệ (không bao gồm diện tích rừng trồng của đơn vị do đơn vị tự bảo
vệ).
Cột 2: Ghi tổng doanh thu bằng tiền thực
tế đơn vị nhận được từ hoạt động nhận khoán bảo vệ diện tích rừng tương ứng.
Mục 2: Dịch vụ lâm nghiệp khác
Chỉ tính giá trị các dịch vụ do đơn vị
cung cấp cho bên ngoài, không tính hoạt động dịch vụ do đơn vị cung cấp và sử dụng
trong nội bộ hoạt động của đơn vị.
- Đánh giá, ước lượng trữ lượng rừng:
Là hoạt động nhằm đánh giá, ước lượng trữ lượng gỗ, lâm sản trên một diện tích
nhất định.
- Cho thuê máy móc có cả người điều
khiển: Là giá trị thu được từ hoạt động cho thuê máy móc có cả người điều khiển
đối với các đơn vị bên ngoài.
- Vận chuyển gỗ đến cửa rừng: Là tổng
doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển gỗ từ nơi khai thác gỗ trong
rừng đến cửa rừng của đơn vị đối với bên ngoài.
- Dịch vụ khác bao gồm: Hoạt động làm
đất, đào hố để trồng rừng,
tưới và tiêu nước cho rừng, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống sâu bệnh hại rừng,...do
đơn vị thực hiện làm thuê cho bên ngoài.
Phần E. Số cây lâm nghiệp trồng phân
tán trong 12 tháng qua:
Xem giải thích phần quy định chung
Phần này chỉ thu thập thông tin về cây
lâm nghiệp do đơn vị tự tổ chức trồng trên diện tích của đơn vị.
Phần F. Khai thác gỗ trong 12 tháng
qua
Cột B: Ghi tên từng loại sản phẩm gỗ
khai thác trong 12 tháng qua từ rừng trồng, rừng tự nhiên và từ cây lâm nghiệp
trồng phân tán do đơn vị trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện giao khoán cho các
cá nhân, hộ, tổ chức thực hiện.
Cột C: Ghi mã số sản phẩm gỗ
khai thác theo cột C của phụ lục III.
Cột 1 đến cột 5: Ghi lần lượt các
thông tin liên quan đến diện tích khai thác, sản lượng gỗ khai thác, sản lượng gỗ
bán ra và doanh thu bán ra trong 12 tháng qua tương ứng với từng loại cây ở cột
B.
Doanh thu gỗ bán ra là số tiền thu được
tương ứng với sản lượng bán ra. Được tính vào doanh thu bán ra phần trợ cấp sản
xuất mà người bán được hỗ trợ, tính trên phần bán ra, bao gồm trợ cấp sản phẩm
và trợ cấp khác như trợ cấp xăng dầu,.... Không được tính vào doanh
thu bán ra phần thuế tiêu thụ sản phẩm (nếu có) như thuế VAT, thuế tài
nguyên,...; phí lưu thông, cước vận tải (vận chuyển từ cửa rừng đến cơ sở thu
mua,...).
Hình thái sản phẩm bán ra: Gỗ tròn
(nguyên cây hoặc cắt khúc, gỗ cành)
Lưu ý: Trường hợp
các đơn vị có hoạt động thu tỉa sản phẩm gỗ hàng năm. Quy ước tính toàn bộ sản
lượng gỗ thu tỉa từ các năm trước vào năm đơn vị tiến hành khai thác trắng toàn
bộ diện tích.
Một số quy định kỹ thuật về tỉa thưa đối
với cây gỗ keo: Số lần tỉa thưa phụ thuộc vào mật độ hiện tại và điều kiện lập
địa nơi trồng rừng và sinh trưởng của lô rừng:
- Mật độ từ 1.100 đến dưới 1.300
cây/ha: tỉa thưa 01 lần vào tuổi 05 đến tuổi 06, mật độ để lại từ 600 đến 700
cây /ha.
- Mật độ trên 1.300 đến 1.700 cây/ha:
Tỉa thưa 02 lần
+ Lần 01: Tỉa thưa vào tuổi 04 đến tuổi
05; mật độ để lại 800 đến 1.000 cây/ha.
+ Lần 02: Tỉa thưa vào tuổi 07 đến tuổi
08; mật độ để lại 550 đến 650 cây/ha.
- Mật độ trên 1.700 đến 2.200 cây/ha:
Tỉa thưa 03 lần
+ Lần 01: Tỉa thưa vào từ tuổi 03 đến
tuổi 04; mật độ để lại từ 1.200 đến 1.400 cây/ha.
+ Lần 02: Tỉa thưa vào tuổi 06 đến tuổi
07; mật độ để lại từ 900 đến 1.000 cây/ha.
+ Lần 03: Tỉa thưa vào tuổi 08 đến tuổi
09; mật độ để lại từ 550 đến 650 cây/ha.
Phần G. Sản xuất cây giống lâm nghiệp
trong 12 tháng qua:
Cột 1: Ghi kết quả hoạt động sản xuất
cây giống của đơn vị trong 12 tháng qua lần lượt theo các chỉ tiêu tương ứng ở
cột B, cột C như: Diện
tích ươm giống; tổng số cây giống đơn vị sản xuất trong 12 tháng qua, trong đó
số cây bán ra; doanh thu bán cây giống tương ứng với số lượng cây giống đơn vị bán
ra.
Phần H. Sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ
khai thác, thu nhặt trong 12 tháng qua.
Cột B: Ghi tên các loại sản phẩm lâm sản
ngoài gỗ đơn vị khai thác, thu nhặt trong 12 tháng qua như: song mây, lá cọ,
măng tươi, mộc nhĩ,...
Cột C: Ghi mã sản phẩm từng loại sản
phẩm lâm nghiệp
tương
ứng, tham khảo phụ lục số II.
Cột D: Ghi đơn vị tính của từng loại
lâm sản, tham khảo đơn vị tính quy định đối với từng loại sản phẩm lâm sản ở phụ
lục số II.
Cột 1, 2: Ghi sản lượng
tương ứng với đơn vị tính ở cột D
Cột 3: Ghi doanh thu bán ra tương ứng
với sản lượng ở cột 2. Quy định tính doanh thu tham khảo quy định của doanh thu
bán gỗ ở phần F.
Phiếu số 03/ĐTLN-HM -
GO:
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Thu thập thông tin về diện tích và sản
lượng gỗ khai thác của
các hộ gia đình, cộng đồng
dân cư trong năm có diện tích rừng trồng cho khai thác nhằm
tính toán năng suất của từng nhóm gỗ, làm cơ sở cho tính toán sản lượng gỗ khai thác
trong
năm
của các hộ gia đình của các thôn có rừng trên địa bàn
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có rừng.
II. PHẠM VI ĐIỀU TRA
Phiếu điều tra áp dụng đối với các hộ
mẫu được chọn từ danh sách các hộ có diện tích rừng trồng cho khai
thác trong năm, quy mô mẫu đại diện cấp tỉnh đối với từng nhóm gỗ khai
thác.
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
Cột B: Ghi tên chi tiết lần lượt từng
loại gỗ khai thác của hộ gia đình trong 12 tháng qua (ví dụ: keo, bồ đề, bạch
đàn,....), mỗi loại gỗ ghi vào một dòng tương ứng và tổng sản lượng củi khai
thác từ rừng trồng.
Cột C: Ghi mã sản phẩm gỗ khai thác
theo cột C của phụ lục số III tương ứng với tên sản phẩm gỗ khai thác
ghi trong cột B.
Cột 1: Ghi số năm từ khi trồng đến khi
cho khai thác theo từng loại gỗ khai thác tương ứng. Lấy số thập phân sau dấu
phẩy một số. Ví dụ số năm trồng keo từ khi trồng đến khi cho khai thác là 4
năm 6 tháng: ghi là 4,5 năm. 0,5 được tính như sau: 6 tháng/12 tháng = 0,5. Tương tự,
nếu trồng cây bồ đề từ khi trồng đến khi cho khai thác là 5 năm 8 tháng, ghi
là: 5,7 năm (0,7 được làm tròn từ kết quả: 8 tháng/12 tháng =0,6666).
Cột 2, 3, 4, 5: Ghi số liệu phát sinh
thực tế tương ứng với từng loại gỗ, củi khai thác ghi ở cột B.
Lưu ý: Đơn vị tính của gỗ là m3,
đơn vị tính của củi là tấn
Một số chú ý đối với thông tin thu thập
đối với phiếu điều tra số 03/ĐTLN-HM-GO:
- Chỉ áp dụng đối với các hộ có diện
tích rừng trồng được khai thác trắng trong năm.
- Trường hợp các hộ trồng rừng có
hoạt động khai thác, thu tỉa sản phẩm gỗ hàng năm. Quy ước tính toàn bộ sản lượng
gỗ thu tỉa từ các năm trước vào năm hộ tiến hành khai thác trắng toàn bộ diện
tích.
- Không bao gồm sản lượng sản phẩm hộ
thu hoạch theo hình thức nhận khoán, ăn chia sản phẩm với doanh nghiệp, tổ chức
khác.
Phiếu số 04/ĐTLN -
HM- LS
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Thu thập thông tin về sản lượng gỗ
khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán, sản phẩm ngoài gỗ khai thác từ rừng
và số lượng cây trồng phân tán của các hộ và cộng đồng dân cư nhằm tính toán
năng suất khai thác của các hộ thuộc các thôn có rừng, làm cơ sở cho tính toán
sản lượng gỗ khai thác từ cây phân tán; sản lượng sản phẩm lâm nghiệp trên địa
bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có rừng.
II. PHẠM VI ĐIỀU TRA
Phiếu điều tra áp dụng đối với
các hộ mẫu được chọn từ danh sách các địa bàn điều tra mẫu cửa
các thôn có rừng, quy mô mẫu đại diện cấp tỉnh.
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
Phần I: Sản lượng gỗ
khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán trong 12 tháng qua.
Trong phần này chỉ thu thập thông tin
đối với sản lượng gỗ khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán của hộ gia
đình trong năm.
Tham khảo thêm về cách ghi đối với phiếu
số 03/ĐTLN-GO
tương ứng ở mục trên.
Phần II: Sản phẩm ngoài
gỗ khai thác, thu nhặt trong 12 tháng qua
Bao gồm toàn bộ các sản phẩm ngoài gỗ
hộ khai thác, thu nhặt trong 12 tháng qua từ rừng và từ cây
lâm nghiệp trồng phân tán. (Tham khảo nội dung sản phẩm ngoài gỗ ở mục (8) phần
A. Những quy định chung)
Đối với các sản phẩm bổ sung thêm
ngoài các sản phẩm đã được liệt kê ở cột B, ghi rõ tên sản phẩm, mã sản phẩm,
đơn vị tính tương ứng với từng sản phẩm liệt kê bổ sung theo phụ lục II.
Phần III. Số cây lâm nghiệp phân tán
trồng mới trong 12 tháng qua
Chỉ thu thập thông tin về cây lâm nghiệp
trồng phân tán của hộ, gồm các cây trồng phân tán thường trồng quanh nhà, ven
đường đi, hoặc trồng xen trong các vườn cây chè, cà phê,…….. hoặc trồng
trên diện tích dưới 0,3 ha.
Lưu ý: Trường hợp các hộ mẫu
được chọn để điều tra ở phiếu số 04/ĐTLN-HM-LS, nhưng trong năm không có thông
tin về kết quả sản xuất lâm nghiệp liên quan đến: khai thác gỗ từ cây lâm nghiệp
trồng phân tán; khai
thác, thu nhặt sản phẩm
ngoài gỗ từ rừng;
và số cây lâm nghiệp trồng phân tán thì điều tra viên không đổi sang hộ điều
tra khác, mà vẫn thu thập
thông tin phần định danh của hộ. Phiếu điều tra số 04/ĐTLN-HM-LS đối với hộ được
chọn mẫu nhưng không có thông tin về kết quả hoạt động lâm nghiệp nêu trên vẫn
tính là phiếu điều tra hoàn chỉnh.
Phiếu số
05/ĐTLN-HM-LSTĐ
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Thu thập thông tin về diện tích có tại thời điểm
điều tra, diện tích gieo trồng, thu hoạch và sản lượng thu hoạch lâm sản trọng điểm
trong 12 tháng qua của hộ mẫu phục vụ tính toán, suy rộng sản lượng lâm nghiệp
trọng điểm trong kỳ điều
tra của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. PHẠM VI ĐIỀU
TRA
Phiếu điều tra áp dụng đối với các hộ
mẫu được chọn đại diện cho sản phẩm lâm sản trọng điểm của tỉnh.
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
Tên loại lâm sản trọng điểm: Ghi tên
và mã sản phẩm tương ứng, tham khảo phụ lục số II.
Diện tích hiện có tại thời điểm 01/01:
Là tổng diện tích trồng cây lâm sản trọng điểm còn sống tại thời điểm ngày
01/01 năm tiến hành điều tra.
Diện tích trồng mới trong 12 tháng
qua: Là tổng diện tích trồng bổ sung thêm trong năm.
Diện tích thu hoạch trong 12 tháng
qua: Là tổng diện tích thu hoạch thực tế trong 12 tháng qua.
Sản lượng thu hoạch trong 12 tháng
qua: Tổng sản lượng thu hoạch tương ứng với diện tích cho thu hoạch trong 12
tháng qua. Trường hợp cây lâm nghiệp trọng điểm cho thu hoạch 1 sản phẩm: quy ước
ghi vào dòng sản lượng chính. Cây lâm nghiệp cho thu hoạch 02 sản phẩm, ghi sản
phẩm chính và sản phẩm phụ. Đồng thời ghi mã sản phẩm và đơn vị tính tương ứng
trong phụ lục số II.
Ví dụ: Đối với cây quế, sản phẩm thu
hoạch bao gồm: Vỏ quế và lá, cành quế. Quy ước vỏ quế ghi mục sản lượng chính;
cành và lá quế ghi vào dòng sản phẩm phụ. Sản phẩm chính và sản phẩm phụ quy định
dựa theo giá trị sản phẩm.
Lưu ý: Trong phạm vi cuộc điều tra
này, quy ước lâm sản trọng điểm là các sản phẩm ngoài nhóm gỗ.
Phiếu số
06/ĐTLN-HO-GIONG
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Thu thập thông tin về diện tích, số lượng
cây giống và doanh thu bán cây giống lâm nghiệp trong 12 tháng qua của hộ
chuyên sản xuất cây giống để bán, phục vụ tính toán các thông tin chủ yếu của
ngành lâm nghiệp trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
II. PHẠM VI ĐIỀU TRA
Phiếu điều tra áp dụng đối với toàn bộ
các hộ chuyên sản xuất cây giống lâm nghiệp trên toàn bộ các thôn, ấp, bản của
tỉnh (không bao gồm các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp của
các doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế khác và tổ chức khác)
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
Mỗi hộ sản xuất cây giống trên địa bàn
được ghi vào một dòng tương ứng, gồm thông tin về diện tích ươm cây giống lâm
nghiệp, số cây giống và giá trị cây giống bán ra trong 12 tháng qua.
Cột B: Ghi họ và tên chủ hộ.
Cột 1: Ghi diện tích sản xuất giống của
hộ trong 12 tháng qua. Trong năm nếu hộ tiến hành ươm và thu hoạch nhiều lần
trên cùng 1 diện tích thì ghi 1 lần diện tích cho diện tích ươm và thu hoạch lớn
nhất.
Cột 2,3: Ghi số cây giống của hộ sản
xuất trong 12 tháng qua, trong đó số cây bán ra.
Cột 4: Ghi tổng số tiền bán cây giống
của hộ trong 12 tháng qua.
C. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG
DẪN GHI BẢNG KÊ
Bảng kê 01/BK
I. MỤC ĐÍCH
Thu thập các thông tin về diện tích của
các hộ có khai thác gỗ trong năm, làm cơ sở chọn mẫu theo từng nhóm gỗ.
II. PHẠM VI LẬP BẢNG KÊ
Toàn bộ các hộ có diện tích gỗ khai
thác trắng.
Không bao gồm thông tin của các hộ nhận
khoán của các doanh nghiệp, HTX, Ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế, tổ chức
khác có trên địa bàn thôn.
III. HƯỚNG DẪN GHI
Phương pháp ghi: Ghi toàn bộ
các hộ có rừng trồng và có thu hoạch gỗ (khai thác trắng) trong kỳ điều tra của
các thôn có rừng.
Mỗi hộ gia đình trên địa bàn có thông
tin về diện tích gỗ được khai thác rừng trồng được khai thác trong 12 tháng qua
được ghi vào một dòng tương ứng.
Đối với cộng đồng dân cư có diện tích
khai thác gỗ từ rừng trồng trong 12 tháng qua, quy ước ghi toàn bộ diện tích
khai thác cho một hộ đại diện.
Cột B: Ghi họ và tên chủ hộ
Cột C: Ghi tên sản phẩm gỗ khai thác,
ví dụ: gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ bồ đề,....
Cột D: Ghi mã nhóm gỗ khai thác từ 1 đến
8, tương ứng với nhóm gỗ trong phụ lục III.
Cột E: Ghi mã sản phẩm gỗ tương ứng với
từng loại gỗ khai thác (mã 04 số) theo cột C của phụ lục
III.
Cột 1: Ghi diện tích khai thác gỗ thực
tế của hộ gia đình trong 12 tháng qua.
Trường hợp hộ có thu hoạch nhiều hơn 1
loại cây, diện tích của mỗi cây được ghi vào 1 dòng.
Trường hợp hộ trên cùng một diện tích
cho khai thác nhiều loại cây gỗ thì tính diện tích cho loại cây gỗ chính.
D. HỆ SỐ THAM KHẢO KHI CHUYỂN ĐỔI ĐƠN
VỊ TÍNH SỬ DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM NHÓM GỖ
STT
|
Loại gỗ
|
Trọng lượng
quy đổi ra 1 m3 gỗ
|
1
|
Cam xe
|
1000 kg
|
2
|
Cà chít
|
1050 kg
|
3
|
Chò chỉ
|
860 kg
|
4
|
Keo
|
570 kg
|
5
|
Muồng đen
|
912 kg
|
6
|
Cây trắc
|
1090 kg
|
7
|
Cây mun
|
1390 kg
|
8
|
Huê mộc
|
840 kg
|
9
|
Gụ mật
|
1000 kg
|
10
|
Long não
|
676 kg
|
11
|
Trầm hương
|
395kg
|
12
|
Kim giao
|
500 kg
|
13
|
Cẩm lai vú
|
1050 kg
|
14
|
Trai
|
850 kg
|
15
|
Samu
|
380 kg
|
16
|
Gỗ cà te
|
850 kg
|
17
|
Huỳnh đường
|
850 kg
|
18
|
Sơn huyết
|
800 kg
|
19
|
Hoang đàn
|
680 kg
|
20
|
Lát hoa
|
820 kg
|
21
|
Cây sua
|
650 kg
|
22
|
Pơ - mu
|
540 kg
|
23
|
Thông tre
|
650 kg
|
24
|
Bằng lăng cườm
|
900 kg
|
25
|
Du sam
|
670 kg
|
26
|
Cây lim
|
950 kg
|
27
|
Xoay, Xây cọ
|
1150 kg
|
28
|
Trai lý
|
1000 kg
|
29
|
Sến
|
1075 kg
|
30
|
Gỗ dạng hình thù khó đo để tính theo
đơn vị m3 (gốc, rễ cây,...)
|
1000 kg
|
31
|
1 ster gỗ =
0,7 m3 gỗ
|
32
|
1 ster củi
= 1000 kg củi
|
PHỤ LỤC
Phụ lục I
QUY MÔ MẪU
VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
1. Điều tra sản lượng gỗ khai thác
a) Quy mô mẫu
Quy mô mẫu điều tra sản lượng gỗ khai
thác tùy thuộc vào số lượng hộ có diện tích rừng trồng cho khai thác trong 12
tháng qua của mỗi nhóm gỗ trên địa bàn tỉnh (từ 1 đến 8, tham khảo phụ lục
III), cụ thể như sau:
Bảng 01: Số lượng hộ điều tra mẫu khai
thác gỗ từ rừng trồng
Số lượng hộ
có rừng trồng được khai thác trong 12 tháng qua của 1 nhóm gỗ
|
Số lượng hộ
mẫu
|
Từ 1000 hộ
trở lên
|
5,5% số hộ
nhưng không quá 60 hộ/nhóm gỗ
|
Từ 500 hộ đến
999 hộ
|
6%
|
Từ 300 hộ đến
499 hộ
|
9%
|
Từ 100 hộ đến
299 hộ
|
12%
|
Từ 50 hộ đến
99 hộ
|
20%
|
Dưới 50 hộ
|
Điều tra
30% số hộ; nếu tổng số hộ có rừng trồng được khai thác dưới 10 hộ thì điều
tra toàn bộ.
|
b) Phương pháp chọn mẫu
Cục Thống kê chọn mẫu chung toàn tỉnh
Bước 1: Tổng hợp danh sách hộ có rừng
trồng được khai thác trong 12 tháng qua theo từng nhóm gỗ (có tổng cộng 8 nhóm
gỗ được đánh mã
từ 1 đến 8) từ BẢNG KÊ số 01/BK
Bước 2: Chọn hộ mẫu
Căn cứ vào số hộ được lập theo từng
nhóm gỗ từ bước 1 trên địa bàn toàn tỉnh và tỷ lệ hộ mẫu quy định cho từng nhóm
quy định ở bảng số 01, tính toán số lượng hộ mẫu cho từng
nhóm gỗ và tiến hành chọn hộ mẫu theo khoảng cách chọn như sau:
Khoảng cách
chọn hộ mẫu trong 1
nhóm gỗ khai thác (k)
|
=
|
Tổng số hộ
có rừng trồng được khai thác trong 12 tháng qua của toàn tỉnh
của nhóm gỗ khai thác
|
(1)
|
Tổng số hộ mẫu theo nhóm
gỗ
khai
thác
|
Hộ mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên
trong khoảng thứ tự từ 1 đến k của danh sách (hộ thứ i). Sử dụng chương trình
Excel trên máy tính để chọn ra số ngẫu nhiên i nằm trong khoảng từ
1 đến k (i<k) bằng câu lệnh RANDBETWEEN(1, k).
Trong đó: k là khoảng cách chọn
hộ được xác định theo Công thức (1); k có thể là số thập phân và được làm tròn
đến 1 chữ số sau dấu phẩy.
Các hộ tiếp theo được chọn máy móc
tương ứng với bước nhảy: i+ k; i+2k;...;
i+(n-1)k, trong đó n
là số lượng hộ mẫu của tỉnh. Thứ tự của các hộ được chọn là các giá trị vừa được
tính toán sau khi đã làm tròn.
Ví dụ: Tỉnh A có tổng số hộ có rừng trồng
được khai thác trong 12 tháng qua của gỗ khai thác nhóm 7 (tham khảo phụ lục
III Bảng phân loại các loại gỗ) là 67 hộ, số hộ mẫu theo quy định
là 13 hộ, các hộ mẫu sẽ được chọn như sau:
- Xác định khoảng cách chọn hộ:
Giả sử hộ đầu tiên được chọn là hộ số
3 trong danh sách hộ;
Các giá trị để chọn hộ tiếp theo là:
Hộ thứ 2: 3+5,2 = 8,2 ≈ 8;
Hộ thứ 3: 3+10,4 = 13,4 ≈ 13;
Hộ thứ 4: 3+15,6 = 18,6 ≈ 18;
…
Các hộ được chọn tiếp theo là các hộ
có số thứ tự 8; 13; 18,... trong danh sách hộ.
Sau khi chọn đủ số lượng hộ mẫu theo
quy định, tiến hành lập danh sách các hộ mẫu theo thứ tự từ 1 đến n theo từng
loại nhóm gỗ khai thác (từ nhóm 1 đến nhóm 8).
2. Điều tra sản lượng gỗ từ cây lâm
nghiệp trồng phân tán và sản lượng lâm sản ngoài gỗ khai thác và thu nhặt từ rừng
a) Quy mô mẫu
Quy mô mẫu điều tra sản lượng lâm sản
khai thác tùy thuộc vào số lượng thôn có rừng (thông tin
thôn có rừng dựa các tài liệu hành chính sẵn có hoặc tham khảo số liệu đất lâm
nghiệp từ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016). Cụ
thể như sau:
Bảng 02: Số lượng thôn mẫu và hộ mẫu điều
tra sản lượng gỗ từ cây lâm nghiệp trồng phân tán và sản lượng lâm sản ngoài gỗ
Số lượng
thôn có rừng
|
Số lượng
thôn mẫu
|
Số lượng hộ
mẫu
|
Từ 1000
thôn trở lên
|
1,4% số
thôn nhưng không quá 17 thôn/tỉnh
|
Mỗi thôn mẫu
điều tra 10 hộ/thôn
|
Từ 500 thôn
trở lên
|
1,6%
|
Từ 300 thôn
đến 499 thôn
|
2,7%
|
Từ 100 thôn
đến 299 thôn
|
4,0%
|
Dưới 100
thôn
|
7%. Nếu tổng số
thôn dưới 70 thôn thì điều tra 5 thôn/tỉnh
|
b) Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống
2 cấp. Các bước chọn lần lượt như sau:
Bước 1: Lập danh sách tất cả các thôn
có rừng lần lượt theo thứ tự huyện, xã thuộc Danh mục các đơn vị hành chính Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 và được cập
nhật theo danh sách các đơn vị hành chính các cấp mới nhất của tỉnh, và thứ tự
các thôn.
Lưu ý: Danh sách THÔN CÓ RỪNG trên
không bao gồm danh sách các THÔN không có rừng.
Bước 2: Chọn thôn mẫu: Từ danh sách
thôn điều tra được lập ở bước 1, tiến hành tính toán số lượng thôn mẫu
theo tỷ lệ ở bảng Bảng 02. Sau khi có số lượng thôn mẫu, chọn thôn mẫu
theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống theo khoảng cách chọn (k) như sau:
Khoảng cách chọn thôn mẫu
(k)
|
=
|
Tổng số thôn
có rừng của
toàn tỉnh
|
(2)
|
Số lượng
thôn mẫu
|
Chọn thôn mẫu đầu tiên và thôn mẫu tiếp
theo tương tự như cách chọn ở mục b, phần 1 ở trên.
Bước 3: Chọn hộ mẫu
Căn cứ vào danh sách các thôn mẫu được
chọn ở bước 2, tiến hành lập danh sách các hộ thuộc thôn mẫu theo thứ tự từ đầu
thôn đến cuối thôn (tham khảo danh sách bảng kê hộ được lập theo từng địa bàn điều
tra sử dụng trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016) và
tiến hành chọn mỗi thôn mẫu 10 hộ mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Phương pháp chọn tương tự chọn hộ khai thác gỗ ở mục trên.
Sau khi chọn đủ số lượng hộ mẫu theo
quy định, tiến hành lập danh sách các hộ mẫu theo thứ tự từ 1 đến n theo từng
thôn mẫu.
Lưu ý:
- Trường hợp thôn mẫu có số lượng hộ lớn
(trên 150 hộ đối với vùng núi cao, hải đảo; 250 hộ đối với vùng còn lại), công chức thống kê của Chi
cục Thống kê hướng dẫn,
phối hợp với công chức thống kê xã tiến hành phân chia ranh giới thôn
thành 1 số địa bàn (không quá 70 hộ/địa bàn đối với vùng núi cao, hải đảo và
120 hộ/địa bàn đối với vùng còn lại) (tham khảo cách xác định địa bàn điều tra
tại cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016) và tiến hành lựa
chọn điều tra ở 1 địa bàn. Lưu ý khi phân chia địa bàn tránh trùng lắp hoặc bỏ
sót hộ của địa bàn.
- Hộ mẫu được chọn là hộ có thể có hoặc
không có hoạt động khai thác, thu nhặt sản phẩm từ rừng hoặc từ cây lâm nghiệp
trồng phân tán.
- Dàn mẫu (thôn mẫu, hộ mẫu) được cố định
từ 2-3 năm.
+ Đối với những thôn có sự thay đổi cá
biệt (chuyển cả thôn; thôn không còn rừng...) thì Cục Thống kê chỉ chọn lại
thôn khác liền kề trên hoặc dưới cứa thôn có sự thay đổi trong danh sách các
thôn có rừng để chọn lại.
+ Đối với các hộ mẫu, trường hợp hộ được
chọn đã chuyển đi, không còn ở tại thôn mẫu thì chọn hộ có số thứ tự liền kề
trên hoặc dưới trong danh sách để thay thế.
3. Điều tra sản lượng lâm sản
trọng điểm trồng và cho thu hoạch trong 12 tháng qua
(Chỉ áp dụng đối với các tỉnh muốn tiến
hành điều tra mẫu riêng để thu thập thông tin về một số sản phẩm cây lâm nghiệp
có giá trị kinh tế cao ngoài nhóm gỗ để phản ánh
chính xác kết quả
hoạt động sản xuất lâm nghiệp của địa phương).
a) Quy mô mẫu
Mỗi tỉnh chọn từ 1 đến 3 loại lâm sản
trọng điểm1 trồng phổ biến ở địa phương hoặc chiếm
tỷ trọng giá trị cao trong tổng giá trị sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh. Cây
lâm nghiệp trọng điểm thường được trồng dưới tán rừng, sản
phẩm thu hoạch dùng làm dược liệu như thảo quả, sâm Ngọc Linh, quế... hoặc trồng
trên đất nông nghiệp để làm rau ăn có nguồn gốc từ rừng như: rau bò khai,....
(tham khảo phụ lục II: Danh mục sản phẩm lâm nghiệp).
Mỗi loại lâm sản trọng điểm điều tra từ
20 đến 30 hộ mẫu/1 tỉnh.
b) Phương pháp chọn mẫu
Mẫu điều tra sản
lượng lâm sản trọng điểm được chọn theo 2 cấp. Các bước chọn lần lượt như sau:
Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các xã
có diện tích trồng cây lâm sản trọng điểm căn cứ vào thông tin từ phiếu điều
tra số 01/ĐTLN-THON. Cục
Thống kê tiến hành chọn từ 3 đến 5 xã mẫu theo phương pháp chọn chuyên gia, các
xã mẫu này đại diện cho các vùng khác nhau của tỉnh về năng suất trồng.
Trường hợp năng suất trông khá tương đồng giữa các
vùng sản xuất trong tỉnh, Cục Thống kê chọn những xã mẫu thuận lợi cho việc kiểm
tra, giám sát trong quá trình triển khai điều tra.
Bước 2: Mỗi xã mẫu tiến hành chọn từ 6
đến 10 hộ có diện tích trồng và cho thu hoạch loại lâm sản trọng điểm trong năm
để tiến hành điều tra theo phương pháp chọn chuyên gia.
Sau khi chọn đủ số lượng hộ mẫu
theo quy định, tiến hành lập danh sách các hộ mẫu theo thứ tự từ 1 đến n (n= nếu chọn đủ số lượng hộ mẫu
theo quy định đối với từng xã mẫu) của từng xã mẫu.
Lưu ý:
- Các tỉnh trước mỗi kỳ điều tra
phải gửi danh mục các loại sản phẩm lâm sản trọng điểm này về Tổng cục (Cục Thu
thập Dữ liệu và Ứng dụng CNTT, Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản); sau
khi có ý kiến đồng ý của Tổng cục thì mới tiến hành thu thập thông tin của sản
phẩm.
Phụ lục II
DANH MỤC SẢN
PHẨM LÂM NGHIỆP
STT
|
Tên sản phẩm
|
Mã sản phẩm
|
Hình thái sản
phẩm
|
Đơn vị tính
|
Ghi chú
|
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
F
|
1
|
Rừng trồng mới
cây thân gỗ
|
0210110
|
Diện tích rừng trồng mới bao gồm chủ
yếu các loại cây lâm nghiệp thân gỗ chiếm từ 75% tổng số cây trở lên.
|
Ha
|
Diện tích rừng trồng mới cây lâm
nghiệp thân gỗ, liền vùng, khoảnh từ 0,3 hecta trở lên
|
2
|
Rừng cây
thân gỗ được chăm sóc
|
0210120
|
Diện tích rừng trồng được chăm sóc
bao gồm chủ yếu các loại cây lâm nghiệp thân gỗ chiếm từ 75% tổng số cây trở
lên.
|
Ha
|
Là diện tích rừng trồng có hoạt động
chăm sóc cây lâm nghiệp thân gỗ trong những năm đầu, tùy theo điều kiện sinh
trưởng của cây trồng đến khi cây trồng đạt tiêu chuẩn.
|
3
|
Rừng cây
thân gỗ được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
|
0210130
|
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi tái sinh và diễn thế tự nhiên bao gồm chủ yếu các loại cây lâm nghiệp thân
gỗ chiếm từ 75% tổng số cây trở lên.
|
Ha
|
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm
thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian nhất định theo mục
đích đặt ra
|
4
|
Rừng trồng
mới họ tre
|
0210210
|
Diện tích rừng trồng mới bao gồm chủ yếu gồm
các loại cây thuộc nhóm tre, nứa (chiếm từ 75% tổng số cây trở lên), bao gồm:
tre,
nứa,
lồ ô, luồng, vầu, giang, trúc, le, lùng, bương....
|
Ha
|
Diện tích rừng trồng mới cây lâm
nghiệp thuộc nhóm tre nứa, liền vùng, khoảnh từ 0,3 hecta trở
lên
|
5
|
Rừng họ tre
được chăm sóc
|
0210220
|
Diện tích rừng trồng được chăm sóc
chủ yếu gồm các loại cây thuộc nhóm tre, nứa (chiếm từ 75% tổng số cây
trở lên),
|
Ha
|
Là diện tích rừng trồng có hoạt động
chăm sóc cây lâm nghiệp thân tre, nứa trong những năm đầu, tùy theo điều kiện
sinh trưởng của cây trồng đến khi cây trồng đạt tiêu chuẩn.
|
6
|
Rừng họ tre
được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
|
0210230
|
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi tái sinh và diễn thế tự nhiên chủ yếu gồm các loại cây thuộc nhóm tre, nứa
(chiếm từ 75% tổng số cây trở lên),
|
Ha
|
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm
thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian nhất định theo mục
đích đặt ra
|
7
|
Rừng mới trồng
cây lâm nghiệp khác
|
0210310
|
Diện tích rừng trồng mới bao gồm chủ
yếu các loại cây lâm nghiệp khác như rừng cau, dừa hoặc diện tích rừng hỗn
giao cây thân gỗ và tre nứa
|
Ha
|
Diện tích rừng trồng mới cây lâm nghiệp
khác, liền vùng, khoảnh từ 0,3
hecta trở lên
|
8
|
Rừng cây
lâm nghiệp khác được chăm sóc
|
0210320
|
Diện tích rừng trồng được chăm sóc
chủ yếu gồm các loại cây lâm nghiệp khác như rừng cau, dừa hoặc diện tích rừng
hỗn giao cây thân gỗ và tre nứa
|
Ha
|
Là diện tích rừng trồng có hoạt động
chăm sóc cây lâm nghiệp lâm nghiệp khác trong những năm đầu, tùy theo điều kiện
sinh trưởng của cây trồng đến khi cây trồng đạt tiêu chuẩn.
|
9
|
Rừng cây
lâm nghiệp khác được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
|
0210330
|
Diện tích rừng tự nhiên
được khoanh nuôi tái sinh và diễn thế tự nhiên chủ yếu gồm các cây lâm nghiệp
khác như rừng cau, dừa hoặc diện tích rừng hỗn giao cây thân gỗ và tre nứa tổng
số cây trở lên),
|
Ha
|
Diện tích rừng tự nhiên được khoanh
nuôi tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm
thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian nhất định theo mục
đích đặt ra
|
10
|
Sản phẩm
nhân và chăm sóc cây giống lâm nghiệp
|
0210400
|
Nhân ươm giống cây lâm nghiệp nhằm
phục vụ mục đích trồng rừng hoặc trồng cây phân tán
|
Cây
|
Hoạt động nhân giống gồm các hình thức
chủ yếu sau: sản xuất giống bằng hạt, bằng hom cành hoặc chiết ghép.
|
11
|
Gỗ khai
thác
|
02200
|
|
|
|
12
|
Gỗ tròn (Từ
1-8 nhóm gỗ)
|
0220010
|
Gỗ tròn ở dạng thô như cưa khúc, gỗ
thanh, gỗ cọc đã được đẽo sơ, tà vẹt đường ray, gỗ nguyên liệu giấy...
|
m3
|
Gỗ là sản phẩm chính của ngành lâm
nghiệp, gồm các loại cây lâm nghiệp thân gỗ, có đường kính từ 6 cm trở lên đối
với rừng trồng, 25 cm trở lên đối với rừng tự nhiên (không tính vào ngành lâm
nghiệp các loại gỗ thu được từ cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như cao
su, mít...)
|
13
|
Gỗ nhóm 1
|
0220011
|
|
m3
|
|
14
|
Gỗ nhóm 2
|
0220012
|
|
m3
|
|
15
|
Gỗ nhóm 3
|
0220013
|
|
m3
|
|
16
|
Gỗ nhóm 4
|
0220014
|
|
m3
|
|
17
|
Gỗ nhóm 5
|
0220015
|
|
m3
|
|
18
|
Gỗ nhóm 6
|
022006
|
|
m3
|
|
19
|
Gỗ nhóm 7
|
0220017
|
|
m3
|
|
20
|
Gỗ nhóm 8
|
0220018
|
|
m3
|
|
21
|
Gỗ khác
Than đốt,
củi
|
0220090
|
|
|
|
22
|
Than củi
|
0220091
|
Thân, cành gỗ chế thành cục, thanh
|
Kg
|
Là loại than được sản xuất ra từ việc
đốt các loại gỗ rừng
|
23
|
Củi
|
0220092
|
Cành, ngọn, thân cây không đủ tiêu
chuẩn gỗ
|
Kg
|
Cành, ngọn, thân gỗ không đủ tiêu
chuẩn gỗ thành củi chất đốt dùng đun, sưởi ấm
|
24
|
Sản phẩm họ
tre
|
023101
|
Các loại cây nhóm sản phẩm họ tre, nứa
|
Cây
|
|
25
|
Luồng, vầu
|
0231011
|
Cả cây hoặc cắt khúc qui đổi ra cây
|
cây
|
Cây dùng trong xây dựng nhà cửa, đồ gia dụng
đan lát. Làm đũa, làm tăm, nguyên liệu giấy,...
|
26
|
Giang, trúc
|
0231012
|
Hình thái sản phẩm nguyên cây (đã chặt
cành ngọn) hoặc cắt khúc quy đổi ra cây
|
Cây
|
Là loại cây họ tre có đường kính
thân nhỏ hơn tre luồng, dùng trong đan lát, thủ công mỹ nghệ
Giang là loại lâm sản thuộc họ tre
nhưng nhỏ hơn chủ yếu dùng làm lạt buột và đan lát, nhiều nơi cắt thành từng
đoạn ngắn (gọi là giang ống).
|
27
|
Nứa cây các
loại
|
0231013
|
Nứa cây hoặc cắt khúc qui đổi ra cây
|
cây
|
Là sản lượng nứa khai thác dùng vào mục
đích đan lát, làm đồ gia dụng hoặc làm nhà, chuồng trại, ...
|
28
|
Tre
|
0231014
|
Nguyên cây hoặc cắt khúc qui đổi ra
cây
|
cây
|
Là loại lâm sản được dùng vào mục
đích đan lát, làm nhà, tăm, đũa, nguyên liệu giấy,....
|
29
|
Lồ ô
|
0231015
|
Nguyên cây hoặc cắt khúc qui đổi ra
cây
|
cây
|
Lồ ô mọc cụm, cao 10-15m, thẳng,
thon đều, đường kính 5-8cm, lóng dài 30-40cm, vách lóng dầy 0,5-0,7cm. Lồ ô
được trồng để lấy măng, được dùng trong xây dựng, nguyên liệu làm giấy, công
nghiệp chế biến, đan lát, dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
|
30
|
Sản phẩm nhựa
cây
|
023102
|
|
|
|
31
|
Nhựa thông
|
0231021
|
Nhựa mủ tươi
|
Kg
|
Nhựa thông được lấy từ cây thông, loại cây được
trồng phổ biến trong cả nước, tập trung nhiều ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng. Nhựa thông được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất.
|
32
|
Nhựa trám
|
0231022
|
Nhựa mủ tươi
|
Kg
|
Nhựa trám dùng để chưng cất tinh dầu,
chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni, làm hương,
pha chế sơn và mực in.
|
33
|
Sản phẩm nhựa
cây khác
|
0231029
|
|
|
|
34
|
Sản phẩm lấy
hạt
|
023103
|
|
|
|
35
|
Hạt trẩu
|
0231031
|
Hạt tươi
|
Kg
|
Hạt trẩu có hàm lượng dầu cao nên được
ép để lấy dầu, dầu trẩu được sử dụng trong công nghiệp chế biến sơn, keo.
|
36
|
Hạt sở
|
0231032
|
Hạt tươi qua sơ chế
|
Kg
|
Sở là cây trồng chủ yếu để lấy hạt
ép dầu, dầu sở dùng làm dầu ăn có giá trị, ngoài ra còn là nguyên liệu quan
trọng trong công nghiệp như làm dầu máy, dầu nhờn, dầu chống gỉ, dầu in và dầu
dùng trong y dược.
|
37
|
Thảo quả
|
0231033
|
Quả khô
|
Kg
|
Là loại đặc sản có nhiều ở vùng núi
phía bắc, đặc biệt là Lạng Sơn, dùng làm dược liệu, gia vị trong chế biến thực
phẩm
|
38
|
Hạt dẻ
|
0231034
|
Hạt tươi
|
Kg
|
Là loại cây đặc sản có nguồn gốc từ
rừng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Trung bộ
|
39
|
Hạt ươi
|
0231035
|
Hạt tươi
|
Kg
|
Là loại đặc sản rừng, được dùng làm
nước giải khát, cây trồng phân bố ở các tỉnh Duyên hải
Nam Trung bộ và Tây Nguyên
|
40
|
Sản phẩm lấy
hạt khác
|
|
|
|
|
41
|
Song mây
|
0231040
|
Song nguyên cây hoặc cắt khúc, mây cả
cây dạng khô
|
Kg
|
Cây song, mây là lâm sản được sử dụng
làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong
gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng...
|
42
|
Hoa hồi
|
0231050
|
Hoa khô
|
Kg
|
Là một loại lâm đặc sản có giá trị,
hoa được ép làm dầu hồi, dùng làm dược liệu, gia vị trong chế biến thực
phẩm, tập trung ở vùng núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn...)
|
43
|
Quế
|
0231060
|
|
|
|
44
|
Vỏ quế
|
0231061
|
Vỏ khô
|
Kg
|
Quế còn gọi là quế thanh, một đặc sản
dùng làm dược liệu, sản phẩm quế tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Bắc
và Nam Trung bộ và nhiều nhất là ở 2 tỉnh Yên Bái và Quảng Nam
|
45
|
Lá, cành quế
|
0231062
|
Lá, cành tươi
|
Kg
|
Là sản phẩm được sử dụng phổ biến để ép lấy
tinh dầu quế
|
46
|
Lá dừa nước
|
0231070
|
Lá tươi hoặc khô
|
lá
|
Phân bố ở ven biển Nam bộ và Trung bộ.
Sản phẩm chủ yếu dùng để lợp nhà
|
47
|
Lá cọ
|
0231080
|
Lá tươi hoặc khô
|
lá
|
Phân bố nhiều ở Đông bắc, Bắc Trung
bộ. Sản phẩm dùng để lợp nhà, làm hàng thủ công
|
48
|
Sản phẩm
lâm sản khác khai thác trừ gỗ chưa được phân vào đâu
|
0231090
|
|
|
|
49
|
Trầm hương
|
0231091
|
Trầm chưa qua chế biến
|
Kg
|
Là sản phẩm đặc sản của rừng, được
khai thác từ cây dó rừng, trầm hương có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các tỉnh
phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sản phẩm được dùng làm hương liệu
|
50
|
Sản phẩm
lâm sản thu nhặt
từ rừng trừ gỗ
|
02320
|
|
|
|
51
|
Lá dong, lá
nón
|
023201
|
|
|
|
52
|
Lá dong
|
0232011
|
Lá tươi
|
lá
|
Phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc,
sản phẩm chủ yếu dùng để gói bánh chưng, bao, gói thực phẩm
|
53
|
Lá nón
|
0232012
|
Lá khô
|
Kg
|
Tập trung chủ yếu ở Bắc Trung bộ, sản
phẩm chủ yếu dùng trong đan lát, làm nón
|
54
|
Cánh kiến
|
0232020
|
Nhựa mủ tươi
|
Kg
|
Là sản phẩm đặc sản của rừng, tập
trung ở miền núi Tây bắc, Bắc Trung bộ, sản phẩm được dùng nhiều trong công
nghiệp hóa chất, làm véc ni đánh bóng đồ gỗ.
|
55
|
Rau và hoa
quả rừng
|
023203
|
|
|
|
56
|
Rau rừng
các loại
|
0232031
|
Các loại rau tươi
|
Kg
|
Tất cả các loại rau dùng làm thực phẩm
được thu hái từ rừng chủ yếu ở miền núi Tây Bắc, Bắc Trung bộ như rau tầm
bóp, rau dớn, rau sắng...
|
57
|
Nấm các loại
|
0232032
|
Nấm tươi
|
Kg
|
Chỉ bao gồm các loại nấm ăn thu nhặt
từ rừng, sản phẩm được dùng làm thực phẩm
|
58
|
Măng tươi
|
0232033
|
Măng tươi
|
Kg
|
Măng khai thác thu hái từ rừng tự
nhiên, rừng trồng và tre được trồng với mục đích lấy măng. Đối với măng khô
thống nhất qui ước tính thành măng tươi với tỷ lệ 1kg khô = 10
kg tươi
|
59
|
Quả sấu
|
0232034
|
Quả tươi
|
Kg
|
Sản phẩm chủ yếu sử dụng làm thực phẩm
|
60
|
Quả trám
|
0232035
|
Quả tươi
|
Kg
|
Sản phẩm chủ yếu sử dụng làm thực phẩm
|
61
|
Quả sơn tra
(táo mèo)
|
0232036
|
Quả tươi
|
Kg
|
Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm,
khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng
9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ
cao trên 1000m.
|
62
|
Quả các loại
khác
|
0232039
|
Quả tươi
|
Kg
|
Sản phẩm chủ yếu sử dụng làm thực phẩm
|
63
|
Sản phẩm
lâm sản thu nhặt khác trừ gỗ
|
0232090
|
|
|
|
64
|
Mộc nhĩ
|
0232091
|
Mộc nhĩ khô
|
Kg
|
Bao gồm cả mộc nhĩ thu nhặt từ rừng,
sản phẩm được dùng làm thực phẩm.
|
65
|
Mật ong rừng
|
0232092
|
Mật ong chưa qua tinh chế
|
Kg
|
Là loại mật ong thu được từ rừng
(không tính mật ong nuôi đã tính vào sản phẩm nông nghiệp)
|
66
|
Cây chổi
rành
|
0232093
|
Thân, cành khô
|
Kg
|
Cây chổi rành được khai thác, bó chặt
lại thành từng bó to, đợi ba hôm sau lá rành rụng hết, dũ đập cho sạch, còn lại
bộ xương rành bó lại thành chổi dùng quét nhà, sân.
|
67
|
Bông đót
|
0232094
|
Khô
|
Kg
|
Đót là hoa
(bông) cây đót, khai thác từ rừng tự nhiên, sản phẩm dùng làm nệm gối, chăn.
|
68
|
Cỏ tranh
|
0232094
|
Cỏ khô
|
Kg
|
Là loại cây mọc hoang dại, phân bố rộng
khắp ở cả nước, ở các vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, lá cỏ tranh thường được
sử dụng làm vật liệu lợp mái nhà truyền thống rất bền chắc.
|
69
|
Vỏ dó
|
0232095
|
Vỏ tươi
|
Kg
|
Cây dó thuộc họ trầm, sản phẩm vỏ dó được sử dụng
chủ yếu để làm giấy. Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết
vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát.
|
70
|
Bông chít
|
0232096
|
Bông chít khô
|
Kg
|
Lấy từ hoa cây chít, dùng làm chổi
(chổi đót) quét nhà, hoặc chổi quét sơn, vôi trong xây dựng
|
71
|
Vỏ bời lời
|
0232097
|
Vỏ tươi
|
Kg
|
Vỏ cây bời lời có chất kết dính được
khai thác dùng làm nhang (hương). Cây phân bố ở
Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
|
72
|
Loòng boong
|
0232098
|
Quả tươi
|
Kg
|
Quả loòng boong lấy từ loại cây mọc nhiều ở rừng
Đại Lộc, Quảng Nam, loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Mùa thu hoạch
loòng boong vào các tháng 5-7 âm lịch. Loòng boong có vị chua, thơm, ngọt. Quả
loong boong chủ yếu được dùng làm thực phẩm
|
73
|
Trái say
(Nhung)
|
0232099
|
Quả tươi
|
Kg
|
Trái say còn có tên gọi khác trái
Nhung. Trái say có mùi vị rất lạ, đặc trưng của một loại
trái cây rừng nên không bao giờ bị nhầm lẫn với các loại trái cây khác. Say
có thể dùng để ăn sống hay thường thì được đem rim chung với đường. Trái này
xuất hiện nhiều ở các vùng rừng núi của Ninh Thuận, giáp ranh Lâm Đồng.
|
74
|
Lá chè vằng
|
0232101
|
Lá khô
|
Kg
|
Chè Vằng hay còn được gọi một số tên
như chè cước man, cẩm văn, dây vắng... ở nhiều các địa
phương khác nhau. Chè vằng được mọc ở các nơi có nhiều đồi núi, là loại cây nhỏ
có đường kính thân từ 3-6mm. Cây chè vằng có thân cứng, mọc thành cụm và dải
dài, phân thành nhiều nhánh và có màu xanh lục. Hoa chè vằng có màu trắng, mọc
trên ngọn lá, lá của chè vằng mọc nhọn có 3 gân rõ ràng bạn cần
chú ý để phân biệt đối với cây lá ngón. Hiện tại cây chè vằng đã được rất nhiều
các địa phương trồng phát triển để làm các chế phẩm sản xuất từ cây vằng.
|
75
|
Lá kè
|
0232102
|
Lá tươi hoặc
khô
|
lá
|
Là loại cây thuộc họ cọ, phân bố nhiều
ở các tỉnh Bắc Trung bộ, lá được dùng lợp nhà hoặc làm nón
|
76
|
Lá buông
|
0232103
|
Lá khô
|
Kg
|
Tập trung nhiều ở các tỉnh Duyên Hải
Nam Trung bộ, Đông Nam bộ
và ĐB Sông Cửu Long, sản phẩm chủ yếu dùng trong
đan lát, làm hàng thủ công
|
77
|
Tai chua
|
0232104
|
Quả khô
|
Kg
|
Là loại quả thu hái từ rừng, phơi
khô làm gia vị cho vị chua như chanh
|
78
|
Riềng, gừng
|
0232105
|
Củ tươi
|
Kg
|
Chỉ bao gồm riềng, gừng thu nhặt từ
rừng, sản phẩm được dùng làm gia vị
|
79
|
Đọt mây
|
0232106
|
Tươi
|
Kg
|
Phần ngọn còn non của cây mây để làm
thực phẩm (rau)
|
80
|
Quả me chua
|
0232107
|
Quả khô cả vỏ
|
Kg
|
Quả me chua được lấy từ loại cây
thân gỗ, có thể cao tới 20 mét và là cây thường xanh trong những khu vực
không có mùa khô. Quả me thường được dùng làm gia vị hoặc làm các loại mứt me
|
81
|
Hạt mắc ca
|
0232108
|
Hạt tươi
|
Kg
|
Cây mắc ca (Macadamia) là loại cây
thân gỗ, có xuất xứ từ nước Úc. Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo
nghiệm từ những năm 2000, phổ biến ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Mắc ca trồng một
lần cho thu hoạch từ 50 đến 60 năm, bắt đầu sau 5 năm trồng thì cây cho thu
hoạch.
Hạt có kích cỡ từ 2 - 3 cm, hình
tròn, màu crème, rất thơm, mềm như bơ.
|
82
|
Thạch đen
|
0232109
|
Thân, lá tươi
|
Kg
|
Là sản phẩm có nguồn gốc
từ rừng, thân lá, rễ được nghiền lấy nước và lọc cho sản
phẩm là thạch đen, được dùng làm nước giải khát
|
83
|
Chè đắng
|
0232110
|
Lá khô
|
Kg
|
Cây chè đắng là loại cây thân gỗ, có
nguồn gốc từ rừng, chủ yếu ở Cao Bằng, sản phẩm được dùng pha làm đồ uống
|
84
|
Chè dây
|
0232111
|
Chè khô
|
Kg
|
Là loại cây thân mềm, lá và thân được
khai thác làm đồ uống
|
85
|
Vỏ ăn trầu
|
0232112
|
Vỏ tươi
|
Kg
|
Là các loại cây thân gỗ, dùng vỏ
thân cây hoặc rễ cây để ăn trầu
|
86
|
Quả sẹ (riềng ấm)
|
0232113
|
Khô
|
Kg
|
Cây sẹ hay còn gọi là riềng ấm, gừng ấm, thảo đậu
khấu, giương am, hạt sẹ được dùng làm dược liệu. Loại cây này mọc hoang ở miền
núi, có nhiều ở Ninh Bình.
|
87
|
Sa nhân
|
0232114
|
Hạt khô
|
Kg
|
Sa nhân là cây thực vật thuộc họ gừng,
công dụng để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và được coi là một dược liệu quý, tập
trung ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
|
88
|
Khúc khắc
|
0232115
|
Rễ, củ khô
|
Kg
|
Cây khúc khắc hay còn gọi là dây kim
cang, củ cun, kim cang mỡ, dây nâu, là loại cây dây leo, thân mềm mọc hoang ở
miền núi và trung du. Sản phẩm rễ và củ được dùng làm dược
liệu
|
89
|
Đẳng sâm
|
0232116
|
Rễ, củ tươi
|
Kg
|
Cây đẳng sâm hay còn gọi là cây đùi
gà, là loại cây thảo sống nhiều năm, cao tới 1,5m. Rễ củ
mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh. Ở Việt Nam có nhiều chủ
yếu ở Lai Châu,
Lào Cai, Hà Giang, Đà Lạt, bộ phận rễ củ được dùng làm dược liệu
|
90
|
Sâm Ngọc Linh
|
0232117
|
Rễ, củ tươi
|
Kg
|
Sâm Ngọc Linh là một loài cây thuộc
Họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5),
sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu,
là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung
ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My
tỉnh Quảng
Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc,
huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết
quả điều tra mới nhất. Trên đô cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc
dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
|
91
|
Hà thủ ô
|
0232118
|
Rễ, củ tươi
|
Kg
|
Là loại cây thân mềm, bộ phận rễ củ
được dùng làm dược liệu
|
92
|
Cây cẩu
tích
|
0232119
|
Cây khô
|
Kg
|
Cây cẩu tích, do có lớp lông vàng bọc
ngoài nên nó còn được gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, cây lông cu li. Đây là vị
thuốc chuyên trị đau lưng, gân xương nhức mỏi.
|
93
|
Các loại
cây làm thuốc khác thu hái từ rừng như nghệ, hoài sơn...
|
0232120
|
Thân, lá, rễ khô
|
Kg
|
Gồm các loại thân, lá, củ,
rễ thu từ rừng tự nhiên hay rừng trồng có tác dụng làm thuốc
|
94
|
Ruột guột
|
0232121
|
Khô
|
Kg
|
Cây guột là một loại cây mọc hoang ở
rừng nhiệt đới miền Bắc nước ta, cây guột để héo, chỉ lấy sống lá, đem tước bỏ
lớp vỏ cứng ta có loại nan guột vừa mềm, dẻo, vừa chắc dùng đan lát các đồ thủ
công mỹ nghệ.
|
95
|
Dây choại
|
0232122
|
Khô
|
Kg
|
Cây choại là loại dây leo, mang về
phơi khô làm nguyên liệu sản xuất các loại dây rất bền, chắc
|
96
|
Chai cục
|
0232123
|
Nhựa đóng cục
|
Kg
|
Sản phẩm được lấy từ các loại cây rừng
có dầu, khi ra ngoài không khí đóng thành cục, tập trung nhiều ở Tây Nguyên,
Đông Nam bộ. Sản phẩm được dùng trong công nghiệp hóa học
|
97
|
Dầu rái
|
0232124
|
Nhựa qua sơ chế
|
Kg
|
Sản phẩm là nhựa của cây dầu rái là
loài cây gỗ lớn, cung cấp gỗ xây dựng, gỗ dán lạng, lá và hoa có thể chế
tanin và dược liệu. Nhựa của cây dầu rái được dùng để trám tàu, thuyền, ngoài
ra có thể thay thế colophan trong công nghệ chế sơn, véc ni, mực in.
|
98
|
Củ nâu
|
0232125
|
Củ tươi
|
Kg
|
Là loại cây dây leo, thân tròn, nhẵn,
có nhiều gai ở gốc, mỗi gốc có 1-2 củ, cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi của
nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An.
Là cây thường dùng để nhuộm vải, nhuộm lưới cho có màu nâu, đẹp và bền, cũng
có thể dùng để thuộc da. Ngoài việc dùng để nhuộm, củ nâu có thể dùng ăn (vì
loại củ này có nhiều tinh bột) hoặc làm thuốc.
|
99
|
Lá và quả
gòn
|
0232126
|
Khô
|
Kg
|
Cây bông gòn nhiệt đới, có quả chứa
các sợi mịn, nhẹ, đàn hồi và không thấm nước, thường dùng để nhồi các loại đệm,
gối... Lá gòn có đặc tính khi cháy tỏa ra nhiều khói,
không cay, được dùng để làm nhang (hương)
|
100
|
Hoa phong
lan rừng
|
0232127
|
Hoa tươi
|
Giỏ
|
Là loại hoa lan được lấy từ rừng
|
101
|
Vỏ cây ô đước
|
0232128
|
Vỏ tươi
|
Kg
|
Cây ô-đước mọc theo mé sông, bờ suối
trong rừng vùng Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa.
Trong vỏ cây ô-đước có chất nhớt, dính như keo, bột vỏ cây ô đước được dùng
làm nguyên liệu làm nhang (hương)
|
102
|
Dớn trồng
lan
|
0232129
|
Tươi
|
Kg
|
Đây là dạng sợi của thân và rễ cây
dương xỉ là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Dớn
được chọn trồng lan vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt.
- Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc.
(Có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).
- Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn
sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là những phần non
của thân cây dớn
|
Phụ lục III
BẢNG PHÂN LOẠI
TẠM THỜI CÁC LOẠI GỖ SỬ DỤNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 và Quyết
định số 334/CNR ngày 10 tháng 5 năm 1988 của Bộ Lâm nghiệp)
TT
|
Tên gỗ
|
Mã sản phẩm
gỗ
|
Tên khoa học
|
Tên địa
phương
|
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
|
Nhóm I
|
|
|
|
1
|
Bằng lăng cườm
|
1001
|
Lagarstroemia angustifolia Pierre
|
|
2
|
Gỗ Cẩm lai
|
1002
|
Dalbergia Oliverii Gamble
|
|
3
|
Cẩm lai Bà Rịa
|
1003
|
Dalbergia bariensis Pierre
|
|
4
|
Cẩm lai Đồng Nai
|
1004
|
Dalbergia dongnaiensis Pierre
|
|
5
|
Cẩm liên
|
1005
|
Pantacme siamensis Kurz
|
Cà gần
|
6
|
Gỗ Cẩm thị
|
1006
|
Diospyros siamensis Vorb
|
|
7
|
Dáng hương
|
1007
|
Pterocarpus pecatus Pierre
|
|
8
|
Dáng hương Cam Bốt
|
1008
|
Pterocarpus cambodianus Pierre
|
|
9
|
Dáng hương mắt chim
|
1009
|
Pterocarpus indicus Willd
|
|
10
|
Dáng hương quá lớn
|
1010
|
Pterocarpus macrocarpus Kurz
|
|
11
|
Du sam
|
1011
|
Keteleeria davidiana Bertris Beissn
|
Ngò tùng
|
12
|
Du sam Cao Bằng
|
1012
|
Ketelecria cricaria Ching
|
|
13
|
Gõ đỏ
|
1013
|
Pahudia cochinchinensis Pierre
|
Hồ bì, Cà te
|
14
|
Gỗ Gụ
|
1014
|
Sidora maritima Pierre
|
|
15
|
Gụ mật
|
1015
|
Sindora cochinchinensis Baill
|
Gõ mật
|
16
|
Gụ lau
|
1016
|
Sindora tonikinensis A.chev
|
Gõ lau
|
17
|
Hoàng đàn
|
1017
|
Cutraecsus funebris Endl
|
|
18
|
Huệ mộc
|
1018
|
Dalbergia sp
|
|
19
|
Gỗ Huỳnh đường
|
1019
|
Disoxylon foureiri Pierre
|
|
20
|
Hương tía
|
1020
|
Pterocarpus sp
|
|
21
|
Lát hoa
|
1021
|
Chukrasia tabularis A.Juss
|
|
22
|
Lát da đồng
|
1022
|
Chukrasia sp
|
|
23
|
Lát chun
|
1023
|
Chukrasia sp
|
|
24
|
Lát xanh
|
1024
|
Chukrasia var.quadrivalvis Pell
|
|
25
|
Lát lông
|
1025
|
Chukrasia var.velutina King
|
|
26
|
Mạy lay
|
1026
|
Sideroxylone burneum A.Chev
|
|
27
|
Gỗ Mun sừng
|
1027
|
Diospyros mun H.Lec
|
|
28
|
Mun sọc
|
1028
|
Diospyros sp
|
|
29
|
Muồng đen
|
1029
|
Cassia siamea Lamun
|
|
30
|
Pơmu
|
1030
|
Fokiennia hodginsii
A.Henry et thomas
|
|
31
|
Sa mu dầu
|
1031
|
Cunnianghamia konishii Hayata
|
|
32
|
Gỗ Sơn huyết
|
1032
|
Melanorrhoea laccifera Pierre
|
|
33
|
Sưa
|
1033
|
Dalbergia tonkinensis Prain
|
|
34
|
Thông ré
|
1034
|
Ducampopinus krempfii H.Lee
|
|
35
|
Thông tre
|
1035
|
Podocarpus neriifolius D.Don
|
|
36
|
Trai (Nam Bộ)
|
1036
|
Pagraea fragrans Roxb
|
|
37
|
Trắc Nam Bộ
|
1037
|
Dalbergia cochinchinensis Pierre
|
|
38
|
Trắc đen
|
1038
|
Dalbergia nigra Allen
|
|
39
|
Trắc Cam Bốt
|
1039
|
Dalbergia combodiana Pierre
|
|
40
|
Trầm hương
|
1040
|
Aquilaria Agallocha Roxb
|
|
41
|
Trắc vàng
|
1041
|
Dalbergia fusca Pierre
|
|
|
Nhóm II
|
|
|
|
1
|
Gỗ Cẩm xe
|
2001
|
Xylia dolabriformis Benth
|
|
2
|
La đá
|
2002
|
Xylia kerrii Craibet Hutchin
|
|
3
|
Nâu đen
|
2003
|
Dipterecarpus sp
|
|
4
|
Đinh
|
2004
|
Markhamia stipulata Seem
|
|
5
|
Đinh gan gà
|
2005
|
Markhamia sp
|
|
6
|
Đinh khét
|
2006
|
Radermachera alata P.Dop
|
|
7
|
Đinh mật
|
2007
|
Spathodeopsis collignonii P.Dop
|
|
8
|
Đinh thôi
|
2008
|
Hexaneurocarpon brilletii P.Dop
|
|
9
|
Đinh vàng
|
2009
|
Haplophragma serratum P.Dop
|
|
10
|
Đinh vàng Hòa Bình
|
2010
|
Haplopharagma hoabiensis P.Dop
|
|
11
|
Đinh xanh
|
2011
|
Radermachera brilletii P.Dop
|
|
12
|
Lim xanh
|
2012
|
Erythrophloeum frodii Oliv
|
|
13
|
Nghiến
|
2013
|
Parapentace tonkinensis Gagnep
|
Kiếng
|
14
|
Kiền kiền
|
2014
|
Hopea pierrei Hance
|
(phía nam)
|
15
|
Săng đào
|
2015
|
Hopea ferrea Pierre
|
|
16
|
Song xanh
|
2016
|
Homalium caryophyllaceum Benth
|
Nạp ốc
|
17
|
Gỗ Sến mật
|
2017
|
Bassia pasquieri H.Lec
|
|
18
|
Sến cát
|
2018
|
Shorea cochinochinensis Pierre
|
|
19
|
Sến đắng
|
2019
|
|
|
20
|
Táu mật
|
2020
|
Vatica tonkinensis A.Chev
|
|
21
|
Táu núi
|
2021
|
Vatica thorelii Pierre
|
|
22
|
Táu nước
|
2022
|
Vatica philastreama Pierre
|
|
23
|
Táu mắt quỷ
|
2023
|
Hopea sp
|
|
24
|
Trai ly
|
2024
|
Garcimia fagraceides A.Chev
|
|
25
|
Xoay
|
2025
|
Dialium cochinchinensis Pierre
|
Nai sai mét
|
26
|
Vấp
|
2026
|
Mesua ferrea Linn
|
Dõi
|
27
|
Gỗ Sao đen
|
2027
|
Hopea Odorata Roxb
|
|
|
Nhóm III
|
|
|
|
1
|
Bằng lăng nước
|
3001
|
Lagerstroemia flos-reginae Retz
|
|
2
|
Bằng lăng tía
|
3002
|
Lagerstroemia loudoni Taijm
|
|
3
|
Gỗ Bình linh
|
3003
|
Vitex pubescens Bahl
|
|
4
|
Cà chắc
|
3004
|
Shorea Obtusa Wall
|
Cà chí
|
5
|
Cà ổi
|
3005
|
Castanopsis indica A.DC
|
|
6
|
Chai
|
3006
|
Shorea Vulgaris Pierre
|
|
7
|
Chò chỉ
|
3007
|
Parashorea stellata Kury
|
|
8
|
Chò chai
|
3008
|
Shorea thorelii Pierre
|
|
9
|
Chua khét
|
3009
|
Chukrasia sp
|
|
10
|
Chự
|
3010
|
Litsea longipes Meissn
|
Dự
|
11
|
Chiêu liêu xanh
|
3011
|
Terminalia chebula Retz
|
|
12
|
Dâu vàng
|
3012
|
|
|
13
|
Gỗ Huýnh
|
3013
|
Heritiera cochinchinensis Kost
|
Huẩn
|
14
|
Lát khét
|
3014
|
Chukrasia sp
|
|
15
|
Lâu táu
|
3015
|
Vatica dyeri King
|
|
16
|
Loại thụ
|
3016
|
Pterocarpus sp
|
|
17
|
Re mít
|
3017
|
Actinodaphne sinensis Benth
|
|
18
|
Săng lẻ
|
3018
|
Lagerstroemia tomentosa Presl
|
|
19
|
Vên vên
|
3019
|
Anisoptera cochinchinensis Pierre
|
|
20
|
Sao Hải Nam
|
3020
|
Hopea hainanensis Merret Chun
|
Sao lá to (K.kiền NT)
|
21
|
Tếch
|
3021
|
Tectona grandis Linn
|
Giá tỵ
|
22
|
Trường mật
|
3022
|
Paviesia anamensis
|
|
23
|
Trường chua
|
3023
|
Nephelium chryseum
|
|
24
|
Giổi
|
3024
|
Talauma Giổi A.Chev
|
|
25
|
Re hương
|
3025
|
Cinamomum parthenoxylon Meissn
|
|
26
|
Vên vên hàng
|
3026
|
Shorea hypochra Hance
|
Dên dên
|
|
Nhóm IV
|
|
|
|
1
|
Bời lời
|
4001
|
Litsea laucilimba
|
|
2
|
Bời lời vàng
|
4002
|
Litsea Vang H.Lec
|
|
3
|
Cà đuối
|
4003
|
Cyanodaphne cuneata Bl
|
|
4
|
Gỗ Chặc khế
|
4004
|
Disoxylon translucidum Piere
|
|
5
|
Chau chau
|
4005
|
Elaeocarpus tomentosus DC.
|
Côm lông
|
6
|
Dầu mít
|
4006
|
Dipterocarpus artocarpifolius Pierre
|
|
7
|
Dầu lông
|
4007
|
Dipterocarpus sp
|
|
8
|
Dầu song nàng
|
4008
|
Dipterocarpus dyeri Pierre
|
|
9
|
Dầu trà beng
|
4009
|
Dipterocarpus obtusifolius Teysm
|
|
10
|
Gội nếp
|
4010
|
Aglaia gigantea Pellegrin
|
|
11
|
Gội Trung Bộ
|
4011
|
Aglaia annamensis Pellegrin
|
|
12
|
Gội dâu
|
4012
|
Aphanamixis polystachya J.V.Parker
|
|
13
|
Hà nu
|
4013
|
Ixonanthes
cochinchinensis Pierre
|
|
14
|
Hòng tùng
|
4014
|
Darydium pierrei Hickel
|
Hoàng đàn giả
|
15
|
Kim giao
|
4015
|
Podocarpus Wallichiamus Presl
|
|
16
|
Kháo tía
|
4016
|
Machilus odoratissima Nees
|
Re vàng
|
17
|
Gỗ Kháo dầu
|
4017
|
Nothophcebe sp
|
|
18
|
Long não
|
4018
|
Cinamomum camphora Nees
|
Dạ hương
|
19
|
Mít
|
4019
|
Artocarpus integrifolia Linn
|
|
20
|
Mỡ
|
4020
|
Manglietia glauca Anet
|
|
21
|
Re xanh
|
4021
|
Cinamomum tonkinensis Pitard
|
Nhè xanh
|
22
|
Re đỏ
|
4022
|
Cinamomum tetragonum A.Chev
|
|
23
|
Re gừng
|
4023
|
Litsea annamensis H.Lec
|
|
24
|
Sên bo bo
|
4024
|
Shorea hypochra Hance
|
|
25
|
Gỗ Sến Đỏ
|
4025
|
Shorea harmandi Pierre
|
|
26
|
Sụ
|
4026
|
Phoebe cuneata B1
|
|
27
|
So đo công
|
4027
|
Brownlowia denysiana Pierre
|
Lo bò
|
28
|
Thông ba lá
|
4028
|
Pinus khasya Royle
|
Ngõ 3 lá
|
29
|
Thông nàng
|
4029
|
Podocarpus imbricams B1
|
Bạch tùng
|
30
|
Vàng tâm
|
4030
|
Manglietia fordiana Oliv
|
|
31
|
Viết
|
4031
|
Madhuca elliptuca (Pierre ex
Dubard) H.J.Lam
|
|
|
Nhóm V
|
|
|
|
1
|
Bản xe
|
5001
|
Albizzia lucida Benth
|
|
2
|
Bời lời giấy
|
5002
|
Litsea polyantha Juss
|
|
3
|
Cà bu
|
5003
|
Pleurostylla opposita Merr et Mat
|
|
4
|
Chò lông
|
5004
|
Dipterocarpus pilosus Roxb
|
|
5
|
Chò xanh
|
5005
|
Terminaba myriocarpa
Henrila
|
|
6
|
Chò xót
|
5006
|
Schima crenata Korth
|
|
7
|
Gỗ Chôm chôm
|
5007
|
Nephelium bassacense Pierre
|
|
8
|
Chùm bao
|
5008
|
Hydnocarpus anthelminthica Pierre
|
|
9
|
Công tía
|
5009
|
Callophyllum saignensis Pierre
|
|
10
|
Công trắng
|
5010
|
Callophyllum dryobalanoids Pierre
|
|
11
|
Công chim
|
5011
|
Callophyllum sp
|
|
12
|
Gỗ Dái ngựa
|
5012
|
Swietenia mahogani Jaco
|
|
13
|
Dầu
|
5013
|
Dipterocarpus sp
|
|
14
|
Dầu rái
|
5014
|
Dipterocarpus alams Roxb
|
|
15
|
Dầu chai
|
5015
|
Dipterocarpus intricatus Dyer
|
|
16
|
Dầu đỏ
|
5016
|
Dipterocarpus duperreanus Pierre
|
|
17
|
Dầu nước
|
5017
|
Dipterocarpus jourdanii Pierre
|
|
18
|
Dầu sơn
|
5018
|
Dipterocarpus tuberculata Roxb
|
|
19
|
Giẻ gai
|
5019
|
Castanopsis tonkinensis Seen
|
|
20
|
Giẻ gai hạt nhỏ
|
5020
|
Castanopsis chinensis Hance
|
|
21
|
Giẻ thơm
|
5021
|
Quercus sp
|
|
22
|
Giẻ cau
|
5022
|
Quercus platycalyx Hickel et camus
|
|
23
|
Giẻ cuống
|
5023
|
Quercus chrysccalyx Hicket et eamus
|
|
24
|
Giẻ đen
|
5024
|
Castanopsis sp
|
|
25
|
Giẻ đỏ
|
5025
|
Lithocarpus ducampii Hikel et
A.camus
|
|
26
|
Giẻ mỡ gà
|
5026
|
Castanopsis echidnocarpa ADC.
|
|
27
|
Giẻ xanh
|
5027
|
Lithocarpus pseudosundaica (Hicket
et A.Camus) CAmus
|
|
28
|
Giẻ sồi
|
5028
|
Lithocarpus mbnlosa Camus
|
Sồi vàng
|
29
|
Giẻ đề xi
|
5029
|
Castanopsis brevispinula Hickel et
Camus
|
|
30
|
Gội tẻ
|
5030
|
Aglaia sp
|
Gội gác
|
31
|
Hoàng linh
|
5031
|
Peltophorum dasyrachis Kurz
|
|
32
|
Kháo mật
|
5032
|
Chinamomum sp
|
|
33
|
Ké
|
5033
|
Nephelium sp
|
Khé
|
34
|
Kè đuôi dông
|
5034
|
Makhamia cauda-felina Craib
|
|
35
|
Kẹn
|
5035
|
Aesculus chinensis Bunge
|
|
36
|
Lim vang
|
5036
|
Peltophorum tonkinensis
Pierre
|
Lim xẹt
|
37
|
Lõi thọ
|
5037
|
Gmelina arborea Roxb
|
|
38
|
Muồng
|
5038
|
Cassia sp
|
Muồng cán rá
|
39
|
Muồng gân
|
5039
|
Cassia sp
|
|
40
|
Mò gỗ
|
5040
|
Cryptocarya obtusifolia Merr
|
|
41
|
Mạ sưa
|
5041
|
Helicia cochinchinesis Lour
|
|
42
|
Nang
|
5042
|
Alangium ridley king
|
|
43
|
Nhãn rừng
|
5043
|
Nephelium sp
|
|
44
|
Phi lao
|
5044
|
Casuarina equisetifolia Forst
|
Dương liễu
|
45
|
Re bầu
|
5045
|
Cinamomum obtusifolium Nees
|
|
46
|
Sa mộc
|
5046
|
Cunninghamia chinensis R.Br.
|
|
47
|
Sau sau
|
5047
|
Liquidambar formosana Hance
|
Tàu hậu
|
48
|
Săng táu
|
5048
|
|
|
49
|
Săng đá
|
5049
|
Xanthophyllum colubrinum Gagnep
|
|
50
|
Săng Trắng
|
5050
|
Lophopetalum duperreanum
Pierre
|
|
51
|
Sồi đá
|
5051
|
Lithocarpus cornea Rehd
|
Sồi ghè
|
52
|
Sếu
|
5052
|
Celtis australis persoon
|
Áp ánh
|
53
|
Thành ngạnh
|
5053
|
Cratoxylon formosum B.et H.
|
|
54
|
Trâm rừng
|
5054
|
Eugenia chanlos Gagnep
|
|
55
|
Trâm tía
|
5055
|
Syzygium sp
|
|
56
|
Thích
|
5056
|
Acer decandrum Nerrill
|
Thích 10 nhị
|
57
|
Thiều rừng
|
5057
|
Nephelium lappaceum Linn
|
Vải thiều
|
58
|
Thông đuôi ngựa
|
5058
|
Pinus Massoniana Lambert
|
Thông tàu
|
59
|
Thông nhựa
|
5059
|
Pinus merkusii J.et Viers
|
Thông ta
|
60
|
Tô hạp Điện Biên
|
5060
|
Altmgia takhtadjinanii V.T. Thái
|
|
61
|
Vải guốc
|
5061
|
Mischocarpus sp
|
|
62
|
Vang kiêng
|
5062
|
Nauclea purpurea Roxb
|
|
63
|
Vừng
|
5063
|
Careya sphaerica Roxb
|
|
64
|
Xà cừ
|
5064
|
Khaya senegaalensis A.Juss
|
|
65
|
Xoài
|
5065
|
Mangifera indica Linn
|
|
|
Nhóm VI
|
|
|
|
1
|
Ba khía
|
6001
|
Cophopetalum wallichi Kurz
|
|
2
|
Bạch đàn chanh
|
6002
|
Eucalyptus ciriodora Bailey
|
|
3
|
Bạch đàn đỏ
|
6003
|
Eucalyptus robusta Sm
|
|
4
|
Bạch đàn liễn
|
6004
|
Eucalyptus tereticornis Sm
|
|
5
|
Bạch đàn trắng
|
6005
|
Eucalyptus camaldulensis Deh
|
|
6
|
Bứa lá thuôn
|
6006
|
Garcinia ablongifolia Champ
|
|
7
|
Bứa nhà
|
6007
|
Garcinia loureiri Pierre
|
|
8
|
Bứa núi
|
6008
|
Garcinia oliberi Pierre
|
|
9
|
Bồ kết giả
|
6009
|
Albizzia lebbeckoides Benth
|
|
10
|
Cáng lò
|
6010
|
Betula alnoides Halmilton
|
|
11
|
Cày
|
6011
|
Irvingia malayana Oliver
|
Kơnia
|
12
|
Chẹo tía
|
6012
|
Engelhardtia chrysolepis Hance
|
|
13
|
Chiêu liêu
|
6013
|
Terminalia chebula Roxb
|
|
14
|
Chò nếp
|
6014
|
|
|
15
|
Chò nâu
|
6015
|
Dipterocarpus tonkinensis A.Chev
|
|
16
|
Chò nhai
|
6016
|
Anogeissus acuminata Wall
|
Ràm
|
17
|
Chò ổi
|
6017
|
Platanus Kerrii
|
Chò nước
|
18
|
Dà
|
6018
|
Ceriops divers
|
|
19
|
Đước
|
6019
|
Rhizophora conjugata Linn
|
|
20
|
Hậu phát
|
6020
|
Cinamomum iners Reinw
|
Quế lợn
|
21
|
Kháo chuông
|
6021
|
Actinodaphne sp
|
|
22
|
Kháo
|
6022
|
Symplocos ferruginea
|
|
23
|
Kháo thôi
|
6023
|
Machilus sp
|
|
24
|
Kháo vàng
|
6024
|
Machilus bonii H.Lec
|
|
25
|
Khế
|
6025
|
Averrhoa carambola Linn
|
|
26
|
Lòng mang
|
6026
|
Pterospermum diversifolium Blume
|
|
27
|
Mang kiêng
|
6027
|
Pterospermum truncatolobatum Gagnep
|
|
28
|
Mã nhầm
|
6028
|
|
|
29
|
Mã tiền
|
6029
|
Strychosos nux-vomica Linn
|
|
30
|
Máu chó
|
6030
|
Knema conferta var tonkinensis Warbg
|
Huyết muồng
|
31
|
Mận rừng
|
6031
|
Prunus triflora
|
|
32
|
Mắm
|
6032
|
Avicennia officinalis Linn
|
|
33
|
Mắc niễng
|
6033
|
Eberhardtia tonkinensis H.Lec
|
|
34
|
Mít nài
|
6034
|
Artocarpus asperula Gagnep
|
|
35
|
Mù u
|
6035
|
Callophyllum inophyllum Linn
|
|
36
|
Muỗn
|
6036
|
Mangifera foetida Lour
|
|
37
|
Nhọ nồi
|
6037
|
Diospyros erientha champ
|
Nho nghẹ
|
38
|
Nhội
|
6038
|
Bischofia trifolia B1
|
Lội
|
39
|
Nọng heo
|
6039
|
Holoptelia integrifolia P1
|
Chàm ổi, Hôi
|
40
|
Phay
|
6040
|
Duabanga sonneratioides Ham
|
|
41
|
Quao
|
6041
|
Dolichandrone rheedii Seen
|
|
42
|
Quế
|
6042
|
Cinamomum cassia B1
|
|
43
|
Quế xây lan
|
6043
|
Cinamomum Zeylacium Nees
|
|
44
|
Ràng ràng đá
|
6044
|
Ormosia pinnata
|
|
45
|
Ràng ràng mít
|
6045
|
Ormosia balansae Drake
|
|
46
|
Ràng ràng mật
|
6046
|
Ormosia sp
|
|
47
|
Ràng ràng tía
|
6047
|
Ormosia sp
|
|
48
|
Re
|
6048
|
Cinamomum albiflorum Nees
|
|
49
|
Sâng
|
6049
|
Sapindus cocarpus Radlk
|
|
50
|
Sấu
|
6050
|
Dracontomelum duperreanum Pierre
|
|
51
|
Sấu tía
|
6051
|
Sandorium indicum Cav
|
|
52
|
Sồi
|
6052
|
Castanopsis fissa Rehd et Wils
|
|
53
|
Sồi phẳng
|
6053
|
Quercus resinifera A.Chev
|
Giẻ phàng
|
54
|
Sồi vàng mép
|
6054
|
Castanopsis sp
|
|
55
|
Săng bóp
|
6055
|
Ehretia acuminata R.Br
|
Lá ráp
|
56
|
Trám hồng
|
6056
|
Canarium sp
|
Cà na
|
57
|
Tràm
|
6057
|
Melaleuca leucadendron Linn
|
|
58
|
Thôi ba
|
6058
|
Alangium Chinensis Harms
|
|
59
|
Thôi chanh
|
6059
|
Evodia meliaefolia Benth
|
|
60
|
Thị rừng
|
6060
|
Diospyros rubra H.Lec
|
|
61
|
Trín
|
6061
|
Schima Wallichii Choisy
|
|
62
|
Vẩy ốc
|
6062
|
Dalbergia sp
|
|
63
|
Vàng rè
|
6063
|
Machilus trijuga
|
Vàng danh
|
64
|
Vối thuốc
|
6064
|
Schima superba Gard et Champ
|
|
65
|
Vù hương
|
6065
|
Cinamomum balansae H.Lec
|
Gù hương
|
66
|
Xoan ta
|
6066
|
Melia azedarach Linn
|
|
67
|
Xoan nhừ
|
6067
|
Spondias mangifera Wied
|
|
68
|
Xoan đào
|
6068
|
Pygeum arboreum Endl et Kurz
|
|
69
|
Xoan mộc
|
6069
|
Toona febrifuga Roen
|
|
70
|
Xương cá
|
6070
|
Canthium didynum Roxb
|
|
|
Nhóm VII
|
|
|
|
1
|
Gỗ Keo
|
7001
|
Acacia auriculiformis
|
|
2
|
Gỗ Cao su
|
7002
|
Hevea brasiliensis Pohl
|
|
3
|
Cà lồ
|
7003
|
Caryodaphnopsis tonkinen sis
|
|
4
|
Cám
|
7004
|
Parinarium annamensis Hance
|
|
5
|
Choai
|
7005
|
Terminalia bellirica Roxb
|
Bàng nhút
|
6
|
Chân chim
|
7006
|
Vitex parviflora Juss
|
|
7
|
Côm lá bạc
|
7007
|
Elaeocarpus nitentifolius Merr
|
|
8
|
Côm tầng
|
7008
|
Elaeocarpus dubius A.DC
|
|
9
|
Dung nam
|
7009
|
Symplocos cochinchinensis Moore
|
|
10
|
Gáo vàng
|
7010
|
Adina sessifolia Hook
|
|
11
|
Giẻ bộp
|
7011
|
Castanopsis lecomtei Hickel et.
Camus
|
|
12
|
Giẻ trắng
|
7012
|
Quercus poilanei Hickel et Camus
|
|
13
|
Hồng rừng
|
7013
|
Diospyros Kaki Linn
|
|
14
|
Hồng mang lá to
|
7014
|
Pterospermum lancaefolium Roxb
|
|
15
|
Hồng quân
|
7015
|
Flacourtia cataphract Roxb
|
Bồ quân, mùng quân
|
16
|
Lành ngạnh hôi
|
7016
|
Cratoxylon ligustrinum B1
|
Thành ngạnh hôi
|
17
|
Lọng bàng
|
7017
|
Dillencia heterosepala Finet et
Gagnep
|
|
18
|
Lõi khoan
|
7018
|
|
|
19
|
Me
|
7019
|
Tamarindus indica Linn
|
Chua me
|
20
|
Mý
|
7020
|
Lysidica rhodostegia Hance
|
|
21
|
Mã
|
7021
|
Vitex glabrata R.Br
|
|
22
|
Mò cua
|
7022
|
Alstonia shcolaris B.Br
|
Mù cua, sữa
|
23
|
Ngát
|
7023
|
Gironniera subaequelis Planch
|
|
24
|
Pay vi
|
7024
|
Sarcocephalus orientalis Merr
|
|
25
|
Phổi bò
|
7025
|
Meliosma angustifolia Merr
|
|
26
|
Rù rì
|
7026
|
Calophyllum balansae Pitard
|
|
27
|
Săng vi
|
7027
|
Carallia sp
|
|
28
|
Săng máu
|
7028
|
Horfieldia amygdalina Warbg
|
|
29
|
Sảng
|
7029
|
Sterculla lanceolata Cavan
|
Săng vè
|
30
|
Sâng mây
|
7030
|
|
|
31
|
Sổ bà
|
7031
|
Dillenia pentagyna Roxb
|
|
32
|
Sổ con quay
|
7032
|
Dillenia turbinata Gagnef
|
|
33
|
Sồi bộp
|
7033
|
Lithocarpus fissus Oested
var.tonkinensis H.etC
|
|
34
|
Gỗ Sồi trắng
|
7034
|
Pasania hemisphaerica Hickel et
Camus
|
|
35
|
Sui
|
7035
|
Antiaris toxicaria Lesch
|
|
36
|
Trám đen
|
7036
|
Canarium nigrum Engl
|
|
37
|
Trám trắng
|
7037
|
Canarium albrun RAcuach
|
|
38
|
Táu nuôi
|
7038
|
Vatica fleuxyana Tardieu
|
|
39
|
Thung
|
7039
|
Tetramesles nudiflora R.Br
|
|
40
|
Tai nghé
|
7040
|
Hymenodictyon excelsum Wall
|
Tai trâu
|
41
|
Thừng mực
|
7041
|
Wrightia annamensis
|
|
42
|
Thàn mát
|
7042
|
Millettia ichthyochtona Drake
|
|
43
|
Thầu tấu
|
7043
|
Aporosa microcal x Hassh
|
|
44
|
Ươi
|
7044
|
Sterculia lychnophlora Hance
|
|
45
|
Vạng trứng
|
7045
|
Endospermum sinensis Benth
|
|
46
|
Vàng anh
|
7046
|
Saraca divers
|
Hoàg anh
|
47
|
Xoan tây
|
7047
|
Delonix regia
|
Phượng vĩ
|
|
Nhóm VIII
|
|
|
|
1
|
Ba bét
|
8001
|
Mallotus cochinchineusis Lour
|
|
2
|
Ba soi
|
8002
|
Macaranga denticulata Muell-Arg
|
|
3
|
Bay thưa
|
8003
|
Sterculia thorelii Pierre
|
|
4
|
Bồ đề
|
8004
|
Styrax tonkinensis Pierre
|
|
5
|
Bồ hòn
|
8005
|
Sapindus mukorosii Gaerth
|
|
6
|
Bồ kết
|
8006
|
Gleditschia sinensis Lam
|
|
7
|
Bông bạc
|
8007
|
Vernomia arborea Ham
|
|
8
|
Bộp
|
8008
|
Ficus Championi
|
Đa xanh
|
9
|
Bo
|
8009
|
Sterculia colorata Roxb
|
|
10
|
Bung bí
|
8010
|
Capparis grands
|
|
11
|
Chay
|
8011
|
Artocarpus tonkinensis A.Chev
|
|
12
|
Cóc
|
8012
|
Spondiaspinata Kurz
|
|
13
|
Cơi
|
8013
|
Pterocarya toniinensis***
|
|
14
|
Dâu da Bắc
|
8014
|
Allospondias tonkinensis
|
|
15
|
Dâu da xoan
|
8015
|
Allospondias lakonensis Stapf
|
|
16
|
Dung giấy
|
8016
|
Symplocos laurina Wall
|
Dung
|
17
|
Dàng
|
8017
|
Scheffera octophylla Hams
|
|
18
|
Duối rừng
|
8018
|
Coclodiscus musicatus
|
|
19
|
Dẻ
|
8019
|
Ficus religiosa Linn
|
|
20
|
Dỏ ngọn
|
8020
|
Cratoxylon prunifolium Kurz
|
|
21
|
Gáo
|
8021
|
Adina polycephala Benth
|
|
22
|
Gạo
|
8022
|
Bombax malabaricum D.C
|
|
23
|
Gòn
|
8023
|
Eriodendron anfractuosum D.C
|
Bông gòn
|
24
|
Gioi
|
8024
|
Dugenia jambos Linn
|
Roi, đào tiên
|
25
|
Hu
|
8025
|
Mallotus apelta Muell.Arg
|
Thung
|
26
|
Hu lông
|
8026
|
Mallotus barbatus Muell.Arg
|
|
27
|
Hu day
|
8027
|
Trema orientalis B1
|
|
28
|
Hu đen
|
8028
|
Trema angustifolia B1
|
|
29
|
Lai rừng
|
8029
|
Aleurites molucana Wild
|
|
30
|
Lai
|
8030
|
Aleurites fodii Hemsl
|
|
31
|
Lôi
|
8031
|
Crypteronia paniculata
|
|
32
|
Mãn đĩa
|
8032
|
Pithecolobium clyperia var acuminata
Gagnep
|
|
33
|
Mán đĩa trâu
|
8033
|
Pithecolobium lucidum Benth
|
|
34
|
Mốp
|
8034
|
Alstomia spathulata Blume
|
|
35
|
Muồng trắng
|
8035
|
Zenia insignis chun
|
|
36
|
Muồng gai
|
8036
|
Cassia arabica
|
Muồng mít
|
37
|
Nóng
|
8037
|
Sideroxylon sp
|
|
38
|
Núc nắc
|
8038
|
Oroxylum indicum Vent
|
|
39
|
Ngọc lan tây
|
8039
|
Cananga odorata Hook et Thor
|
|
40
|
Sung
|
8040
|
Ficus racemosa
|
|
41
|
Sồi bấc
|
8041
|
Sapium discolor Muell-Arg
|
|
42
|
So đũa
|
8042
|
Sesbania paludasa
|
|
43
|
Sang nước
|
8043
|
Heynca trijuga Roxb
|
|
44
|
Thanh thất
|
8044
|
Ailanthus malabarica DC
|
|
45
|
Trẩu
|
8045
|
Aleurites montasa Willd
|
|
46
|
Tung trắng
|
8046
|
Heteropanax fragans Hem
|
|
47
|
Trôm
|
8047
|
Sterculia sp
|
|
48
|
Vông
|
8048
|
Erythrina indica Lam
|
|
Phụ lục VI
Bảng kê số 01/BK-H
Tỉnh, TP:…………
|
|
|
BẢNG KÊ HỘ
CÓ DIỆN TÍCH KHAI THÁC GỖ TRONG 12 THÁNG QUA
(Chỉ bao gồm hộ
có diện tích gỗ khai thác trắng)
Kỳ điều
tra: ……/……./20....
|
Huyện (TP, TX):………..
|
|
|
|
|
Xã (P, TT): …………
|
|
|
|
|
|
Thôn…………..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Thông tin về hộ khai thác gỗ trong
12 tháng qua
STT
|
Họ và tên
chủ hộ
|
Tên sản phẩm
gỗ khai thác (mỗi sản phẩm gỗ ghi 1
dòng)
|
Mã sản phẩm
gỗ*
|
Tuổi gỗ
khai thác
|
Diện tích
khai thác (Ha)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
F
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Cột D ghi theo mã sản phẩm gỗ
của phụ lục số III
|
Ngày……tháng……năm 20…….
Người
lập bảng kê
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|