HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2022/NQ-HĐND
|
Kiên
Giang, ngày 05 tháng 8 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG
ƯƠNG VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15
ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên
tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của
ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 94/TTr-UBND ngày
04 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm
tra số 36/BC-BKTNS ngày 21 tháng 7 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Nghị quyết này quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của
ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (sau đây gọi tắt
là Chương trình).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã và các đơn vị sử dụng
kinh phí để thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là sở, ban, ngành và địa
phương).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
hoặc có liên quan đến việc lập, thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
Điều 3. Nguyên tắc
phân bổ vốn ngân sách Trung ương
1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương
cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương phân bổ cho sở, ban, ngành và địa
phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch và phải tuân thủ
theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước
và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và
bền vững. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính
sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo
quyền chủ động cho sở, ban, ngành và địa phương.
3. Ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện
chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn
khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi
đã được bố trí vốn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định
số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã đạt dưới
15 tiêu chí.
Đối với vốn ngân sách trung ương ưu
tiên phân bổ theo đối tượng huyện tại Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 30 tháng
5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang; trong tổng vốn giai đoạn 2021-2025.
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông
thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức
đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí
và bảo đảm bền vững. Chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động
các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
và nông thôn mới kiểu mẫu.
5. Bố trí vốn ngân sách Trung ương để
thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương
trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn Ngân hàng
Phát triển Châu Á (sau đây gọi tắt là Chương trình vốn vay ADB) sau khi
được Quốc hội cho phép bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt
trong quá trình triển khai Chương trình.
6. Bố trí vốn ngân sách Trung ương
cho các Sở, ban, ngành để thực hiện công tác quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức
triển khai các nội dung thành phần của Chương trình, các nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
7. Căn cứ số xã tính đến hết năm 2021
để làm cơ sở xác định hệ số phân bổ vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện trong
năm 2022; căn cứ số xã tính đến hết năm 2021 (trừ xã đặc biệt khó khăn) để làm
cơ sở xác định hệ số phân bổ vốn giai đoạn 2022-2025
8. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản
lý, tăng cường lồng ghép nguồn vốn theo quy định từ các chương trình mục tiêu
quốc gia và các chính sách, chương trình, đề án giai đoạn 2021-2025 đang triển
khai thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm,
hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, trùng lặp.
Điều 4. Tiêu chí,
hệ số phân bổ vốn ngân sách Trung ương
1. Năm 2021 (chuyển sang thực hiện
trong năm 2022)
a) Cơ chế hỗ trợ, thứ tự ưu tiên:
- Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ
như giai đoạn 2016-2020.
- Bố trí vốn ngân sách Trung ương cho
toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên bố trí đối với các xã khu vực
III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phê duyệt tại Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các xã đã được
cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số
353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi
chung là xã đặc biệt khó khăn).
b) Tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối
tượng xã:
- Xã đặc biệt khó khăn: hệ số 4,0.
- Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên:
hệ số 1,3.
- Các xã còn lại, không thuộc đối tượng
ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,
để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): hệ số 1,0.
2. Giai đoạn 2022-2025
a) Cơ chế hỗ trợ, thứ tự ưu tiên:
- Bố trí vốn ngân sách Trung ương cho
toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh trừ các xã đặc biệt khó khăn: Phú Lợi - huyện
Giang Thành, Bình Giang và Thổ Sơn - huyện Hòn Đất; An Minh Bắc và Minh Thuận -
huyện U Minh Thượng.
- Ưu tiên bố trí mức độ cao đối với
các xã đạt dưới 15 tiêu chí, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới để tập
trung hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới và phấn đấu đạt chuẩn.
b) Tiêu chí, hệ số phân bổ:
- Theo đối tượng xã:
+ Xã đạt dưới 15 tiêu chí: hệ số 5,0.
+ Xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: hệ số
3,0.
+ Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới: hệ số 1,0.
- Theo đối tượng huyện:
+ Hỗ trợ 04 huyện chưa đạt chuẩn nông
thôn mới để tập trung hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới và phấn đấu đạt
chuẩn giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang: hệ số 10,0.
+ Đối với đơn vị cấp huyện còn lại phấn
đấu đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn 2021-2025: căn cứ tình hình thực tế, khả năng cân đối vốn của ngân
sách, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách phân bổ cho các huyện, xã; cơ
quan chủ quản chủ động lồng ghép, huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện
theo quy định.
- Theo các chương trình chuyên đề: được xác định dựa vào các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung thực hiện và tổng
nguồn vốn ngân sách Trung ương của từng chương trình chuyên đề được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Luật
Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành.
- Chương trình vốn vay ADB: tiêu chí phân bổ vốn cho Chương trình vốn vay ADB được xác định dựa
trên các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ đã được quy định cụ thể tại Hiệp định vay
vốn giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu
Á, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1467/QĐ-TTg ngày 02/11/2018, số
758/QĐ-TTg ngày 19/6/2019 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình vốn
vay ADB; các văn bản của Bộ Y tế phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết
định đầu tư Chương trình vốn vay ADB theo quy định.
Điều 5. Định mức
phân bổ vốn ngân sách Trung ương
1. Đối với vốn đầu tư phát triển: căn
cứ theo nguyên tắc, tiêu chí, hệ số phân bổ quy định tại Điều 4 Nghị quyết này.
2. Đối với vốn sự nghiệp: hằng năm
căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các thành phần của Chương trình, Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng phương án phân bổ cụ thể cho các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ngành
để triển khai hiệu quả nguồn vốn được giao và hoàn thành các mục tiêu theo thứ
tự ưu tiên được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Tỷ lệ vốn
đối ứng và nguyên tắc bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện
Chương trình
1. Hằng năm, ngân sách địa phương đối
ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương
trình cho tỉnh.
2. Nguyên tắc bố trí vốn đối ứng của
ngân sách địa phương: Nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện,
xã) tập trung đầu tư, hỗ trợ cho các xã, huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới,
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn
2021-2025 theo quy định.
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân
dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu
áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện
theo các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế đó.
4. Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, Kỳ họp thứ Bảy thông qua ngày 29 tháng 7 năm
2022 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: NN&PTNT; Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND cấp huyện;
- UBND cấp huyện;
- Trung tâm Phục vụ Hành chính công;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Trang hồ sơ công việc;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Mai Văn Huỳnh
|