ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH GIA LAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
114/2005/QĐ-UB
|
Pleiku, ngày
05 tháng 09 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996
của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy
chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày
18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2005-2010;
Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, làm căn cứ tổ chức thực hiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh
Gia Lai.
Điều 2. Các ông
(bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các
Sở, Ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|
QUY CHẾ
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 114/2005/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế
này quy định về đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng.
1. Công chức hành chính, công chức dự bị làm việc trong các cơ quan Đảng,
chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
3. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và nguồn cán bộ công chức cấp
xã.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 2. Mục tiêu của
việc đào tạo, bồi dưỡng.
Trang bị kiến
thức về lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước;
chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có
phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền
địa phương, đủ khả năng thích ứng khi hội nhập kinh tế.
Điều 3. Yêu cầu của
việc đào tạo, bồi dưỡng.
1. Đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu; theo quy hoạch, kế hoạch; theo tiêu
chuẩn chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch, tiêu chuẩn chức danh; theo nhu cầu
phục vụ nhiệm vụ được giao.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch đào tạo lãnh đạo, quản lý
hoặc nâng cao trình độ phải đạt các tiêu chuẩn về: phẩm chất, lịch sử chính trị
gia đình và bản thân rõ ràng, có sức khoẻ, năng lực sở trường, hiệu quả công việc,
triển vọng phát triển.
3. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng không ảnh hưởng
đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị.
Chương II
NỘI
DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG CHỈ, GIÁO VIÊN
Điều 4. Nội dung đào
tạo, bồi dưỡng.
1. Lý luận chính trị.
2. Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước.
3. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
4. Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.
Điều 5. Chương
trình, giáo trình, chứng chỉ, giáo viên.
1. Chương trình, giáo trình, tài liệu, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng phải
thực hiện thống nhất theo quy định của Đảng, Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền
và phải tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả trước khi kết thúc.
2. Việc biên soạn, thẩm định, in và quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng
đối với các giáo trình, tài liệu thuộc thẩm quyền của tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh
quy định cụ thể.
3. Giáo viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh phải
đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định của cấp trên; phải đăng ký danh
sách từng khoá đào tạo cho cơ quan quản lý đào tạo theo dõi.
Chương III
TRÁCH
NHIỆM, QUYỀN LỢI TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 6. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
1. Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
theo mục tiêu của tỉnh; sắp xếp thời gian và bố trí kinh phí cho cán bộ, công
chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
2. Sử dụng đúng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, năng lực của cán bộ, công
chức, viên chức sau khi đào tạo; xử lý hành chính và trách nhiệm vật chất khi
cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy chế đào tạo, bồi dưỡng hoặc không hoàn
thành nhiệm vụ học tập.
Điều 7. Cán bộ, công chức, viên chức.
1. Thường xuyên học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ, kiến thức quy định
cho chức vụ, ngạch, chức danh đang đảm nhận; nỗ lực học tập, chấp hành nghiêm
túc quy chế học tập của khoá học, báo cáo kết quả học tập cho cơ quan cử đi học.
2. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ việc hoặc chuyển công tác
khỏi cơ quan, đơn vị vì lý do cá nhân thì phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi
dưỡng và chịu kỷ luật hành chính theo quy định của Nhà nước.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được cơ
quan, đơn vị bố trí thời gian và kinh phí học tập theo chế độ quy định, được hưởng
chế độ hỗ trợ học tập (nếu có), được hưởng nguyên lương và các chế độ theo quy
định.
Điều 8. Các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
1. Trích từ 15 - 20% kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh hằng
năm dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Kinh phí này sử dụng
để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà
nước, kiến thức hội nhập quốc tế, bồi dưỡng tiền công vụ; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã, bồi dưỡng tập huấn cán bộ thôn, làng, tiếng dân tộc
thiểu số; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học trình độ cao.
2. Kinh phí phân cấp theo ngân sách phân bổ cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng.
3. Kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị chủ động cân đối để đào
tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức
bổ trợ khác cho cán bộ, công chức, viên chức theo chế độ quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
Điều 9. Các cơ sở
đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hoặc liên kết đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
1. Mở lớp theo kế hoạch, đúng nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình, tiêu chuẩn giáo viên,
quy chế đào tạo, bồi dưỡng, thi cử theo đúng quy định; chủ động hình thức đào tạo,
bồi dưỡng; đảm bảo chất lượng dạy và học; phối hợp cơ quan liên quan xây dựng đội
ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy.
3. Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho cơ quan quản lý đào tạo.
Điều 10. Phân công,
quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng.
1. Sở Nội vụ là đầu mối phối hợp:
- Việc xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức thuộc tỉnh quản lý.
- Dự toán sử dụng
nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức từ ngân sách cân
đối hằng năm.
- Theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu, giảng viên, chứng
chỉ đào tạo, bồi dưỡng; việc ban hành, thẩm định giáo trình, tài liệu, chứng chỉ
đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền của tỉnh; chế độ hỗ trợ khuyến khích học tập.
- Việc tổng hợp,
báo cáo, đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo bồi dưỡng; đề xuất khen thưởng, xử
lý vi phạm trong việc thực hiện Quy chế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kế hoạch ngân sách; Sở Tài chính quản lý
sử dụng kinh phí; Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý việc thực hiện quy chế đào tạo,
phương pháp giảng dạy.
3. Các Sở chuyên ngành, các huyện, thị xã, thành phố phối hợp quản lý,
xây dựng các cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo trực thuộc.
Điều 11. Khen thưởng
và xử lý vi phạm.
Cơ quan, đơn vị,
cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc quy chế này, đạt kết quả thì
được khen thưởng; nếu thực hiện vi phạm quy chế này thì bị xử lý kỷ luật tuỳ mức
độ vi phạm./.