ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
167/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 08 tháng 02 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TỈNH
QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Kết luận số 06-KL/TW ngày
01/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg
ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-UBND
ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ tại Tờ trình số 42/TTr-KHCN ngày 12/01/2017 về việc phê duyệt Kế
hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ
sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, với nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020
Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công
nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông-
lâm- ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, y - dược, bảo vệ môi trường nhằm
phục vụ tốt nhu cầu cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo nền sản xuất
xanh, sạch; bảo vệ sức khỏe người dân; khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo vệ tài
nguyên, môi trường; tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân, đóng
góp thiết thực vào thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện
giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao ứng
dụng có hiệu quả các thành tựu công nghệ sinh học mới phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương.
- Xây dựng từ 10 - 12 mô hình, dự án
có nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học.
- Phấn đấu đến năm 2020, cung cấp cơ
bản đủ giống cây, con chủ lực có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất
nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, ươm tạo ra được 04 - 05
loại giống cây trồng, vật nuôi có năng năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế
cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Thành lập 02 - 03 doanh nghiệp, cơ
sở kinh doanh và dịch vụ ứng dụng công nghệ sinh học.
- Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút từ 2 -
3 tiến sĩ, 10 - 15 thạc sĩ công nghệ sinh học về công tác tại các cơ quan, đơn
vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
II. Các nhiệm vụ chủ yếu
1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
và phát triển nông thôn
a) Nội dung:
Tập trung nghiên cứu chọn tạo các giống
cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt
yêu cầu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên thị trường; tăng nhanh tỷ lệ
sản phẩm nông lâm thủy sản qua chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về cây trồng: Đẩy mạnh
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ vi nhân giống để tạo ra các loại
giống cây trồng nông nghiệp có đặc tính ưu việt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh tế cao, có khả năng chống chịu với điều kiện biến đổi khí hậu và
phù hợp thổ nhưỡng của tỉnh, nhất là các giống mới về lúa, mía, sắn, ngô, lạc,
hành, tỏi, các loại hoa, rau, nấm và một số cây ăn quả, cây dược liệu mà tỉnh
có khả năng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường,
đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nhân nhanh các giống cây lâm
nghiệp, cây bản địa có tốc độ sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh cao,
chất lượng gỗ tốt đáp ứng yêu cầu trồng, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và
phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Về vật nuôi: Tập trung
nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về sinh sản, đặc biệt
là công nghệ sản xuất, bảo quản tinh đông lạnh và phương pháp thụ tinh nhân tạo
để lai tạo ra các giống gia cầm, gia súc (gà, lợn, bò,...) có năng suất, chất
lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi
trường; đồng thời sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học
và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.
- Về thủy, hải sản: Nghiên cứu
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, cung cấp giống thủy, hải sản
có chất lượng cao, kháng bệnh tốt phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy, hải
sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực nghiệm các phương pháp sinh sản nhân tạo và
đưa vào sản xuất đại trà khi có điều kiện đối với một số loại thủy, hải sản có
giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu; sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học
trong xử lý môi trường nuôi, chế biến thức ăn thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, chế
biến sản phẩm và bảo quản thủy, hải sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về vi sinh vật: Nghiên cứu đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh và sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học dùng
trong bảo vệ cây trồng, vật nuôi, cải tạo đất, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy
sản, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn
nuôi, làm sạch nước sinh hoạt và xử lý các phụ phẩm, phế phẩm, chất thải từ sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và sinh hoạt nông thôn.
- Về bảo tồn gen: Nghiên cứu ứng
dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong công tác sưu tầm, lưu giữ, khai thác
và phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm trên địa bàn tỉnh; xác
lập các giống cây trồng vật nuôi đặc sản, các loại dược liệu bản địa có giá trị
cao, xây dựng mô hình nuôi trồng thực nghiệm để làm cơ sở cho việc bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu, đánh giá đa dạng di truyền của hệ
cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các tổ chức nghiên cứu khoa học
và UBND các huyện, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: 2016-2020.
2. Lĩnh vực công nghiệp chế biến
a) Nội dung:
- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát
triển, hoàn thiện các quy trình công nghệ và thiết bị ứng dụng công nghệ enzym
để sản xuất, chế biến các loại thực phẩm, đồ uống, nhất là sản xuất đường, tinh
bột, bia rượu, nước chấm, nước giải khát,... nhằm phục vụ cho việc mở rộng,
nâng cấp các cơ sở chế biến thực phẩm, sản xuất bia, nước giải khát trên địa
bàn của tỉnh.
- Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các
thành tựu mới của công nghệ sinh học vào trong các khâu bảo quản, sơ chế, chế
biến nông, lâm, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn và đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các chế
phẩm công nghệ sinh học trong các cơ sở sản xuất phân bón, chế biến thức ăn
chăn nuôi, xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt đảm bảo môi trường.
- Nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả
các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới để sản xuất kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm,
hàng hóa chủ lực do công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghệ chế biến tạo
ra.
- Hình thành, phát triển các doanh
nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; khuyến khích
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận
và chuyển giao công nghệ sinh học để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính các tổ chức nghiên cứu khoa học
công nghệ, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghệ Quảng Ngãi và
UBND huyện, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: 2016-2020.
3. Lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng
a) Nội dung:
- Tăng cường nghiên cứu tiếp nhận và
triển khai ứng dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác y tế dự phòng, chẩn đoán, khám và điều trị
bệnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
sinh học trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh nhằm hỗ trợ cho công tác
chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong
khâu xét nghiệm chẩn đoán, hỗ trợ điều trị bệnh và chẩn đoán các đột biến kháng
thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh
học về di truyền chọn giống vào công tác bảo tồn lưu giữ, khai thác và phát triển
các nguồn dược liệu quý hiếm trên địa bàn tỉnh.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các tổ chức nghiên cứu khoa học,
các tổ chức y tế và UBND huyện, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: 2016-2020.
4. Lĩnh vực bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững
a) Nội dung:
- Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng
rộng rãi công nghệ sinh học để tạo sản phẩm xanh, sạch, thân thiện môi trường,
đảm bảo sức khỏe cho người dân và sự phát triển bền vững.
- Tập trung ứng dụng công nghệ sinh học
để xử lý các loại rác thải, nước thải, chất thải gây ô nhiễm ngay tại cơ sở, nhất
là ở các khu công nghiệp, các bệnh viện, các trung tâm thương mại, chợ, các khu
dân cư, khu đô thị,... Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc
và đánh giá chất lượng môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh
học trong xử lý tái chế chất thải, sản xuất năng lượng tái tạo từ các nguồn phế
thải, chất thải nông nghiệp, nông thôn;...
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên (tài nguyên biển, rừng, đất đai,
nước, không khí, tài nguyên đa dạng sinh học,...), giữ gìn, khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên vì mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà và đất nước.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và
Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các tổ chức nghiên cứu khoa học,
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghệ tỉnh và UBND huyện,
thành phố.
d) Thời gian thực hiện: 2016-2020.
5. Lĩnh vực an ninh quốc phòng:
a) Nội dung:
- Nghiên cứu, ứng dụng các phương
pháp phòng, chống các loại vũ khí sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử
lý chất độc màu da cam (dioxin).
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh
học trong đấu tranh phòng chống, truy tìm tội phạm, quản lý nguồn nhân lực, phục
vụ công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng.
b) Cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Quảng Ngãi.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các tổ chức nghiên cứu khoa học, Bộ Chỉ
huy Quân sự các huyện, thành phố và UBND các huyện, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: 2016-2020.
6. Xây dựng và phát triển tiềm lực
cho công nghệ sinh học:
a) Nội dung:
- Về cơ sở vật chất, máy móc, thiết
bị: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống các cơ quan nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Đầu tư tập trung, đúng mức, đồng
bộ và phát huy hiệu quả các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học; trước mắt,
ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2 để nâng cao tiềm lực Trại
nghiên cứu thực nghiệm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực:
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực khoa học đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh; chú trọng đào tạo, thu hút đội
ngũ cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên và đào
tạo theo nhóm nghiên cứu về công nghệ sinh học; khuyến khích các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân du học tự túc bậc đại học, sau đại học về công nghệ sinh học.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và
Công nghệ.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, UBND các huyện, thành phố và các đơn
vị liên quan.
d) Thời gian thực hiện: 2016-2020.
III. Các giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc nghiên cứu ứng dụng
công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại
hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị 50-CT/TW, Kết kuận 06-KL/TW của Ban
Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ, nội dung Kế hoạch
tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 và Kế
hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đến
các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng dân cư.
2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút
nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị cho công
nghệ sinh học; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học; lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu
quả cao; chú trọng huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và người sản
xuất cho phát triển công nghệ sinh học của tỉnh.
3. Thu hút các dự án nghiên cứu ứng dụng
công nghệ sinh học đầu tư hoạt động trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông -
lâm - thủy sản, đầu tư phát triển công nghệ sinh học; phát triển thị trường
công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ... cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên
cứu khoa học và phát triển ngành công nghiệp sinh học.
4. Hàng năm, bố trí kinh phí sự nghiệp
khoa học và công nghệ tỉnh và kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; huy động các nguồn vốn hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào công tác nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học.
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
văn bản, cơ chế chính sách của tỉnh nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng
công nghệ sinh học và sản xuất và đời sống; chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học.
6. Hợp tác tốt với các đơn vị nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể mạnh về công nghệ sinh học trên địa
bàn cả nước; đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất; đẩy mạnh
việc chuyển giao công nghệ, trong đó, tranh thủ ứng dụng các dự án chuyển giao
công nghệ phù hợp với địa phương; tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển
mạnh công nghệ sinh học trong các lĩnh vực.
IV. Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch
nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 là 70 tỷ đồng, bao gồm:
+ Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học
và công nghệ cấp tỉnh: 60 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân
tham gia và thụ hưởng từ các đề tài, dự án khoa học và công nghệ (ngoài ngân
sách): 10 tỷ đồng.
(Bảng danh mục nhiệm vụ khoa học công
nghệ thực hiện kèm theo).
- Việc lập, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách thực hiện hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
và các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội
dung của Kế hoạch; hàng năm, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả
thực hiện cho UBND tỉnh trước ngày 30/12; định kỳ 3 năm sơ kết, 5 năm tổng kết;
tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực
tế hàng năm.
b) Hàng năm, căn cứ các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ, tổ chức tuyển chọn, quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
theo các quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động khoa học và công nghệ.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương và cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ sinh học và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn.
2. Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND
tỉnh, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và căn cứ mục tiêu, nội dung của
Kế hoạch này xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và hàng năm đề xuất các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của Sở ngành về phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học.
3. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính cân đối, bố trí vốn để triển khai, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu,
nhiệm vụ được UBND tỉnh xác định hàng năm.
4. UBND các huyện và thành phố có
trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng nội dung Kế hoạch đến cán bộ công chức, viên
chức và người dân để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn huyện,
thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4,
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP(NL), CN-XD, KG-VX, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNndt52.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
TT
|
Nhiệm
vụ khoa học và công nghệ thực hiện
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
Khái
toán kinh phí thực hiện (tỷ đồng)
|
Nguồn
kinh phí
|
1
|
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ
nuôi cấy mô thực vật sản xuất giống các loại cây trồng (keo lai, chuối mốc,
hoa lan hồ điệp) có giá trị kinh tế của tỉnh
|
Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa
học công nghệ
|
Trường Đại học Phạm Văn Đồng
|
2018-2020
|
4,5
|
Sự
nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh
|
2
|
Chọn tạo và phát triển một số giống
lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng
thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh Khu vực Miền Trung
|
Trung tâm giống Quảng Ngãi
|
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống,
sản phẩm cây trồng Miền Trung
- Trung tâm Bảo vệ thực vật Miền
Trung
|
2017-2019
|
1,99
|
-Sự nghiệp
khoa học và công nghệ cấp tỉnh: 1.54 tỷ đồng
- Vốn
ngoài ngân sách: 0.45 tỷ đồng
|
3
|
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất,
bảo quản tinh đông lạnh ở heo
|
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng
khoa học công nghệ
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
|
2018-2020
|
10
|
-nt-
|
4
|
Cải thiện tầm vóc giống trâu địa
phương bằng giống trâu Murah (nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo)
|
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng
Ngãi
|
UBND các huyện liên quan
|
2018-2020
|
2
|
Sự nghiệp
khoa học và công nghệ cấp tỉnh
|
5
|
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi
sinh chức năng và phân hữu cơ vi sinh phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ bền
vững
|
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng
khoa học công nghệ
|
Trạm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng
Miền Trung và Tây Nguyên
|
2018-2020
|
3
|
-nt-
|
6
|
Xây dựng mô hình ứng dụng các chế
phẩm vi sinh vật để xử lý phế thải, phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho cải tạo đất hoang hóa ven biển tỉnh Quảng Ngãi
|
Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại
học Huế
|
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng
Ngãi
|
2018-2020
|
0,85
|
-nt-
|
7
|
Nghiên cứu các chỉ tiêu nông học,
sinh hóa và di truyền nhằm phát triển bền vững ngành trồng
hành tỏi Lý Sơn
|
Trường Đại học Phạm Văn Đồng
|
UBND huyện Lý Sơn và các đơn vị
liên quan
|
2018-2020
|
1,5
|
-nt-
|
8
|
Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn
nguồn gen giống Gà Hre Quảng Ngãi
|
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng
khoa học công nghệ
|
Trạm Khuyến nông các huyện
|
2016-2017
|
0,559
|
Sự
nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh
|
9
|
Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen giống
lợn bản địa, “lợn kiềng sắt”
|
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng
khoa học công nghệ
|
Trạm Khuyến nông các huyện
|
2016-2017
|
0,533
|
-nt-
|
10
|
Nghiên cứu, chọn lọc và sử dụng nguồn
nấm men Saccharomyces Carlsbergensis có khả năng tạo ra nhiều loại hợp chất
có mùi thơm nhằm nâng cao chất lượng sản xuất bia
|
Nhà máy bia Dung Quất - Công ty Cổ
phần đường Quảng Ngãi
|
|
2018-2020
|
3
|
- Sự
nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh: 0.9 tỷ đồng
- Vốn
của doanh nghiệp: 2.1 tỷ đồng
|
11
|
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ sản xuất nấm Đông Trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris) trên nguồn cơ chất
tổng hợp
|
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Sơn Tịnh
|
Công ty TNHH MTV nấm dược liệu Ninh
Trương
|
2018-2019
|
3,5
|
- Sự
nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh: 2 tỷ đồng
- Vốn
của doanh nghiệp: 1.5 tỷ đồng
|
12
|
Các nhiệm vụ khoa học công nghệ
khác
|
Các tổ chức, cá nhân đăng ký chủ
trì
|
Các đơn vị liên quan
|
2018-2020
|
15,388
|
- Sự
nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh: 9.438 tỷ đồng
- Vốn
ngoài ngân sách: 5.95 tỷ đồng
|
TỔNG
CỘNG
|
70
|
- Sự
nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh: 60 tỷ đồng
- Vốn
ngoài ngân sách: 10 tỷ đồng
|