ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 62/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ: Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 về phê duyệt Đề án phát triển
văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số
284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 về Ngày Sách Việt Nam; Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày
16/01/2014 về phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in và phát
hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Thành
phố ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa đọc thành phố Hà
Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục
đích.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân về phát triển văn hóa đọc.
- Xây dựng, khuyến khích và phát triển
văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn
nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
- Xây dựng cơ chế chính sách, các giải
pháp phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, hệ thống thư viện và ngành xuất bản
của Thủ đô.
2. Yêu cầu.
- Phát triển đồng bộ hoạt động xuất bản
và thư viện của thành phố tương xứng vị thế là trung tâm chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và
giao dịch quốc tế của cả nước; góp phần quan trọng trong giáo dục chính trị tư
tưởng, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm ngày càng cao của nhân dân, tiếp tục góp phần
gìn giữ và phát huy những giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
- Thông qua các hoạt động phát triển
văn hóa đọc, giới thiệu giá trị tri thức, văn hóa, con người của Thủ đô Hà Nội
và Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời lựa chọn, tiếp thu những
tinh hoa tri thức và văn hóa nhân loại để giới thiệu, phổ biến tại Việt Nam.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.
1. Mục tiêu.
a) Mục tiêu đến năm 2025.
- Về khả năng tiếp cận, sử dụng
thông tin, tri thức:
+ Nâng cấp, đầu tư hệ thống thư viện
công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; tăng cường các
hình thức tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, đặc biệt là nâng cao hiệu quả
văn hóa đọc; phấn đấu đạt 80% học sinh, sinh viên và học viên tại các cơ sở
giáo dục sử dụng hệ thống thư viện công cộng thường xuyên.
+ Tập trung tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn nhân dân tại các khu vực nông thôn, miền núi, khu vực có điều kiện
kinh tế khó khăn tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, nâng cao văn hóa đọc tại
các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa
xã; phấn đấu 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15% - 20% người dân ở miền
núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận sách, báo, tài
liệu... nhằm nâng cao dân trí, chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người
dân.
- Về nâng cao kỹ năng đọc:
+ Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ
năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức, vận động xây dựng văn hóa đọc từ
mỗi gia đình, dòng họ, khu dân cư, nhà trường... Khuyến khích phát triển thư viện
tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học. Phấn đấu mỗi cơ
quan, doanh nghiệp, chung cư, khách sạn... có ít nhất 01 tủ sách hoặc thư viện.
+ Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ
năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc.
+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện
có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục
vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí.
- Về tăng cường hoạt động thư viện:
+ Phấn đấu đạt 01 bản sách/người dân
trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 04 cuốn
sách/năm.
+ Phấn đấu số lượt người truy cập và
sử dụng thông tin tại hệ thống thư viện Thành phố đạt 2.000.000 lượt/năm.
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các
bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 100% trường ở cấp
Tiểu học, 90% trường ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có thư viện đạt
chuẩn theo quy định. 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục
vụ thiếu nhi, người khuyết tật được quan tâm, tạo điều kiện để tiếp cận các xuất
bản phẩm với hình thức phù hợp.
- Tăng cường hoạt động xuất bản và
các hoạt động phát triển văn hóa đọc:
+ Duy trì nhịp độ tăng trưởng của
ngành xuất bản Thành phố (về chất lượng xuất bản phẩm, số
lượng đầu sách và số lượng bản in), trong đó quan tâm phát triển xuất bản phẩm
điện tử (e-books).
+ Tập trung hỗ trợ, nâng cao chất lượng,
năng lực, hiệu quả hoạt động của nhà xuất bản thuộc thành phố (Công ty TNHH MTV
Nhà xuất bản Hà Nội).
+ Hằng năm, tổ chức các hoạt động, sự
kiện nhằm lan tỏa văn hóa đọc: Phố Sách Xuân, Hội Sách Hà Nội, các hoạt động về
sách... nhằm tăng cường hoạt động giới thiệu sách, trao đổi bản quyền; hướng tới
tổ chức Hội Sách quốc tế Hà Nội; duy trì hoạt động, nâng cao hiệu quả Phố Sách
Hà Nội, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân có cơ hội
tiếp cận với nhiều thể loại sách.
+ Thường xuyên tham gia các sự kiện
sách quốc tế lớn của khu vực và thế giới nhằm giao lưu hợp tác quốc tế về xuất
bản, kết hợp quảng bá văn hóa, du lịch Hà Nội - Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2024, Hà Nội trở thành “Thành phố tâm
điểm” hoặc đóng vai trò thúc đẩy đưa Việt Nam trở thành “Khách mời danh dự” tại
Hội chợ sách quốc tế Frankfurt (CHLB Đức).
b) Mục tiêu hướng đến năm 2030.
Người dân có thói quen đọc và kỹ năng
tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và
giải trí. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì, củng cố và nâng cao. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả
năng đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân (bao gồm cả xuất bản
phẩm điện tử).
Phấn đấu để Hà Nội trở thành trung
tâm sách của cả nước; xuất bản là một trong những ngành công nghiệp văn hóa của
Thủ đô.
2. Nhiệm vụ.
a) Đẩy mạnh thông tin tuyên
truyền nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức
nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân
về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc.
- Các cơ quan báo chí Thành phố xây dựng
nội dung tuyên truyền về sách, đẩy mạnh công tác truyền thông về các sự kiện
văn hóa đọc.
- Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh
những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực, hiệu quả trong hoạt động phát triển
văn hóa đọc.
b) Đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống thư viện, phát triển thư viện điện tử, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện.
- Đầu tư phát triển Thư viện Hà Nội trở thành thư viện hiện đại, có vốn tài liệu phong
phú; hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đồng, ứng dụng khoa học công nghệ
giúp người dân tiếp cận thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.
- Đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống thư viện công cộng cấp huyện và cấp xã
(về cơ sở vật chất, vốn tài liệu, ứng dụng khoa học công nghệ, các hoạt động giới thiệu sách, dịch vụ...) để trở thành các trung tâm thông tin, văn
hóa, giáo dục phục vụ cộng đồng.
- Nghiên cứu tăng thời gian mở cửa phục
vụ bạn đọc của các thư viện công cộng trên địa bàn Thành phố: từ 08h00 đến 21h00 (cả thứ Bảy và Chủ nhật).
- Rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng
hệ thống thư viện trường học: đảm bảo diện tích phù hợp,
trang thiết bị, vốn tài liệu, nhân sự có chuyên môn thư viện...
- Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện:
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
điểm bưu điện - văn hóa xã;
+ Đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động
và luân chuyển sách, báo, tài liệu, chú trọng tới các vùng nông thôn, miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, các trại giam và thư viện tư
nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
c) Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc cho người dân.
- Tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng
và phương pháp đọc, qua đó định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh
trong xã hội tại các thư viện, trường học, cơ quan.
- Vận động xây dựng văn hóa đọc từ
trong mỗi gia đình, dòng họ, khu dân cư, nhà trường... Đẩy mạnh phát triển thư
viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học. Khuyến
khích mỗi cơ quan, doanh nghiệp, chung cư, khách sạn có ít nhất 01 tủ sách hoặc
thư viện.
- Tổ chức các hoạt động về sách và
văn hóa đọc: các cuộc thi tìm hiểu về sách, kể chuyện sách, triển lãm, hội
sách, giao lưu, giới thiệu sách..., nhằm khuyến khích và phát triển phong trào
đọc sách trong cộng đồng, xây dựng thói quen đọc sách phù hợp với điều kiện của
mỗi cá nhân.
- Nghiên cứu đặt tủ sách hoặc cây
sách điện tử tại các khu vực công cộng như nhà chờ xe buýt, ga tàu, sân bay,
công viên, các điểm vui chơi giải trí...
- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động
Phố Sách Hà Nội để thực sự trở thành không gian văn hóa phục vụ bạn đọc, nhân
dân Thủ đô và du khách đến với Hà Nội.
d) Tham mưu cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động phát triển văn hóa đọc.
- Nghiên cứu, tham mưu bổ sung tiêu
chí về tủ sách gia đình, tủ sách công cộng trong tiêu chuẩn xét công nhận Gia
đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa, Cơ quan, đơn vị văn hóa của Thành phố.
- Tăng cường công
tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản; tổ chức
đặt hàng xuất bản phẩm có giá trị về lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội và
Việt Nam, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thông tin đối ngoại của Thành phố và đất nước; hỗ
trợ các đơn vị xuất bản tham gia các hội chợ sách quốc tế, hỗ trợ mua bản quyền,
chuyển ngữ các tác phẩm trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy các hoạt động
trao đổi bản quyền và giao lưu trong lĩnh vực xuất bản.
- Quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong ngành xuất bản (như: giấy in, công nghệ in, sách audio, sách điện
tử, các thiết bị thông minh khác...) phục vụ phát triển văn hóa đọc và gắn kết
với các loại hình văn hóa, nghệ thuật, truyền thông khác.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động phát triển văn hóa đọc.
đ) Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ hoạt động văn hóa đọc của Thành phố
Bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp
vụ cho những người làm công tác thư viện và xuất bản, đảm bảo đáp ứng yêu cầu
phát triển văn hóa đọc theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ mới và hội nhập
quốc tế.
e) Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc
tế.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực thư viện và xuất bản, thông qua nhiều hình thức và sự kiện để khuyến khích
quảng bá các tác phẩm có giá trị của Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời lựa chọn
các tác phẩm có chất lượng của nước ngoài để giới thiệu,
phổ biến tại Việt Nam.
- Phối hợp tham
gia các sự kiện, chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa đọc do Trung ương và các địa phương khác tổ chức.
- Thiết lập, tăng cường hợp tác với các hiệp hội thư viện, xuất bản của các nước, đặc biệt là các
hiệp hội, tổ chức có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới để học
hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ đối với việc phát triển văn hóa đọc của
Thủ đô Hà Nội và cả nước.
III. KINH PHÍ.
1. Nguồn kinh phí.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch Phát triển văn hóa đọc của thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 thuộc nhiệm vụ chi cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo; các nguồn
tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài
nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí.
+ Ngân sách các cấp của Thành phố: Hỗ
trợ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: tổ chức các Hội
Sách, triển lãm sách trong nước và quốc tế; hỗ trợ bản quyền, dịch thuật, đặt
hàng xuất bản sách; phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách tại địa phương; tăng
cường vốn tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng các cấp; triển khai các hoạt
động tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và các hoạt động
khác liên quan phù hợp với điều kiện của Thành phố.
+ Nguồn kinh phí được sử dụng lồng
ghép thông qua việc thực hiện những nội dung liên quan của các chương trình, kế
hoạch khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tích cực huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN.
1. Sở Văn
hóa và Thể thao.
- Là cơ quan thường trực, chịu trách
nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc hằng
năm.
- Phối hợp các cơ quan liên quan tổ
chức triển khai việc đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống thư viện
công cộng các cấp; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện; tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách và các biện pháp phát triển văn hóa đọc
liên quan đến lĩnh vực văn hóa.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn
vị liên quan thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo
kết quả thực hiện; kịp thời kiến nghị, đề xuất UBND Thành
phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo giải quyết những vấn đề vượt thẩm
quyền.
2. Sở Thông
tin và Truyền thông.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và
Thể thao, các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch: Tổ chức đặt hàng xuất bản phẩm có giá trị về lịch sử - văn hóa
Thăng Long - Hà Nội và Việt Nam, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế
- xã hội, thông tin đối ngoại của Thành phố và đất nước; hỗ trợ mua bản quyền,
chuyển ngữ các tác phẩm trong nước và nước ngoài; tổ chức hiệu quả các hội
sách, triển lãm sách trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản.
- Phối hợp các cơ quan báo chí Trung
ương và Hà Nội tổ chức thông tin, tuyên truyền quảng bá về sách và các hoạt động
văn hóa đọc.
3. Sở Giáo dục Đào tạo.
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở
Thông tin và Truyền thông, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch; vận động, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong hệ thống các trường học; đầu tư
cơ sở vật chất, nhân sự cho hệ thống thư viện nhà trường, nâng cao chất lượng
các sự kiện văn hóa đọc.
Phối hợp các hoạt động thi đua nhằm
phát triển văn hóa đọc tại các trường học trên địa bàn Thành phố.
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo
chí Thành phố thông tin tuyên truyền về kết quả thực hiện các hoạt động phát
triển văn hóa đọc trên địa bàn Thành phố nhằm lan tỏa phong trào đọc sách, khẳng
định tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội.
5. Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật
Hà Nội.
Phối hợp Sở Văn
hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan tổ chức thẩm
định các tác phẩm có giá trị để đặt hàng, mua bản quyền,
chuyển ngữ phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá
văn hóa, thông tin đối ngoại của Thành phố và đất nước; lựa
chọn các tác giả, tác phẩm tham gia các sự kiện về sách trong nước và quốc tế.
6. Thành Đoàn Hà Nội.
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở
Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch; tổ chức hiệu quả các hoạt động vận động,
thúc đẩy văn hóa đọc trong đoàn viên thanh niên.
7. Sở Tài chính.
Tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố
trí kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng quy định.
8. Các Sở, Ban, ngành Thành phố.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền
thông tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
9. UBND các quận, huyện, thị xã.
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở
Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện
Kế hoạch trên địa bàn.
10. Các đơn vị xuất bản, in, phát
hành của Thành phố.
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở
Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện
các nội dung Kế hoạch liên quan đến hoạt động xuất bản,
in, phát hành và phát triển văn hóa đọc.
11. Các cơ quan báo chí Thành phố.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận
động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức
xã hội và tầng lớp nhân dân đối với hoạt động phát triển
văn hóa đọc; phối hợp các đơn vị liên
quan triển khai Kế hoạch đạt hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch phát triển văn hóa đọc thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
UBND Thành phố đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, yêu cầu các sở, ban, ngành,
UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị, hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển
khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch; định kỳ báo cáo UBND Thành
phố kết quả thực hiện (báo cáo kết quả thực hiện và kế hoạch triển khai năm
tiếp đề nghị các đơn vị gửi trước ngày 30/10 hằng năm gửi qua Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp).
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc các đơn vị gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP: L.T.Lực, Đ.H.Giang; Các phòng: KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, KGVXHg.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 24/3/2020 của UBND Thành phố)
TT
|
NHIỆM
VỤ
|
ĐƠN
VỊ CHỦ TRÌ
|
ĐƠN
VỊ PHỐI HỢP
|
1
|
Thông tin tuyên truyền về xây dựng
và phát triển văn hóa đọc
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa và Thể thao
|
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo chí.
|
2
|
Đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thư viện, phát triển thư viện điện tử,
đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thư viện
|
Sở Văn hóa và Thể thao
|
- UBND các quận,
huyện, thị xã;
- Sở Ngoại vụ.
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các đơn vị xuất bản, phát hành
sách.
|
3
|
Xây dựng thói quen, trang bị kỹ
năng và phương pháp đọc cho người dân
|
|
|
3.1
|
Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc
tại các thư viện, trường học, qua đó định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu
đọc lành mạnh trong xã hội.
|
Sở Văn hóa và Thể thao
|
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Thông tin và Truyền thông.
|
3.2
|
Vận động xây dựng văn hóa đọc từ
trong mỗi gia đình, dòng họ, khu dân cư, nhà trường... Khuyến khích mỗi cơ
quan, doanh nghiệp, chung cư, khách sạn có ít nhất 01 tủ sách hoặc thư viện
công cộng.
|
Sở Văn hóa và Thể thao
|
- Liên đoàn Lao động Thành phố;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Du lịch;
- Sở Giáo dục - Đào tạo;
- Thành đoàn Hà Nội.
|
3.3
|
Tổ chức các hoạt động về sách và
văn hóa đọc nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa và Thể thao
|
- Sở Văn hóa và Thể thao;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Thành đoàn Hà Nội;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các đơn vị xuất bản, phát hành
sách.
|
3.4
|
Nghiên cứu tủ sách hoặc cây sách điện
tử tại các khu vực công cộng
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa và Thể thao
|
- Sở Giao thông - Vận tải;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các đơn vị xuất bản, phát hành
sách.
|
3.5
|
Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động
Phố Sách Hà Nội
|
UBND quận Hoàn Kiếm
|
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- Thành đoàn Hà Nội;
- Các đơn vị xuất bản, phát hành
sách;
- Các cơ quan báo chí.
|
4
|
Tham mưu cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động phát triển văn hóa đọc
|
|
|
4.1
|
Nghiên cứu, tham mưu bổ sung tiêu chí về tủ sách gia đình, tủ sách công cộng trong tiêu chuẩn
bình xét công nhận gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị văn
hóa của Thành phố.
|
- Sở Văn hóa và Thể thao
- Liên đoàn Lao động Thành phố
|
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- UBND các quận, huyện, thị xã
|
4.2
|
Tham mưu tổ chức đặt hàng xuất bản phẩm; hỗ trợ mua bản quyền, chuyển ngữ các tác phẩm
trong nước và nước ngoài có giá trị
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
- Sở Tài chính;
- Sở Ngoại vụ;
- Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật
Hà Nội;
|
4.3
|
Tham mưu Thành phố tham gia các sự
kiện về sách lớn trong khu vực và trên thế giới; hỗ trợ các đơn vị xuất bản
tham gia nhằm tăng cường giao lưu trong lĩnh vực xuất bản và quảng bá, hình ảnh
Hà Nội - Việt Nam ra thế giới.
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa và Thể thao
|
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương
mại và Du lịch TP;
- Các Sở: Du lịch, Ngoại vụ;
- Các đơn vị xuất bản, phát hành
sách.
|
5
|
Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ hoạt động phát triển văn hóa đọc của Thành phố
|
- Sở Văn hóa và Thể thao
- Sở Thông tin và Truyền thông
|
- Sở Nội vụ;
- Hệ thống Thư viện;
- Các đơn vị xuất bản, phát hành
sách.
|