Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3905/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Văn Thi
Ngày ban hành: 06/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3905/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 10 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÀ TRUNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/06/2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 26/1/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045; Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục và phân bổ, giao kinh phí các nhiệm vụ thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh năm 2021(đợt 2);

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 3668/TTr- SVHTTDL ngày 25/9/2021 về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Hà Trung đến năm 2030; gửi kèm Công văn số 6919/SKHĐT-CNDV ngày 21/9/2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về rà soát danh mục các dự án thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Hà Trung đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Hà Trung đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển du lịch huyện Hà Trung phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 - 2025 và các kế hoạch, quy hoạch có liên quan.

- Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch và khẳng định thương hiệu; tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa, hướng đến tăng tỷ trọng thị trường khách du lịch quốc tế.

- Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử địa phương; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch trong mối liên hệ với các ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác; tăng cường liên kết với các địa phương có thế mạnh về du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Phát huy trách nhiệm và nguồn lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội; phát huy mạnh mẽ vai trò, động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Tập trung các nguồn lực phát triển du lịch huyện Hà Trung theo hướng bền vững, có tính chuyên nghiệp và chất lượng cao; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; mạng lưới dịch vụ đa dạng; hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và có tính cạnh tranh cao. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, trở thành điểm đến mới hấp dẫn của Thanh Hóa và Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Mục tiêu kinh tế

a) Về khách du lịch

- Đến năm 2025, đón được 300.000 lượt khách, trong đó có khoảng 500 lượt khách du lịch quốc tế và 299.500 lượt khách du lịch nội địa. Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 32,3%/năm.

- Đến năm 2030, đón được 520.000 lượt khách, trong đó có khoảng 1.500 lượt khách du lịch quốc tế và 518.500 lượt khách du lịch nội địa. Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 11,6%/năm.

b) Về tổng thu từ du lịch

- Đến năm 2025, tổng thu từ du lịch đạt 498.750 triệu đồng.

- Đến năm 2030, tổng thu từ du lịch đạt 1.257.984 triệu đồng.

c) Về số lượng cơ sở dịch vụ lưu trú

- Đến năm 2025, có 32 cơ sở lưu trú với khoảng 500 phòng.

- Đến năm 2030, có 40 cơ sở lưu trú với khoảng 700 phòng.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

2.2.2. Mục tiêu xã hội

a) Về lao động

- Đến năm 2025, có khoảng 300 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 185 lao động qua đào tạo.

- Đến năm 2030, có khoảng 650 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 455 lao động qua đào tạo.

b) Về môi trường

- Phát triển du lịch “xanh”, đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch gắn với giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường.

- Đến năm 2025: 70% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; 100% số hộ tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% nước và rác thải từ hoạt động dân sinh và các khu vực tham quan du lịch phải được thu gom và xử lý theo đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo môi trường và giữ gìn cảnh quan của khu vực.

- Đến năm 2030: 100% các điểm đến du lịch có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

3. Các định hướng chủ yếu

3.1. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch

3.1.1.Định hướng các cụm trọng điểm phát triển du lịch

- Cụm trọng điểm số 01: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Long: Miếu Triệu Tường, lăng Trường Nguyên, đình Gia Miêu, đền Đức Ông, nhà thờ Nguyễn Hữu…, gắn với trục giao thông Quốc lộ 217B và kết nối với đường 522B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh cùng các sản phẩm du lịch bổ trợ: Lễ hội Gia Miêu - Triệu Tường (xã Hà Long); du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng gắn với dự án khu nông nghiệp công nghệ cao và tổ hợp sân golf kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường tại xã Hà Long.

- Cụm trọng điểm số 02: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Sơn: Đền Cô Bơ, đền Hàn Sơn…., gắn với trục giao thông Tỉnh lộ 508B, kết nối với Quốc lộ 217 (con đường di sản Thanh Hoá). Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh gắn với lễ hội truyền thống và kết nối tuyến du lịch Sông Mã, Sông Lèn và Sông Hoạt (xã Hà Sơn, Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung, Lĩnh Toại, Hà Hải).

- Cụm trọng điểm số 03. Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Ngọc: Đền thờ Lý Thường Kiệt, chùa Linh Xứng, chùa Trần, đền Chầu Đệ Tứ, gắn với trục giao thông Tỉnh lộ 508B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử, cách mạng; hoạt động du lịch bổ trợ: Tìm hiểu, thưởng thức hò sông Mã (hiện đang lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia), tuyến du lịch đường thủy sông Hoạt và Sông Lèn (xã Hà Sơn, xã Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung).

- Cụm trọng điểm số 04: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Lĩnh: Di chỉ khảo cổ học cồn Cổ Ngựa, chùa Cao, gắn với trục giao thông Quốc lộ 217 nối Tỉnh lộ 508B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Nghiên cứu khảo cổ, du lịch văn hoá. Hoạt động du lịch bổ trợ: Du lịch sông Lèn (xã Hà Sơn, Hà Ngọc,Thị trấn Hà Trung); hoạt động du lịch bổ trợ: Du lịch đường Sông Lèn (xã Hà Sơn, Hà Ngọc).

- Cụm trọng điểm số 05: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Yên Dương, xã Hà Tân và thị trấn Hà Trung: Đền thờ Trần Hưng Đạo, rừng Sến Tam Quy, chùa Vĩnh Phúc, gắn với trục giao thông Quốc lộ 1A kết nối Quốc lộ 217, 217B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái; hoạt động du lịch bổ trợ: Lễ hội khai ấn đền Trần (xã Yên Dương), tuyến du lịch sông Hoạt (xã Lĩnh Toại, Hà Hải).

- Cụm trọng điểm số 06: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Long: Đền Rồng, đền Nước, gắn với trục giao thông Quốc lộ 1A kết nối với đường Tỉnh lộ 522B. Hoạt động du lịch chính: Du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; hoạt động du lịch bổ trợ: Du lịch lễ hội truyền thống, trải nghiệm văn hoá địa phương (xã Hà Long và xã Yên Dương).

3.1.2. Định hướng các điểm bổ trợ phát triển du lịch

- Các di tích kết nối trên các trục giao thông Quốc lộ 1A, 217, 217B, đường Tỉnh lộ 508, 522B: Phủ Trung, chùa Vĩnh Phúc, chùa Long Cảm (thị trấn Hà Trung), Từ đường Họ Lại (xã Yên Dương), đền thờ Phan Tây Nhạc (xã Hà Bắc), Ly Cung Nhà Hồ, đình Thượng Phú (xã Hà Đông), đền chầu Đệ Tứ (xã Hà Ngọc), chùa Ngọc Sơn (xã Hà Sơn)...

- Không gian đô thị thị trấn Hà Trung với đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, thương mại, dịch vụ, phục vụ đa dạng các nhu cầu lưu trú dài ngày của khách du lịch khi đến địa phương.

- Các điểm mua sắm kết hợp dừng đỗ, điểm bán hàng lưu niệm gắn với trình diễn nghề truyền thống, nhà hàng ăn uống…

3.2. Định hướng phát triển sản phẩm và thị trường khách du lịch

3.2.1. Định hướng sản phẩm du lịch

a) Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, gắn với các quần thể, khu, điểm du lịch: Quần thể di tích Lăng Miếu Triệu Tường (thôn Gia Miêu, xã Hà Long), Điểm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ đình làng Đình Trung (xã Hà Yên), Điểm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ đình Động Bồng (xã Hà Tiến), Điểm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ đình Thượng Phú (xã Hà Đông), Điểm du lịch di tích lịch sử, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Hà Dương), Điểm du lịch danh thắng, kiến trúc cổ, văn hóa tín ngưỡng đền thờ Thái Úy Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc), Điểm du lịch danh thắng, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh Đền Ba Bông (còn gọi là Đền Cô Bơ hoặc Cô Ba thoải phủ) tại xã Hà Sơn, khu vực ngã ba sông giáp ranh giữa 5 huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Định) và đền Hàn Sơn (còn gọi là đền Mẫu Đệ Tam hoặc Đệ Tam Thoải Phủ).

b) Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, gắn với Dự án TNG Hà Long Golf & Resort tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TNGreen, xã Hà Long.

c) Sản phẩm du lịch trải nghiệm, thắng cảnh, gắn với Khu nghỉ dưỡng sinh thái, ẩm thực đồng Cánh Gió (xã Hà Lĩnh), Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy (xã Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông), Khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Hồ Con Nhạn, thị trấn Hà Trung.

d) Sản phẩm du lịch trải nghiệm và giáo dục nông nghiệp, gắn với các vùng trang trại, nông nghiệp công nghệ cao tại các xã Hà Long, Hà Bắc, Hà Giang, Hà Tân, Yên Dương, Hà Thái và Hoạt Giang; du lịch “Trang trại Edufarm” ở khu vực phía Tây và Đông (xã Hà Tiến, Hà Tân, Hoạt Giang, Hà Lai).

3.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch

a) Khách du lịch nội địa

Thị trường khách mục tiêu tương lai gần là khách du lịch nội địa từ các tỉnh phía Bắc, trọng điểm là Hà Hội; sau khi xây dựng được thương hiệu du lịch của huyện, thực hiện tiếp cận các thị trường khách du lịch phía Nam, trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh.

b) Khách du lịch quốc tế

Thu hút khách quốc tế khu vực gần như: Khu vực ASEAN, Đông Nam Á, Đông Á; trọng điểm là Hàn Quốc, Nhật Bản tham gia loại hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm nông nghiệp, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ, đánh golf; tiến tới khai thác thêm các đối tượng khách từ Châu Âu như: Anh, Pháp...

3.3. Định hướng phát triển tuyến du lịch trọng điểm

3.3.1. Tuyến liên kết nội huyện

Xây dựng, khai thác các tuyến du lịch nội huyện, thời gian từ 01 đến 02 ngày, loại hình vận chuyển bằng đường bộ, bao gồm:

- Tuyến du lịch dọc theo Quốc lộ 1A: Phủ Trung, Chùa Vĩnh Phúc (Thị Trấn Hà Trung) - Đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Yên Dương) - Rừng Sến Tam Quy (xã Hà Tân) - Đền Rồng, đền nước (xã Hà Long).

- Tuyến du lịch theo Quốc lộ 1A kết nối với Quốc lộ 217B: Đền thờ Trần Hương Đạo (xã Yên Dương) - Rừng Sến Tam Quy (xã Hà Tân) - Đền thờ Phan Tây Nhạc (xã Hà Bắc) - Miếu Triệu Tường, Lăng Trường Nguyên, Đình Gia Miêu, Nhà Thờ Nguyễn Hữu, Đền Đức Ông (xã Hà Long) - Khu nông nghiệp công nghệ cao và tổ hợp sân golf kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng (xã Hà Long).

- Tuyến du lịch theo Quốc lộ 1A kết nối Quốc lộ 217: Đền thờ Trần Hương Đạo (xã Yên Dương) - Ly Cung Trần, Hồ - Đình Thượng Phú (xã Hà Đông) - Di chỉ khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (xã Hà Lĩnh).

- Tuyến du lịch dọc đường Tỉnh 508B: Tuyến di tích Đò Lèn chiến Thắng (thị trấn Hà Trung) - Chùa Trần, Chùa Linh Xứng, Đền Chầu Đệ Tứ (xã Hà Ngọc) - Đền Hàn Sơn, Đền Cô Bơ (xã Hà Sơn).

3.3.2. Tuyến du lịch liên huyện

Liên kết xây dựng, khai thác các tuyến du lịch liên huyện, thời gian từ 01 đến 03 ngày, loại hình vận chuyển bằng đường bộ, bao gồm:

- Tuyến Nga Sơn - Bỉm Sơn - Hà Trung - Thạch Thành - Cẩm Thủy: Dọc theo Quốc lộ 217B, kết nối các điểm đến du lịch: Động Từ Thức (xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn) - Khu Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (xã Ba Đình, huyện Nga Sơn) - Khu lăng miếu Triệu Tường (xã Hà Long, huyện Hà Trung) - Hang Con Moong (xã Thành Yên, huyện Thạch Thành) - Thác Voi (thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành) - Suối cá Cẩm Lương (xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy).

- Tuyến Nga Sơn - Hà Trung - Vĩnh Lộc: Dọc theo Quốc lộ 217, kết nối các điểm đến du lịch: Động Từ Thức (xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn) - Khu căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (xã Ba Đình, huyện Nga Sơn) - Ly Cung (xã Hà Đông, huyện Thạch Thành) - Thành Nhà Hồ (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc) - Suối cá Cẩm Lương (xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy).

- Tuyến Bỉm Sơn - Hà Trung - thành phố Thanh Hóa: Dọc theo Quốc lộ 1A, kết nối các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng: Đền Chín Giếng, đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn) - Đền Trần Hưng Đạo (xã Yên Dương, huyện Hà Trung), đền Hàn Sơn (xã Hà Sơn, huyện Hà Trung) - Thái miếu nhà Hậu Lê (thành phố Thanh Hóa).

- Tuyến Hà Trung - Hoằng Hoá - thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn - Nghi Sơn: Dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, kết nối các điểm đến du lịch: Các khu di tích, lịch sử, danh thắng huyện Hà Trung - Khu du lịch biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa) - Khu di tích lịch sử Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) - Khu du lịch biển Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn) - Khu du lịch biển Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn).

3.3.3. Tuyến du lịch liên tỉnh

Liên kết và xây dựng, khai thác các tuyến du lịch, thời gian từ 02 đến 05 ngày, loại hình vận chuyển bằng đường bộ, bao gồm:

- Tuyến nhà thờ Phát Diệm (tỉnh Ninh Binh) - Các khu di tích, lịch sử, danh thắng huyện Hà Trung - Hang con Moong, thác Voi (huyện Thạch Thành) - Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc) - Suối cá Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) - Thác Mây (huyện Thạch Thành - huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình).

- Tuyến đền Thờ Trần Hưng đạo, đền Rồng, đền Nước (huyện Hà Trung) - đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng (thị xã Bỉm Sơn) - Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) - Chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) - các điểm du lịch ở Hà Nội.

- Tuyến các khu di tích, lịch sử, danh thắng huyện Hà Trung - Đền thờ Bà Triệu (huyện Hậu Lộc) - Khu văn hoá lịch sử Hàm Rồng, đền Lê (thành phố Thanh Hoá) - Đền Cờn (tỉnh Nghệ An), đền Ông Hoàng Mười (tỉnh Hà Tĩnh).

3.3.4. Tuyến du lịch đường thủy

- Tuyến di tích Đò Lèn chiến thắng (thị trấn Hà Trung) - Chùa Linh Xứng, Đền Lý Thường Kiệt, Đền Chầu Đệ Tứ (xã Hà Ngọc) - Đền Hàn Sơn, Đền Cô Bơ (xã Hà Sơn), kết nối với tuyến du lịch Sông Mã gồm: Động Tiên Sơn - Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc) - Đền thờ Cao Lỗ, Cao Bá Điền (huyện Hoằng Hóa) - Thiền viện Trúc Lâm (thành phố Thanh Hóa)...

- Tuyến di tích Đò Lèn chiến thắng (thị trấn Hà Trung) - Đình Làng Bình Lâm (xã Yến Sơn, huyện Hà Trung) - Phủ Đại (xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung), gắn với tuyến du lịch sông Hoạt gồm: Động Từ Thức (xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn) - Chùa Tiên (xã Nga An, huyện Nga Sơn) - Hồ Đồng Vụa (xã Nga An, huyện Nga Sơn) - Núi Mai An Tiêm, Đền Mai an Tiêm (xã Nga Phú, huyện Nga Sơn) - Cánh đồng cói Nga Sơn - Khu sinh thái rừng ngập mặn của Lạch Càn (huyện Nga Sơn).

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quy hoạch

- Tổ chức lập quy hoạch các khu, điểm du lịch, khu di tích, danh thắng: Quy hoạch phân khu khu du lịch danh thắng núi Tượng Sơn, xã Hà Tiến; Quy hoạch phân khu thắng cảnh Hàn Sơn, xã Hà Sơn, Quy hoạch phân khu danh thắng Ngưỡng Sơn, xã Hà Ngọc; Quy hoạch phân khu du lịch sinh thái đồi Cánh Gió, xã Hà Lĩnh; Quy hoạch phân khu du lịch sinh thái hồ Con Nhạn, xã Hà Lai; Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm du lịch trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy, xã Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông.

- Ưu tiên tập trung các nguồn lực hoàn thiện hệ thống quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn; tăng cường thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp tài trợ sản phẩm quy hoạch du lịch.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, hoạt động giám sát thực hiện quy hoạch trên địa bàn huyện để đảm bảo tiến độ, mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Lồng ghép các mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn trong các quy hoạch xây dựng nông thôn mới, điểm dân cư nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và phát huy các tài nguyên, đạt hiệu quả cao hơn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

- Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng các khu du lịch, điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa: Dự án nâng cấp đường từ QL217, đoạn đi qua chùa Long Cảm, Chùa Trần (xã Hà Ngọc), Dự án đường giao thông kết nối khu đô thị Hà Lĩnh (nút giao cao tốc tại xã Hà Lĩnh) - Cụm di tích Đền Hàn, Cô Bơ, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung; Dự án bến thuyền Cô Bơ, Hàn Sơn, đền Cây Thị, Chùa Linh Xứng (xã Hà Sơn, Hà Ngọc, Thị Trấn) …

- Tiếp tục bố trí vốn từ nguồn ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu (bãi đỗ xe, khu đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống cơ sở hạ tầng điện, nước, thu gom rác…) tại Đền Rồng, đền Nước (xã Hà Long), lăng miếu Triệu Tường (xã Hà Long), thắng cảnh Hàn Sơn (xã Hà Sơn), chùa Linh Xứng, đền Cây Thị (xã Hà Ngọc) và các dự án lắp đặt biển chỉ dẫn tại các di tích, khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

- Thu hút đầu tư, tăng cường khả năng kết nối các tuyến đường Quốc lộ 1A, 217, 217B, Tỉnh lộ 522B, 523, 508, 508B, 527C, cao tốc Bắc Nam với hệ thống giao trên địa bàn huyện đến các điểm du lịch: Dự án Quốc lộ 217B tuyến tránh đô thị Hà Long về phía Nam nút giao liên thông Gia Miêu từ (800-900) m, điểm đầu tại Km 0+950 thuộc địa phận xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, điểm cuối tại Km 8+650 thuộc xã Hà Long; dự án nút giao Quốc lộ 217 tại Hà Lĩnh đi Hà Sơn (3,9km)…

2.2. Đầu tư phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể

- Tập trung nguồn lực đầu tư, tu bổ, tôn tạo đền Trần (xã Hà Dương), đền thờ Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc); hoàn thành phục dựng Lăng miếu Triệu Tường (xã Hà Long); lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Quần thể di tích cấp quốc gia đối với đình Gia Miêu, lăng miếu Triệu Tường, nhà thờ họ Nguyễn Hữu, đền thờ Đức Ông (xã Hà Long).

- Đầu tư khôi phục các giá trị văn hoá phi vật thể đặc trưng phục vụ phát triển du lịch: Hò Sông Mã, tín ngưỡng thờ mẫu lễ hội Hàn Sơn, Cô Bơ…; ẩm thực đặc sắc như: Bánh lá Hà Lai (xã Hà Lai), rượu nếp cái hoa vàng (xã Hà Long), ốc nhồi (xã Hà Lĩnh, Hà Tiến...).

2.3. Đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch

- Khuyến khích, huy động nguồn lực đầu tư cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

- Đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ phục vụ du lịch: Hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản lợi thế của địa phương (cà gai leo, dầu sở, nếp cái hoa vàng...); phát triển các nhà vườn trồng, giới thiệu và bán sản vật hoa, rau, cây cảnh đặc trưng của địa phương phục vụ nhu cầu thăm quan và mua sắm của khách du lịch.

- Thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư xây dựng, hình thành các khu nghỉ dưỡng phức hợp chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới: Khu nghỉ dưỡng đồi Cánh Gió (xã Hà Lĩnh), khu du lịch sinh thái núi Tượng Sơn (xã Hà Tiến).

3. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tuyên truyền, quảng bá và liên kết phát triển du lịch

- Nghiên cứu, đánh giá thị trường, xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án xúc tiến, quảng bá du lịch cụ thể và phù hợp; thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng Trang thông tin du lịch của huyện; thực hiện biên soạn, in ấn tập gấp, tờ rơi quảng bá du lịch; xây dựng phim quảng bá du lịch huyện Hà Trung.

- Tận dụng các cơ hội tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, các đoàn famtrip, presstrip du lịch có quy mô và uy tín để giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền du lịch huyện Hà Trung đến khách du lịch trong, ngoài tỉnh và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch địa phương; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, chương trình xúc tiến hàng năm theo chuyên đề với các hình thức như: Thư viện ảnh, bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm quảng bá...

- Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyền quyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông quan của huyện hoặc những điểm thuận lợi giao thương; bổ sung, hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn đường, bảng giới thiệu, thuyết minh du lịch đa ngôn ngữ tại các khu vực, điểm du lịch chính; chú trọng số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch; đẩy mạnh liên kết với các huyện lân cận trong các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch chung.

- Lựa chọn, ưu tiên nguồn lực và huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng và tổ chức thường niên sự kiện văn hóa, du lịch mang đậm dấu ấn và là điểm nhấn, thương hiệu của du lịch huyện Hà Trung.

4. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nhân lực du lịch

- Rà soát, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của huyện, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành; tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao, cập nhật trình độ chuyên môn, công nghệ cho đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch; có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quản lý đối với cán bộ chủ chốt của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, cán bộ văn hóa xã, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

- Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh thông qua các chuyến khảo sát để học hỏi mô hình, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch.

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch trên địa bàn huyện với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch của tỉnh nhằm gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

- Ưu tiên các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho người dân địa phương: Tổ chức các đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về dịch vụ du lịch, văn hóa du lịch cho cộng đồng dân cư và lao động tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương; huy động các nguồn lực tập trung đào tạo nghề du lịch trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn; lồng ghép các hoạt động, chương trình đào tạo du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa với đào tạo nghề du lịch; quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; có cơ chế thu hút và giữ chân người tài.

5. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường phát triển du lịch bền vững

- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ cụ thể, gắn với thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường.

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch cho các đối tượng quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư tại địa phương; có cơ chế, chính sách thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển nhằm tạo tiền đề cho phát triển cho huyện Hà Trung, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần vào bảo tồn và phát triển bền vững du lịch địa phương.

6. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch

- Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định quản lý các điểm đến du lịch; thường xuyên cập nhập cơ sở dữ liệu các văn bản, quy định liên quan tới hoạt động du lịch trên trang thông tin điện tử của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, nắm bắt thông tin của cán bộ quản lý, người dân và doanh nghiệp.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với từng dự án cụ thể, đảm bảo các quy định pháp luật về đầu tư; hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho các dự án phát triển du lịch tại địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn đầu tư, chống lấn chiếm sử dụng đất trái phép, khai thác tài nguyên trái phép, bảo vệ tài nguyên môi trường…, quản lý các phương tiện vận tải (ô tô, xe điện, tàu, thuyền du lịch…), các tuyến vận tải hành khách phục vụ du lịch trên địa bàn huyện.

- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong chấp thuận chủ trương, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn; thường xuyên rà soát tình hình triển khai thực hiện, tiến độ của các dự án, đề xuất kiên quyết thu hồi, chấm dứt dự án đối với các dự án không có khả năng thực hiện, chậm kéo dài; đồng thời, thực hiện thường xuyên, có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quản lý theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ chế đối thoại giữa những người kinh doanh du lịch và chính quyền để nắm bắt thường xuyên, kịp thời các phản ảnh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Khuyến khích thành lập và phát triển các Hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn như Hiệp hội kinh doanh khách sạn, lữ hành… để hình thành các tổ chức nghề nghiệp, là nơi các hội viên cùng sinh hoạt, chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển, ổn định hoạt động kinh doanh, ổn định thị trường và tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh; xây dựng các cơ chế đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển lữ hành.

- Ứng dụng các báo cáo thống kê tự động liên thông từ các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ đến các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

1. Nhóm dự án quy hoạch đầu tư: 15 tỷ đồng.

2. Nhóm dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 335,4 tỷ đồng.

3. Nhóm dự án đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể: 286,9 tỷ đồng.

3. Nhóm dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: 2,6 tỷ đồng.

4. Nhóm dự án tuyên truyền, quảng bá du lịch: 4,5 tỷ đồng.

5. Nhóm dự án bảo vệ tài môi trường nguyên du lịch: 6,0 tỷ đồng.

6. Nhóm dự án đầu tư phát triển du lịch: 2.152 tỷ đồng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng vốn nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 2.802,4 tỷ đồng

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

a) Giai đoạn 2021-2025: 1.441,7 tỷ đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 25 tỷ đồng

- Ngân sách tỉnh: 139,95 tỷ đồng

- Ngân sách huyện, xã: 97,075 tỷ đồng.

- Xã hội hóa: 1.181,675 tỷ đồng.

b) Giai đoạn 2026-2030:1.360,7 tỷ đồng

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND huyện Hà Trung

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực Đề án, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND huyện ban hành các Nghị quyết, chính sách để phát triển du lịch huyện Hà Trung (cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án); đồng thời, cân đối nguồn ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án.

- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện và thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp, hỗ trợ với UBND huyện Hà Trung triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch huyện Hà Trung đến năm 2030; thực hiện lồng ghép các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại huyện Hà Trung.

- Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án; hỗ trợ công tác kết nối du lịch huyện Hà Trung với các địa phương phát triển về du lịch trong và ngoài tỉnh để tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho cán bộ quản lý du lịch và người dân địa phương.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, tư vấn giúp các chủ đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện các dự án kinh doanh du lịch hiệu quả tại huyện Hà Trung. Hàng năm, căn cứ nhu cầu về vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn triển khai các dự án thuộc danh mục Đề án phục vụ phát triển du lịch huyện.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với UBND huyện Hà Trung và các đơn vị liên quan lồng ghép các nội dung phát triển du lịch huyện vào Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, các làng nghề là sản phẩm OCOP; phát triển du lịch nông nghiệp tại các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện Hà Trung; hướng dẫn các dự án du lịch liên quan đến đất rừng và thuê môi trường rừng.

5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh (nguồn vốn sự nghiệp) cho các nhiệm vụ thuộc Đề án.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trường tại các điểm đến du lịch; phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện Hà Trung.

7. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh lập và triển khai quy hoạch xây dựng tại các khu, điểm du lịch. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng: Lập và quản lý thực hiện công tác quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý. Phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Hà Trung và đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng tại các khu, điểm du lịch theo thẩm quyền.

8. Sở Giao thông vận tải: Lồng ghép các chương trình, dự án, mục tiêu phát triển du lịch huyện Hà Trung vào định hướng phát triển của ngành. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra chặt chẽ công tác đăng ký đăng kiểm, vận chuyển khách du lịch theo quy định.

9. Sở Công Thương: Hỗ trợ UBND huyện Hà Trung trong công tác quảng bá, giới thiệu và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, đặc sản của địa phương.

10. Ban Dân tộc: Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch huyện Hà Trung.

11. Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch: Hỗ trợ UBND huyện Hà Trung trong các hoạt động xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư; thực hiện kết nối các doanh nghiệp và vận động hỗ trợ phát triển du lịch địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư và những thành tựu phát triển kinh tế, du lịch của huyện Hà Trung trong trong cơ sở dữ liệu chung của toàn tỉnh, làm cơ sở quảng bá hình ảnh du lịch của huyện trên các phương tiện truyền thông, trong khuôn khổ các hội nghị, hội thảo, hội chợ và các hoạt động, chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế do Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch chủ trì thực hiện.

12. Sở Ngoại vụ: Hỗ trợ UBND huyện Hà Trung giới thiệu các chương trình du lịch tình nguyện tại địa phương tới các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tình nguyện.

13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và các chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch (hạ tầng du lịch...) của huyện Hà Trung.

14. Hiệp hội Du lịch tỉnh: Hỗ trợ UBND huyện Hà Trung thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, đặc biệt là trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; thu hút các doanh nghiệp quan tâm khảo sát, thực hiện các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hà Trung. Phối hợp với Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện Hà Trung tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng (các kỹ năng phục vụ khách du lịch); tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho các quản lý và phát triển du lịch tại huyện; kết hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên lựa chọn huyện Hà Trung là địa điểm tổ chức sự kiện, lễ hội nhằm hỗ trợ xúc tiến phát triển du lịch địa phương.

15. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan: Chủ động phối hợp, hỗ trợ UBND huyện Hà Trung triển khai thực hiện Đề án; thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ tại Đề án với các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành, đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Giao thông vận tải; Công thương; Ban Dân tộc; các Sở, ngành có liên quan của tỉnh; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Hiệp hội Du lịch tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Hà Trung; Lãnh đạo các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thi

PHỤ LỤC 01

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÀ TRUNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3905/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu/Năm

Đơn vị tính

TH 2020

KH 2021

KH 2022

KH 2023

KH 2024

KH 2025

KH 2030

Tổng 5 năm 2021- 2026

Tốc độ PT bình quân 5 năm 2021-2026

Tốc độ PT bình quân 5 năm 2026-2030

1

Tổng lượt khách

L/k

74.000

25.900

105.000

132.000

150.000

300.000

520.000

712.900

32,3

11,6

2

Tổng số ngày khách

165.000

202.500

525.000

982.800

892.500

13,4

3

Tổng thu du lịch

Tr/đ

25.000

8.806

48.300

88.275

125.550

498.750

1.257.984

769.681

82,0

20,3

4

Mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách

nghìn/đ

338

340

460

535

620

950

1.280

5

Cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở

22

22

24

25

26

32

40

Số liệu luỹ kế

Tổng số phòng

Phòng

176

235

285

300

350

500

700

6

Lao động du lịch

L/ đ

130

100

150

185

220

300

650

Số liệu luỹ kế

Đại học trở lên

"

15

15

17

18

19

22

30

Cao đẳng, trung cấp

"

21

21

22

24

27

30

65

ĐT nghề, và BD tại chỗ

"

38

21

48

67

87

133

360

Chưa qua đào tạo

"

56

43

63

76

87

115

195

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÀ TRUNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3905/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Tổng mức đầu tư

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Ghi chú

Tổng kinh phí

NS Trung ương

NS tỉnh

NS huyện, xã

Xã hội hóa

Tổng kinh phí

Tổng

2.802.400

1.441.700

25.000

137.950

97.075

1.181.675

1.360.700

I

Nhóm dự án quy hoạch, đầu tư

15.000

6.000

0

3.000

3.000

0

9.000

1

Quy hoạch phân khu xây dựng Thắng cảnh Tượng Sơn

2.000

2.000

0

1.000

1.000

0

0

Chương trình phát triển du lịch, nguồn tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa

2

Quy hoạch chi tiết xây dựng Thắng cảnh Hàn Sơn

2.000

2.000

0

1.000

1.000

0

0

3

Quy hoạch chi tiết xây dựng danh thắng Ngưỡng Sơn

2.000

2.000

0

1.000

1.000

0

0

4

Quy hoạch phân Khu du lịch sinh thái đồi Cánh Gió

2.000

0

0

0

0

0

2.000

5

Quy hoạch phân khu du lịch sinh thái hồ Con Nhạn

2.000

0

0

0

0

0

2.000

6

Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm du lịch trong rừng sến Tam Quy

5.000

0

0

0

0

0

5.000

II

Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật

335.400

175.400

0

104.300

51.100

20.000

160.000

1

Dự án QL 217B tuyến tránh đô thị Hà Long về phía Nam nút giao liên thông Gia Miêu; điểm đầu tại Km0+950 thuộc địa phận xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, điểm cuối tại Km8+650 thuộc xã Hà Long

120.000

0

0

0

0

0

120.000

2

Dự án nâng cấp đường từ QL217-chùa Long Cảm-Chùa Trần Hà Ngọc (4,5km)

30.000

0

0

0

0

0

30.000

3

Dự án đường giao thông kết nối khu đô thị Hà Lĩnh (nút giao cao tốc tại xã Hà Lĩnh) - Cụm di tích Đền Hàn, Cô Bơ, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung

150.000

150.000

0

104.000

46.000

0

0

Đầu tư công

4

Dự án bến thuyền Cô Bơ, Hàn Sơn, Đền Cây Thị, Chùa Linh Xứng

10.000

10.000

0

0

0

10.000

0

Xã hội hóa

5

Dự án bãi để xe Đền Cây Thị

5.000

5.000

0

0

5.000

0

0

NS huyện

6

Dự án cơ sở hạ tầng điểm du lịch đền thờ Trần Hưng Đạo (Bãi đỗ xe, sân đường nội bộ, đường nội khu…)

20.000

10.000

0

0

0

10.000

10.000

Xã hội hóa

7

Dự án lắp đặt biển chỉ dẫn di tích, điểm du lịch

400

400

0

300

100

0

0

Chương trình du lịch

III

Đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bàn

286.900

101.700

25.000

24.750

42.275

9.675

185.200

3.1

Văn hóa vật thể

285.300

100.600

25.000

24.450

41.975

9.175

184.700

1

Dự án trùng tu, tôn tạo Đình Làng Thượng phú, xã Hà Đông, huyện Hà Trung

20.000

20.000

7.000

3.000

10.000

0

0

NSTW, Chương trình phát triển du lịch, nguồn tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa

2

Dự án Đình Gia Miêu

19.300

0

0

0

0

0

19.300

3

Dự án tu bổ, tôn tạo mở rộng đền thờ Trần Hưng Đạo (giai đoạn 2).

16.000

10.000

5.000

3.000

2.000

0

6.000

4

Dự án mở rộng khuôn viên đền thờ Trình Minh (xã Hà Châu, huyện Hà Trung)

5.500

0

0

0

0

0

5.500

5

Dự án mở rộng Đền Rồng, Đền Nước, xã Hà long

120.000

0

0

0

0

0

120.000

6

Dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi đình Phú Thọ, xã Hà Lai, huyện Hà Trung

9.200

9.200

0

4.000

4.000

1.200

0

7

Dự án trùng tu, tôn tạo Đình làng Đô Mỹ, xã Hà Tân

19.500

19.500

6.000

3.000

9.000

1.500

0

8

Dự án trùng tu, tôn tạo Đình làng Phúc Điền, xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung

8.900

8.900

0

3.000

3.000

2.900

0

NSTW, Chương trình phát triển du lịch, nguồn tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa

9

Dự án trùng tu, tôn tạo Đình làng Thạch Lễ, xã Hà Châu, huyện Hà Trung

5.600

5.600

0

2.500

2.500

600

0

10

Dự án trùng tu, tôn tạo Đình làng Thanh Xá, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung

9.800

0

0

0

0

0

9.800

11

Dự án trùng tu, tôn tạo Đình Mậu Yên, xã Hà Lai

7.100

0

0

0

0

0

7.100

12

Dự án trùng tu, tôn tạo đình làng Bái Ân, xã Hà Lĩnh

5.100

0

0

0

0

0

5.100

13

Dự án trùng tu, tôn tạo đình làng Chánh Lộc, Hà Giang

5.900

5.900

0

2.950

1.475

1.475

0

14

Dự án trùng tu, tôn tạo đình làng Quan chiêm, Hà Giang, huyện Hà Trung

21.500

21.500

7.000

3.000

10.000

1.500

0

15

Dự án trùng tu, tôn tạo đình làng Nga Châu, xã Hà Châu, huyện Hà Trung

6.300

0

0

0

0

0

6.300

16

Dự án trùng tu, tôn tạo đình làng Phú Vinh, xã Hà Bình, huyện Hà Trung

5.600

0

0

0

0

0

5.600

3.2.

Văn hóa phi vật thể

1.600

1.100

0

300

300

500

500

1

Dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Hò Sông Mã

600

600

300

300

0

0

Chương trình du lịch

2

Dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu lễ hội Hàn Sơn Cô Bơ.

1.000

500

0

0

0

500

500

IV

Nhóm dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

2.600

1.700

0

1.100

600

0

900

1

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý du lịch địa phương

600

300

0

300

0

0

300

Chương trình du lịch

2

Tồ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng động dân cư các điểm đến du lịch trên địa bàn

1.000

1.000

0

800

200

0

0

3

Tham quan học tập kinh nghiệm

1.000

400

0

0

400

0

600

V

Nhóm dự án tuyên truyền, quảng bá du lịch

4.500

2.500

0

2.400

100

0

2.000

1

Cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng Website du lịch Hà Trung

2.000

1.000

0

1.000

0

0

1.000

Chương trình du lịch

2

Biên soạn, in ấn tập gấp , tờ rơi quảng bá du lịch

500

500

0

400

100

0

0

3

Tổ chức các đoàn Farm trip, Presstrip đến Hà Trung

2.000

1.000

0

1.000

0

0

1.000

VI

Nhóm dự án bảo vệ tài môi trường nguyên du lịch

6.000

2.400

0

2.400

0

0

3.600

1

Xây dựng nhà vệ sinh công cộng các khu, điểm du lịch

5.000

2.000

0

2.000

0

0

3.000

Chương trình du lịch

2

Bố trí thùng thu gom rác thải tại các khu, điểm du lịch

1.000

400

0

400

0

0

600

VII

Nhóm dự án đầu tư phát triển du lịch

2.152.000

1.152.000

0

0

0

1.152.000

1.000.000

1

Dự án Trung tâm Thương mại, khách sạn Lam Quân

150.000

150.000

0

0

0

150.000

0

XHH

2

Dự án Tổ hợp sân Golf kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp

2.000.000

1.000.000

0

0

0

1.000.000

1.000.000

XHH

3

Dự án làng tranh bích họa (Hà Long, Hà Sơn).

2.000

2.000

0

0

0

2.000

0

XHH

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3905/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


453

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.205.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!