ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 210/KH-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
NĂM 1992
Căn cứ vào Nghị quyết số
38/2013/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội và Kế hoạch số
216/KH-UBDTSĐHP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Căn cứ Quyết định số
1746-QĐ/TU ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về thành lập
Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Triển khai thực hiện nhiệm
vụ tại Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Ban Chỉ đạo tổ chức
lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của thành phố Hồ Chí
Minh (sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo thành phố),
Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Việc tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, trí
tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến
pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đồng thời, tạo điều kiện
cho nhân dân thể hiện ý chí, nguyện vọng thông qua ý kiến quý báu của các tầng
lớp nhân dân nhằm kiến nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội xem
xét thể hóa vào Hiến pháp sửa đổi.
2. Yêu cầu:
- Quán triệt sâu rộng về mục đích, quan điểm, định
hướng trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23 tháng 11 năm
2012 của Quốc hội và Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Ban Chỉ
đạo thành phố.
- Việc tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải được thực hiện rộng rãi,
dân chủ, khoa học bằng nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ
ở mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương.
- Thủ trưởng các Sở-ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp khẩn trương tập trung chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đảm
bảo ý kiến đóng góp phải được tập hợp, tổng hợp có hệ thống, chính xác, báo cáo
đúng tiến độ thời gian và chất lượng báo cáo theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân
thành phố.
- Nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá
nhân không để các thế lực thù địch, lợi dụng, chống phá.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nội dung, hình thức, đối tượng
và thời hạn lấy ý kiến:
a. Nội dung lấy ý kiến:
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được lấy ý kiến nhân
dân là dự thảo do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố,
được đăng tải trên Báo Nhân dân, Báo Sài Gòn giải phóng, Trang thông tin điện tử
htttp://duthaoonline.quochoi.vn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
- Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến
pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến
pháp.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào
toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp
đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ
quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.
b. Hình thức lấy ý kiến:
- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến Ủy ban
nhân dân thành phố, số 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, đồng thời, gửi
ý kiến đóng góp bằng thư điện tử theo địa chỉ hộp thư (email) ubnd@tphcm.gov.vn
- Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm.
- Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội
htttp://duthaoonline.quochoi.vn.
- Các hình thức phù hợp khác.
Ghi chú: Mọi tổ chức, cá nhân đóng
góp ý kiến có thể gửi thư không phải dán tem, trên phong bì ghi rõ: “Thư góp
ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”
c. Đối tượng lấy ý kiến:
- Các tầng lớp nhân dân.
- Các cơ quan nhà nước ở địa phương: Ủy ban nhân
dân thành phố, Các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các
cơ quan trực thuộc, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn.
d. Thời hạn lấy ý kiến nhân dân:
Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31
tháng 3 năm 2013.
2. Trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức:
a. Các Sở - ban, ngành thành phố và các đơn vị
trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
- Tổ chức việc phổ biến nội dung dự thảo sửa đổi Hiến
pháp (bằng hình thức báo cáo chuyên đề và các hình thức thích hợp khác) trong
toàn ngành và cơ quan mình.
- Tổ chức Hội nghị cán bộ để lấy ý kiến đóng góp dự
thảo sửa đổi Hiến pháp.
- Tiếp nhận ý kiến của cá nhân, tổ chức đóng góp
cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại cơ quan, đơn vị.
- Xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến của cơ quan, đơn
vị (kèm tập tin điện tử) để gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo
thành phố, lần 1 là trước ngày 05 tháng 3 năm 2013 và lần 2 là trước ngày ngày
20 tháng 3 năm 2013.
b. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
trực thuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Tổ chức việc phổ biến nội dung dự thảo sửa đổi Hiến
pháp (bằng hình thức báo cáo chuyên đề và các hình thức thích hợp khác) ở địa
phương và cơ quan mình.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy
ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức các phiên họp chuyên đề để thảo luận,
tham gia ý kiến đóng góp trực tiếp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
- Tiếp nhận ý kiến của cá nhân, tổ chức đóng góp
cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến của địa phương
(kèm tập tin điện tử) gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo thành phố,
lần 1 là trước ngày 05 tháng 3 năm 2013 và lần 2 là trước ngày 20 tháng 3 năm
2013
c. Hội đồng nhân dân xã-thị trấn, Ủy ban nhân
dân xã-phường-thị trấn:
- Hội đồng nhân dân xã, thị trấn tổ chức họp chuyên
đề để thảo luận, tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với thành phần tương
tự cấp thành phố; báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các đại biểu gửi về Ủy ban
nhân dân quận, huyện lần 1 là trước ngày 28 tháng 02 năm 2013 và lần 2 là trước
ngày 15 tháng 3 năm 2013.
- Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn tổ chức ít nhất
02 Hội nghị lấy ý kiến nhân dân để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia góp ý kiến
cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý gửi về Ủy ban
nhân dân quận-huyện lần 1 là trước ngày 28 tháng 02 năm 2013 và lần 02 là trước
ngày 15 tháng 3 năm 2013.
3. Công tác kiểm tra, đôn đốc
việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố bố trí lịch công
tác để kiểm tra, đôn đốc các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
4. Hướng dẫn xây dựng Báo cáo tổng
hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
Nội dung báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp phải tập hợp đầy đủ, trung thực các ý kiến đóng góp của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân và đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá chung về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
- Ý kiến về từng nội dung
trong Dự thảo (theo bố cục từng chương), trong đó nêu rõ những nội dung tán
thành hoặc không tán thành; lý do tán thành hoặc không tán thành; những nội
dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ
sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
- Về bố cục và kỹ thuật
xây dựng Hiến pháp.
5. Tiến độ thực hiện:
a. Báo cáo lần 1:
- Các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các
quận, huyện báo cáo trước ngày 05 tháng 3 năm 2013 cho Ủy ban nhân dân thành phố
và Ban chỉ đạo thành phố.
- Sở Tư pháp trình Dự thảo Báo cho Ủy ban nhân dân
thành phố trước ngày 08 tháng 3 năm 2013.
- Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo tổng hợp ý kiến
đóng góp cho Ban Chỉ đạo thành phố và Chính phủ trước ngày 10 tháng 3 năm 2013.
b. Báo cáo lần 2:
- Các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các
quận, huyện báo cáo trước ngày 20 tháng 3 năm 2013 cho Ủy ban nhân dân thành phố
và Ban chỉ đạo thành phố.
- Sở Tư pháp trình Dự thảo Báo cho Ủy ban nhân dân
thành phố trước ngày 23 tháng 3 năm 2013.
- Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo tổng hợp ý kiến
đóng góp cho Ban Chỉ đạo thành phố và Chính phủ trước ngày 25 tháng 3 năm 2013.
Lưu ý: Báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân
thành phố, số 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, thư điện tử đến hộp thư
(email) ubnd@tphcm.gov.vn. Gửi kèm một bản cho Sở Tư pháp, 141-143
Pasteur, phường 6, quận 3, thư điện tử đến hộp thư (email) stp@tphcm.gov.vn
6. Tài liệu và kinh phí thực hiện:
a. Tài liệu phục vụ việc
lấy ý kiến:
- Nghị quyết số
38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân
dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
- Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp;
- Bản so sánh giữa Hiến
pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
- Báo cáo thuyết minh về
nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các tài liệu nêu trên sẽ
được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành
phố theo địa chỉ truy cập: www.vpub.hochiminhcity.gov.vn
b. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp do ngân sách thành phố bảo đảm.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố và lập dự toán kinh phí để triển khai các hoạt
động theo Kế hoạch này.
Thời gian hoàn thành: trước ngày 31 tháng 01 năm
2013
Đối với quận, huyện: kinh phí tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do ngân sách địa phương chi trả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân thành phố giao Giám đốc Sở
Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ trực tiếp giúp việc, tham mưu cho Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Lê Minh Trí - Phó Trưởng ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để triển khai
thực hiện tốt Kế hoạch này, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai
các nội dung của Kế hoạch, định kỳ 02 tuần báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân
thành phố về tiến độ và kết quả thực hiện.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp,
Sở Nội vụ phân công cán bộ chuyên trách việc tổng hợp ý kiến đóng góp và tham
mưu việc xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992.
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố và Sở Nội vụ xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp trình Ủy ban nhân dân thành phố để báo cáo Ban Chỉ đạo
thành phố, Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
3. Thủ trưởng các Sở-ban, ngành thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã-phường-thị trấn có trách nhiệm tổ
chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Như Chương III, Kế hoạch;
- UB Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Ban Chỉ đạo thành phố (QĐ 1746);
- Thường trực HĐND,TP;
- TTUB: CT, các PCT (kèm toàn bộ tài liệu cho PCT Lê Minh Trí);
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Ban Hội đồng nhân dân TP;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND.TP;
- Hội đồng nhân dân xã - thị trấn;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng Chuyên viên:
- Trung tâm tin học (kèm Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm
2013 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Bản so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp; Báo cáo thuyết minh về nội dung của Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp);
- Lưu: VT, (PC-TNh+toàn bộ hồ sơ) MH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
|
(Thông tin thêm
xin liên hệ Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chuyên viên Huỳnh Thành Nhân -
Phòng Pháp chế - Nội chính, email:htnhan.ubnd@tphcm.gov.vn, điện thoại:
0908578112)