ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 113/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2015
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Thực hiện Công văn số 08/HĐTĐKT-VI,
ngày 08 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về báo
cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo cụ thể như sau:
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH:
Trong 5 năm qua (giai đoạn 2011 -
2015), Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước đã nỗ lực, tập trung thực hiện hoàn
thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần
thứ IX. Trước tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước
còn gặp nhiều khó khăn và thách thức đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống của nhân dân và kết quả thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố.
Quán triệt sâu sắc Kết luận số
83-KL/TW ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07
tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen
thưởng; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, Nghị
quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố và các phong trào thi đua do Thủ tướng
Chính phủ phát động, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Thành phố đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, các tầng lớp
nhân dân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành đạt mức cao nhất
các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015),
đồng thời đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, chăm lo cho các
đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, quốc phòng - an ninh, trật tự xã
hội được giữ vững đã góp phần thúc đẩy kinh tế của Thành phố tiếp tục tăng trưởng.
II. THUẬN LỢI -
KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi:
- Công tác thi đua, khen thưởng của
Thành phố luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn của Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân Thành phố; được sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể Thành phố; sự nỗ lực tích cực của các cấp, các ngành, các đơn vị,
doanh nghiệp, các thành phần kinh tế; sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị
và các tầng lớp nhân dân; Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và phát động nhiều phong trào thi đua
yêu nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống xã hội.
- Hoạt động cụm, khối thi đua tiếp tục
có những chuyển biến tích cực và hiệu quả góp phần cho phong trào thi đua của
Thành phố không ngừng phát triển và gặt hái được nhiều kết quả thiết thực. Tổ
chức bộ máy thi đua, khen thưởng từ cấp Thành phố đến cơ sở tiếp tục được củng
cố, kiện toàn, đi vào nề nếp; đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
thường xuyên được bổ sung có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt.
1. Khó khăn:
- Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi,
bổ sung năm 2013 và các văn bản hướng dẫn mới được ban hành do đó việc triển
khai còn gặp nhiều khó khăn, như việc thành lập Hội đồng Sáng kiến để xét công
nhận sáng kiến cấp Thành phố và cơ sở để làm căn cứ đề nghị khen thưởng, nhưng
quy định còn chung chung, không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên quá trình thực
hiện còn khó khăn, lúng túng.
- Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương
luôn có khối lượng công việc về thi đua, khen thưởng lớn nhất cả nước, do đó đã
tạo áp lực rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng,
đồng thời, có nhiều vấn đề phát sinh, đột xuất cần đáp ứng kịp thời để phục vụ
cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Trung ương và Thành phố.
III. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN:
1. Về công tác
lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác thi đua,
khen thưởng
1.1. Công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng, các
Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của Trung
ương; hàng năm, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã kịp thời tham mưu cho Ủy
ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực
công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Thành phố để hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị triển khai thực hiện theo quy định một cách kịp thời và đầy đủ. Ngoài
ra, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân
dân Thành phố, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố ban hành các văn bản về
tổ chức, đánh giá, chấm điểm, xếp hạng thi đua đối với các cụm, khối thi đua
thuộc Thành phố và Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
1.2. Công tác tổ chức, triển khai
thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng” và Kế hoạch của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Trung ương triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW
Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07
tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen
thưởng” và Kế hoạch của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương triển khai Chỉ
thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị; Thành ủy ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 04
tháng 9 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 4447/KH-UBND
ngày 04 tháng 9 năm 2014 và Kế hoạch số 5571/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2014
về tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 27/2014/CT-UBND
ngày 26 tháng 10 năm 2014 về việc tổ chức phong trào thi yêu nước chào mừng các
ngày Lễ lớn và Đại hội Đảng các cấp trong hai năm 2014 - 2015; Kế hoạch số
4060/UBND-VX ngày 18 tháng 8 năm 2014 về tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 40 năm
Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -
30/4/2015).
Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc Thành
phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn triển
khai Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Đến nay đã có 104/156 cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn với tổng số
2.115 cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng tham dự.
1.3. Công tác tổ chức, triển khai
xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và Đại hội thi
đua Thành phố lần thứ VI và tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ
IX
Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố
đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 4252/KH-UBND ngày 26
tháng 8 năm 2014 về việc tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và Đại hội
thi đua Thành phố lần thứ VI và tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần
thứ IX; Quyết định thành lập Ban tổ chức Đại hội thi đua Thành phố lần thứ VI.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành
phố đã ban hành hướng dẫn về việc tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp
tiến tới Đại hội thi đua Thành phố, Đại hội thi đua toàn quốc và chọn các đơn vị
làm điểm để triển khai chung cho các đơn vị còn lại. Đến nay, đã có 156/156 cơ
quan, đơn vị trực thuộc Thành phố tổ chức xong Hội nghị điển hình tiên tiến
giai đoạn 2010 - 2014 và dự kiến cuối tháng 6 năm 2015 sẽ tổ chức Đại hội thi
đua yêu nước cấp Thành phố và cũng là Đại hội điểm cho các tỉnh, thành phía Nam
về dự.
1.4. Công tác tổ chức, triển khai
Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định và các Văn bản hướng dẫn liên quan đến
công tác thi đua, khen thưởng
Thành phố thường xuyên phối hợp tổ chức
tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ làm công tác thi
đua, khen thưởng trên địa bàn Thành phố. Nội dung tập huấn gồm: Chỉ thị số
34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công
tác thi đua, khen thưởng”; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng năm 2013; Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010; Nghị
định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 07/2014/TT-BNV của
Bộ Nội vụ. Điểm nổi bật trong thời gian qua là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Thành phố tập trung lãnh đạo, tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Thi đua, Khen thưởng
và công tác thi đua, khen thưởng; Hội thi đã thu hút 170 đội thi, 850 thí sinh
và hàng ngàn cổ động viên tham gia, được Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung
ương và các tỉnh bạn đến dự và đánh giá cao kết quả hội thi và đã vinh dự đón
nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
1.5. Hoạt động của Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng Thành phố trong việc tổ chức triển khai phong trào thi đua và
công tác khen thưởng:
a) Tổ chức Lễ tuyên dương “Những
gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ nhất năm 2014
Nhằm ghi nhận, nhân rộng và cổ vũ, động
viên kịp thời, các nhân tố điển hình tiên tiến có sự đóng góp thầm lặng trên tất
cả lĩnh vực đời sống xã hội trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố; tạo
được động lực mới, sinh khí mới, khích lệ và động viên tinh thần hăng say học tập,
lao động sản xuất, những hoạt động nghĩa tình, nhân ái vì cộng đồng trong các tầng
lớp nhân dân thành phố, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong phong trào thi đua xây dựng,
bảo vệ và phát triển Thành phố; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã phối
hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Lễ
tuyên dương “Những gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ nhất năm 2014, đây là những
tập thể, cá nhân có những hoạt động, việc làm xuất phát từ tinh thần tự nguyện,
tự giác làm những việc không vụ lợi, đậm chất nhân văn, nhân đạo, nghĩa tình
mang lại hiệu quả thiết thực; phát huy truyền thống nghĩa tình, chung sức,
chung lòng xây dựng cộng đồng dân cư; trong việc giúp đỡ những người khó khăn,
cơ nhỡ, hoạn nạn được mọi người cảm phục; các gương điển hình là người lao. động
trực tiếp, người có các hoạt động, không ngại hy sinh đến tính mạng, tài sản,
công sức, trí tuệ... góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Qua phát hiện, giới
thiệu của các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ngành, quận - huyện và hệ thống
chính trị ở địa phương đã có 22 tập thể, 94 cá nhân được các cấp, các ngành, cơ
quan, đơn vị giới thiệu tuyên dương lần thứ nhất năm 2014. Các gương điển hình
tuy thầm lặng trong đời sống xã hội nhưng đã có sức thuyết phục, có tác dụng
nêu gương, nhận rộng để mọi người học tập và làm theo. Đó là những đóng góp âm
thầm tự nguyện trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
Văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Vì người nghèo”, phong trào “3 tiết kiệm,
3 tương trợ”, phong trào “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”, bảo vệ
môi trường, bảo vệ an ninh Tổ quốc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khuyến học
khuyến tài...
b) Tổ chức Hội trại với chủ đề “Tự
hào 60 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ”:
Nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền
thống yêu nước, khơi gợi và phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, dám nghĩ, dám
làm, đoàn kết, năng động, sáng tạo, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các
thế hệ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo cửa Đảng. Hội
trại là một trong những hoạt động thiết thực để lập thành tích chào mừng kỷ niệm
60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và các ngày lễ lớn trong năm 2014. Thông qua hội
trại nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vĩ đại của dân tộc, về Đảng Cộng sản
quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, về Quân đội nhân dân bách chiến,
bách thắng mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng lỗi lạc
của dân tộc Việt Nam. Đồng thời việc tổ chức Hội trại cũng tạo ra một sân chơi
bổ ích, tập hợp sự đoàn kết, gắn bó, tạo ra mối giao lưu, học hỏi những kiến thức
cũng như kinh nghiệm trong công tác của các đơn vị bạn, phát triển những kỹ
năng trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử và tính đồng đội đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động của từng cơ quan, đơn vị thuộc các cụm khối
thi đua. Qua đó, động viên mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm, năng động sáng tạo,
xung kích, tình nguyện, không ngừng phấn đấu, đóng góp tích cực vào phong trào
thi đua yêu nước của Thành phố, quyết tâm xây dựng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam chúng ta ngày càng giàu đẹp và vững chắc. Hội trại tổ chức với
quy mô bao gồm 20 tiểu trại tương ứng với 20 cụm, khối thi đua thuộc Thành phố
đã thu hút gần 1.000 trại sinh tham gia.
2. Kết quả triển
khai thực hiện các các phong trào tiêu biểu, đặc trưng của Thành phố
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước, Thành phố đã thường xuyên quán triệt
các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức tổ chức phát động
phong trào thi đua, công tác nhân rộng điển hình tiên tiến và việc tôn vinh,
khen thưởng kịp thời và đúng thực chất. Nội dung phát động phong trào thi đua
luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và chương trình hành động của Thành phố cũng
như tình hình thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa
phương. Đồng thời chú trọng những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những việc
khó, kể cả những khâu yếu kém, những mặt tồn tại, hạn chế để xây dựng phong
trào thi đua, nhằm tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và
thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra với khẩu hiệu
hành động ‘Đồng tâm - Hiệp lực - Vượt khó - Thành công’; ‘Phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập công xuất sắc’.
Mỗi ngành, địa phương căn cứ nội dung
phong trào thi đua của Trung ương và Thành phố phát động, nhiệm vụ chính trị và
tình hình thực tế của đơn vị mình chủ động xây dựng các chủ đề thi đua phù hợp
với nội dung, mục tiêu thi đua cụ thể gắn với việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với chủ đề “Nâng cao
ý thức trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. Trong tổ chức
phong trào thi đua, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều chọn nội dung chủ đề cụ
thể gắn với từng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh nhằm tạo động lực thúc đẩy việc
thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ công tác đề ra.
- Cuộc Vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính
trị: Thành phố đã chủ động xây dựng nội dung nghiên cứu, học tập và làm theo
sát họp, thiết thực với chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu
của cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” trong sinh hoạt
chi bộ, sinh hoạt Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và tuyên
truyền rộng rãi trong Đảng và nhân dân, bằng nhiều hình thức đa dạng như: kể
chuyện, hội thi, tọa đàm, cổ động trực quan bằng băng rôn, pano, khẩu hiệu;
tuyên truyền miệng thông qua hệ thống báo cáo viên, bí thư các chi bộ đã đưa
các nội dung tuyên truyền vào các buổi họp chi bộ định kỳ, qua các buổi họp
giao ban khu phố, tổ dân phố, tuyên truyền trên các bản tin của quận và phường,
giới thiệu các hoạt động, tấm gương tiêu biểu trong việc học tập và làm theo
gương Bác, gương người tốt việc tốt, tố cáo tiêu cực, tham nhũng.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành phố với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Nhà nước liên quan đến
công tác phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, vận động nhân dân tham
gia các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Cuộc vận động
“Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội, chủ động chăm lo cho
người nghèo. Đặc biệt, nổi bật năm 2014 là xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình
thương, sửa chữa và chống dột nhà diện chính sách, tặng học bổng và phương tiện
đi lại, hỗ trợ vốn, phương tiện làm ăn cho các hộ gia đình nghèo; chăm sóc sức
khỏe, tặng thẻ BHYT cho người nghèo; Công tác tuyên truyền biển đảo, vận động
Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc”, vận động các giới,
các tầng lớp nhân dân Thành phố hưởng ứng các hoạt động chăm lo về đời sống vật
chất và tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ đang canh giữ vùng trời, biển đảo của Tổ
quốc, chăm lo cho ngư dân, lực lượng kiểm ngư và cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển.
- Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí
Minh Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động
sáng tạo” góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị và
sự phát triển của Thành phố; tổ chức cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, “Nhà
giáo trẻ tiêu biểu”, phong trào “Học sinh 3 tích cực”, “Học sinh
3 rèn luyện” gắn với đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; tiếp tục đẩy
mạnh phong trào 3 trách nhiệm, phong trào cải cách hành chính trong đội ngũ cán
bộ công chức, các phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, góp phần bình ổn thị trường. Đặc biệt có một số phong trào đã được
nhân rộng cấp toàn quốc đó là phong trào tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Kỳ nghỉ hồng”,
“Hoa phượng đỏ”, “Hành quân xanh”...
- Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố nổi
bật nhất là phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo,
xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được đông đảo cán bộ, hội viên và phụ nữ nhiệt
tình hưởng ứng, tham gia thực hiện. Ngoài ra, các cấp Hội đã xây dựng và nhân rộng
nhiều mô hình bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực như mô hình “Cán bộ Hội
thân thiện với hội viên, phụ nữ và quần chúng”, “Cải tiến lề lối làm việc”,
“Nói và làm”, “Cùng hành động”, “Xây dựng tác phong cán bộ, hội viên phụ
nữ năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình
5 không, 3 sạch”, phong trào “Tiết kiệm điện”.
- Hội Cựu Chiến binh Thành phố với
phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” trong 5 năm (2009 - 2014),
tiếp tục khẳng định bản chất, truyền thống cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lĩnh vực
hoạt động mới. Trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên định vững vàng
trong mọi khó khăn, thử thách, đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực thù
địch, các phần tử bất mãn, phản động, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, chế độ
XHCN và bảo vệ nhân dân.
- Liên đoàn Lao động Thành phố phát động
phong trào thi đua với khẩu hiệu “Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và
trách nhiệm, ra sức thi đua lập công xuất sắc” trong công nhân, viên chức,
lao động Thành phố. Gồm các phong trào như: phong trào “Mùa xuân” thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở, ký kết được thỏa ước lao động tập thể, tập trung
vào những cam kết thiết thực, đảm bảo được quyền và lợi ích cho người lao động;
Phong trào “Bàn tay vàng”, nhằm khuyến khích công nhân, viên chức, lao động
nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần
đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập và phát triển
của Thành phố; phong trào “An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ”
với Hội thi An toàn - Vệ sinh viên cấp Thành phố, thu hút các cán bộ là cán bộ
an toàn vệ sinh viên của các công đoàn cơ sở.
- Hội Nông dân Thành phố với Phong trào
“Nông dân tham gia xây dựng và phát triển nền nông nghiệp đô thị” từng
bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế nông nghiệp của từng địa phương theo hướng xây dựng nền nông
nghiệp đô thị tại các huyện; Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh
doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; Phong trào
“Nông dân xây dựng nông thôn mới”, phát huy vai trò nông dân làm nòng cốt
tham gia xây dựng nông thôn mới; Phong trào “Nông dân tham gia đảm bảo quốc
phòng, an ninh”.
Các phong trào thi đua đã tập trung
tháo gỡ nhiều vấn đề bức xúc về sản xuất, đời sống đã được giải quyết, nhiều mô
hình sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động được đẩy mạnh, đời
sống nhân dân và người lao động được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, dân
chủ cơ sở được phát huy. Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích đã được các cấp
khen thưởng kịp thời, nhiều điển hình tiên tiến được suy tôn, nêu gương. Ngoài
ra còn có nhiều nhân tố mới được phát hiện, xây dựng từ những phong trào thi
đua và được nhân rộng tạo sự lan tỏa, và mang lại hiệu quả thiết thực.
3. Kết quả thực
hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2011 - 2015
Hưởng ứng Lễ phát động Phong trào thi
đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động,
nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
(11/6/1948 - 11/6/2011); ngày 18 tháng 6 năm 2011, Thành ủy, Ủy ban nhân dân
Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành ủy Chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hồ
Chí Minh (BCĐ TU NTM) đã tổ chức phát động Phong trào thi đua với chủ đề:
“Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” với sự tham dự của các quận, huyện
trên địa bàn thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể; các doanh nghiệp, tổng
công ty Nhà nước và các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố cùng các cơ quan
thông tấn, truyền thông.
Ngày 30 tháng 3 năm 2014, Thành phố
đã tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện phong trào thi đua “Thành phố chung
sức xây dựng nông thôn mới”, đồng thời tổ chức lễ ký kết hỗ trợ các xã xây dựng
nông thôn mới giữa các quận, các Đảng ủy cấp trên cơ sở và các Tổng Công ty với
các huyện có các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Thành phố. Ngày 02 tháng 3 năm 2015, Thành phố đã tổ chức Hội nghị sơ kết 01
năm thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương hỗ trợ cho các
xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố và đánh giá kết quả 01 năm thực
hiện Thông báo số 746-TB/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương hỗ trợ cho
các xã xây dựng nông thôn mới và biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc trong công tác xây dựng, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.
Tính đến ngày 07 tháng 4 năm 2015,
Thành phố đã xóa 2.367 căn nhà tạm, dột nát, đạt tỷ lệ 100% tại 05 huyện ngoại
thành với tổng số tiền các đơn vị ký kết hỗ trợ là 98 tỷ 498 triệu đồng. Sau
khi hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát, tiếp tục nghiên cứu đề xuất nội dung ký kết
hỗ trợ chung sức bổ sung giai đoạn tiếp theo, tập trung thực hiện: hỗ trợ phát
triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, học bổng, giảm hộ nghèo (tập trung cho huyện
Cần Giờ), an sinh xã hội, hỗ trợ vật tư làm đường giao thông ngõ, tổ...Bình
quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã tính đến ngày 14 tháng 4 năm 2015 là 19 tiêu chí,
tăng 06 tiêu chí số với cùng kỳ năm 2014. Tổng số xã được Ủy ban nhân dân Thành
phố Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là 56/56 xã.
Qua 5 năm thực hiện Chương trình,
Thành phố hoàn thành đạt và vượt một số chỉ tiêu đề ra (tốc độ tăng trưởng GDP ngành
nông nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề; số lao động được giải quyết việc
làm; tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh...), một số chỉ tiêu vượt khá (giá trị sản
xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng nước hợp
vệ sinh); hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư xây dựng, đưa
vào sử dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu
tư trong cộng đồng; diện mạo nông thôn có bước thay đổi khá rõ; xuất hiện các
mô hình sản xuất có hiệu quả theo hướng nông nghiệp đô thị; thu nhập từ sản xuất
nông nghiệp, đời sống vật chất và văn hóa của dân cư nông thôn được nâng lên, tạo
điều kiện để người dân nhất là nông dân, ngư dân, người giữ rừng, người làm muối
tiếp cận và được phục vụ tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; từng bước giảm dần
khoảng cách thu nhập dân cư giữa ngoại thành và nội thành cùng sự cách biệt về
hưởng thụ văn hóa giữa đô thị và nông thôn; hệ thống chính trị ở nông thôn được
củng cố, tăng cường...
Trong tổ chức thực Chương trình xây dựng
nông thôn mới đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình tốt trong phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với nhu cầu đa dạng, phong phú của thị trường
Thành phố, khu vực, xuất khẩu được phổ biến, nhân rộng; những nhân tố về các giống
cây trồng, giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như bò sữa, hoa lan -
cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn...; hình thành rõ hơn vùng chuyên canh sản xuất
giống cây trồng, giống vật nuôi chất lượng cao, phát triển ngành nghề nông
thôn.
4. Công tác phát
hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến
Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố
phối hợp các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chú trọng việc
phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương “Người tốt - Việc tốt”, những
mô hình hay, cách làm giỏi; suy tôn, khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá
nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đã đóng góp tích cực cho phong trào
thi đua tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển.
Đặc biệt, Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố đã tiến hành ký kết liên tịch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu
nước, tuyên truyền phổ biến và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt, các mô hình, sáng kiến với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin -
Truyền thông, Báo Sài Gòn giải phóng; Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói
nhân dân Thành phố, và các đoàn thể Thành phố (Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Thành phố, Liên đoàn lao động Việt Nam Thành phố, Hội Cựu Chiến binh Thành phố,
Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam Thành phố, Đoàn TNCS HCM
Thành phố) với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng đã tạo được sự
lan tỏa rộng khắp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thông qua việc sơ, tổng kết phong
trào thi đua, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đều rất quan tâm, chú trọng
đến việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt. Việc bình chọn các gương điển hình, nhân tố mới được tổ chức
chặt chẽ từ cấp cơ sở đến Thành phố, được lựa chọn từ những cá nhân tiêu biểu
nhất, thật sự nổi trội trong các phong trào thi đua yêu nước và được sự tín nhiệm
cao trong tập thể, đơn vị. Hàng năm, nhân các Hội nghị tổng kết phong trào thi
đua yêu nước, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã giới thiệu được nhiều
tấm gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt việc tốt để nêu gương học tập,
nhân rộng, đồng thời ghi nhận, tôn vinh thành tích, công lao đóng góp và đề nghị
cấp trên khen thưởng. Ngoài ra, các sở - ban, ngành, quận - huyện và Ban Thi
đua - Khen thưởng Thành phố cũng đã giới thiệu các gương điển hình tiên tiến,
những mô hình mới cách làm hay lên Website của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
thành phố và thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của
Thành phố mở chuyên mục giới thiệu về các điển hình tiên tiến để xây dựng, nhân
rộng được nhiều điển hình mới trong năm 2014. Đặc biệt trong thời gian gần đây,
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của các cụm, khối thi đua đã giới thiệu
nhiều gương điển hình tiên tiến tiêu biểu để trao đổi, thảo luận, đưa ra các giải
pháp thiết thực, những bài học kinh nghiệm quý để học tập, nhân rộng ở nhiều
lĩnh vực, địa phương, đơn vị.
Về việc giới thiệu tập thể, cá nhân
điển hình tiêu biểu trong 5 năm qua để báo cáo điển hình tại Đại hội Thi đua
yêu nước toàn quốc lần thứ IX, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có văn bản gửi Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
5. Tình hình tổ
chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng
5.1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Thành phố:
Thành phố đã ban hành Quyết định số
56/2007/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2007 về kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Thành phố và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và
Quyết định số 4133/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2012 về ban hành Quy chế hoạt động
của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành
phố được kiện toàn với tổng số 26 thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phụ trách khối
Văn xã làm Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng; Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Thành phố và Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố làm Phó Chủ tịch Hội
đồng cùng với 21 ủy viên là Thủ trưởng một số sở, ban ngành Thành phố.
5.2. Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố:
Thực hiện Thông tư số 01/2010/TT-BNV
ngày 16/4/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
và biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ; Tổ chức bộ máy
của Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố hiện có 01 Trưởng ban, 02 Phó Trưởng
ban; có 04 phòng chuyên môn gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Nghiệp vụ 1;
Phòng Nghiệp vụ 2, Phòng Phong trào, mỗi phòng có 01 Trưởng phòng và 01 - 02
Phó Trưởng phòng. Biên chế cán bộ, công chức của Ban hiện nay là 33 người, bảo
đảm được yêu cầu nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố hiện nay.
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNV
ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ nội vụ, Sở Nội vụ ban hành Quyết định số
331/QĐ-SNV ngày 08 tháng 5 năm 2015 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố trực thuộc Sở Nội vụ, theo đó chỉ còn 03
phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Nghiệp vụ và Phòng Phong
trào.
5.3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
cấp cơ sở:
Thường xuyên được củng cố, kiện toàn.
100% các sở, ban, ngành, quận - huyện, đoàn thể, tổng công ty và công ty thuộc
thành phố đều có từ 01 đến 02 cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng;
100% số xã phường, thị trấn có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng.
Cơ cấu, tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các cấp đều thực hiện đúng
theo quy định của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị luôn quan tâm bố trí cán bộ, công chức phụ
trách công tác thi đua, khen thưởng có trình độ, có phẩm chất đạo đức cách mạng
tốt, chú trọng bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ có trình độ năng lực, từ đó nâng
cao chất lượng và năng lực công tác tham mưu, giúp cho lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp và địa phương
đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thiết thực, tạo thuận lợi hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao.
6. Thống kê số liệu
giai đoạn 2011 - 2014.
6.1. Các danh hiệu thi đua và hình
thức khen thưởng (Phụ lục 1)
6.2. Danh sách tập thể, cá nhân được
phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (giai đoạn 2011 -
2014 (Phụ lục 2)
6.3. Danh hiện Chiến sĩ thi đua
toàn quốc giai đoạn 2011 - 2014 (Phụ lục 3)
6.4. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công
chức làm công tác thi đua, khen thưởng (Phụ lục 4)
6.5. Việc trích lập, quản lý, sử dụng
Quỹ thi đua, khen thưởng năm 2014 (Phụ lục 5)
Công tác khen thưởng của Thành phố trong
thời gian qua được thực hiện kịp thời, đảm bảo quy trình, quy định của pháp luật
về khen thưởng. Đặc biệt công tác tổ chức bình xét khen thưởng được thực hiện
chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, đoàn kết. Các danh hiệu
thi đua và hình thức khen thưởng cấp Trung ương đều được thẩm định, đối chiếu
theo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các
văn bản hướng dẫn thực hiện, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng
thành tích, kịp thời tôn vinh gương điển hình, gương người tốt việc tốt và những
tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp tích cực cho phong trào thi đua
yêu nước, tạo niềm tin và trách nhiệm trong mỗi tập thể, cá nhân (xứng đáng với
những danh hiệu đã đạt được).
Kết quả khen thưởng thường xuyên chiếm
tỷ lệ 75,56%; khen thưởng chuyên đề, đột xuất chiếm tỷ lệ 24,37%. Trong đó khen
thưởng cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên chiếm tỷ lệ 41,07% và người lao động
trực tiếp chiếm tỷ lệ 58,93%. Kết quả khen thưởng thành tích kháng chiến chiếm
tỷ lệ 0,01%; khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến tỷ lệ 0,02%; khen thưởng
đối ngoại chiếm tỷ lệ 0,04%.
Thực hiện Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg,
ngày 14 tháng 11 năm 2003 và Quyết định số 98/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ về công tác khen thưởng tồn đọng kháng chiến; Thường
trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành
phố triển khai thực hiện tốt thông báo kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng
và chỉ đạo của Thành ủy về tiếp tục đề xuất truy tặng, phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến, đúng đối tượng,
đúng thành tích, bảo đảm đúng thời gian.
Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng,
được thực hiện đúng theo Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định, Thông tư liên tịch
về việc trích lập quỹ thi đua, khen thưởng. Việc chi trả tiền thưởng theo các
quyết định của Trung ương, của Ủy ban nhân dân Thành phố được thực hiện chuyển
khoản cho các cơ quan, đơn vị đúng quy định. Ngoài việc sử dụng quỹ thi đua,
khen thưởng để chi thưởng thường xuyên, Thành phố còn rất chú trọng đến việc
chi thưởng đột xuất (khen nóng) cho các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất
sắc như: cứu người, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, phát hiện, ngăn chặn vận
chuyển, mua bán ma túy, vật cấm...trên địa bàn Thành phố, để kịp thời động
viên, khích lệ tinh thần của tập thể, cá nhân đạt thành tích.
Việc chấp hành chế độ thông tin, báo
cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương,
Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời
theo yêu cầu.
Tổng kết giao ước thi đua, Thành phố
Hồ Chí Minh xếp thứ nhất Cụm Thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương và vinh
dự được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ trong các năm 2011, 2012 và năm 2013.
III. Đánh giá nhận
xét
1. Mặt làm được:
- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt
trận và các đoàn thể thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công
tác thi đua, khen thưởng, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người
lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào
thi đua do Trung ương và Thành phố phát động.
- Công tác phát hiện, bồi dưỡng tổng
kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, giới thiệu gương “Người tốt - Việc tốt”,
xây dựng những mô hình hay, cách làm giỏi, suy tôn các tập thể, cá nhân có
thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua thành phố rất được chú trọng;
Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, nhất là khen nóng, khen đột xuất
cho những tập thể, cá nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đã khuyến
khích động viên và tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua ngày
càng phát triển.
- Phong trào thi đua luôn chú trọng
bám sát nhiệm vụ trọng tâm và các lĩnh vực trọng yếu trong phát triển kinh tế -
xã hội của Thành phố và từng bước định hướng tổ chức phong trào thi đua đi vào
chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực; Nhiều công trình, mô hình cải tiến kỹ
thuật được xây dựng và nhân rộng mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực trong
lao động sản xuất, trong đời sống xã hội. Với tinh thần thi đua: “Đồng thuận
cao, thi đua giỏi, về đích sớm” do Trung ương phát động và khẩu hiệu hành động
của Thành phố: “Đồng tâm - Hiệp lực, Vượt khó - Thành công” và khẩu hiệu hành động:
“Phát huy tinh thần năng động sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập công
xuất sắc”, phong trào thi đua yêu nước từ Thành phố đến cơ sở không ngừng được
đổi mới về nội dung, phương thức tổ chức và đạt hiệu quả thiết thực, công tác
thi đua, khen thưởng đã trở thành động lực thúc đẩy và góp phần không nhỏ trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và
thành phố đề ra.
- Hoạt động cụm, khối thi đua có nhiều
chuyển biến tích cực, đã tạo được không khí thi đua giữa các đơn vị trong cụm,
khối thi đua. Đặc biệt là thông qua hoạt động cụm, khối để trao đổi, thảo luận,
truyền đạt các kinh nghiệm quý báu trong công tác thi đua, khen thưởng, để nhân
rộng và phát huy các điển hình, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị áp dụng
trong thực tiễn cuộc sống; Việc đăng ký các danh hiệu thi đua đã được các cơ
quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc.
2. Mặt tồn tại, hạn chế
- Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đoàn thể ở
một số ngành, đơn vị chưa thật quan tâm đúng mức đến hoạt động công tác thi
đua, khen thưởng; Một số nơi phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, còn
mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, khen thưởng chưa kịp thời, nên chưa động
viên, khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân tích cực tham
gia hưởng ứng phong trào thi đua.
- Một số cụm, khối thi đua sinh hoạt
định kỳ, sinh hoạt chuyên đề, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, đa dạng, thiếu
tính thiết thực nên không thuyết phục được các thành viên trong khối tham gia
sinh hoạt, hoặc sinh hoạt ở một vài cụm, khối thi đua, lãnh đạo thường ít tham
dự mà chỉ cử cán bộ đi thay.
- Một số ngành, đơn vị chưa xây dựng
hoàn chỉnh, hoặc chưa bổ sung, sửa đổi kịp thời quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, chưa xây dựng kế hoạch, nội dung thi đua, tiêu
chí xét khen thưởng và thang điểm thi đua, nên có nơi tổ chức thực hiện công
tác thi đua, khen thưởng còn nhiều lúng túng và thực hiện chấp hành các chế độ
thông tin, báo cáo cho Thành phố chưa kịp thời theo quy định;
- Một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự
quan tâm, tạo điều kiện ổn định về biên chế nhân sự làm công tác thi đua, khen
thưởng, còn phân công kiêm nhiệm quá nhiều việc hoặc chuyển đổi vị trí công tác
thường xuyên nện ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và
khả năng tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong
việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng như mong muốn.
- Một số cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ
quan chưa thực sự quan tâm việc tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, công tác
khen thưởng thiếu kiểm tra, đôn đốc. Do đó phong trào thi đua chưa mang lại hiệu
quả thiết thực và chưa trở thành động lực thúc đẩy việc phấn đấu thực hiện hoàn
thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng cơ quan đơn vị.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Nhận thức của Lãnh đạo một số sở -
ngành, quận - huyện chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác thi đua, khen
thưởng; một số nơi chưa tổ chức chia cụm, khối thi đua cho các đơn vị trực thuộc,
chưa có nội dung phát động, đăng ký thi đua kịp thời ngay từ đầu năm.
- Về bộ máy tổ chức thường xuyên có sự
thay đổi, đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đã thiếu lại liên tục
biến động. Do đó không kịp thời tập huấn bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp
vụ, phần lớn là phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tham mưu tốt cho Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng trong tổ chức phát động phong trào thi đua, xây dựng nhân
rộng điển hình tiên tiến và công tác khen thưởng.
- Việc khen thưởng tại một số đơn vị
còn xảy ra tình trạng khen quá nhiều, khen tràn lan không đảm bảo chất lượng. Mặt
khác có nơi chỉ tập trung khen cán bộ lãnh đạo chưa quan tâm đến người lao động
trực tiếp. Do đó tỷ lệ khen thưởng giữa cán bộ lãnh đạo và nhân viên chưa thật
sự tương xứng. Việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các nhân tố mới,
gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến chưa được quan tâm thường
xuyên.
- Quy trình xét khen thưởng và tổ chức
trao thưởng còn chậm nên chưa kịp thời khuyến khích, động viên phong trào thi
đua, làm giảm đi sự phấn khởi của các tập thể, cá nhân được khen thưởng.
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG 05 NĂM TỚI
(2016 - 2020)
I. Phương hướng
nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt các chủ
trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, đặc
biệt là Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi
đua, khen thưởng; quán triệt triển khai Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi, bổ
sung; các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công
tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục đề ra các biện pháp, giải pháp đổi mới nội
dung, phương thức tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng để
nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho Lãnh đạo các ngành, các cấp chỉ đạo,
lãnh đạo công tác thi đua, tổ chức phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua
yêu nước, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân
nhằm tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là tập trung
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề bức xúc, nan giải của ngành, địa
phương, đơn vị, nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như trong
hành động trên mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và thành phố đề ra
trong kế hoạch 05 năm 2016 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X.
2. Tổ chức
Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và Đại hội thi đua yêu nước cấp Thành phố
lần thứ VI tiến tới Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX. Tổ chức phát động
phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ lớn; tổ chức các hoạt động
chào mừng Hội nghị Điển hình tiên tiến, Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố, Đại
hội Thi đua yêu nước toàn quốc và Đại hội Đảng các cấp.
3. Tham
mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch công tác, đăng ký giao ước
thi đua; báo cáo tổng kết và chấm điểm thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội
cho Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tham gia các hoạt động và
tham dự Hội nghị tổng kết, sơ kết giao ước thi đua của Cụm thi đua 05 Thành phố
trực thuộc Trung ương;
4. Tham
mưu tổ chức tốt các Hội nghị sơ, tổng kết phong trào thi đua và công tác khen
thưởng của thành phố, tổ chức Lễ trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức
khen thưởng cấp Nhà nước.
5. Tiếp tục
tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng, đặc
biệt là những vấn đề được sửa đổi, bổ sung trong Luật Thi đua, Khen thưởng, các
Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về công
tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.
6. Đẩy mạnh
và phát huy hơn nữa kết quả hoạt động cụm, khối thi đua. Các cụm, khối thi đua
tiếp tục hoàn chỉnh, xây dựng quy chế hoạt động và các tiêu chí thi đua, khen
thưởng; đề ra các nội dung sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thi đua cụm, khối ngày càng đổi mới thiết thực.
7. Duy
trì thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát về công tác thi đua, khen thưởng; về hoạt
động cụm, khối thi đua; về xây dựng phong trào thi đua, xây dựng, bồi dưỡng, tổng
kết và nhân rộng điển hình tiên tiến để làm cơ sở chấm điểm xếp hạng các sở -
ban - ngành, quận - huyện, đơn vị thuộc Thành phố.
8. Tiếp tục
củng cố, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các ngành, các cấp. Tham mưu
xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng. Nâng cao hơn nữa vai trò và
thực hiện đổi mới hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và các thành
viên Hội đồng.
9. Hoàn tất
hồ sơ các trường hợp đề nghị phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen
thưởng cấp Nhà nước, phấn đấu không để hồ sơ khen thưởng tồn đọng, tiến hành
đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng khen thưởng, giải quyết
trình khen thưởng kịp thời, bảo đảm thời gian, đúng theo quy định hiện hành.
10. Phối
hợp với Ban Tuyên Giáo, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố, các cơ quan
thông tin, đại chúng thuộc Thành phố thực hiện chuyên mục về “Thi đua yêu nước”
phát sóng thường kỳ trên sóng HTV Đài truyền hình thành phố chuyên trang,
chuyên mục về thi đua yêu nước trên các báo, đài phát thanh và website để tuyên
truyền về phong trào thi đua và gương điển hình tiên tiến tiêu biểu.
II. Một số giải
pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong 05 năm tới (2016 -
2020)
1. Các Cấp
ủy, tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể phải nhận thức
rõ vai trò, vị trí, tác dụng và nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước, của
những nhân tố mới, điển hình tiên tiến và việc tuyên truyền, nhân rộng các điển
hình tiên tiến trong phong trào thi đua, coi đó là biện pháp quan trọng để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới như tinh thần
chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận 83-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
39-CT/TW và Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị.
2. Thường
xuyên đổi mới phương thức tổ chức phong trào thi đua, xây dựng và tuyên truyền
nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng giao quyền chủ động cho cơ sở, với định
hướng rõ những nội dung, mục tiêu, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng ngành,
lĩnh vực, địa phương và đơn vị; đồng thời phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi
ích chính đáng của đông đảo người lao động, quần chúng nhân dân. Có như vậy,
phong trào thi đua yêu nước mới khơi dậy ý thức tự giác tham gia hưởng ứng của
các tầng lớp nhân dân, đảm bảo cho phong trào thi đua phát triển đều khắp và đạt
hiệu quả.
3. Phong
trào thi đua phải có nội dung, biện pháp cụ thể và phải tập trung vào thực hiện
những nhiệm vụ trọng tâm, việc khó kể cả những lĩnh vực còn yếu kém. Đặc biệt nội
dung phong trào thi đua phải tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm,
cấp bách của địa phương, đơn vị và mục tiêu, nhiệm vụ chung của đất nước do Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra trong giai đoạn và từng năm, nhằm thực hiện
các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tránh đưa ra quá
nhiều nội dung dàn trải ở tất cả các lĩnh vực.
4. Công
tác khen thưởng phải gắn liền với kết quả của phong trào thi đua, và kết quả
thi đua là cơ sở của việc khen thưởng; dựa trên nền tảng của phong trào thi đua
yêu nước sôi nổi mới có thể phát hiện, lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu
xuất sắc nhất, xứng đáng nhất để khen thưởng; khen thưởng phải chính xác, công
bằng, công khai và kịp thời mới có tác dụng động viên, nêu gương và tạo ra nguồn
sinh lực mới và góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển liên tục.
5. Chú trọng
nâng cao chất lượng công tác tham mưu; phát huy hơn nữa chức năng nhiệm vụ, vai
trò trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong
việc tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng tổ chức thực hiện phong trào thi
đua, công tác nhân rộng điển hình tiên tiến và hoạt động cụm, khối thi đua.
6. Chú trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng vận động quần chúng tham gia
phong trào thi đua cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng, từng bước
chuyên nghiệp hóa trên cơ sở tăng cường rèn luyện thông qua trải nghiệm thực tiễn
công tác.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng nhiệm
vụ trọng tâm 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh./.
Nơi nhận:
- Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng TW;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TT UBND TP: CT và các PCT;
- UBMTTQ và các đoàn thể TP;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận - huyện;
- Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố;
- VPUB: CPVP, Phòng VX, TH-KH;
- Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ);
- Lưu: VT, (VX/P).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
PHỤ LỤC 1
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC DANH HIỆU THI ĐUA
VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014
(kèm theo Báo cáo số 113/BC-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015)
TT
|
Đối
tượng được khen thưởng
|
Hình
thức khen thưởng
|
Giấy
khen (Thống kê ở một quận)
|
Bằng
khen cấp Thành phố
|
Cờ
thi đua Thành phố
|
Chiến
sĩ thi đua Thành phố
|
Cờ
thi đua của Chính phủ
|
Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ
|
Huân
chương Lao động các hạng
|
Huân
chương Độc lập các hạng
|
Huân
chương Hồ Chí Minh
|
Huân
chương Sao Vàng
|
1
|
Tập
thể
|
Phòng, ban thuộc xã, phường, thị trấn
và tương đương
|
6.672
|
14.721
|
1.325
|
|
26
|
767
|
352
|
12
|
|
|
Phòng, ban thuộc Sở, ban, ngành, quận,
huyện và tương đương
|
1.741
|
7.350
|
663
|
|
50
|
384
|
177
|
6
|
|
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
|
|
|
4
|
|
1
|
|
|
|
2
|
Cá
nhân
|
Cán bộ, chiến sĩ, chuyên viên, nhân
viên, công nhân, nông dân, người trực tiếp chiến đấu lao động sản xuất, công
tác
|
11.778
|
25.736
|
|
10.577
|
|
1.486
|
515
|
12
|
|
|
Trưởng, phó phòng cấp Sở, ban,
ngành, quận huyện và tương đương
|
2.318
|
16.615
|
|
6.774
|
|
1.090
|
360
|
7
|
|
|
Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó
Chủ tịch UBND cấp quận, huyện; Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ban, ngành và tương
đương
|
102
|
4.748
|
|
1.935
|
|
297
|
154
|
4
|
|
|
Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó
Chủ tịch HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
373
|
|
68
|
|
98
|
79
|
2
|
2
|
|
Tổng
số
|
22.611
|
69.543
|
1.998
|
19.354
|
80
|
4.123
|
1.638
|
43
|
2
|
|
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHONG TẶNG
DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014
(Kèm theo Báo cáo số 113/BC- UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015)
TẬP THỂ
STT
|
Tên
tập thể
|
Quyết định phong tặng
|
Năm
2011
|
1
|
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em
Tam Bình
|
811/QĐ-CTN ngày 27 tháng 05 năm
2011
|
2
|
Bệnh viện Nhi đồng 2
|
2186/QĐ-CTN ngày 23 tháng 11 năm
2011
|
3
|
Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân TP.HCM
|
636/QĐ-CTN Ngày 28 tháng 04 năm
2011
|
Năm
2012
|
3
|
Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Nghệ
Súc Sản VISSAN, Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn
|
689/QĐ-CTN ngày 30 tháng 05 năm
2012
|
Năm
2013
|
4
|
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn -
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Thành phố Hồ Chí Minh
|
26/QĐ-CTN ngày 07 tháng 01 năm 2013
|
Năm
2014
|
CÁ NHÂN
STT
|
Tên
cá nhân
|
Chức
vụ, đơn vị
|
Năm
sinh
|
Quyết
định phong tặng
|
Nam
|
Nữ
|
Năm
2011
|
1
|
Ông Phạm Xuân Hồng
|
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công
ty CP May Sài Gòn 3, Tổng Công ty Dệt May Gia Định
|
x
|
|
15/QĐ-CTN ngày 07 tháng 01 năm 2011
|
2
|
Ông Bùi Văn Toản
|
Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
|
x
|
|
2186/QĐ-CTN ngày 23 tháng 11 năm
2011
|
Năm
2012
|
Năm
2013
|
3
|
Bà Tạ Thị Chung
|
Phó Giám đốc Làng Hòa Bình Bệnh viện
Phụ sản Từ Dũ
|
|
x
|
26/QĐ-CTN ngày 07 tháng 01 năm 2013
|
Năm
2014
|
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA TOÀN QUỐC
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014
(kèm theo Báo cáo số 113/BC-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015)
STT
|
Tên
tập thể, cá nhân
|
Chức
vụ, đơn vị
|
Năm
sinh
|
Quyết
định phong tặng
|
Nam
|
Nữ
|
Năm
2011
|
1
|
Ông Trần Hồng Tâm
|
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng
Công ty Bến Thành, Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
120/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm
2011
|
2
|
Ông Nguyễn Ngọc Quế
|
Phó Trưởng ban thường trực, Ban Bảo
vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1289/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm
2011
|
3
|
Ông Trương Minh Thuận
|
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư
kinh doanh nhà, kiêm Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng số 2, Tổng công ty Địa ốc
Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1289/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm
2011
|
4
|
Ông Trần Tiến Đệ
|
Giám đốc Xí nghiệp tư vấn chất lượng
công trình thuộc Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn, Tổng Công ty Xây dựng
Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1289/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm
2011
|
5
|
Bà Nguyễn Thu Ba
|
Trưởng khoa Khoa Thực nghiệm, Viện
Y dược học dân tộc, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
1289/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm
2011
|
6
|
Ông Lê Thanh Chiến
|
Giám đốc Bệnh viện cấp cứu Trưng
Vương, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1289/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm
2011
|
7
|
Ông Mã Hoàng Lê
|
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ và Đào tạo
việc làm cho người tàn tật, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh
|
x
|
|
1677/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm
2011
|
8
|
Bà Lê Bích Liên
|
Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa sốt
xuất huyết, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
1677/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm
2011
|
9
|
Ông Trịnh Hữu Tùng
|
Trưởng phòng Kế Hoạch - Tổng hợp, Bệnh
viện Nhi đồng 2, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1677/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm
2011
|
10
|
Ông Huỳnh Hữu Lợi
|
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công
ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1677/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm
2011
|
11
|
Bà Lê Thị Ngọc Diệp
|
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
2232/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm
2011
|
Năm
2012
|
1
|
Bà Nguyễn Thị Như Thủy
|
Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban
Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
1437/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm
2012
|
2
|
Ông Nguyễn Hoài Chương
|
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1437/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm
2012
|
3
|
Ông Chu Tiến Dũng
|
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công
ty TNHH Phát triển công viên phần mềm Quang Trung, Sở Thông tin - Truyền
thông Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
1437/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm
2012
|
Năm
2013
|
1
|
Ông Nguyễn Văn Lâm
|
Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách,
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
2
|
Bà Nguyễn Thị Hồng Nga
|
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh
viện Truyền máu huyết học, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
3
|
Ông Châu Văn Đính
|
Phó Giám đốc Bệnh viện Chấn thương
chỉnh hình, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
4
|
Bà Trần Thị Thu Liễu
|
Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện
Y học cổ truyền, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
5
|
Ông Nguyễn Tiến Dũng
|
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc
Tân Bình thuộc Tổng Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV
|
x
|
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
6
|
Ông Nguyễn Văn Phụng
|
Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hồ
Chí Minh
|
x
|
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
7
|
Ông Thái Văn Rê
|
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
8
|
Bà Nguyễn Thị Hạnh
|
Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã
thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
94/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
Năm
2014
|
1
|
Ông Đặng Công Luận
|
Nguyên Giám đốc Sở Nội vụ
|
x
|
|
09/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2014
|
2
|
Ông Trần Hữu Tâm
|
Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn xét
nghiệm thành phố
|
x
|
|
09/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2014
|
3
|
Ông Quách Hồng Tuyến
|
Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Xây
dựng
|
|
|
09/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2014
|
4
|
Ông Hoàng Đôn Dũng
|
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kiểm
định xây dựng Sài Gòn thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn - TNHH MTV
|
x
|
|
1850/QĐ-TTg ngày 09/10/2014
|
5
|
Ông Lê Văn Thành
|
Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
Quận 7
|
x
|
|
1850/QĐ-TTg ngày 09/10/2014
|
Năm
2015
|
1
|
Ông Lâm Bằng Phi
|
Trưởng ban Khoa học công nghệ và sản
xuất mẫu, Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công ty trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên Cao su Thống Nhất, Công ty Công nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên
|
x
|
|
467/QĐ-TTg ngày 10/4/2015
|
2
|
Ông Trần Võ Công Nhựt,
|
Phó quản đốc Phân xưởng 2, Công ty
cổ phần In số 7, Tổng Công ty Văn hóa số 7, Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn -
trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
|
x
|
|
467/QĐ-TTg ngày 10/4/2015
|
3
|
Ông Nguyễn Trần Nghĩa
|
Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng nghề Thành
phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh
|
x
|
|
467/QĐ-TTg ngày 10/4/2015
|
PHỤ LỤC 4
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CÔNG CHỨC LÀM
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
(kèm theo Báo cáo số 113/BC-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015)
Tổng SỐ CBCC làm công tác TĐKT các cấp
|
Cấp Thành phố
|
Cấp sở, ngành, quận, huyện, tổng công ty, công ty
|
Cấp xã, phường, thị trấn
|
Tổng số
|
Chuyên trách
|
Kiêm nhiệm
|
Số lượng
|
Nam
|
Nữ
|
Trình độ
|
Năm công tác
|
Số lượng
|
Nam
|
Nữ
|
Trình độ
|
Năm công tác
|
Số lượng
|
Vị trí kiêm nhiệm
|
ĐH trở lên
|
CĐ TC
|
Dưới 05 năm
|
Trên 05 năm
|
ĐH trở lên
|
CĐ, TC
|
Dưới 05 năm
|
Trên 05 năm
|
Văn phòng
|
Thống kê
|
Văn hóa
|
Vị trí khác
|
511
|
189
|
322
|
33
|
18
|
15
|
28
|
5
|
10
|
23
|
156
|
99
|
57
|
133
|
23
|
59
|
97
|
322
|
208
|
56
|
45
|
13
|
PHỤ LỤC 5
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2014
(kèm theo Báo cáo số 113/BC-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015)
Số TT
|
Nội
dung
|
Số
tiền đã trích /đã thu hình thành quỹ TĐKT (triệu đồng)
|
Số
đã sử dụng (triệu đồng)
|
Tổng
số
|
Chi
công tác thi đua
|
Chi
tiền thưởng
|
Chi
mua sắm hiện vật khen thưởng (Bằng, khung, cờ..)
|
Số
tiền
|
Tỷ
lệ % số với tổng số quỹ TĐKT đã sử dụng
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
+
|
(5)
|
(6)=(5)/(4)
|
(7)
|
(8)
|
I
|
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CẤP
THÀNH PHỐ
|
100,000,000,000
|
98,107,112,000
|
1,131,792,435
|
1,15%
|
94,576,690,000
|
2,398,630,050
|
1
|
Nguồn trích từ ngân sách nhà nước
|
100,000,000,000
|
98,107,112,000
|
1,131,792,435
|
1,15%
|
94,576,690,000
|
2,398,630,050
|
2
|
Nguồn thu từ đóng góp của cá nhân, tổ
chức trong nước, nước ngoài cho mục đích thi đua, khen thưởng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|