Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 06/CT-UBND 2017 công tác phòng chống dịch bệnh động vật do tỉnh Hưng Yên

Số hiệu: 06/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Văn Phóng
Ngày ban hành: 01/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-CTUBND

Hưng Yên, ngày 01 tháng 6 năm 2017

 

CHỈ THỊ

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Công tác Thú y trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt. Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm với phương châm “phòng dịch như chống dịch”.

Tuy nhiên, trước diễn biến giá gia súc, gia cầm trên thị trường trong thời gian qua ở mức thấp, người chăn nuôi bị thua lỗ, vì vậy một số người chăn nuôi không chú trọng, tập trung đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin và trong công tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện vẫn còn một số tồn tại.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật nhất là đối với dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh; lập kế hoạch về kinh phí trình UBND tỉnh hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật (vắc xin, công tiêm phòng, hóa chất khử trùng, vật tư tiêm phòng…).

- Tham mưu kịp thời UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác Thú y, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn, bệnh dại chó, mèo, … nhằm hạn chế thấp nhất dịch xảy ra.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ các nguồn kinh phí nhằm triển khai, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

3. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn; chủ động các phương án phòng, chống những bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người.

4. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với Chi cục Thú y tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

5. Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT&TH tỉnh, Báo Hưng Yên và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người dân về nguyên nhân, tác hại, nguy cơ lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó chú trọng công tác tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc và khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi; khuyến khích người chăn nuôi chủ động đầu tư kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi để đảm bảo an toàn dịch bệnh và phát triển chăn nuôi.

7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên cơ sở kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hàng năm. Bố trí đủ nguồn kinh phí dự phòng để phục vụ tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về thú y để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo kế hoạch đã phê duyệt.

- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế), Trạm Thú y và UBND cấp xã tập trung triển khai tốt công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo dịch bệnh, tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở.

- Có chính sách để thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức có hiệu quả việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, quản lý giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.

- Kiên quyết xử lý các vi phạm hành chính về chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ.

- Xây dựng, củng cố mạng lưới thú y cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

8. Các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y

- Chấp hành nghiêm các quy định về chăn nuôi và thú y theo pháp luật hiện hành nhất là trong công tác chủ động tự đầu tư kinh phí tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi.

- Những tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định trong lĩnh vực thú y, làm phát sinh, lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai nghiêm túc Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp)./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phóng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 01/06/2017 đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Hưng Yên ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.121

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.76.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!