BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2598/BGDĐT-TTr
V/v hướng dẫn thanh tra, kiểm tra
tuyển sinh ĐH và tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Các đại học,
học viện, trường đại học;
- Các trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo
giáo viên.
|
Căn cứ Quy chế
tuyển sinh đại học (ĐH) hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng (CĐ) có nhóm ngành
đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 quy
định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT
ngày 18/12/2012 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại
học, trường trung cấp chuyên nghiệp và các văn bản liên quan; Bộ GDĐT hướng dẫn
công tác thanh tra, kiểm tra tuyển sinh ĐH và tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 (gọi chung là Trường) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kịp thời nắm bắt thông tin chính
xác về việc tổ chức tuyển sinh và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của tổ chức,
cá nhân tham gia công tác tuyển sinh.
- Chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát
hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm (nếu có); góp phần đảm bảo cho công
tác tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy chế.
- Phát hiện những bất cập trong các
văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị biện pháp khắc phục, hoàn thiện phương án
tuyển sinh; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.
2. Yêu cầu
- Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo
đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; có trọng
tâm, trọng điểm; không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng tuyển sinh, không làm cản
trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân tham gia công tác tuyển sinh.
- Thành phần tham gia Đoàn thanh tra,
kiểm tra của Trường là cán bộ thuộc Phòng/Ban thanh tra nội bộ, cán bộ thanh
tra chuyên trách hoặc cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ
quản lý, giảng viên cơ hữu có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt; có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan; nắm vững Quy chế tuyển sinh
và các văn bản có liên quan; không có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh,
chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường năm
2017.
II. NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA
Nội dung thanh
tra, kiểm tra thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016. Quy chế thi trung học phổ
thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông
ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017
và Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào
tạo giáo viên hệ chính quy ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
1. Thanh tra, kiểm tra xét tuyển
Đối với các trường sử dụng kết quả kỳ
thi trung học phổ thông quốc gia, sử dụng kết quả học tập ở cấp trung học phổ
thông hoặc các phương thức xét tuyển khác theo Đề án tuyển sinh của Trường, tập trung vào các nội dung sau:
a) Công tác chuẩn bị xét tuyển
- Việc xây dựng và công bố Đề án tuyển
sinh của trường theo quy định: Đối tượng, điều kiện xét tuyển; phương thức xét
tuyển; điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào; quy trình xét
tuyển, lệ phí.
- Các điều kiện đảm bảo cho công tác
xét tuyển: Việc thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban có liên quan về thành phần,
số lượng, tiêu chuẩn cán bộ tham gia; việc ban hành các văn bản hướng dẫn xét
tuyển theo thẩm quyền; việc tự xác định chỉ tiêu và đảm bảo
các điều kiện về xác định chỉ tiêu của trường; việc thực hiện thông báo chỉ
tiêu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ sở vật
chất phục vụ công tác xét tuyển.
b) Công tác xét tuyển
- Việc thực hiện quy định về xét tuyển:
Nội dung, thời gian và hình thức thông báo tuyển sinh; đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên tuyển thẳng, chính sách cử tuyển, dự bị đại học so với
quy định của Quy chế tuyển sinh và Đề án tuyển sinh của
trường; việc cập nhật, công bố thông tin xét tuyển; việc phát, nhận hồ sơ xét
tuyển về thời gian, hình thức, các loại giấy tờ xác nhận về kết quả học tập, diện
ưu tiên, khuyến khích, bảo lưu, thời gian công tác.
- Việc xác định điểm trúng tuyển: Quy
trình xác định điểm trúng tuyển; việc thực hiện quy định nhân hệ số trong xét
tuyển; đối tượng ưu tiên, cử tuyển trong tuyển sinh; công
khai kết quả xét tuyển, tuyển thẳng, danh sách thí sinh trúng tuyển; triệu tập
thí sinh trúng tuyển.
- Việc nhập học và hồ sơ thí sinh
trúng tuyển: Các loại giấy tờ theo quy định bắt buộc và giấy tờ ưu tiên khi thí
sinh nhập học; việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu giấy tờ thí sinh nộp với bản
gốc; việc tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, xử lý thí sinh nhập học muộn; việc kiểm
tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển: việc quy định và tổ chức thu các khoản phí
và lệ phí xét tuyển.
- Việc kiểm tra, giám sát, thực hiện
chỉ đạo của cấp trên, kiến nghị của thanh tra trong công tác tuyển sinh.
- Việc giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo trong quá trình tổ chức xét tuyển (nếu có).
- Việc lưu trữ hồ
sơ tuyển sinh.
2. Thanh tra, kiểm tra thi
Đối với các Trường có tổ chức kỳ thi
tuyển sinh riêng, ngoài các nội dung xét tuyển sau khi có kết quả thi nêu tại mục
1, cần tổ chức thanh tra, kiểm tra một số nội dung cơ bản sau:
a) Công tác chuẩn bị thi
- Việc ban hành các văn bản liên quan
đến công tác tổ chức thi tuyển sinh, văn bản phối hợp với các lực lượng có liên
quan phục vụ kỳ thi; thành phần, tiêu chuẩn của cán bộ tham gia Hội đồng thi và
các ban giúp việc.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác ra
đề, in sao đề thi, coi thi; quy trình thực hiện ra đề, in sao đề thi; việc đảm
bảo an toàn khu vực ra đề thi, khu vực thi: Ngăn cách giữa
khu vực ra đề thi, khu vực thi với các khu vực xung quanh; việc niêm phong các
phòng không sử dụng, vô hiệu hóa thiết bị máy tính, đường
mạng trong khu vực ra đề thi, khu vực thi; kiểm tra các
phòng thi về số lượng bàn ghế, ánh sáng....
- Việc tiếp nhận hồ sơ thí sinh đăng
ký dự thi, các giấy tờ ưu tiên; thực hiện quy định về lập danh sách thí sinh
trong phòng thi, việc đánh số báo danh.
- Việc tổ chức tập huấn, phổ biến quy
chế cho cán bộ coi thi, cán bộ phục vụ kỳ thi.
b) Công tác coi thi
- Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ
của các thành viên thuộc Hội đồng thi, Trưởng Ban coi thi, thành viên Ban coi
thi và các ban liên quan; cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, công an, bảo vệ, thư
ký....
- Việc bố trí, phối hợp giữa các lực
lượng có liên quan trong quá trình coi thi.
- Việc bảo mật đề thi, việc thực hiện
quy trình đánh số báo danh, mở túi đề thi, phát đề thi cho thí sinh, kiểm soát
mã đề các môn trắc nghiệm, niêm phong và thu đề thi thừa.
- Việc thực hiện quy chế thi của thí
sinh.
- Việc tiếp nhận và xử lý các tình huống
phát sinh trong quá trình tổ chức coi thi.
c) Công tác chấm thi
- Việc đảm bảo các quy định về khu vực
chấm thi, phòng chấm thi, khu vực làm phách; kho lưu trữ bài thi, phách, phiếu
chấm; cơ sở vật chất phục vụ công tác chấm thi.
- Thành phần, tiêu chuẩn cán bộ tham
gia Ban chấm thi, Ban thư ký, Ban làm phách và các bộ phận có liên quan; việc tập
huấn cho cán bộ chấm thi, trưởng môn chấm, thư ký chấm thi; việc thực hiện quy
trình của trưởng môn chấm, thư ký chấm, cán bộ làm phách, cán bộ chấm thi.
- Việc thực hiện chấm thi 2 vòng độc
lập ở 2 phòng chấm riêng biệt đối với các môn thi tự luận, việc xử lý kết quả
sau 2 lần chấm; việc thực hiện quy định về chấm thi đối với các môn năng khiếu,
chấm thi môn trắc nghiệm (nếu có), chấm phúc khảo; việc thực hiện quy trình
ghép phách, lên điểm.
- Việc giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
III. TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA
1. Giám đốc đại học, học viện; hiệu
trưởng trường ĐH, trường CĐ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi chung là Hiệu
trưởng) ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra (có thể thành lập một
đoàn có nhiều nhóm hoặc nhiều đoàn tương ứng với từng công đoạn trong quá trình
tuyển sinh). Thời hạn của một cuộc thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức
tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện
nhiệm vụ độc lập với Hội đồng tuyển sinh. Quy trình thanh tra thực hiện theo
quy định tại Điều 22 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; Biên bản
ghi nhớ thực hiện theo Mẫu số 02-TTr, Biên bản thanh tra
thực hiện theo Mẫu số 03-TTr, Báo cáo kết quả thực hiện theo
Mẫu số 04-TTr và Kết luận thực hiện theo Mẫu số 05-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT .
3. Phòng/ban thanh tra, cán bộ thanh
tra chuyên trách có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch, dự thảo quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra; tổ chức tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra thi; theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra; tham mưu việc giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí và các điều kiện đảm bảo
khác thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT.
IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
1. Hiệu trưởng thiết lập đường dây
nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong công tác tuyển
sinh.
2. Gửi kế hoạch, kết luận, báo cáo kết
quả thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh ngay sau khi ban hành về Thanh tra
Bộ GDĐT theo địa chỉ: số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc Fax:
0438683145.
3. Trường hợp có tình huống đột xuất
cần xin ý kiến chỉ đạo hoặc báo cáo nhanh đề nghị liên hệ Thanh tra Bộ GDĐT
theo số: 04.38682136, 0923006757; Fax 04.38693145.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để
báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các bộ, ngành có trường trực thuộc;
- Cục A83, Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, Sở GD&ĐT;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ (để thực hiện);
- Các ĐH, HV, trường ĐH, CĐ (để thực hiện);
- Lưu: VT, TTr.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Mạnh Hùng
|