BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4917/BKHĐT-PTDN
V/v thực hiện nhiệm vụ do Thủ
tướng tướng Chính phủ giao
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước.
|
Ngày 21/02/2017, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 27/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh
tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội
về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước rà soát, tập hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền trước tháng 6 năm 2017 về
các dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi; thực hiện xử lý theo thẩm
quyền, kể cả giải pháp phá sản và hoàn thành xử lý trước tháng 6 năm 2018.
Ngày 05/5/2017, Văn phòng Chính phủ
có Công văn số 4576/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ về việc thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao
liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư của
doanh nghiệp nhà nước.
Tại Công văn số 4576/VPCP-KTTH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
liên quan hoàn thiện Đề án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước, trong đó có đề ra các giải pháp khắc phục, xử lý
các dự án đầu tư đang thực hiện không hiệu quả theo
nguyên tắc và cơ chế thị trường.
Để triển khai thực
hiện thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đề nghị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước khẩn
trương rà soát các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước trên cơ sở một số tiêu chí sau:
- Tăng tổng mức đầu tư so với mức đầu
tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp
hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt;
- Dự án đầu tư dở
dang, chưa đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng
kế hoạch đầu tư;
- Dự án đầu tư đã
đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không
bù đắp được chi phí vận hành; chi phí sản xuất thực tế cao
hơn chi phí sản xuất theo tính toán khi thiết kế dự án
(báo cáo nghiên cứu khả thi); thời gian lỗ thực tế kéo dài
hơn thời gian lỗ kế hoạch.
- Giá thành sản phẩm thực tế cao hơn
giá thành sản phẩm theo tính toán khi thiết kế dự án…
2. Xây dựng báo cáo và thống kê các dự
án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước theo mẫu tại phụ
lục đính kèm công văn này; đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày
25/6/2017.
Đề nghị các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực
hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Cục PTDN.P.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Huy Đông
|
ĐỀ CƯƠNG
BÁO
CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ DẤU HIỆU KHÔNG HIỆU QUẢ CỦA DNNN
(gửi kèm Công văn số: 4917/BKHĐT-PTDN ngày 16/6/2017
của Bộ KH& ĐT)
Phần I.
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN 2016
I. Đánh giá tình hình đầu tư của DNNN
giai đoạn 2000 - 2009
II. Đánh giá tình hình đầu tư của
DNNN giai đoạn 2010 - 2016
III. Đánh giá tình hình đầu tư của
DNNN phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2016
IV. Đánh giá
tình hình đầu tư của DNNN phân theo nhóm A, B, C giai đoạn
2000 - 2016
Phần II.
THỰC TRẠNG ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ DẤU HIỆU KHÔNG HIỆU QUẢ TỪ 2000 ĐẾN 2016
I. Nguyên tắc xác định dự án đầu
tư có dấu hiệu không hiệu quả
Dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu
quả của DNNN là Dự án có một trong những dấu hiệu sau đây:
- Tăng tổng mức
đầu tư so với mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp
hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt;
- Dự án đầu tư dở dang, chưa đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đầu tư;
- Dự án đầu tư đã đi vào hoạt động
nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không bù đắp được chi phí vận hành; chi phí sản xuất thực tế cao hơn chi phí sản
xuất theo tính toán khi thiết kế dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi); thời gian
lỗ thực tế kéo dài hơn thời gian lỗ kế
hoạch.
- Giá thành sản phẩm thực tế cao hơn giá thành sản phẩm theo tính
toán khi thiết kế dự án
II. Thực trạng các dự án có dấu hiệu
đầu tư không hiệu quả
1. Các dự án đang
đưa vào sản xuất, vận hành:
- Quy trình thực hiện dự án
- Phân loại dự án theo nhóm A, B, C;
- Phân loại dự án theo ngành, lĩnh vực;
- Phân loại vốn đầu tư ban đầu theo hình thức huy động vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn khác...);
- Tổng mức đầu
tư được phê duyệt ban đầu và tổng mức đầu tư được phê
duyệt sau cùng…
- Hiện trạng hoạt động: công suất hoạt
động thực tế/công suất thiết kế; chi phí sản xuất thực tế/chi phí sản xuất theo
tính toán; giá thành sản phẩm thực tế/giá thành sản phẩm
theo tính toán; tổng nợ/vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo;
- Khó khăn, vướng mắc khi đưa dự án vào hoạt động và nguyên nhân khó khăn,
vướng mắc.
- Các giải pháp, hành động của chủ đầu
tư để khắc phục (nếu có).
2. Các dự án tạm dừng hoạt động:
- Quy trình thực hiện;
- Phân loại dự án theo nhóm A, B, C;
- Phân loại dự án theo ngành, lĩnh vực;
- Phân loại vốn đầu tư ban đầu theo
hình thức huy động vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn khác...);
- Tổng mức đầu
tư được phê duyệt ban đầu và tổng mức
đầu tư được phê duyệt sau cùng...
- Nguyên nhân tạm dừng hoạt động;
- Các giải pháp, hành động của chủ đầu
tư để khắc phục (nếu có).
3. Các dự án dở dang, chưa hoàn thiện
đầu tư:
- Quy trình thực hiện;
- Phân loại dự án theo nhóm A, B, C;
- Phân loại dự án theo ngành, lĩnh vực;
- Phân loại vốn đầu tư ban đầu theo
hình thức huy động vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn khác...);
- Tổng mức đầu
tư được phê duyệt ban đầu và tổng mức
đầu tư được phê duyệt sau cùng...
- Hiện trạng đầu tư: Đã đầu tư đến
giai đoạn nào, các thủ tục tương ứng là gì. Tiến độ triển khai đầu tư trong thực
tế đến đâu.
- Các giải pháp,
hành động của chủ đầu tư để khắc phục
(nếu có).
Phần III:
KIẾN NGHỊ BIỆN
PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÔNG HIỆU QUẢ
1. Quan điểm xử lý:
- Kiên quyết xử lý các DNNN thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả hoặc có dấu hiệu đầu
tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường
- Xử lý các dự án đầu tư không hiệu
quả phải đảm bảo thu hồi tối đa vốn nhà nước đã đầu tư vào
dự án.
- Thống nhất quan điểm nhà nước không dùng tiền ngân sách để bù lỗ, hỗ trợ cho các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, đầu tư
không hiệu quả.
- Xem xét, làm rõ trách nhiệm của các
tổ chức đơn vị, cá nhân liên quan đến việc để xảy ra tình
trạng thua lỗ, kém hiệu quả, có dấu hiệu không hiệu quả ở các DNNN để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
2. Xử lý tài chính và hoạt động sản
xuất, kinh doanh, quản trị của các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả
- Nghiên cứu phương án điều chỉnh lãi
suất tiền vay, tái cơ cấu các khoản nợ; Nghiên cứu phương án kêu gọi nhà đầu tư
mới để hợp tác đầu tư/góp vốn bổ sung
để tiếp tục cấp vốn đầu tư cho dự án.
- Nghiên cứu phương án bán dự án/chuyển nhượng vốn/thoái vốn/đấu giá/cho phá sản;
- Nghiên cứu phương án cho thuê tài
chính/bán tài sản;
- Nghiên cứu thực hiện các giải pháp
quản trị doanh nghiệp.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát
- Xây dựng chương trình, kế hoạch
giám sát hàng năm đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thuộc
quyền quản lý.
- Xây dựng mẫu, biểu báo cáo về tình
hình đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước định kỳ hàng năm/bán niên để công bố
công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước và xã hội giám sát
hoạt động đầu tư.