ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 113/QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày
11 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ, KHAI THÁC CÁC TUYẾN, ĐIỂM THAM
QUAN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT (PHAN THIẾT CITY TOUR) GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày
19/6/2017;
Căn cứ Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số
06-NQ/TU ngày 24/10/2021của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận về phát triển
du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số
2770/KH-UBND ngày 29/7/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2030 tại tỉnh Bình Thuận;
Căn cứ Quyết định số
560/QĐ-UBND ngày 04/3/2021 của UBND tỉnh Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề
án quản lý, đầu tư, khai thác các tuyến, điểm tham quan du lịch trên địa bàn
thành phố Phan Thiết (City tour) giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1929/TTr-SVHTTDL ngày 30/7/2021 và
Công văn số 2888/SVHTTDL-QLDL ngày 23/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án quản lý, đầu tư,
khai thác các tuyến, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Phan Thiết
(Phan Thiết City tour) giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành, địa phương liên quan và UBND thành phố Phan Thiết tổ chức
triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết, Thủ trưởng các sở, ngành,
đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Báo Bình Thuận, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- Lưu: VT, KGVXNV. Hương
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh
|
ĐỀ ÁN
QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ, KHAI THÁC CÁC TUYẾN, ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT (PHAN THIẾT CITY TOUR) GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch
UBND dân tỉnh)
I. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU
1. Quan điểm của Đề án
- Đề án Phan Thiết City tour phải
phù hợp với quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, du lịch
của quốc gia, tỉnh Bình Thuận và thành phố Phan Thiết.
- Xây dựng Đề án Phan Thiết
City tour theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát
triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, hình thành các sản phẩm
du lịch đặc thù của địa phương; phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường;
bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; kết hợp hài hòa với các
lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng
cuộc sống của người dân.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động
mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế
của tỉnh về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của tỉnh.
2. Mục tiêu Đề án
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển đa dạng các loại
hình, sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của du
khách góp phần tăng trưởng lượng khách, tăng doanh thu từ du lịch, nâng cao
năng lực cạnh tranh, thúc đẩy du lịch Bình Thuận phát triển trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh.
- Tiếp tục bảo tồn, phát huy
các giá trị tài nguyên du lịch; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và khai thác
du lịch tại các điểm tham quan; thu hút nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển
các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn phục vụ du khách.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Quản lý, khai thác, phát huy
có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Tăng cường công
tác bảo tồn, đầu tư nâng cấp, xây dựng các điểm tham quan, di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Phan Thiết phục vụ tốt nhu cầu tham quan
của du khách.
- Các tuyến, điểm tham quan du
lịch đưa vào khai thác phục vụ du khách theo Đề án Phan Thiết City tour giai đoạn
2021 - 2025 phải đảm bảo các tiêu chí “có sự quản lý, khai thác du lịch hiệu quả;
có giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan đẹp; đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh
trật tự, an toàn du khách; có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn; có thuyết minh phục vụ
du khách”.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tại
các điểm tham quan du lịch thông qua công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân
lực quản lý, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Nâng cao hiệu quả công
tác quản lý các điểm tham quan du lịch, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước,
tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và có sự phân công, phân cấp
trách nhiệm quản lý cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ.
- Nâng cao hiệu quả công tác
xúc tiến quảng bá du lịch thông qua giới thiệu các hình ảnh điểm đến, các sản
phẩm du lịch mới, hấp dẫn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số trong quản
lý, khai thác tuyến điểm tham quan và cung cấp thông tin hỗ trợ du khách.
- Đến năm 2022, hình thành một
số tuyến, điểm tham quan đặc trưng, hấp dẫn và có chất lượng để khai thác phục
vụ du khách, cụ thể các tuyến, điểm tham quan theo Đề án phải đáp ứng yêu cầu
phục vụ du lịch như có cảnh quan đẹp, sạch sẽ, an ninh, an toàn, cơ sở hạ tầng
tốt, chất lượng dịch vụ tốt, có quy trình đón tiếp, phục vụ thuyết minh,… Bên cạnh
đó đầu tư, khai thác và đưa vào hoạt động các dịch vụ bổ trợ như: Hệ thống
phương tiện vận chuyển khách du lịch (xe buýt, xe điện, xích lô, xe đạp,…), các
cơ sở ăn uống, mua sắm (siêu thị, cửa hàng tiện ích), khu vui chơi giải trí, cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, các trung tâm thông
tin hỗ trợ du khách, các ứng dụng công nghệ du lịch thông minh,…
- Giai đoạn 2023 - 2025, tiếp tục
đẩy mạnh đầu tư, khai thác các tuyến, điểm tham quan mới, sản phẩm du lịch mới
phục vụ du khách; hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du khách
và tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các dịch vụ bổ trợ khác (khu mua sắm, giải
trí về đêm, bến du thuyền…).
II. ĐÁNH GIÁ
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
1. Đánh
giá tiềm năng, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội thành phố Phan Thiết
Phan Thiết là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm
trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), trung tâm hành chính
thành phố Phan Thiết cách trung tâm hành chính thành phố Hồ Chí Minh 183 km về
hướng đông bắc. Phan Thiết là đô thị duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc khu vực
Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, Phan Thiết sẽ
là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải
dài 57,40 km.
Phan Thiết có địa hình tương đối
bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông.
Có 3 dạng địa hình chính: Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty, vùng cồn cát, bãi cát
ven biển; địa hình tương đối cao, vùng đất mặn ở các phường: Thanh Hải, Phú Thủy,
Phú Trinh và Phong Nẫm.
Thành phố Phan Thiết nằm trong
vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không
có sương muối, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 °C đến 27 °C. Độ ẩm tương đối
trung bình hàng năm từ 78-80,7%.
Trong những năm qua, thành phố
Phan Thiết đã có những sự chuyển mình khá rõ nét, các dự án đầu tư có quy mô lần
lượt được hình thành, các công trình kiến trúc đẹp, hạ tầng giao thông đã được
quy hoạch đồng bộ và mở rộng thông thoáng hơn, các công viên, công trình đô thị
được xây dựng khang trang mang lại nhiều không gian xanh sạch và mỹ quan hơn,
các hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch diễn ra khá sôi động. Bên
cạnh sự phát triển theo hướng đô thị hóa, thành phố Phan Thiết vẫn giữ được các
giá trị văn hóa truyền thống khá độc đáo, các di tích văn hóa lịch sử lâu đời vẫn
còn được giữ nguyên giá trị, các hoạt động văn hóa lễ hội, tín ngưỡng vẫn được
duy trì, người dân vẫn giữ nét chân chất, hiền hòa và mến khách.
Ẩm thực Phan Thiết luôn nổi tiếng
với các loại hải sản tươi ngon bổ dưỡng, bên cạnh đó còn có các món ăn dân dã
mang đậm hương vị miền biển như cá nục kho, bánh canh chả cá, bánh xèo, bánh
căn, mì quãng,… là những món ăn rất đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có được.
2. Đánh
giá tài nguyên du lịch
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Ven biển Phan Thiết có nhiều
bãi biển có cảnh quan đẹp: Đồi Dương - Thương Chánh, bãi biển Đá Ông Địa, Hàm
Tiến, Mũi Né (Hòn Rơm, Long Sơn, Suối Nước), đồi dương Tiến Thành, Hố Cụt, sông
Cà Ty,...; cảnh quan thu hút nhiều du khách như: Đồi cát bay, làng chài Mũi Né,
Suối Tiên, lầu ông Hoàng, hòn Lao...
2.2. Tài nguyên nhân văn
Các di tích lịch sử - văn hóa
kiến trúc cổ: Chùa Bà Đức Sanh - Đình làng Đức Thắng (Đức Thắng), Đình làng Đức
Nghĩa (Đức Nghĩa), Đình Tú Luông (Đức Long), Chùa Ông (Đức Nghĩa), Chùa Phật
Quang (Hưng Long), Thanh Minh tự (Phú Thủy); tín ngưỡng dân gian Vạn Thủy Tú (Đức
Thắng).
Danh lam thắng cảnh Lầu Ông
Hoàng (Phú Hài), thắng cảnh lịch sử truyền thống cách mạng kháng chiến của nhân
dân Bình Thuận: Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, trường Dục Thanh -
Phan Thiết; bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa về kiến trúc cổ người Chăm:
Tháp Pô Sah Inư (Phú Hài).
Các lễ hội truyền thống: Nghinh
Ông, cầu ngư, trung thu, Katê,… và các làng nghề truyền thống sản xuất các sản
phẩm độc đáo của dân tộc Chăm (lễ hội cầu ngư ở Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định
số 4614/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Bên cạnh đó, Phan Thiết còn có
những sản phẩm đặc trưng đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận như:
Thương hiệu nước mắm đầu tiên tại Viêt Nam, đồi cát bay Mũi Né, lễ hội
nghinh Ông Quan thánh Đế Quân, rồng xanh dài nhất,…
3. Hiện
trạng phát triển du lịch thành phố Phan Thiết
3.1. Thu hút đầu tư phát triển
du lịch
Trong những năm qua, Phan Thiết
tập trung thu hút đầu tư, khai thác tối đa tài nguyên du lịch biển ở khu vực
Hàm Tiến - Mũi Né, Tiến Thành. Tính đến hiện nay (15/6/2021), lũy kế trên địa
bàn thành phố Phan Thiết có 196 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích
đất cấp 2.618,66 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư 37.840,54 tỷ đồng; trong đó có
11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.278 tỷ đồng. Số dự
án đi vào hoạt động là 131.
Các dự án đầu tư kinh doanh du
lịch chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dã ngoại, du lịch kết hợp chơi
golf, lướt ván diều, lướt ván buồm và chăm sóc sức khỏe. Công tác rà soát, kiểm
tra việc quản lý, sử dụng đất, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai và tiến
độ triển khai các dự án đầu tư được tiến hành thường xuyên, tạo điều kiện cho
các dự án triển khai đồng bộ.
3.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật
chất, kỹ thuật phục vụ du lịch
3.2.1 Đầu tư kết cấu hạ tầng phục
vụ du lịch.
- Dự án Cảng hàng không Phan
Thiết: Hiện nay, UBND tỉnh đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn
thuộc Bộ Quốc phòng và nhà đầu tư hạng mục hàng không dân dụng sớm hoàn tất thủ
tục đầu tư để triển khai dự án.
- Tuyến đường bộ cao tốc Bắc -
Nam đoạn qua địa bàn tỉnh: Các ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đã
cơ bản hoàn tất thủ tục đầu tư và đang triển khai thi công đoạn Vĩnh Hảo - Phan
Thiết (100,8km) và Phan Thiết - Dầu Giây (47,5km/99km). Dự kiến cuối năm 2022
hoàn thành, đưa vào sử dụng.
- Đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng
tuyến đường ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú; ĐT.716 đoạn Km7+570 - Km10+354,57 (từ
Phan Thiết đi Mũi Né); đường Hùng Vương; nâng cấp đường từ cầu Hùng Vương đến
đường ĐT.706B; đường Lê Duẩn (đoạn từ Trường Chinh đến Trần Hưng Đạo). Đã hoàn
thành việc mở rộng đường từ Đá Ông Địa đến Khu du lịch Hoàng Ngọc và đang chuẩn
bị đầu tư đoạn tiếp theo từ Khu du lịch Hoàng Ngọc ra Mũi Né.
- Hoàn tất thủ tục đầu tư và
triển khai thi công công trình làm mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan
Thiết - Kê Gà và nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện từ ngày
25/11/2020.
- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật
chất các bến xe trên địa bàn tỉnh, từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng dịch
vụ tại các bến xe.
- Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
tuyến đường xuống biển bên cạnh cơ sở du lịch Bảo Việt.
- Đề án “Nghiên cứu đánh giá thực
trạng xói bồi, dự báo xu thế và đề xuất giải pháp tổng thể chống xói lở, khôi
phục bãi cho cung bờ Mũi Né, đá Ông Địa”: Hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu thực
hiện theo đúng quy định.
- Dự án sửa chữa, nâng cấp kè bảo
vệ bờ biển Đồi Dương - Thương Chánh hiện đang được thực hiện các thủ tục có
liên quan. Dự án sẽ tăng cường khả năng chống sóng, chắn cát đảm bảo sự ổn định
công trình, tạo thuận lợi cho việc vui chơi, tắm biển của người dân địa phương
cũng như khách du lịch; chống xói lở, bảo vệ bờ biển, góp phần cải tạo cảnh
quan du lịch, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Một số dự án đang triển khai
như: Nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận; mở rộng đường từ
đá Ông Địa đến Khu du lịch Hoàng Ngọc; đường vào sân bay Phan Thiết; đường từ cầu
Hùng Vương đến đường ĐT.706B,…
- Mạng lưới điện cao thế, trung
thế đã phủ khắp các khu du lịch Phan Thiết. Hoàn thiện hệ thống đường điện chiếu
sáng hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố Phan Thiết.
- Các công trình cung cấp nước
sạch được đầu tư xây mới và nâng cấp như: Hệ thống cấp nước khu vực Lầu Ông
Hoàng, Hàm Tiến - Mũi Né - Hòn Rơm.
- Hệ thống thoát nước và vệ
sinh môi trường từng bước được đầu tư như: Dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác
thành phố Phan Thiết tại xã Tiến Thành và xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, hệ thống
thoát nước phía đông đường 706B.
- Tiếp tục đầu tư hệ thống kè
chống lũ gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty; khu neo đậu tránh bão cho tàu
cá Phú Hải, dự án nâng cấp Cảng cá Phan Thiết nhằm đưa Cảng vận tải Phan Thiết
đi vào hoạt động ổn định, thực hiện niêm yết công khai giá dịch vụ thu tại cảng,
sắp xếp thời gian, quy trình tiếp nhận các tàu cập cảng để đón trả khách và
hàng hóa tạo thuận lợi hơn cho hoạt động du lịch.
3.2.2 Đầu tư thiết chế văn hóa,
thể thao phục vụ du lịch.
- Đã hoàn thành việc sửa chữa,
cải tạo nhà làm việc Khu di tích lịch sử Vạn Thủy Tú. Đầu tư tôn tạo, chỉnh
trang di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím di tích lịch sử cách mạng Dốc Ông
Bằng.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng Bảo
tàng tỉnh, điểm du lịch văn hóa lầu Ông Hoàng, cổng chào khu du lịch quốc gia
Mũi Né.
- Mở rộng quy mô tổ chức các lễ
hội truyền thống như: Katê, cầu Ngư, nghinh Ông, trung thu, đua thuyền trên
sông Cà Ty,..
- Tiếp tục đăng cai tổ chức các
giải thi đấu thể dục, thể thao cấp quốc tế, quốc gia và khu vực tại tỉnh.
- Căn cứ Quyết định số
1652/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 và Quyết định số 2733/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành
trung tâm Du lịch - Thể thao biển mang tầm quốc gia, hiện nay trên địa bàn
thành phố Phan Thiết quy hoạch xây dựng 07 bến du thuyền ở các khu du lịch nhằm
xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch
- thể thao biển độc đáo, hiện đại.
- Tiếp tục tập trung đầu tư
trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, khôi phục các làng nghề truyền
thống, chỉnh trang hoàn thiện các điểm du lịch thành các điểm tham quan du lịch,
gắn với đầu tư hạ tầng, dịch vụ phục vụ khách tham quan.
3.3. Thực trạng phát triển các
loại hình du lịch
3.3.1. Loại hình du lịch dựa
vào tài nguyên du lịch tự nhiên
- Loại hình du lịch nghỉ dưỡng
biển.
Thành phố Phan Thiết đã thu hút
mạnh các dự án đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch ở ven biển nhất là khu vực Hàm
Tiến, Mũi Né, Tiến Thành và nhanh chóng trở thành khu du lịch trọng điểm của quốc
gia với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển. Số lượng khách sạn nghỉ dưỡng biển
(resort) được đầu tư ngày càng nhiều với quy mô, thiết kế kiến trúc đa dạng (loại
hình resort chiếm trên 80% so với cả tỉnh). Tính đến hiện nay, thành phố Phan
Thiết có 96 resorts với 6.851 phòng, đang hoạt động kinh doanh, trong đó 39
resorts được xếp hạng từ 3-5 sao;
- Loại hình du lịch nghỉ dưỡng
kết hợp chơi thể thao
Thành phố Phan Thiết đã tận dụng
lợi thế về bãi biển, đồi cát, khí hậu, gió và nắng nhiều, ít mưa bão,… để phát
triển các sản phẩm du lịch được du khách yêu thích là nghỉ dưỡng kết hợp chơi
thể thao: Lướt ván buồm, lướt ván diều, dù lượn, golf, thể thao trên cát,… Các
sản phẩm này đã thu hút mạnh du khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc
tế đến tỉnh.
3.3.2. Loại hình du lịch dựa
vào tài nguyên du lịch văn hóa
- Loại hình du lịch tham quan
di tích lịch sử - văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc Chăm ở Bình Thuận được
quan tâm khai thác đối với các điểm nhóm đền tháp Pô Sah Inư, Bảo tàng tỉnh.
Tham quan khu di tích Dục Thanh kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu thân thế, cuộc đời
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Loại hình du lịch tham quan
danh lam thắng cảnh kết hợp với du lịch tâm linh, tín ngưỡng
- Thông qua các lễ hội truyền thống
của tỉnh như: Trung thu, nghinh Ông Phan Thiết, cầu Ngư, Katê tại di tích tháp
Pô Sah Inư,... được tổ chức với qui mô ngày càng mở rộng và nội dung chương
trình khá phong phú.
3.3.3. Loại hình du lịch khác
- Loại hình du lịch tham quan
dã ngoại
Các điểm du lịch dã ngoại ở các
khu du lịch ven biển như Hòn Rơm - Mũi Né, Long Sơn - Suối Nước, Đồi Dương -
Thương Chánh (Phan Thiết), Suối Tiên, đồi Cát bay...
- Loại hình du lịch chăm sóc sức
khỏe và nghỉ dưỡng (điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp tập trung vào dịch vụ spa và
các hoạt động nghỉ dưỡng).
- Loại hình du lịch hội nghị -
hội thảo (Mice)
3.4. Đánh giá thực trạng sản phẩm,
dịch vụ du lịch thành phố Phan Thiết
3.4.1. Lưu trú du lịch
Các cơ sở lưu trú du lịch phát
triển khá nhanh, hiện thành phố Phan Thiết có 318 cơ sở lưu trú đang hoạt động
kinh doanh, với 11.550 phòng. Ngoài ra còn có 315 biệt thự du lịch và 557 căn hộ
du lịch. Các cơ sở lưu trú đều có sự đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị,
quan tâm công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên phục vụ,
nâng cao chất lượng phục vụ du khách, giữ được uy tín, thương hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
có sự chênh lệnh về quy mô, chất lượng giữa các cơ sở lưu trú du lịch tại các
khu vực, địa bàn trọng điểm du lịch. Một số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch
quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, chất lượng phục vụ
còn yếu, chưa quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
ngoại ngữ cho đội ngũ lao động.
3.4.2. Dịch vụ lữ hành, hướng dẫn
du lịch
- Hoạt động lữ hành:
Hoạt động kinh doanh lữ hành diễn
ra tập trung chủ yếu tại khu vực Hàm Tiến - Mũi Né, đáp ứng phần lớn nhu cầu
khách du lịch. Hiện có 60 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 07
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 23 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 30
chi nhánh văn phòng đại diện, đại lý lữ hành,….
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ lữ
hành nhìn chung chưa thật sự tốt. Các hộ kinh doanh đại lý lữ hành nhỏ, lẻ, các
văn phòng giao dịch của các công ty lữ hành ngoài tỉnh có trang thiết bị phục vụ
đơn giản, chỉ có từ 1 đến 2 nhân viên giao dịch nhận và bán tour.
- Hướng dẫn viên, hướng dẫn
viên du lịch tại điểm:
Hiện tại, lực lượng hướng dẫn
viên du lịch ở tỉnh còn đang hoạt động là 59 người, trong đó có 27 hướng dẫn
viên quốc tế và 32 hướng dẫn viên nội địa. Đội ngũ thuyết minh viên đang làm việc
tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh khoảng 60 người. Đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch đảm bảo được yêu cầu về chuyên môn và tính chuyên nghiệp trong
công tác hướng dẫn, thuyết minh cho khách. Đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch
tại điểm đang làm việc tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đều đã qua lớp
tập huấn về nghiệp vụ, hoạt động thuyết minh trong phạm vi nhất định và chịu sự
quản lý của ban quản lý khu, điểm du lịch nơi đang công tác nên cũng đảm bảo được
tính ổn định trong hoạt động, chất lượng thuyết minh từng bước được nâng cao và
có tính chuyên nghiệp hơn.
Đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng
ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng về các thị trường
khách quốc tế như Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,… nên hoạt động
hướng dẫn, thuyết minh cũng bị hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách.
3.4.3. Dịch vụ vận chuyển khách
du lịch
Mạng lưới xe buýt, xe taxi ngày
càng được mở rộng; dịch vụ vận chuyển du khách đường sắt tiếp tục được cải thiện
về chất lượng dịch vụ, duy trì tuyến đường sắt Phan Thiết - Sài Gòn; các phương
tiện vận chuyển khách phục vụ tuyến cố định Phan Thiết - Sài Gòn, Phan Thiết -
Đà Lạt, Phan Thiết - Nha Trang,… khá đa dạng và thường xuyên được nâng cấp chất
lượng phương tiện.
Tuy nhiên các điểm đón, trả
khách còn chưa được đồng bộ, thiếu các bãi đậu xe trong nội thành, cũng như tại
các khu du lịch trên địa bàn thành phố.
Đối với các phương tiện vận
chuyển khách tham quan các tuyến nội thành Phan Thiết còn hạn chế về số lượng,
chất lượng, chưa đa dạng về phương tiện vận chuyển, chưa cơ động trong di chuyển
các tuyến đường nhỏ.
3.4.4. Dịch vụ thể thao, vui
chơi giải trí.
Tập trung chủ yếu khu vực ven
biển Hàm Tiến, Mũi Né bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của du khách quốc tế,
góp phần đa dạng sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ
vui chơi giải trí chưa đa dạng, hấp dẫn, chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của
du khách. Nhiều cơ sở kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí như mô tô nước,
lướt ván buồm, lướt ván diều, mô tô vượt địa hình,... với quy mô còn nhỏ, mức độ
đầu tư chưa cao, tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch chưa thực sự
chuyên nghiệp.
3.4.5. Dịch vụ ăn uống, mua sắm,
y tế
Các cơ sở mua sắm, ăn uống tập
trung tại các khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm như: Hàm Tiến, Mũi Né, Tiến
Thành, nội thành thành phố Phan Thiết và các các tuyến đường chính dẫn đến các
khu, điểm du lịch, nhà ga, bến tàu, bến xe,... Các cơ sở kinh doanh ăn uống phục
vụ khách du lịch đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh an
toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh.
Các cơ sở mua sắm tại Hàm Tiến,
Mũi Né chủ yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch người nước ngoài, hầu
hết hàng hóa ở các cơ sở mua sắm là các mặt hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ,
trang sức, dược phẩm, quần áo may sẵn,… Các cơ sở kinh doanh mặt hàng đặc sản của
địa phương như: Thanh long, nước mắm, hải sản khô, mực, cá,... tập trung nhiều
trên các tuyến đường Nguyễn Thông, tuyến Quốc lộ 1A (đoạn từ vòng xoay Suối Cát
đến ngã 2 thuộc xã Hàm Hàm Mỹ - huyện Hàm Thuận Nam), khu vực chợ Phan Thiết,…
các cơ sở Coop Mart Phan Thiết, Lotte Mart Phan Thiết, chợ Phan Thiết là các điểm
tham quan mua sắm có quy mô đáp ứng tốt nhu cầu du khách, bên cạnh đó hiện nay
trên địa bàn Phan Thiết còn có nhiều trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích khá
đa dạng.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
khác phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của du
khách. Các dịch vụ này cũng cơ bản đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh
doanh buôn bán mặt hàng hải đặc sản cạnh tranh không lành mạnh, vẫn còn tình trạng
chi tiền hoa hồng cho các tài xế và hướng dẫn viên du lịch để được đưa khách
vào cơ sở của mình dẫn đến tình trạng đánh mất chất lượng hàng hóa, dịch vụ,
gây ảnh hưởng đến lòng tin của du khách và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín,
thương hiệu du lịch Bình Thuận. Các cơ sở ăn uống, mua sắm chưa nhận thức được
lợi ích và giá trị mang lại trong việc đăng ký cấp biển hiệu cơ sở đạt chuẩn
kinh doanh phục vụ khách du lịch.
3.5. Đánh giá chung
3.5.1. Mặt được
Nhìn chung các các hoạt động du
lịch trên địa bàn thành phố Phan Thiết nhờ có cảnh quan đẹp, tài nguyên du lịch
khá phong phú và đặc sắc nên có tiềm năng lớn để khai thác và phát triển trong
tương lai. Công tác triển khai các nghị quyết, kế hoạch, đề án về phát triển du
lịch của các sở, ngành, địa phương trong thời gian qua đã đạt được một số kết
quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện một cách đồng
bộ, tập trung hơn cho việc phát triển các các hoạt động du lịch. Nguồn nhân lực
du lịch được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ năng đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Việc tu bổ,
tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích
cực, nhất là các di tích được xếp hạng cấp quốc gia, góp phần giáo dục truyền
thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ, Nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ, đồng thời giới thiệu những giá trị nhân văn trong các di tích đến
với du khách trong nước và quốc tế, góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch, thu
hút ngày càng đông du khách và tạo điều kiện tốt cho du khách tiếp cận lịch sử,
văn hóa và con người Bình Thuận, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh.
3.5.2. Khó khăn
- Nhận thức về vai trò, vị trí
của các hoạt động du lịch ở một số ngành, địa phương và người dân chưa đầy đủ,
chưa tạo được sự đồng thuận cao, nhất là trong giải quyết các vấn đề có liên
quan để phát triển xây dựng các điểm tham quan du lịch. Cụ thể là chưa xây dựng
được mô hình tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động du lịch tại các điểm tham
quan. Việc khai thác, phát triển các điểm tham quan (từ trùng tu, nâng cấp cơ sở
vật chất, tổ chức quản lý, quảng bá điểm đến) gặp nhiều khó khăn, không đưa ra
được một sản phẩm du lịch cụ thể để phục vụ du khách.
- Kinh phí dành cho công tác bảo
quản, tu bổ, tôn tạo di tích từ chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình
chống xuống cấp di tích của tỉnh có hạn, nên chủ yếu ưu tiên cho những di tích
xuống cấp nghiêm trọng; việc phân bổ kinh phí còn dàn trải nên thời gian bảo quản,
tu bổ, tôn tạo di tích thường kéo dài. Mặt khác, vẫn còn các di tích cấp tỉnh
chưa xếp hạng chưa được quan tâm đúng mức; ý thức của Nhân dân và du khách còn
xem nhẹ hoặc không quan tâm đến nhiệm vụ gìn giữ, bảo tồn là nguyên nhân làm
cho các di tích mau xuống cấp. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, tôn tạo
các di tích lịch sử văn hóa chưa phát huy hiệu quả, chưa tạo được các điểm tham
quan hấp dẫn.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
chưa đồng bộ, chưa huy động được các nguồn vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng; hầu
hết các điểm tham quan thiếu bãi đậu xe, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, dịch
vụ giải khát, quà lưu niệm và các dịch vụ kèm theo khác của điểm tham quan,…
Công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch của các điểm đến này còn nhiều hạn
chế, thiếu sự quản lý để tài nguyên du lịch ngày càng xuống cấp. Công tác đảm bảo
trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường chưa được kiểm soát tốt, nhiều điểm
đến vẫn còn xảy ra tình trạng chèo kéo, trộm cắp, cướp giật tài sản của du
khách.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở các cấp chưa đáp ứng về số lượng và chất
lượng. Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp và tâm huyết
với nghề. Công tác xúc tiến du lịch chưa gắn liền với quản lý chuyên ngành,
chưa được đầu tư nghiên cứu bài bản về xu hướng thị trường.
3.6. Đánh giá tác động của dịch
COVID-19 đến hoạt động du lịch
Tư cuối năm 2019 đến nay, dịch
COVID-19 đã tác động tiêu cực tới ngành du lịch trên thế giới, cũng như tại Việt
Nam trong đó có Bình Thuận với sự sụt giảm mạnh về lượng khách lẫn doanh thu và
còn ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế khác. Điều này dẫn đến nguồn lao động du
lịch bị ảnh hưởng theo, doanh nghiệp du lịch cắt giảm lao động, cho nghỉ không
lương hoặc tạm đóng cửa làm cho tình trạng lao động thất nghiệp tăng cao. Ước
tính trong năm 2020 ngành du lịch Bình Thuận bị thiệt hại do dịch COVID-19 khoảng
trên 8.000 tỷ đồng. Đây chỉ là số liệu ước tính sơ bộ về thiệt hại trực tiếp việc
sụt giảm lượng khách du lịch đến tỉnh, chưa tính các thiệt hại gián tiếp.
Trong năm 2021, toàn tỉnh ước
đón khoảng 2.100.000 lượt khách (đạt 42% Kế hoạch, giảm 35% so với cùng kỳ
2020), trong đó, khách du lịch quốc tế khoảng 30.000 lượt khách (đạt 12,1% kế
hoạch, giảm 83% so với cùng kỳ 2020), khách nội địa 2.070.000 lượt khách (đạt
45.9% kế hoạch, giảm 34% so với cùng kỳ 2020). Doanh thu từ hoạt động du lịch
khoảng 6.200 tỷ đồng, đạt 49,2% kế hoạch, giảm 34% so với cùng kỳ 2020.
Hiện nay các cơ sở du lịch, dịch
vụ du lịch đang chịu áp lực từ nhiều phía, đó là chi phí giữ người lao động để
duy trì cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống; chi phí quản lý; trợ cấp tài chính
cho nhân viên phải nghỉ việc; chi phí cho phòng, chống dịch COVID-19; lãi suất
vay ngân hàng; chi phí thuế đất, mặt bằng, điện, nước và đặc biệt là các khoản
phí thường niên theo quy định hiện hành của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, y tế,
công đoàn... do đó, các cơ sở gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nợ thuế tồn
động, khả năng thanh toán chậm. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
trong giai đoạn tập trung công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng gặp rất nhiều
khó khăn. Hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh hầu như ngưng hoạt động
từ tháng 2/2020. Hiện nay đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp lữ hành xin
rút giấy phép hoạt động, rút tiền ký quỹ từ ngân hàng để ổn định cuộc sống tạm
thời. Tại các điểm tham quan du lịch cũng đã thực hiện việc đóng cửa ngay khi dịch
bùng phát, sau đó được mở cửa đón khách với việc thực hiện phòng, chống dịch,
tuy nhiên không có khách tham quan nên cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn vừa
cố gắng trả lương một phần cho nhân viên, vừa phải duy trì, bảo dưỡng cảnh
quan.
Qua tình hình thực tế hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh trong năm 2021, đa số các cơ sở kinh doanh đã đóng cửa,
ngừng đón khách du lịch. Một vài cơ sở lưu trú đã bắt đầu nhận khách trở lại
sau khi đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định kế hoạch đón khách của
các đơn vị. Đến nay có khoảng hơn 20 cơ sở lưu trú đã bắt đầu đón khách trở lại.
Đồng thời, một số cơ sở cố gắng sửa chữa cải tạo cảnh quan, đầu tư nâng cấp
trang thiết bị, duy trì hoạt động để phục vụ khách hiện có và tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Tất cả đều thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống
dịch COVID-19.
Trong tương lai, xu hướng đi du
lịch của du khách sau dịch COVID-19 là đi theo nhóm nhỏ (mang tính chất bạn bè,
gia đình và sử dụng xe 4-7 chỗ ngồi). Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn
cho các hoạt động du lịch trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19 bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú
du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo đó,
triển khai thẩm định và gắn nhãn an toàn đối với các cơ sở kinh doanh du lịch,
dịch vụ du lịch trên địa bàn đạt tiêu chuẩn an toàn. Qua thực tế cho thấy, việc
gắn nhãn an toàn nói trên mang lại hiệu ứng rất tốt từ du khách và được các
công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh ủng hộ.
III. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nhiệm
vụ
- Xây dựng, phát triển, hình
thành các tuyến, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Phan Thiết một
cách đồng bộ, có giá trị và thật sự hấp dẫn đối với du khách. Từng bước nâng
cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặc biệt chú trọng khai
thác và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên đẹp.
- Chú trọng nâng cao chất lượng
dịch vụ, tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các
tuyến, điểm tham quan du lịch trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng
cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ quản lý và hướng dẫn viên du lịch tại
điểm.
- Tăng cường công tác xúc tiến,
quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, các chương trình tham quan du lịch.
- Bảo vệ tài nguyên, tăng cường
công tác bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch,
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Đảm bảo môi trường du lịch
an ninh trật tự, an toàn cho du khách, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch tại
các tuyến, điểm tham quan du lịch.
2. Các
nhóm giải pháp cụ thể
2.1. Nhóm giải pháp về chính
sách đầu tư phát triển đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch
- Nghiên cứu chính sách thu hút
đầu tư phát triển loại hình du lịch tham quan thành phố Phan Thiết, xây dựng cơ
chế quản lý, phối hợp, phân cấp quản lý chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng; có phương thức
quản lý, vận hành các hoạt động du lịch tham quan thành phố phù hợp, hiệu quả.
- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ,
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhằm thu hút mạnh các nguồn
lực xã hội hóa. Định hướng đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp nhằm
phát huy tối đa tiềm năng của địa phương. Đầu tư các cơ sở mua sắm, ăn uống đạt
tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đặc biệt là các cơ sở mua sắm quy mô lớn cung
cấp các loại đặc sản của địa phương nhằm tạo thêm các sản phẩm phục vụ vụ nhu cầu
tham quan mua sắm của du khách. Đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí, đặc
biệt là xây dựng khu chợ đêm để có thể giới thiệu thêm đặc sản địa phương và đa
dạng thêm sản phẩm phục vụ du khách góp phần phát triển kinh tế ban đêm.
- Xây dựng một số chương trình
du lịch trong thành phố có tính hấp dẫn, đặc trưng để phục vụ khách du lịch.
Kêu gọi đầu tư các phương tiện xe điện 4 bánh vận chuyển khách tham quan du lịch
trong thành phố. Đầu tư một số phương tiện xe buýt 2 tầng thoáng nóc phục vụ khách
tham quan các tuyến du lịch mở rộng từ Kê Gà - Hàm Thuận Nam đi Mũi Né - Phan
Thiết.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ
tầng giao thông, các bãi đậu xe, cải tạo cảnh quan, trang trí cây xanh, hình ảnh
biểu tượng đặc trưng của thành phố Phan Thiết trên các tuyến đường và tại các
điểm tham quan nhằm tạo ra những không gian đẹp, hấp dẫn để du khách tham quan,
chụp ảnh lưu niệm.
2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
- Nâng cao hiệu quả công tác quản
lý các điểm đến du lịch, xây dựng mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm từng khu
vực trong đó chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách,
vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên cảnh quan tự nhiên và di tích văn hóa lịch
sử.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tại
các điểm đến du lịch, thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ du lịch,
ngoại ngữ cho quản lý, nhân viên và hướng dẫn viên du lịch tại các điểm tham
quan. Sắp xếp, tổ chức lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ đảm bảo có trật tự,
nề nếp, chuyên nghiệp. Thường xuyên kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ đảm
bảo các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, giá cả niêm yết, an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,…
2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ tài
nguyên, môi trường du lịch
- Tăng cường công tác bảo vệ,
quản lý nghiêm các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; đảm
bảo mỗi điểm tham quan di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh phải có sự
tổ chức quản lý chặt chẽ, khai thác hợp lý; thực hiện công tác thẩm định công
nhận các di tích, thắng cảnh cấp tỉnh, cấp quốc gia làm cơ sở để việc quản lý đạt
hiệu quả. Tranh thủ các nguồn vốn Trung ương và ngân sách địa phương để bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn
với đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
- Tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả công các đảm bảo môi trường du lịch, an ninh trật tự, an toàn du
khách, bảo vệ môi trường,… Phát huy đúng mức tinh thần trách nhiệm của các cấp,
các ngành, địa phương trong phối hợp thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các biện
pháp đảm bảo môi trường du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
an toàn du khách tại các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn.
2.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền,
quảng bá
- Phối hợp với các doanh nghiệp
lữ hành trong và ngoài tỉnh thường xuyên tổ chức đón các đoàn Farmtrip,
Presstrip để giới thiệu sản phẩm của Đề án Phan Thiết City tour.
- Nghiên cứu, vận dụng các
trang mạng xã hội có sức lan truyền mạnh, rộng, có hiệu quả như Facebook,
Youtube, My Space, Twitter,… để quảng bá thương hiệu, giới thiệu điểm đến du lịch
Bình Thuận, Đề án Phan Thiết City tour.
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch
trong tỉnh đưa các sản phẩm du lịch đến các thị trường mục tiêu thông qua hệ thống
các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước.
3. Các
tuyến, điểm tham quan du lịch đề xuất khai thác
3.1. Tuyến du lịch
3.1.1. Tuyến du lịch nội thành:
- Tuyến 1: Công viên Đồi Dương
- đường Nguyễn Tất Thành - đường Lê Duẩn - đường Lê Hồng Phong - đường Trưng Nhị
- đường Trần Phú - đường Nguyễn Du - đường Trần Hưng Đạo - đường Phan Chu Trinh
- đường Ngư Ông - đường Trưng Trắc - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Tất
Thành - Công viên Đồi Dương.
- Tuyến 2: Công viên Đồi Dương
- đường Lê Lợi - đường Võ Thị Sáu - đường Trần Hưng Đạo - đường Trưng Trắc - đường
Ngư Ông - đường Ngô Quyền - đường Nguyễn Du - đường Nguyễn Huệ - đường Trần Quốc
Toản - đường Trưng Nhị - đường Lê Hồng Phong (hoặc Trần Phú) - đường Lê Duẩn -
đường Nguyễn Tất Thành - Công viên Đồi Dương.
3.1.2. Tuyến du lịch nội thành
mở rộng
Công viên Đồi Dương - đường Lê
Lợi - đường Võ Thị Sáu - đường Trần Hưng Đạo - đường Trưng Trắc - đường Ngư Ông
- đường Ngô Quyền - đường Nguyễn Du - đường Nguyễn Huệ - đường Trần Quốc Toản -
đường Trưng Nhị - đường Lê Hồng Phong (hoặc Trần Phú) - đường Lê Duẩn - đường
Nguyễn Tất Thành - đường Tôn Đức Thắng - đường Hùng Vương - đường Nguyễn Thông
- đường Nguyễn Đình Chiểu - đường Huỳnh Thúc Kháng - đường Huỳnh Tấn Phát - đường
Nguyễn Hữu Thọ - đường Võ Nguyên Giáp - đường Nguyễn Thông - đường Hùng Vương -
đường Tôn Đức Thắng - đường Nguyễn Tất Thành - Công viên Đồi Dương.
3.1.3. Tuyến du lịch ngoại
thành đi qua thành phố Phan Thiết
Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
- ĐT. 719 - đường Lạc Long Quân - đường Âu Cơ - đường Xoài Khòm - đường Trần
Quý Cáp - đường Trần Hưng Đạo Vòng Xoay Tượng Đài Chiến Thắng - đường Nguyễn Tất
Thành - đường Tôn Đức Thắng - đường Hùng Vương - đường Nguyễn Thông - đường
Nguyễn Đình Chiểu - đường Huỳnh Thúc Kháng - đường Huỳnh Tấn Phát - đường Nguyễn
Hữu Thọ - Vòng xoay Mũi Né - đường Võ Nguyên Giáp (ngược lại).
3.1.4. Các tuyến du lịch liên kết
khác (tuyến du lịch tiềm năng)
- Tuyến du lịch ngắm cảnh trên
sông Cà Ty.
- Tuyến du lịch ngắm cảnh, khám
phá, câu cá trên biển (du thuyền, thuyền chuyên dụng…) trên vùng biển Phan Thiết
đến các vùng phụ cận.
3.2. Điểm du lịch
3.2.1. Các điểm du lịch đang được
khai thác: Khu di tích Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình
Thuận, di tích Tháp Pô Sah Inư, Vạn Thủy Tú, Tháp nước Phan Thiết, Chùa Ông
(Quan Đế miếu), Chùa Bà Đức Sanh, Đình làng Đức Thắng, Chùa Phật Quang,
Chợ Phan Thiết, Công viên Đồi Dương, Thanh Minh tự, bãi đá Ông Địa, suối Tiên,
làng chài Mũi Né, đồi cát bay Mũi Né, lâu đài Rượu Vang, điểm du lịch văn hóa
Fisherman Show, bảo tàng nước mắm; các chợ và điểm mua bán hải sản, đặc sản
Bình Thuận; các điểm thể thao biển tại Đồi Dương, Phú Hài, Hàm Tiến, Mũi Né,…
3.2.2. Các điểm du lịch có tiềm
năng khai thác: Điểm du lịch văn hóa lầu Ông Hoàng, làng chài Phú Hài, mộ cụ
Nguyễn Thông, Đình làng Đức Nghĩa, Đình làng Khánh Thiện, Vạn Thạch Long, nhà cổ
bà Lục Thị Đậu.
4. Nguồn
kinh phí thực hiện
4.1. Khái toán tổng kinh phí:
478.867.000.000 đồng, bao gồm:
- Kinh phí xây dựng Đề án:
100.000.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện Đề án:
2.800.000.000 đồng.
- Kinh phí lồng ghép nguồn đầu
tư công trung hạn: 475.967.000.000.000 đồng.
(Phụ lục 1 kèm theo)
Kinh phí triển khai thực hiện đề
án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh, thành phố Phan Thiết
theo phân cấp ngân sách Nhà nước và lồng ghép nguồn kinh phí đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, sẽ huy động các nguồn kinh phí hợp pháp
từ doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài.
4.2. Nhu cầu vốn đầu tư:
- Vốn đầu tư ngoài ngân sách
Nhà nước chiếm tỷ trọng 90% - 95%: Thực hiện các dự án đầu phát triển cơ sở lưu
trú du lịch, nhà hàng, sân golf, các loại hình dịch vụ thể thao, vui chơi giải
trí… (theo giấy chứng nhận đầu tư được tỉnh cấp) (Phụ lục 2 kèm theo).
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước chiếm tỷ trọng 5% - 10%, chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, chỉnh
trang đô thị, cải tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn
du khách, xúc tiến quảng bá,…
- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu
tư hạ tầng du lịch và các dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, dự án
bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
- Phối hợp, hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ công tác tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả hoạt động của đề
án. Nghiên cứu tham mưu phân cấp quản lý một số loại hình, dịch vụ du lịch nhằm
đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả.
- Thực hiện công tác quản lý,
khai thác có hiệu quả các điểm tham quan du lịch, các điểm có tiềm năng để khai
thác phục vụ du lịch do các đơn vị trực thuộc quản lý (Bảo tàng tỉnh, Di tích
Tháp Pô Sah Inư, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận). Đề xuất phương
án, kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp, quản lý và khai thác điểm du lịch văn
hóa Lầu Ông Hoàng.
- Phối hợp UBND thành phố Phan
Thiết nâng cao hiệu quả quản lý các tuyến, điểm du lịch; triển khai tổ chức các
lớp tập huấn, bồi dưỡng nhận thức về du lịch, bảo vệ môi trường du lịch cho
lãnh đạo chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở; thực hiện các chương trình
giáo dục cộng đồng, tập huấn văn hóa kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho
đối tượng là các hộ kinh doanh hàng rong, hành nghề xe ôm, các hộ làm dịch vụ
phục vụ khách du lịch ở các địa bàn trọng điểm du lịch.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh kêu gọi xã
hội hóa đầu tư trong lĩnh vực du lịch và các nội dung tại Đề án.
- Phối hợp với các sở, ngành và
UBND thành phố Phan Thiết hướng dẫn, tạo thuận lợi khi các nhà đầu tư đăng ký đầu
tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn.
- Phối hợp các sở, ngành và
UBND thành phố Phan Thiết tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư công giai đoạn
2021 - 2025 đầu tư hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố
Phan Thiết.
3. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với UBND
thành phố Phan Thiết rà soát, xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến du lịch
theo hướng đảm bảo an toàn, thuận lợi cho du khách tham quan.
- Chủ trì, phối hợp các sở,
ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự án đầu tư, khai thác hoạt
động của xe điện 4 bánh, xe buýt 2 tầng thoáng nóc, phục vụ vận chuyển khách
tham quan du lịch trên một số tuyến đường nội thành thành phố Phan Thiết trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát
chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe buýt, taxi; kiểm tra chất
lượng và điều kiện hoạt động của các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo an
toàn cho khách; rà soát, lắp đặt hoàn thiện hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn
giao thông tạo thuận lợi cho khách du lịch.
4. Sở Y tế
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phổ biến về công tác cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức các lớp tập huấn kiến
thức an toàn thực phẩm cho người có làm việc trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm tại
các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn.
- Kiểm tra chất lượng dịch vụ
massage, spa và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác phục vụ khách du lịch bên
trong và ngoài các cơ sở lưu trú du lịch. Có biện pháp phối hợp thực hiện công
tác theo dõi, giám sát các hoạt động massage dạo trên bãi biển.
5. Sở Công thương
Triển khai chương trình khuyến công,
xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ, phát triển sản phẩm hàng hóa phục
vụ phát triển du lịch. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có
liên quan phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa phục vụ du khách tham quan du
lịch. Kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm dừng chân, các cơ sở kinh doanh mua sắm
có quy mô lớn để phục vụ du khách.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu UBND tỉnh quy hoạch
di dời các cơ sở chế biến hải sản nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu điểm
du lịch gây ô nhiễm môi trường, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trái phép.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống,
ứng phó và khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch.
- Kiểm tra thẩm định về mức độ ô
nhiễm tại các bãi biển, hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu
chuẩn đối với các các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ du lịch ven biển trên
địa bàn.
7. Sở Xây dựng
Thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước trên lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đảm bảo
hài hòa và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của địa phương.
8. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Tích cực phối hợp với UBND các
địa phương rà soát, phân loại, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho những người
có hoàn cảnh khó khăn đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong tại các điểm tham
quan, du lịch; giải quyết dứt điểm tình trạng trẻ em ăn xin, đeo bám, lợi dụng,
chèn ép, lừa đảo khách du lịch.
9. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở dự toán thực
hiện đề án do các sở, ngành xây dựng gửi Sở Tài chính tại thời điểm lập dự
toán, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh giao dự toán cho các sở, ngành
thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và theo khả năng cân đối của
ngân sách tỉnh.
10. Công an tỉnh
- Phối hợp các sở, ngành và
UBND thành phố Phan Thiết thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an
toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch, kiểm tra việc đảm bảo điều kiện về an toàn
phòng cháy chữa cháy, ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường công tác tuần tra
kiểm soát đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến điểm tham quan du
lịch; kiểm tra nhắc nhở, hướng dẫn tận tình người tham gia giao thông chấp hành
các quy định pháp luật về an toàn giao thông.
- Thường xuyên tổ chức tuần tra
kiểm soát, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ xử lý triệt để các băng ổ nhóm tội
phạm về ma túy, trộm cắp, cướp giật, bảo kê chèn ép du khách tại các tuyến, điểm
tham quan du lịch trên địa bàn thành phố.
11. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Hỗ trợ hình thành và phát triển
các làng nghề truyền thống của các địa phương trong tỉnh (nghề làm gốm, dệt thổ
cẩm,..) gắn với phục vụ khách tham quan du lịch.
12. Cục Quản lý thị trường
Vận động các cơ sở kinh doanh
cam kết thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, giữ bình ổn giá trong hoạt
động kinh doanh nhà hàng, tiệm ăn, quán bar, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, trang sức, quà tặng, các mặt hàng đặc sản phục vụ khách du lịch.
13. Các tổ chức chính trị -
xã hội tỉnh
- Tích cực tuyên truyền, giáo dục
nhận thức về du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động tác động
về ý thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, thực hiện nếp
sống văn minh, lịch sự, thân thiện với khách du lịch, bảo đảm an toàn cho khách
du lịch; nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch.
14. UBND thành phố
Phan Thiết
- Tăng cường sự chỉ đạo của các
cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc phát triển du lịch và công tác quản
lý du lịch ở địa phương.
- Chủ trì, tham mưu công tác tổ
chức quản lý, khai thác có hiệu quả các hoạt động của Đề án. Thực hiện tổ chức
quản lý, đầu tư, khai thác du lịch có hiệu quả các điểm đến; phát triển đa dạng
các dịch vụ du lịch, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khách du lịch, bảo
vệ tài nguyên du lịch, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường,..
- Thường xuyên đầu tư, nâng cấp
hạ tầng, lắp đặt đèn chiếu sáng, phân luồng tuyến giao thông, biển báo hạn chế
tốc độ, lắp camera,..; cải tạo cảnh quan, xây dựng nhà vệ sinh công cộng, trang
trí cây xanh, hình ảnh biểu tượng đặc trưng của thành phố Phan Thiết trên các
tuyến đường và tại các điểm tham quan.
- Rà soát, đánh giá tài nguyên
du lịch đang và chưa được khai thác trên địa bàn; điều chỉnh, bổ sung những hạn
chế, bất hợp lý trong quy hoạch cũng như trong quá trình thực hiện quản lý đầu
tư theo quy hoạch. Phát huy các nguồn lực để phát triển đa dạng các loại hình,
sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Nâng cao chất lượng các lễ hội
truyền thống của địa phương, đầu tư, khai thác các danh lam thắng cảnh, di tích
văn hóa - lịch sử trở thành điểm tham quan du lịch có các hoạt động dịch vụ bổ
trợ phục vụ du khách tham quan.
- Rà soát quỹ đất, đề xuất khu
vực đầu tư chợ đêm phục vụ khách tham quan và thưởng thức ẩm thực địa phương.
Tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp trạm cứu hộ tại các bãi
tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn du lịch, tăng cường thêm thùng
rác, trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải ở các khu, điểm du lịch trên
địa bàn.
- Tuyên truyền giáo dục, vận động
người dân tham gia các lớp tập huấn kiến thức về du lịch cộng đồng, kỹ năng
giao tiếp, văn hoá ứng xử với du khách, nâng cao nhận thức về bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên, gìn giữ môi trường du lịch tại địa phương.
15. Các cơ quan truyền thông
- Xây dựng các chuyên mục tuyên
truyền, phổ biến chính sách, chiến lược phát triển du lịch của của tỉnh; giới
thiệu sản phẩm, quảng bá chương trình du lịch tham quan thành phố và các điểm đến
du lịch theo đề án.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền về vai trò, ý nghĩa của việc bảo đảm môi trường, góp phần tăng sức cạnh
tranh điểm đến, phát triển du lịch bền vững.
- Tích cực nêu gương người tốt,
việc tốt trong bảo vệ môi trường du lịch đồng thời phản ánh các tổ chức cá nhân
có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch của tỉnh để các ngành chức
năng kịp thời xử lý, chấn chỉnh.
16. Hiệp hội Du lịch tỉnh
- Phát huy vai trò đại diện, vận
động các doanh nghiệp du lịch đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo
nâng cao chất lượng nhân lực du lịch.
- Vận động, khuyến khích các hội
viên, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch
đa dạng, hấp dẫn mới phục vụ du khách.
17. Doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh du lịch, dịch vụ du lịch
- Chấp hành nghiêm túc các quy
định nhà nước trong hoạt động kinh doanh; tích cực tái đầu tư, đảm bảo chất lượng
dịch vụ phục vụ khách; chú trọng công tác đào tạo và tuyển dụng lao động có
chuyên môn nghiệp vụ du lịch, phục vụ niềm nở, chu đáo; có trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
- Nghiên cứu thị trường, đầu tư
phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường
khách du lịch, có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Có chiến lược quảng bá tiếp
thị và thông tin về sản phẩm du lịch bằng nhiều phương tiện kể cả trong và
ngoài nước.
18. Về tổng kết báo cáo
Định kỳ hàng năm (trước ngày
15/12), các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án về Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai thực hiện Đề án và báo
cáo đánh giá tình hình thực hiện, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xử lý./.