BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 445/BC-BTP
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 10 năm 2024
|
BÁO CÁO
TỔNG
KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05/CT-TTG NGÀY 06/02/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,
tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác Thi hành án dân sự (THADS), đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 06/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc tăng cường công tác THADS (Chỉ thị số
05/CT-TTg). Sau hơn 07 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 05/CT-TTg đã phát
huy hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan,
Bộ, Ngành, địa phương, sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa
phương. Công tác THADS tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần quan họng
bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, tổ chức và cá nhân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, giữ
gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội của đất nước. Để đánh giá kết quả đạt
được trong việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg , xác định phương hướng, đề xuất
giải pháp trong thời gian tới, Bộ Tư pháp đã chủ trì phối hợp với bộ, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến
hành tổng kết toàn diện nội dung Chỉ thị và báo cáo kết quả như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ
1. Tình hình quán triệt, triển
khai thực hiện
Ngay sau khi Chỉ thị số 05/CT-TTg được ban hành, Bộ
Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch[1],
và có văn bản đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương, xây dựng Kế hoạch[2]. Kết quả cho thấy 100%
các Bộ, Ngành có liên quan đã triển khai thực hiện bằng những hình thức phù hợp.
Riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày
23/11/2017 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát THADS, thi hành
án hành chính (THAHC)”.
Bộ Tư pháp đã chỉ đạo toàn Hệ thống THADS, trong đó
các cơ quan THADS địa phương tham mưu UBND cấp tỉnh, cấp huyện ban hành Chỉ thị
của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác THADS, THAHC tại địa phương, đồng thời
tổ chức triển khai đến từng đơn vị đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
2. Công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về thi hành án dân sự
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về THADS có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác THADS, do đó tại Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số
05/CT-TTg , các Bộ, Ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
giao cho các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền nội dung Chỉ thị nhằm
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công chức, người lao động và nhân
dân trên địa bàn, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm đầu mối phối hợp
với Bộ Tư pháp để phổ biến văn bản pháp luật về THADS thông qua văn bản chỉ đạo
nghiệp vụ, trong các cuộc họp giao ban định kỳ, các cuộc kiểm sát, thanh tra,
kiểm tra liên quan đến công tác THADS. Chỉ đạo, định hướng cơ quan báo chí, phổ
biến pháp luật tới các tổ chức, đơn vị, cá nhân và các cơ quan trong hệ thống
chính trị nhằm tạo nhận thức thống nhất, đầy đủ, kịp thời cho các tầng lớp nhân
dân, góp phần định hướng dư luận xã hội trong việc thông tin, tuyên truyền về
công tác THADS.
Ngoài ra, việc tuyên truyền được thực hiện thông
qua các Hội thảo, hội nghị tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến công tác THADS, viết tin, bài đăng trên Báo, tạp chí của Trung ương, địa
phương,... Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, định hướng cơ
quan báo chí, các trang thông tin điện tử cung cấp thông tin tới các tổ chức,
đơn vị, cá nhân và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, tạo nhận thức
thống nhất, đầy đủ, kịp thời cho các tầng lớp nhân dân, góp phần định hướng dư
luận xã hội trong việc thông tin, tuyên truyền về công tác THADS, đảm bảo việc
thi hành Luật THADS được thuận lợi, hiệu quả.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức triển khai,
phổ biến các văn bản pháp luật liên quan tới công tác THADS; phổ biến, tuyên
truyền lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan, trên Cổng/Trang thông tin điện tử
của UBND tỉnh và một số đơn vị trực thuộc; chỉ đạo cơ quan THADS, Sở tư pháp,
Đài phát thanh và truyền hình địa phương tuyên truyền pháp luật về THADS; phổ
biến qua Đài truyền thanh, phát sách về pháp luật THADS cho các Tủ sách pháp luật
của xã, phường, thị trấn trên địa bàn...
- Các cơ quan THADS, cơ quan THA trong Quân đội đã
quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
THADS trong toàn quân cũng như đối với người dân, các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp với nhiều hình thức cụ thể, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong việc
thực thi các quy định của Luật THADS; nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân và các tầng lớp nhân dân về các quy định của Luật, vai trò, ý nghĩa của
công tác THADS với nhiều hình thức.
3. Công tác xây dựng, hoàn thiện
thể chế
Trên cơ sở bám sát và thường xuyên cập nhật các yêu
cầu, nhiệm vụ về rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, thể chế hóa
các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra[3], Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
chú trọng thực hiện tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện,
xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những
vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan đến công tác
thi hành án dân sự để kịp thời báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung. Theo đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về THADS và pháp luật khác
có liên quan đạt được nhiều kết quả tích cực:
- Sau khi Chỉ thị được ban hành đến nay, Bộ Tư pháp
đã xây dựng được 24 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 01 Luật, 03 Nghị định,
01 Quyết định, 19 Thông tư, góp phần quan trọng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc,
nâng cao hiệu quả công tác THADS (phụ lục 1 kèm theo). Bộ Tư pháp đã
trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 13/01/2023 phê duyệt
Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS đối với các bản án, quyết
định kinh doanh, thương mại giai đoạn 2023-2028” với nhiều nhiệm vụ, giải
pháp quan trọng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số
129/2024/QH15 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh
chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024, theo đó, Luật THADS sửa đổi sẽ
được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025). Sau khi Chính
phủ ban hành Quyết định phân công xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư
pháp đã triển khai xây dựng Dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật THADS.
Cùng với việc hoàn thiện thể chế về THADS, việc bảo
đảm áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về THADS là một nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng. Đây vừa là yêu cầu áp dụng các quy định của pháp luật thống nhất
trong phạm vi toàn quốc, vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực quan trọng,
phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến các quyền cơ bản của công dân.
- Đối với các cơ quan Trung ương, xác định công tác
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, các
cơ quan Trung ương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực tham gia xây dựng
và góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền đề nghị.
Đồng thời, thông qua tổng kết việc triển khai công tác của mỗi ngành, tổng hợp
vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật về THADS, các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Qua đó, công tác phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của liên ngành
Trung ương được nâng lên rõ rệt; tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo
chất lượng, có tính khả thi cao trên thực tế. Đặc biệt, từ thực tiễn hoạt động
của Bộ, Ngành, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của địa phương, các ngành Trung ương
đã có những đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều
văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến công tác THADS như: Luật Đất đai, Luật
Các tổ chức tín dụng, Luật Thi hành án hình sự, Luật Phá sản, Nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,..
- Đối với các cơ quan địa phương, công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật có sự chỉ đạo thống nhất của UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, cơ quan có
liên quan; việc tham gia đóng góp ý kiến được thực hiện với nhiều hình thức
khác nhau như: gửi văn bản góp ý cho các cơ quan chủ trì; có văn bản triển khai
tới cơ quan trực thuộc nghiên cứu, đóng góp ý kiến; tổ chức các Hội nghị lấy ý
kiến... Ngoài việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, một số Cục
THADS đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, nhất là với cơ quan Công
an, Tòa án, Viện kiểm sát tham mưu Ban thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Chỉ thị hoặc
văn bản về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác THADS, huy động
sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối với công tác THADS ở địa phương (Cao Bằng,
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...).
4. Công tác tổ chức cán bộ, đảm
bảo kinh phí, cơ sở vật chất
4.1. Công tác tổ chức cán bộ
Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp
đồng bộ, quyết liệt để đổi mới công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán
bộ lãnh đạo, đội ngũ Chấp hành viên, công chức, người lao động hệ thống THADS,
cụ thể:
- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống
cơ quan THADS
+ Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan THADS
được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, nhất là trong việc thực hiện sắp xếp
tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ Chấp
hành viên, công chức làm công tác THADS thực sự liêm chính, công tâm, chuyên
nghiệp theo yêu cầu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, và các Nghị quyết, Kết
luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, đổi mới,
tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả. Ngày 02/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 19/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp, theo đó,
cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục THADS, cấp phòng thuộc Cục THADS
được đổi mới, sắp xếp theo hướng tinh gọn, sau khi sắp xếp sẽ giảm đến 76
phòng, 63 trưởng phòng, 61 phó trưởng phòng.
+ Công tác tổ chức cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức
làm công tác THADS, THAHC tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm, hàng đầu đối với công tác THADS. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý Hệ thống tổ chức THADS đã được kiện toàn, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao, tổ chức bộ máy cơ quan THADS tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn. Việc
tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái,
nâng ngạch, chuyển ngạch và các nội dung quản lý cán bộ khác tiếp tục được Bộ
Tư pháp thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm cơ cấu cân đối, phù hợp,
lựa chọn, thu hút được đội ngũ công chức THADS trong sạch, vững mạnh; tiếp tục
đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chức tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm Chấp
hành viên sơ cấp để kịp thời củng cố, tăng cường nguồn nhân lực cho Hệ thống
THADS; thường xuyên, chủ động phối hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả với các
cấp ủy, chính quyền địa phương về quy hoạch, bố trí, sắp xếp kiện toàn đội ngũ
cán bộ, nhất là đối với các địa bàn lớn, trọng điểm, địa bàn có nhiều khó khăn
được quan tâm, củng cố, kiện toàn ổn định và hoạt động hiệu quả.
+ Công tác quản lý biên chế[4] luôn được Bộ Tư pháp thực hiện chặt chẽ, đúng
quy định, bám sát với chức năng, nhiệm vụ, tình hình của các đơn vị, gắn với khối
lượng công việc có tính đến đặc thù của khu vực, vùng miền, địa phương, khối lượng
công việc và gắn với thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW
ngày 17/4/2015 và Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị và các
văn bản, quy định có liên quan, trong đó, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện
việc tinh giản biên chế trong toàn hệ thống THADS; ban hành Quy chế đánh giá, xếp
loại chất lượng công chức, viên chức Tổng cục THADS[5] làm cơ sở để đánh giá công chức, viên chức, người
lao động và hằng năm triển khai thực hiện tinh giản biên chế theo quy định[6]. Hiện, Bộ Tư pháp đang
hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền Đề án biên chế nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt
động của Hệ thống THADS tới năm 2026.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được quan
tâm, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo tập trung bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng thực
hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ; gắn đào tạo, bồi dưỡng với tiêu chuẩn chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ, lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai đào tạo, bồi dưỡng theo hướng liên
thông, kết nối giữa các ngạch chuyên ngành THADS qua đó giảm tải tham gia các lớp
nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của công chức; xây dựng và triển khai chương trình
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ THADS; phối hợp với Bộ Tài chính và
các bộ, ngành có liên quan trong việc bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ công chức, viên chức làm công tác THADS theo thẩm quyền.
+ Để việc chấn chỉnh, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
đạt hiệu quả, đội ngũ công chức THADS ngày càng trong sạch, vững mạnh, hạn chế
các sai phạm trong quá trình tổ chức thi hành án, Bộ Tư pháp đã thực hiện đồng
bộ các giải pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; Nâng cao phẩm chất, đạo
đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức, Chấp hành viên. Đồng thời, đã tổ chức
quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời các Quy định số 132-QĐ/TW ngày
27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Quy định số
144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của
cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 của
Bộ Chính trị thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác
cán bộ đối với toàn Hệ thống THADS. Tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương
trong toàn Hệ thống THADS, thường xuyên ban hành văn bản chấn chỉnh kỷ luật, kỷ
cương; chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu
cực, tham nhũng, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức
Ngành Tư pháp, Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên; phát huy vai trò và trách nhiệm
của người đứng đầu; phát huy dân chủ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó đặc biệt chú trọng đến những địa bàn lớn,
trọng điểm, địa bàn còn nhiều hạn chế, yếu kém để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh,
kiên quyết xử lý nghiêm đối với công chức có sai phạm, có phẩm chất, đạo đức
kém, năng lực yếu, những trường hợp công chức cố tình né tránh, đùn đẩy, sợ trách
nhiệm, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
THADS trong Quân đội được tập trung chỉ đạo, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, Chấp hành viên, Thẩm tra viên. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành
03 Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội.
Cấp ủy các cấp trong Quân đội chú trọng công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, kiện toàn đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; chú trọng
đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất
đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quân sự quốc phòng.
4.2. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất
Với nhiệm vụ được phân công, Bộ Tư pháp đã phối hợp
với Bộ Tài chính tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, cụ thể:
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thi hành án dân sự
theo quy định, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Tổ chức xác minh, cưỡng chế
xử lý tài sản; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin.
- Bảo đảm nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, phương
tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự theo Quyết định số 77/QĐ-TTg
ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư trang thiết
bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2016 -
2020”. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định, trình
cấp có thẩm quyền bố trí đủ nguồn vốn đầu tư công phù hợp với khả năng cân đối
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trung hạn, hàng năm để đáp ứng nhu cầu về
cơ sở vật chất của hệ thống THADS, đặc biệt là trụ sở, kho vật chứng cho các cơ
quan THADS theo các mục tiêu của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số
111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm
pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, TAND và công tác thi hành án năm
2016 và các năm tiếp theo. Tính đến thời điểm 31/5/2024, có 765/765 cơ quan
THADS được đầu tư xây dựng trụ sở. Cả nước đã có 354/765 đơn vị được đầu tư kho
vật chứng (đạt tỷ lệ 46,3%), còn lại 411 đơn vị chưa được đầu tư xây dựng kho vật
chứng. Năm 2023, ngân sách nhà nước bố trí dự toán kinh phí thuê trụ sở, kho vật
chứng, thuê trông giữ, bảo quản tang chứng, vật chứng, tài sản tạm giữ là 16.648
triệu đồng.
- Cơ chế phân bổ chi thường xuyên được thực hiện
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Trong đó,
kinh phí chi thường xuyên theo định mức của cơ quan THADS được cấp theo định mức
tính chung với khối các cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân), kinh phí ngoài định mức bố trí đủ tiền lương, các khoản đóng góp cho
số biên chế công chức thực tế và các khoản kinh phí để chi chuyên môn nghiệp vụ
có tính chất đặc thù ngành[7].
Định mức chi mới được nâng lên theo từng giai đoạn đã giúp cơ quan THADS chủ động
hơn trong việc thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; bố trí nguồn
lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; tạo sự chủ động trong
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hành chính; đồng thời,
tăng cường tính công khai, minh bạch trong phân bổ ngân sách nhà nước, tăng
tính chủ động, linh hoạt cho các cơ quan trung ương và các địa phương trong xây
dựng dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách.
5. Công tác phối hợp
Thực hiện phương châm “hướng về cơ sở”, hằng năm, tại
Hội nghị triển khai công tác Tư pháp, Lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành
Tư pháp triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ
THADS, thi hành án hành chính (THAHC) được Quốc hội giao; tổ chức triển khai hiệu
quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về
tham nhũng, kinh tế. Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành
án, nhất là các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động
của ngành Tư pháp, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu về công
tác THADS, THAHC; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương để tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS. Đồng thời,
Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều đoàn công tác, buổi làm việc với các bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh để phối hợp chỉ đạo một số vụ việc khó khăn, phức tạp hoặc có giá
trị lớn; phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm
sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và các Bộ, ngành có liên quan, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành
một số vụ việc phức tạp, đặc biệt là các vụ án tham nhũng, kinh tế, án tín dụng,
ngân hàng.
TAND các cấp đã quan tâm, phối hợp với các cơ quan
THADS trong việc giải thích những nội dung bản án tuyên chưa rõ theo quy định tại
Điều 179 của Luật THADS; thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án để việc tổ chức
thi hành án được hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; quan tâm trả lời cơ bản
kịp thời các kiến nghị, giải quyết các yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định
theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm của cơ quan THADS.
VKSND các cấp đã thực hiện kiểm sát đối với các hồ
sơ thi hành án, tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm sát thi hành án và phối hợp chặt
chẽ với cơ quan THADS, các cơ quan có liên quan để hướng dẫn nghiệp vụ đối với
việc THADS, THAHC có vướng mắc, vi phạm được VKSND cấp dưới kháng nghị hoặc kiến
nghị nhưng không được cơ quan THADS cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp chấp nhận;
các vụ việc còn có quan điểm chưa thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật...
Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố
tụng tích cực truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản
để đảm bảo thi hành án[8];
tích cực giải thích động viên người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản đã chiếm
đoạt để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước[9]; Công an các địa phương đã chủ động phối hợp với
cơ quan THADS trong việc bảo vệ cưỡng chế; Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức
năng thường xuyên tra cứu trả lời cho các Cục, Chi cục THADS các địa phương (mỗi
năm trên 1.000 trường hợp) đề nghị cung cấp nơi chấp hành án của phạm nhân để
cơ quan THADS trả lại tiền, tài sản, hoặc thông báo và tống đạt các quyết định
thi hành án cho phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam.
Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu tổ chức tín dụng thực
hiện chặt chẽ khâu thẩm định tài sản bảo đảm trong quá trình cho vay; phối hợp
hiệu quả với các cơ quan THADS trong tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến
tín dụng, ngân hàng; xem xét, quyết định việc nhận tài sản đã bán đấu giá nhiều
lần nhưng không có người mua đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ; kịp thời cung cấp
thông tin về tài khoản, nghiêm túc thực hiện các quyết định phong tỏa, khấu trừ
tiền trong tài khoản theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Mục 8 Chỉ thị số 05/CT-TTg .
Bộ Tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra đối với
hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá và
các thẩm định viên về giá. Theo đó, từ năm 2017 đến nay, đã kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về thẩm định giá tại các doanh nghiệp thẩm định
giá[10]. Ngoài ra, hàng
năm, Bộ Tài chính cũng tiến hành kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp thẩm định
giá khi có các yêu cầu của các cơ quan chức năng (Thanh tra Chính phủ, Cơ
quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an...). Qua công tác kiểm tra hằng năm đã
phát hiện và kịp thời xử phạt hành chính đối với nhiều doanh nghiệp thẩm định
giá và các thẩm định viên có hành vi vi phạm pháp luật về thẩm định giá. Đồng
thời, từ năm 2017 đến hết năm 2023 đã đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
đối với 86 lượt doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ thẩm định giá đối với 155 doanh nghiệp thẩm định giá. Thực hiện đăng tải
công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính theo đúng quy định hiện
hành.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Thành ủy, huyện ủy, Hội
đồng nhân dân và UBND các cấp đã quan tâm nhiều hơn đối với công tác THADS trên
địa bàn, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác THADS; thực hiện trách nhiệm
phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện cho cơ quan THADS trên địa bàn thực thi chính
sách, pháp luật về THADS; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan (Sở Tài
chính, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên & Môi trường....) phối hợp với cơ quan
THADS để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động THADS. Một số địa phương đã quyết
định hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các cơ quan THADS trên địa bàn. Nhiều
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác THADS và tổ chức quán triệt
trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở, tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác THADS, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong công tác tổ chức
cán bộ, công tác THADS. Nhận thức công tác THADS là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị, để đảm bảo công tác THADS được thực hiện toàn diện, hiệu quả thì vai
trò của Ban Chỉ đạo THADS các cấp là rất quan trọng. Ban Chỉ đạo THADS các cấp
trong thời gian qua đã kịp thời chỉ đạo phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc;
các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương...
6. Công tác thanh tra, kiểm
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
6.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Bộ Tư pháp đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời đối với
công tác kiểm tra nội bộ, qua đó công tác kiểm tra ngày càng được nâng cao về
chất lượng và nề nếp.
Việc kiểm tra được chú trọng và tập trung vào các
khâu, các công việc có nguy cơ xảy ra sai phạm như: công tác xác minh, phân loại
án; thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng; thẩm định giá, đấu giá, giao tài sản
cho người trúng đấu giá để thi hành án... Từ năm 2017 đến 06 tháng năm 2024, Bộ
Tư pháp đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn tổ chức thực hiện 120 cuộc kiểm tra đối với
các cơ quan THADS địa phương; các cơ quan THADS tổ chức 4290 cuộc kiểm tra toàn
diện, kiểm tra chuyên đề đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân trực thuộc.
Thông qua công tác kiểm tra nội bộ đã nâng cao vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tập thể lãnh đạo các cơ quan THADS trong
công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; có giải pháp đổi mới, góp phần nâng cao
chất lượng quản lý công tác THADS[11]; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phát huy tinh thần trách nhiệm,
năng lực, kỹ năng của công chức, Chấp hành viên, qua đó tăng cường hiệu quả
công tác THADS. Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm trong công tác THADS cơ bản đã
kịp thời phát hiện, xử lý, khắc phục và có chiều hướng giảm[12].
- Hằng năm, Bộ Quốc phòng, Cục THA thành lập các
đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ quan, đơn vị trong
toàn quân về công tác THADS. Nội dung kiểm tra tập trung vào đánh giá kết quả,
việc thực hiện quy định pháp luật, trình tự, thủ tục THADS; việc quán triệt,
triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg , Chỉ thị số 04-CT/TW; công tác theo
dõi thi hành pháp luật; thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; bồi thường
nhà nước; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tổ chức
- cán bộ; công tác tài chính, kế toán ... Thủ trưởng các cơ quan thi hành án
xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng quy định. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh,
chỉ đạo khắc phục những sai sót, khuyết điểm, đảm bảo hoạt động THADS được thực
hiện theo quy định pháp luật.
- Việc thanh tra trong lĩnh vực THADS chủ yếu tập
trung đối với công tác tổ chức cán bộ, quản lý ngân sách, tài sản công; đầu tư
xây dựng cơ bản; thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
các cuộc thanh tra nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra liên quan đến
việc tổ chức THADS của các cơ quan THADS được thực hiện nghiêm túc đúng quy định
của pháp luật. Từ năm 2016 đến nay, trong tổng số 386 cuộc thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thực hiện, Bộ Tư pháp đã triển khai thực hiện
216 cuộc thanh tra, Tổ công tác xác minh trong lĩnh vực THADS, chiếm tỷ lệ
55,9% tổng số các cuộc thanh tra của Bộ Tư pháp.
Việc thanh tra được thực hiện đúng trọng tâm, trọng
điểm và thu được những kết quả nhất định. Qua đó, giúp Bộ Tư pháp thực hiện tốt
hơn công tác quản lý nhà nước của ngành, phát hiện và xử lý kịp thời những sai
phạm trong công tác THADS.
6.2. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ
quan Đảng, cơ quan, tổ chức khác
Hàng năm Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đều thực
hiện giám sát đối với hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động THADS nói riêng.
Từ năm 2014 đến nay, có tổng số 1.878 cuộc giám sát của các cơ quan quyền lực
nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan khác. Trong đó, Quốc hội
(Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội) giám sát 37 cuộc; Hội đồng nhân
dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân 1358 cuộc; Mặt trận Tổ quốc 107 cuộc; cơ quan
khác 375 cuộc. Cơ quan THADS đã thực hiện 1.341 kết luận giám sát. Thực hiện chủ
trương của Đảng, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố đã tăng cường
kiểm soát hoạt động THADS thông qua công tác kiểm tra. Nhiều địa phương, Ủy ban
kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện đã tiến hành kiểm tra đối với cấp ủy và cơ quan
THADS cùng cấp, qua đó phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm sai phạm của cấp ủy,
lãnh đạo cơ quan THADS trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về
THADS. Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp đã góp phần quan trọng trong việc chấn chỉnh, phòng ngừa tham
nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả công tác THADS nói chung.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg , các Bộ, Ngành có
liên quan cũng đã phối hợp kiểm tra theo thẩm quyền, 100% các cuộc kiểm tra
liên ngành do các Bộ, ngành trung ương mời thì cũng đều cử người tham gia với
tư cách thành viên Đoàn theo đúng yêu cầu và mục đích như: Đoàn của Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát công tác
thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham
nhũng, kinh tế; Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chấp hành
pháp luật TTHC trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án,
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND và UBND một số
thành phố hực thuộc Trung ương; Đoàn công tác liên ngành trung ương do Bộ Tư
pháp chủ trì kiểm tra về công tác THADS, THAHC; Đoàn kiểm tra liên ngành xác
minh vụ việc thi hành án do Bộ Tư pháp chủ trì; Đoàn kiểm tra của Tổng cục
THADS, Bộ Tư pháp đi kiểm tra thực tế tại một số Cục, Chi cục THADS các địa
phương và một số trại giam để thống nhất phương hướng xử lý số tiền THADS còn tồn
đọng tại các trại giam...
6.3. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo
Công tác tiếp công dân được Bộ Tư pháp thực hiện
theo quy định của Luật tiếp công dân, các văn bản pháp luật có liên quan. Định
kỳ hằng tháng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ và các cơ
quan THADS địa phương trực tiếp tiếp công dân; làm việc với Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố để thống nhất biện pháp giải quyết dứt điểm đối với các vụ việc
khó khăn, phức tạp, tồn đọng lâu năm. Thông qua đó, số lượng công dân đến các
cơ quan Trung ương để khiếu nại, tố cáo về THADS có chiều hướng giảm.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập
trung giải quyết, thực hiện hiệu quả, nền nếp. Các Quyết định giải quyết khiếu
nại, Kết luận tố cáo được giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, đạt chất lượng;
nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp đã được giải quyết dứt điểm, góp phần
giảm số lượng đơn tồn đọng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan THADS;
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, các tổ chức, cá nhân có liên quan
đến việc thi hành án; giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương. Từ năm 2017 đến
nay, toàn hệ thống THADS phải giải quyết 16.256 việc khiếu nại thuộc thẩm quyền,
đã giải quyết 15.807 việc, trong đó đình chỉ 2.776 việc, đúng toàn bộ 1.153 việc,
đúng một phần 996 việc và sai toàn bộ 10.251 việc, về tố cáo, toàn hệ thống phải
giải quyết 3.208 việc thuộc thẩm quyền, đã giải quyết 2.911 việc, trong đó đình
chỉ 349 việc, đúng toàn bộ 54 việc, đúng một phần 218 việc, sai toàn bộ 2.288
việc.
Các cơ quan, đơn vị trong Ngành Thi hành án Quân đội
chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo về THADS. Bố trí, sắp xếp khu vực tiếp công dân, niêm yết đầy đủ thủ
tục hành chính về tiếp công dân, tiếp nhận đơn; phân công cán bộ có đủ năng lực
trực theo quy định; thực hiện nghiêm nội quy tiếp công dân. Chủ động phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan, giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị, phản ánh
của các tổ chức, cá nhân. Việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đối với đơn khiếu nại,
tố cáo của công dân đảm bảo về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết, trong
đó tiếp 1.421 lượt công dân, giải quyết 07/07 đơn khiếu nại, không có đơn tố
cáo thuộc thẩm quyền giải quyết.
7. Công tác cải cách hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nghiêm túc thực
hiện các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục xây dựng nền hành chính
dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến
tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ
về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2021-2030, Hệ thống THADS đã triển khai xây dựng và thực hiện các quy trình thủ
tục hành chính theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong toàn Hệ thống.
Đồng thời, trước nhu cầu hiện đại hoá công tác quản
lý theo chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, thực hiện cải cách
thủ tục hành chính tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, việc tập
trung đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, công tác đơn giản
hoá thủ tục hành chính trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Hệ thống THADS,
được ưu tiên trong chiến lược phát triển. Trong những năm qua, việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin của toàn hệ thống THADS đã không ngừng được củng cố,
phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực[13]:
Bước đầu đã xây dựng được nền tảng và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống thông tin THADS đồng bộ, thống nhất phục vụ
quá trình chuyển đổi số trong THADS; cung cấp được các điều kiện cần thiết sẵn
sàng nâng cấp kết nối, chia sẻ, đồng bộ hóa dữ liệu phục vụ tích hợp một số thủ
tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp lên Cổng Dịch vụ công Bộ Tư
pháp, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm
thiểu các quy trình công việc đang được tiến hành theo phương pháp thủ công hiện
nay bằng việc xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm tin học được xử lý qua mạng
máy tính; đảm bảo nhu cầu thông tin, hỗ trợ hiệu quả các hoạt động quản lý, điều
hành trong THADS giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí hành chính, chuyên môn
cho Hệ thống THADS, người dân và doanh nghiệp.
8. Kết quả thực hiện chỉ tiêu
nhiệm vụ thi hành án dân sự
Chất lượng, hiệu quả công tác THADS ngày càng được
nâng cao. Từ năm 2017 đến 9 tháng năm 2024, toàn hệ thống THADS đã thụ lý tổng
số 6.801.065 việc, tương ứng số tiền phải thi hành án là trên 2.176.533 tỷ đồng.
Kết quả: đã thi hành xong 4.228.144 việc, thu được số tiền là trên 1.414.665 tỷ
đồng (đạt tỷ lệ trung bình khoảng 80,2% về việc, 39,32 % về tiền).
Đặc biệt, kết quả thi hành các vụ việc về kinh tế,
tham nhũng đã có chuyển biến rất tích cực. Tổng số phải thi hành liên quan đến
án hình sự về tham nhũng, kinh tế từ năm 2017 đến 9 tháng năm 2024 là 29.016 việc,
tương ứng với số tiền hơn 512.173 tỷ đồng. Kết quả: Thi hành xong 15.494 việc,
tương ứng với số tiền hơn 93.364 tỷ đồng.
Việc thi hành các vụ việc về tín dụng ngân hàng
cũng đạt kết quả đáng ghi nhận. Tổng số phải thi hành liên quan đến tín dụng
ngân hàng từ năm 2017 đến 6 tháng năm 2024 là 263.665 việc, tương ứng với số tiền
trên 1.099.092 tỷ đồng. Kết quả: Thi hành xong 35.938 việc, tương ứng với số tiền
trên 182.796 tỷ đồng;
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Hiệu quả, tác động tích cực
Về cơ bản, các Bộ, Ngành, địa phương đã quán triệt,
triển khai đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các nội dung được giao tại Chỉ thị. Quá
trình triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả như sau:
1.1. Sự chuyển biến về nhận thức
Chỉ thị số 05/CT-TTg được ban hành góp phần nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác
THADS; xác định thực hiện tốt công tác THADS là nhiệm vụ chung, cần có sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó với chức năng, nhiệm vụ của mình, các
cơ quan liên quan có vai trò trực tiếp, quan trọng. Việc thực hiện tốt các nội
dung của các cơ quan được giao tại Chỉ thị đã góp phần tích cực tạo sự lan tỏa,
đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành đối với công tác THADS nói chung và
giải quyết có hiệu quả đối với các vụ việc cụ thể nói riêng góp phần quan trọng
vào kết quả đạt được về THADS. Kết quả công tác THADS năm sau cao hơn năm trước
trong điều kiện số việc và tiền phải thi hành lớn và ngày càng gia tăng; các cơ
quan THADS đã thi hành được số lượng việc và tiền rất lớn (từ năm 2017 đến 9
tháng năm 2024 thi hành xong 4.228.144 việc, thu được số tiền trên 1.414.665 tỷ
đồng); đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội đất
nước được Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao.
1.2. Vai trò trách nhiệm của các Bộ, Ngành, địa
phương được nâng cao
- Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
liên quan như TANDTC, VKSNDTC, Nội chính, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội
nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh, giải quyết dứt điểm các vụ việc
có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, phức tạp;
các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, các vụ án về tham nhũng. Đồng thời,
chỉ đạo toàn hệ thống THADS làm tốt công tác này ở địa phương. Để tăng cường sự
phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác
THADS, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều đoàn công tác làm
việc với cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó, đồng chí Bí thư Ban cán sự đảng,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trực tiếp làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy một
số địa phương còn nhiều hạn chế trong công tác THADS để kịp thời tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong hoạt động THADS, nhất là chỉ đạo giải quyết các vụ án
lớn, phức tạp, kéo dài tại các địa phương. Ban chỉ đạo THADS các cấp thường
xuyên được rà soát, kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu quả, nhất là trong chỉ
đạo công tác phối hợp thi hành án, tổ chức cưỡng chế, chỉ đạo giải quyết những
vụ án lớn, vụ việc khó khăn, phức tạp.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TTg , các cơ
quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương đã có sự chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu
quả hơn hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và công tác THADS, do đó,
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án của cơ quan THADS
cơ bản đã được tháo gỡ ở nhiều mức độ khác nhau; từ phối hợp xây dựng thể chế đến
thống nhất hướng dẫn chỉ đạo chung về THADS, hoặc phối hợp tổ chức thi hành đối
với các vụ việc có giá trị lớn, tính chất khó khăn, phức tạp đã được các ngành
phối hợp chặt chẽ, giải quyết dứt điểm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
THADS.
- Các đầu mối của các ngành theo định kỳ hoặc đột
xuất đã phối hợp tích cực trong hoạt động như: phối hợp kiểm tra liên ngành về
công tác THADS, họp liên ngành, trao đổi ý kiến bằng văn bản để tháo gỡ vướng mắc
trong các vụ việc THADS, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện các
Quy chế... nhằm đánh giá kết quả phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh, những
vướng mắc, bất cập trong công tác THADS.
- Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát các cấp
và các cơ quan hữu quan đã tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan
THADS trong việc giải thích, đính chính những nội dung án tuyên không rõ; hướng
dẫn nghiệp vụ thi hành án trong thu hồi tài sản; hỗ trợ cưỡng chế THADS khi có
yêu cầu của cơ quan THADS; kiểm sát hoạt động thu hồi tài sản của các cơ quan
thi hành án để kịp thời chấn chỉnh sai sót...góp phần tạo sự chuyển biến tích cực
và nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế,
tham nhũng, án tín dụng ngân hàng. Qua đó, đã góp phần tạo chuyển biến cơ bản
trong công tác THADS, khắc phục tình trạng tồn đọng án kéo dài; kết quả THADS
liên tục được nâng cao; hiệu quả hoạt động thi hành án, tính nghiêm minh của
pháp luật, bảo vệ tốt hơn quyền của người được thi hành án, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Toà án.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
- Trách nhiệm và sự phối hợp của một số Bộ, ngành,
cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác THADS có nơi, có lúc chưa thật sự
hiệu quả.
- Ban Chỉ đạo THADS một số nơi chưa phát huy được hết
vai trò trong chỉ đạo công tác phối hợp. Còn có những cơ quan, đơn vị không phối
hợp hoặc chậm phối hợp với cơ quan THADS trong việc xác minh, đo vẽ, xác định
hiện trạng tài sản thi hành án; thực hiện thủ tục đảm bảo, cưỡng chế, thẩm định
giá, bán đấu giá tài sản thi hành án (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,
cơ quan quy hoạch kiến trúc, điện lực, thuế, cơ quan bảo hiểm, các tổ chức tín
dụng...) dẫn đến đương sự tẩu tán tài sản.
- Kết quả THADS chưa thực sự ổn định; tổng số việc
còn phải thi hành chuyển kỳ sau qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn cao; một số
lượng án có điều kiện nhưng chưa tổ chức thi hành xong. Kết quả thi hành án tín
dụng ngân hàng còn thấp. Lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo còn nhiều; một số vụ
việc phức tạp kéo dài, dư luận quan tâm chưa được giải quyết dứt điểm.
- Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, công
tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sát hoạt động THADS và các nguồn thông tin khác
cho thấy vẫn còn tình trạng Chấp hành viên có vi phạm trong quá trình tổ chức
THADS, những vi phạm này tập trung nhiều trong việc xác minh, kê biên, đấu giá
tài sản.
- Mặc dù, đã có nhiều chuyển biến nhất định nhưng
công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
đặt ra trong bối cảnh hiện nay như chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử đồng
bộ, tập trung, tích hợp cơ sở dữ liệu chung thống nhất của cả Hệ thống; việc
xây dựng, triển khai, các điều kiện đảm bảo triển khai một số phần mềm, ứng dụng
công nghệ thông tin còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu,...
2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Nhận thức về mối quan hệ phối hợp giữa các Ngành ở
một số nơi chưa thật sự đầy đủ; một số nội dung phối hợp chưa được quan tâm, đầu
tư đúng mức về thời gian và nhân lực. Cơ quan THADS với vai trò là cơ quan chủ
trì, tuy nhiên có lúc, có việc còn chưa chủ động phối hợp với các cơ quan liên
ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế mặc dù được
quan tâm chỉ đạo, thực hiện, nhưng vẫn còn hạn chế. Một số quy định Luật THADS
và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp
thực tiễn phát triển của đất nước; chưa đồng bộ với các pháp luật khác liên
quan.
- Số lượng việc, tiền phải thi hành lớn, tăng nhanh
qua các năm, tính chất pháp lý rất phức tạp; trong khi đó, biên chế làm công
tác THADS, THAHC chưa đáp ứng yêu cầu, việc triển khai một số nhiệm vụ ứng dụng
công nghệ thông tin còn chậm, chưa phát huy được hiệu quả; chưa có những giải
pháp cụ thể, đồng bộ và quyết liệt để nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ, lộ
trình theo yêu cầu. Cơ chế quản lý, công khai tài sản còn nhiều hạn chế, bất cập,
chưa đồng bộ dẫn đến việc xác minh, xử lý tài sản còn gặp khó khăn.
- Nhận thức của người dân, xã hội về công tác THADS
trong những năm gần đây đã được nâng cao, tuy nhiên ý thức chấp hành pháp luật
của một bộ phận người dân, nhất là người phải thi hành án còn nhiều hạn chế,
nhiều trường hợp cố tình tìm mọi cách chống đối, lẩn tránh, thậm chí có hành động
gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của công chức THADS. Trong khi đó, việc xử
lý hành chính, kể cả xử lý về hình sự chưa đủ mạnh để răn đe đối với các trường
hợp cố tình không chấp hành việc thi hành án.
III. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ THỜI GIAN
TỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Yêu cầu, nhiệm vụ
Bên cạnh những thuận lợi, công tác THADS đã và đang
đặt ra nhiều khó khăn thách thức: (i) Yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện pháp luật, đặt ra
yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan THADS theo
Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; (ii) Yêu cầu nâng cao hiệu quả
công tác THADS trong bối cảnh số lượng các vụ việc tranh chấp kinh tế, dân sự
có xu hướng ngày càng tăng nhất là những năm gần đây, dẫn đến số lượng các vụ
việc mà các cơ quan THADS phải thụ lý thi hành ngày càng tăng, tính chất của
các vụ việc ngày càng phức tạp, tài sản nằm rải rác nhiều địa phương, số lượng
người phải thi hành án lớn[14];
nhiều vụ án có giá trị rất lớn nhưng không có điều kiện để thi hành, nhất là những
vụ việc liên quan đến án kinh doanh, thương mại, án thu hồi tài sản trong các vụ
án hình sự về tham nhũng, kinh tế; (iii) Tổ chức bộ máy, biên chế chưa tương xứng
và chưa đáp ứng nhiệm vụ. Điều kiện, cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là trụ sở
làm việc và kho vật chứng của các cơ quan THADS còn thiếu; đội ngũ làm công tác
THADS còn nhiều khó khăn. Bối cảnh nêu trên đặt ra cho công tác THADS nhiều yêu
cầu, nhiệm vụ mới: cần có cơ chế rút ngắn thời gian thi hành án; thực hiện cơ
chế thi hành án công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; bảo đảm
tốt hơn quyền con người, quyền công dân; chú ý đến các nhóm yếu thế; tạo môi
trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hội nhập, tạo môi trường pháp lý an
toàn, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân; (iv) Yêu cầu cần tiếp tục đấu tranh,
phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thể chế hóa Quy định số 132-QĐ/TW ngày
27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Trong thời gian tới, hệ thống THADS, các cấp, các
ngành cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng THADS; đảm bảo thực hiện
đúng, đầy đủ các quy định về trình tự thủ tục, quy định pháp luật liên quan. Khắc
phục tình trạng sai sót, vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án; đảm bảo đầy
đủ, kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu chi phí, thời gian của cá
nhân, tổ chức kinh doanh.
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật THADS,
đặc biệt hoàn thiện các quy định để thể chế hóa Quy định số 132-QĐ/TW về hoàn
thiện cơ chế tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực,
đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào
hoạt động THADS; những nhiệm vụ, quyền hạn, những khâu Chấp hành viên thực hiện
dễ sai phạm, sai phạm khó khắc phục[15]; vai trò của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong kiểm sát đối
với hoạt động THADS, tập trung ở những khâu trong THADS liên quan đến quyền cơ
bản của công dân, dễ sai sót, sai phạm khó khắc phục.
Trên cơ sở đó sửa đổi các Nghị định, Thông tư về
nghiệp vụ THADS tạo hành lang pháp lý an toàn và thống nhất. Hướng tới rút ngắn
thời gian tổ chức THADS; nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp, người dân đánh giá “phán
quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng” từ mức 79,1% của năm 2020 lên mức
85% vào năm 2025, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu
hút đầu tư nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy của Tổng cục
THADS và các cơ quan THADS địa phương theo đúng tinh thần, mục tiêu tại Nghị
quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn
đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục quan tâm, bố trí điều kiện, phương tiện
làm việc cho Hệ thống THADS theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác; đầu
tư khai thác và ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi mặt hoạt
động; phấn đấu đến năm 2025 việc ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong mọi
lĩnh vực hoạt động của Hệ thống THADS; đến năm 2030 công nghệ thông tin được ứng
dụng triệt để trong mọi lĩnh vực hoạt động của toàn hệ thống THADS ở cấp độ cao
nhất.
2. Kiến nghị
Để đảm bảo hoạt động THADS có hiệu quả, nhằm xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta đáp ứng yêu cầu trong tình
hình mới, Bộ Tư pháp trân trọng báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các nội
dung sau:
2.1. Chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương tiếp
tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TTg , trong đó tập trung một
số nhiệm vụ sau:
(1) Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên
quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chủ động, phối hợp với Bộ Tư pháp trong
việc tăng cường, đảm bảo nguồn lực cho hệ thống THADS để nâng cao hiệu quả
THADS, nhất là nguồn lực đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác tổ chức THADS, phù hợp với chủ
trương phát triển công dân số, xã hội số và Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của tình hình mới.
(2) Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo THADS các cấp tiếp
tục chỉ đạo công tác THADS tại địa phương, xác định công tác THADS, gắn với thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự tại địa
phương; quan tâm chỉ đạo các cơ quan ban, ngành chuyên môn thực hiện tốt công
tác phối hợp với cơ quan THADS, nhất là trong công tác xác minh điều kiện, cưỡng
chế thi hành án.
2.2. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối
cao: Tăng cường công tác kiểm sát đối với hoạt động THADS; quan tâm, kiểm sát
việc tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác
THADS; thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý vi phạm
nhằm đảm bảo công tác thi hành án và việc chấp hành bản án, quyết định theo
đúng pháp luật; quan tâm phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức THADS.
2.3. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao:
Nâng cao chất lượng công tác xét xử bảo đảm tính khả thi khi thi hành trên thực
tế; chỉ đạo Tòa án các cấp thực hiện nghiêm quy định về chuyển giao bản án, tài
liệu liên quan; kịp thời đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ
quan THADS; quan tâm phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức THADS.
2.4. Đề nghị Đoàn Đại biểu quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội: Quan tâm hơn nữa công tác giám sát hoạt động THADS, nhất
là tăng cường giám sát việc chấp hành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong tổ chức thi hành bản án, quyết định cũng như sự phối hợp, trách nhiệm
của các cơ quan, sở, ban ngành trong việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan
THADS; vận động, thuyết phục thành viên, hội viên và Nhân dân chấp hành nghiêm
bản án, quyết định, phối hợp và chấp hành các yêu cầu, quyết định của cơ quan
THADS để bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Trên đây là Báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị số
05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác
thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kế hoạch & Đầu
tư, Thông tin & Truyền thông, Nội vụ, Ngân hàng NNVN (để p/h);
- Tòa án nhân dân tối cao (để p/h);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để p/h);
- UBND cấp tỉnh (để p/h);
- Tổng cục THADS (để t/h);
- Cục THA, Bộ Quốc phòng (để t/h);
- Cục THADS tỉnh, TP trực thuộc TW (để 1/h);
- Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCTHADS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Mai Lương Khôi
|
[1] Ban hành kèm theo Quyết
định số 295/QĐ-BTP ngày 10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
[2] Công văn số
951/TCTHADS-NV1 ngày 20/3/2017; Công văn số 1285/BTP-TCTHADS ngày 18/4/2017
[3] Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Kết luận số 83-KL/TW 29/7/2020, Kết luận số
19-KL/TW ngày 14/01/2021 của Bộ Chính trị; Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày
20/10/2021; Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội; Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XV; Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng
Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số
101/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV...
[4] Đến ngày
31/5/2024, đã thực hiện được 8.363 biên chế công chức hành chính (tại Tổng cục
THADS đã thực hiện 160 biên chế, các cơ quan THADS địa phương đã thực hiện
8.203 biên chế). Trong đó: có 4.023 Chấp hành viên (33 Chấp hành viên cao cấp,
1.489 Chấp hành viên trung cấp và 2.501 Chấp hành viên sơ cấp); 863 Thẩm tra
viên (16 Thẩm tra viên cao cấp, 150 Thẩm tra viên chính, 697 Thẩm tra viên), có
1176 Thư ký (trong đó có 1.059 Thư ký THA, 117 Thư ký trung cấp THA), còn lại
chuyên viên và các ngạch công chức khác.
[5] Quyết định số
1135/QĐ-TCTHADS ngày 09/9/2024
[6] Số lượng công chức
nghỉ tinh giản biên chế từ năm 2017 đến hết năm 2024 là 347 công chức
[7] Định mức giai đoạn
2017 - 2020 (Kéo dài đến hết năm 2021) áp dụng theo Quyết định số
46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ là 55 triệu đồng/người/năm;
Định mức giai đoạn 2022 - 2025 áp dụng theo Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày
10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ là 72 triệu đồng/người/năm.
[8] Vụ Hứa Thị Phấn
giai đoạn 1 và 2 tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án là 393 bất động sản,
212 xe ô tô và cổ phiếu; Vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tài sản kê biên để
đảm bảo thi hành án là 30 tài sản; Vụ Phan Văn Anh Vũ, Trần Văn Minh và đồng phạm
tài sản kê biên đảm bảo thi hành án: 28 bất động sản; Vụ Dương Thanh Cường và đồng
phạm tài sản do cơ quan tố tụng kê biên để đảm bảo thi hành án là 41 tài sản...
[9] Vụ án Mobifone mua
95% cổ phần AVG trong số tổng cộng gần 8.900 tỷ đồng tiền khắc phục đã có tới 8.800
tỷ, vụ Tập đoàn Tân Hoàng Minh khắc phục 8.640 tỷ đồng.
[10] Năm 2017 kiểm tra
37 doanh nghiệp, năm 2018 kiểm tra 50 doanh nghiệp, năm 2019 kiểm tra 59 doanh
nghiệp, năm 2020 kiểm tra 58 doanh nghiệp, năm 2021 kiểm tra 7 doanh nghiệp
(năm 2021 do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số đoàn kiểm tra
đã bị hoãn và chuyển kiểm tra sang năm 2022), năm 2022 kiểm tra 13 doanh nghiệp,
năm 2023 kiểm tra 20 doanh nghiệp thẩm định giá và dự kiến 2024 kiểm tra 18
doanh nghiệp).
[11] Thông qua việc kiểm
tra sẽ tìm ra cách làm hay, cá nhân có thành tích điển hình để phổ biến, nhân rộng;
đồng thời kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm trong quá trình tổ chức thi
hành án, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh; có biện pháp chỉ đạo khắc phục, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý vi phạm theo
đúng quy định pháp luật.
[12] Theo Báo cáo công
tác Thi hành án các năm 2020, 2021 và 2022: Trong năm 2020, toàn Hệ thống THADS
có 63 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó có 24 trường hợp bị xử lý do vi phạm
về nghiệp vụ (giảm 01 trường hợp so với năm 2019). Trong năm 2021, toàn Hệ thống
THADS có 51 trường hợp bị xử lý kỷ luật (giảm 12 trường hợp so với năm 2020),
trong đó có 16 trường hợp bị xử lý do vi phạm về nghiệp vụ (giảm 08 trường hợp
so với năm 2020). Năm 2022, thông qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra, công tác
phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, đã phát hiện và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối
với 31 trường hợp do vi phạm về nghiệp vụ, vi phạm về phòng, chống tham nhũng;
chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý về hình sự đối với 04 trường hợp.
[13] (i) Đưa vào vận
hành, sử dụng một số phần mềm nghiệp vụ THADS như: Phần mềm Quản lý thụ lý, Tổ
chức thi hành án và thống kê THADS (Phần mềm Thụ lý); Phần mềm cơ sở dữ liệu điện
từ người phải thi hành án chưa có điều kiện; Phần mềm Hỗ trợ trực tuyến; Phần mềm
Kế toán nghiệp vụ; Phần mềm quản lý cán bộ; Cổng thông tin điện tử THADS; Phần
mềm quản lý văn bản; triển khai chữ ký số; Phần mềm Kế toán hành chính sự nghiệp
(ii) hình thành cơ sở dữ liệu về THADS trên cơ sở vận hành các phần mềm và Cổng
Thông tin điện tử THADS; (iii) tổ chức một số lớp tập huấn nâng cao nhận thức về
ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm ứng dụng
trong THADS; (iv) bố trí được ít nhất từ 01 công chức đầu mối công nghệ thông
tin tại Tổng cục, các Cục THADS; (v) trình, phê duyệt Đề án biên lai điện tử,
(vi) phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao triển khai cung cấp dịch vụ công trực
tuyến Thu, nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án trên Cổng DVCQG...
[14] Vụ Công ty Liên Kết
Việt (5.818 đương sự), vụ Thăng Long group (1.610 đương sự), vụ Công ty cổ phần
địa ốc Alibaba (4.548 đương sự), vụ Công ty Tân Hoàng Minh (6.700 đương sự)...
[15] Như: biện pháp bảo
đảm, biện pháp kê biên, đưa tài sản ra định giá, đấu giá, đảm bảo kiểm soát quyền
lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động THADS.