|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 942/QĐ-TTg 2022 Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến 2030
Số hiệu:
|
942/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Lê Văn Thành
|
Ngày ban hành:
|
05/08/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 942/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn
cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến
năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Thực hiện nỗ lực quốc gia nhằm giảm ít nhất 30% tổng
lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu
khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, bảo đảm tổng lượng phát thải khí
mê-tan không vượt quá 96,4 triệu tấn CO2 tương đương
(CO2tđ), giảm 13,34% so với mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát
thải khí mê-tan trong trồng trọt không vượt quá 42,2 triệu tấn CO2tđ,
chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2tđ, quản lý chất thải rắn
và xử lý nước thải không vượt quá 21,9 triệu tấn CO2tđ, khai thác dầu
khí không vượt quá 10,6 triệu tấn CO2tđ, khai thác than không vượt
quá 3,5 triệu tấn CO2tđ, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch không vượt
quá 1,3 triệu tấn CO2tđ.
- Đến năm 2030, bảo đảm tổng lượng phát thải khí
mê-tan không vượt quá 77,9 triệu tấn CO2tđ, giảm ít nhất 30% so với
mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát thải khí mê-tan trong trồng trọt không
vượt quá 30,7 triệu tấn CO2tđ, chăn nuôi không vượt quá 15,2 triệu tấn
CO2tđ, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải không vượt quá 17,5
triệu tấn CO2tđ, khai thác dầu khí không vượt quá 8,1 triệu tấn CO2tđ,
khai thác than không vượt quá 2,0 triệu tấn CO2tđ, tiêu thụ nhiên liệu
hóa thạch không vượt quá 0,8 triệu tấn CO2tđ.
2. Quan điểm chỉ đạo
a) Giảm phát thải khí mê-tan nhằm thực hiện Cam kết
giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước; là cơ hội để đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm
sinh kế bền vững cho người dân; quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
và hiệu quả sử dụng năng lượng; bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế
tuần hoàn.
b) Giảm phát thải khí mê-tan phải dựa trên phân
tích chi phí - lợi ích, được tiến hành thường xuyên theo lộ trình, bảo đảm quyền
và lợi ích chính đáng của tổ chức và cá nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ
phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
c) Giảm phát thải khí mê-tan là trách nhiệm của chủ
các nguồn phát thải và cơ quan quản lý nhà nước với sự tham gia, giám sát của
nhân dân, chủ động và tích cực hợp tác quốc tế.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch chi tiết giảm phát
thải khí mê-tan trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn và xử lý nước
thải, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác than; lồng ghép giảm phát thải
khí mê-tan vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng trưởng xanh cấp quốc gia, quy hoạch ngành và địa phương.
- Xây dựng và thực hiện quy định về kiểm kê khí
mê-tan bậc cao nhất theo hướng dẫn của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đối
với các nguồn phát thải khí mê-tan chính; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải khí mê-tan trong
trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải, khai thác và
chế biến dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
- Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách,
công cụ tài chính khuyến khích ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thu giữ, sử dụng
khí mê-tan và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức
trong và ngoài nước tham gia giảm phát thải khí mê-tan trong các lĩnh vực.
- Xây dựng quy định pháp luật, cơ chế, chính sách
quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và
tín chỉ các-bon thu được từ giảm phát thải khí mê-tan, khuyến khích các chủ nguồn
phát thải khí mê-tan tham gia thị trường các-bon trong nước và quốc tế.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến
khích chuyển đổi năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo.
b) Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí
mê-tan trong trồng trọt, chăn nuôi
- Đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản
xuất lúa tập trung; chủ động rút nước giữa vụ; áp dụng các biện pháp tưới và
canh tác lúa tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện từng vùng nông
nghiệp để giảm phát thải khí mê-tan.
- Mở rộng mô hình luân canh lúa - tôm và chuyển đổi
từ lúa nước sang các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với điều
kiện cụ thể từng địa phương; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, quy trình, kỹ
thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí mê-tan.
- Chấm dứt đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp thông qua
cải tiến, áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, phân
loại, xử lý, tái sử dụng, tuần hoàn, chuyển đổi mục đích sử dụng phế, phụ phẩm
nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chuyển đổi các-bon trong sinh khối
cây trồng thành các-bon bền vững và năng lượng sạch, tăng tích lũy các-bon
trong đất nhằm giảm phát thải khí mê-tan.
- Thay đổi, cải thiện và sử dụng các chế phẩm phù hợp
trong khẩu phần ăn nhằm tăng năng suất, giá trị kinh tế trong chăn nuôi gia súc
và giảm phát thải khí mê-tan; lai, cải tạo giống gia súc trong nước bằng những
giống ngoại có năng suất chất lượng cao và phù hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả
chăn nuôi; phát triển, khai thác hiệu quả các mô hình khí sinh học và ứng dụng
công nghệ trong sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi; thu hồi và sử
dụng khí mê-tan trong xử lý chất thải chăn nuôi vào các hoạt động trong chăn
nuôi gia súc và sản xuất điện năng.
c) Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí
mê-tan trong quản lý chất thải và xử lý nước thải
- Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các quy
trình, quy định, hướng dẫn, mô hình thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng,
tái chế và xử lý chất thải rắn; lồng ghép quy hoạch quản lý chất thải cấp vùng
và cấp địa phương vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh.
- Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang
thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn theo quy định và phù hợp với đặc điểm các khu dân
cư tập trung, đô thị, nông thôn và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của địa phương.
- Lựa chọn, áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý chất
thải tiên tiến, hiện đại; công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng,
sản xuất phân compost, sản xuất viên nén nhiên liệu, chôn lấp thu hồi
khí mê-tan, đốt rác phát điện; công nghệ thu hồi khí mê-tan phát sinh trong xử
lý nước thải công nghiệp; công nghệ sinh học loại bỏ khí mê-tan trong xử lý nước
thải sinh hoạt; xử lý hiệu quả bùn thải tại các nhà máy xử lý nước thải tập
trung bằng phương pháp yếm khí kết hợp thu hồi khí mê-tan.
- Hạn chế phát sinh chất thải ra môi trường nhằm giảm
phát thải mê-tan thông qua thực hiện phát triển năng lượng sinh khối, năng lượng
từ đốt chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái
sử dụng.
d) Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí
mê-tan trong khai thác, chế biến dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu
hóa thạch
- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến
khích triển khai các hoạt động thu gom khí đồng hành từ các mỏ dầu trong quá
trình khai thác, đặc biệt đối với các mỏ nhỏ, mỏ cận biên.
- Đầu tư lắp đặt các thiết bị phát hiện sự cố và thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục rò rỉ trong quá trình thăm dò, khai
thác dầu khí; lắp đặt các thiết bị thu hồi khí đồng hành, khí mê-tan trong xử
lý khí và lọc hóa dầu; nâng cấp và thay thế thiết bị cũ, lạc hậu trong khai
thác, cung cấp, chế biến dầu khí để giảm phát thải khí mê-tan.
- Nghiên cứu và triển khai khoan tháo khí, thu hồi
khí mê-tan trước và trong khai thác than hầm lò tại các vùng mỏ xây dựng mới,
vùng mỏ cải tạo mở rộng, áp dụng thí điểm tại các vùng than thuộc tỉnh Quảng
Ninh để đánh giá và nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
- Đầu tư lắp đặt và vận hành hệ thống tự động giám
sát, quản lý điện năng, thiết bị tiết kiệm điện trong dây chuyền công nghệ khai
thác, chế biến than.
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, sử dụng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có
khí mê-tan, thông qua thực hiện tối ưu hóa sử dụng năng lượng trong các quá
trình công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải và các hoạt động khác có sử dụng
năng lượng; cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị, công nghệ, phương tiện lạc hậu
sử dụng nhiều năng lượng.
đ) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả trong trồng
trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác than, khai
thác dầu khí và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong các ngành công nghiệp nhằm
giảm phát thải khí mê-tan.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ phục vụ kiểm kê, giám sát, đánh giá dự báo phát thải; thu hồi, sử
dụng hiệu quả khí mê-tan theo từng ngành, lĩnh vực.
- Chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục
vụ giảm phát thải khí mê-tan; chú trọng lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ
cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước; thúc
đẩy đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong việc giảm phát thải khí mê-tan.
- Nghiên cứu, xây dựng các hệ số phát thải khí
mê-tan đặc trưng quốc gia áp dụng cho kiểm kê phát thải khí nhà kính trong lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải, khai thác
than, khai thác và chế biến dầu khí.
- Nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong theo dõi
và giám sát phát thải, thu hồi, sử dụng khí mê-tan trong trồng trọt, chăn nuôi,
quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải, khai thác than, khai thác và chế biến
dầu khí, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
e) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực,
nhận thức
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông,
phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng về trách nhiệm,
lợi ích của giảm phát thải khí mê-tan; thúc đẩy thay đổi hành vi tiêu dùng, sản
xuất xanh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng đối với chất thải
có thể tái chế, tái sử dụng.
- Thực hiện dán nhãn, truy xuất nguồn gốc cho các sản
phẩm nông nghiệp, phân bón hữu cơ, sản phẩm tái chế, tái sử dụng được sản xuất
theo quy trình, công nghệ ít phát thải khí mê-tan để tăng giá trị, tính cạnh
tranh và khả năng tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm.
- Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn, cán
bộ quản lý các cấp về giảm phát thải khí mê-tan; tập huấn cho nông dân thông
qua các chương trình khuyến nông về hiệu quả, lợi ích của các mô hình trồng trọt,
chăn nuôi ít phát thải khí mê-tan, phương pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp
nhằm giảm phát thải khí mê-tan.
- Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ
kinh nghiệm trong phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ giảm phát thải
khí mê-tan giữa các địa phương, lĩnh vực.
g) Tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy
động nguồn lực
- Thu hút nguồn lực quốc tế và tăng cường hợp tác
nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia, tổ chức quốc tế về xây dựng,
ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật và thực hiện giảm phát thải khí
mê-tan.
- Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế,
hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp về đầu tư
hạ tầng, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực giảm phát
thải khí mê-tan trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn và xử lý nước
thải, khai thác than, khai thác dầu khí và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
- Ủng hộ các sáng kiến quốc tế hiện có về giảm phát
thải khí mê-tan; vận động các quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí
mê-tan toàn cầu.
h) Giám sát, đánh giá
- Thực hiện đánh giá mức phát thải khí mê-tan hằng
năm trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải, khai
thác than, khai thác và chế biến dầu khí, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; tổng hợp,
đánh giá kết quả giảm phát thải khí mê-tan trên phạm vi toàn quốc.
- Hoàn thiện và thực hiện các quy định về đo đạc,
báo cáo, thẩm định, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giảm phát thải khí
mê-tan, đảm bảo tính minh bạch về kết quả thực hiện Kế hoạch, phù hợp với điều
kiện của Việt Nam và Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong giám sát
phát thải và thực hiện giảm phát thải khí mê-tan.
4. Các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên
Danh mục các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện
Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.
5. Nguồn lực thực hiện
a) Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn vốn từ doanh
nghiệp, nguồn xã hội hóa, nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác theo quy định. Khuyến khích huy động hợp tác hỗ trợ từ
các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính
trong nước, quốc tế và khu vực tư nhân vào các hoạt động giảm phát thải khí
mê-tan.
b) Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực
hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà
nước và các quy định có liên quan.
6. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Kế hoạch
này; theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện hằng năm, kịp thời báo cáo và tham
mưu cho Thủ tướng Chính phủ những giải pháp để giải quyết những bất cập, vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện ở trung ương và địa phương, bảo đảm đạt
được mục tiêu đề ra và thực hiện Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu.
- Chủ trì xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm phát
thải khí mê-tan đến năm 2030 trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
và các bộ, ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu
tư; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng trong các hoạt động giảm
phát thải khí mê-tan.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thực hiện lồng ghép, tích hợp việc thực hiện giảm
phát thải khí mê-tan vào quy hoạch, kế hoạch.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm phát
thải khí mê-tan đến năm 2030 trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp phát thải
thấp, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường; kiểm soát chất
lượng và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm
sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ít phát thải; phát triển công nghệ xử
lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ.
- Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến giảm phát thải khí mê-tan trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp; gửi kết quả đánh giá phát thải khí mê-tan của năm trước năm báo cáo về
Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 11 hằng năm để tổng hợp.
c) Bộ Công Thương
- Chủ trì xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm phát
thải khí mê-tan đến năm 2030 trong khai thác than, khai thác và chế biến dầu
khí, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
- Hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp kiểm
soát phát thải khí mê-tan trong khai thác than, khai thác và chế biến dầu khí,
tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; áp dụng các phương pháp thu hồi, sử dụng khí
mê-tan phù hợp với điều kiện của đất nước nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên,
nhiên liệu, nâng cao mức độ an toàn và tăng giá trị kinh tế của các hoạt động
khai thác than, khai thác và chế biến dầu khí.
- Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến giảm phát thải khí mê-tan trong khai thác than, khai
thác và chế biến dầu khí, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; gửi kết quả đánh giá
phát thải khí mê-tan của năm trước năm báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường
trước ngày 15 tháng 11 hằng năm để tổng hợp.
d) Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cấp quốc gia theo đặt hàng
của các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan
theo lộ trình đã được phê duyệt.
đ) Bộ Tài chính
- Chủ trì rà soát, xây dựng và hướng dẫn thực hiện
chính sách ưu đãi, hỗ trợ về giảm phát thải khí mê-tan.
- Cân đối, bố trí kinh phí hàng năm để các bộ, cơ quan
trung ương thực hiện các nội dung, chương trình thuộc Kế hoạch theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cân đối, bố trí chi đầu tư phát triển của ngân
sách trung ương cho các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị để giảm phát thải khí mê-tan, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương,
địa phương xác định nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung của
Kế hoạch này.
g) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương: căn cứ nội dung, nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch, xây dựng
và triển khai thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch theo
quy định; thực hiện lồng ghép và tích hợp nội dung về giảm phát thải khí nhà
kính, khí mê-tan trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển; tăng cường kiểm tra,
thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải mê-tan; nâng cao năng lực
quản lý giảm phát thải khí nhà kính; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực
hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và
Môi trường để tổng hợp.
h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật có
liên quan.
i) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam triển khai đầu tư trang thiết bị, đào tạo kỹ thuật
phù hợp để thực hiện hiệu quả các hoạt động giảm phát thải khí mê-tan trong
khai thác, chế biến dầu khí và khai thác than.
k) Các cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định về kiểm
soát phát thải khí mê-tan từ hoạt động sản xuất; chủ động tăng cường cao năng lực,
cải tiến và đổi mới quy trình, trang thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải
đảm bảo giảm phát thải khí mê-tan trong hoạt động sản xuất.
l) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp theo
chức năng, nhiệm vụ chủ động tham gia vào các hoạt động giảm phát thải khí
mê-tan, đề xuất các sáng kiến thúc đẩy giảm phát thải khí mê-tan; tích cực phối
hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá
quá trình thực hiện Kế hoạch này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, KTTH, CN, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, NN (2).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số
942/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
I
|
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính
sách
|
1
|
Xây dựng Kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan trong
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải và xử lý nước thải,
khai thác dầu khí, khai thác than.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2023
|
2
|
Hoàn thiện, xây dựng và ban hành cơ chế, chính
sách khuyến khích chuyển giao, ứng dụng công nghệ thu giữ, sử dụng khí
mê-tan.
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2025
|
3
|
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quản lý tín
chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ
các-bon thu được từ giảm phát thải khí mê-tan.
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2025
|
4
|
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy
và huy động nguồn đầu tư tư nhân cho giảm phát thải khí mê-tan.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2025
|
II
|
Thực hiện các hoạt động giảm phát thải
khí mê-tan trong các lĩnh vực
|
II.1
|
Trồng
trọt và chăn nuôi
|
1
|
Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng tưới tiêu chủ động
giảm phát thải khí mê-tan trong canh tác lúa.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình
|
2022 - 2030
|
2
|
Xây dựng và thực hiện Đề án chuyển đổi đất lúa
kém hiệu quả sang đất lúa - thủy sản, cây trồng cạn hiệu quả kinh tế cao, giảm
phát thải khí mê-tan và phát triển thị trường cho các sản phẩm mới ở các hệ
thống được chuyển đổi.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình
|
2022 - 2030
|
3
|
Xây dựng và thực hiện Đề án tuần hoàn chất thải
và phụ phẩm nông nghiệp, tăng tích lũy các-bon trong đất, sản xuất giấy, bao
bì và năng lượng sạch nhằm giảm phát thải khí mê-tan.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình
|
2022 - 2030
|
4
|
Ban hành hướng dẫn thay đổi khẩu phần ăn cho gia súc
nhai lại, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, giảm phát thải
khí mê-tan.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình
|
2022 - 2030
|
II.2
|
Quản
lý chất thải và xử lý nước thải
|
|
|
|
5
|
Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải
rắn, các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đang triển khai tại
các địa phương; xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình mới giảm phát
thải khí mê-tan phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và năng lực
quản lý chất thải của địa phương.
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp
|
2022 - 2030
|
6
|
Đầu tư mới, chuyển đổi công nghệ của các cơ sở xử
lý chất thải rắn sinh hoạt sang công nghệ xử lý chất thải rắn giảm phát thải
khí mê-tan kết hợp thu hồi năng lượng tại một số thành phố (Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) và các khu công nghiệp tập trung.
|
UBND các tỉnh/thành phố, các khu công nghiệp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2030
|
7
|
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải
tiến trang thiết bị phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn phù hợp với phân loại chất thải rắn tại nguồn cho
các khu dân cư tập trung, khu đô thị, khu vực nông thôn.
|
UBND các tỉnh/thành phố, doanh nghiệp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2030
|
8
|
Đầu tư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu thu gom, xử lý nước thải giảm phát thải khí mê-tan phù hợp với
đặc điểm các khu dân cư tập trung, đô thị, nông thôn và điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của địa phương.
|
UBND các tỉnh/thành phố, doanh nghiệp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2030
|
9
|
Triển khai ứng dụng công nghệ thu hồi, sử dụng hiệu
quả khí mê-tan trong xử lý nước thải công nghiệp.
|
UBND các tỉnh/thành phố, doanh nghiệp khu công
nghiệp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2030
|
II.3
|
Khai
thác và chế biến dầu khí
|
|
|
|
10
|
Thực hiện, giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng
ngừa, phát hiện và khắc phục sự cố rò rỉ.
|
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp
|
2023 - 2030
|
11
|
Nâng cấp, thay thế thiết bị trong khai thác, cung
cấp và chế biến dầu khí nhằm giảm phát thải khí mê-tan trong giếng, đầu giếng,
thiết bị bề mặt trên giàn, đường ống, trạm xử lý phân phối khí.
|
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp
|
2023 - 2030
|
12
|
Đầu tư thiết bị thu hồi khí mê-tan trong xử lý
khí và lọc hóa dầu.
|
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
doanh nghiệp
|
2023 - 2030
|
II.4
|
Khai
thác than
|
|
|
|
13
|
Đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống khoan tháo khí,
thu hồi khí mê-tan trước và trong khai thác than hầm lò, áp dụng thí điểm tại
các vùng than thuộc tỉnh Quảng Ninh.
|
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
|
Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND
các tỉnh/thành phố, doanh nghiệp
|
2023 - 2030
|
III
|
Nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ phục vụ giảm phát thải khí mê-tan
|
1
|
Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về
đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả trồng trọt,
quản lý chất thải và xử lý nước thải, khai thác than, dầu khí và sử dụng
nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm phát sinh khí mê-tan.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2030
|
2
|
Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn áp dụng phương
pháp kiểm kê khí mê-tan trong lĩnh vực nông nghiệp và quản lý chất thải ở bậc
cao nhất phù hợp điều kiện Việt Nam và quy định của Ban Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2025
|
3
|
Nghiên cứu xây dựng, cập nhật và áp dụng các hệ số
phát thải khí mê-tan đặc trưng quốc gia trong canh tác lúa, chăn nuôi, bãi
chôn lấp chất thải rắn, xử lý và xả thải nước thải, khai thác và chế biến dầu
và khí.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2022 - 2025
|
IV
|
Tuyên truyền, giáo dục, phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, nhận thức về giảm phát thải khí mê-tan
|
1
|
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông,
phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp về trách
nhiệm, lợi ích của giảm phát thải khí mê-tan và huy động sự tham gia của cộng
đồng đối với việc giám sát phát thải khí mê-tan và thực hiện cam kết của Việt
Nam về giảm phát thải khí mê-tan.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương
|
UBND các tỉnh/thành phố, doanh nghiệp
|
2023 - 2030
|
2
|
Tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức cho nông
dân về hiệu quả, lợi ích của các mô hình canh tác giảm phát thải khí mê-tan
thông qua các chương trình khuyến nông.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố,
hợp tác xã, hộ gia đình
|
2023 - 2030
|
V
|
Hợp tác song phương, đa phương và
huy động nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan
|
1
|
Triển khai các chương trình, hoạt động hội nhập
quốc tế về khoa học và công nghệ, đa dạng hóa đối tác quốc tế trong chuyển
giao công nghệ, đầu tư tài chính và tăng cường năng lực phục vụ giảm phát thải
khí mê-tan.
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2023 - 2030
|
2
|
Ủng hộ các sáng kiến quốc tế hiện có về giảm phát
thải khí mê-tan; vận động các quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí
mê-tan toàn cầu theo quy định của Cam kết.
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan, UBND các
tỉnh /thành phố
|
2023 - 2030
|
VI
|
Giám sát và đánh giá
|
|
|
|
1
|
Đánh giá mức phát thải khí mê-tan hằng năm trong trồng
trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải và xử lý nước thải, khai thác than, khai
thác và chế biến dầu khí, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; tổng hợp, đánh giá kết
quả giảm phát thải khí mê-tan trên phạm vi toàn quốc.
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2023 - 2030
|
2
|
Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám
sát và đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà
kính, khí mê-tan.
|
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
|
Các bộ, ngành liên
quan, UBND các tỉnh/thành phố
|
2023 - 2030
|
Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF VIETNAM
---------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.: 942/QD-TTg
|
Hanoi, August 05,
2022
|
DECISION APPROVING ACTION
PLAN FOR METHANE EMISSIONS REDUCTION BY 2030 THE PRIME MINISTER OF VIETNAM Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government
Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22,
2019; Pursuant to the Government’s Resolution No.
01/NQ-CP dated January 08, 2022 on main tasks and solutions for implementing
the social - economic development plan and the State budget estimate in 2022; At the request of the Minister of Natural
Resources and Environment of Vietnam; HEREBY DECIDES: Article 1. The Action Plan for Methane
Emissions Reduction by 2030 (hereinafter referred to as the “Plan”) is hereby
given approval. The Plan, inter alia, includes the following primary contents: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) General objectives: Make national efforts to reduce overall methane
emissions from cultivation, animal husbandry, solid waste
management, wastewater treatment, oil and gas extraction, coal mining and
fossil fuel consumption, by at least 30% below 2020 level
by 2030. b) Specific objectives: - By 2025, overall methane emissions are expected
to not exceed 96.4 million metric tons of CO2 equivalent
(CO2e), or to reduce by 13.34% below 2020 level. In which, methane
emissions, measured in CO2e, are expected to not exceed 42.2 metric
tons from cultivation, 16.8 metric tons from animal husbandry, 21.9 metric tons
from solid waste management and wastewater treatment, 10.6 metric tons from oil
and gas extraction, 3.5 metric tons from coal mining, and 1.3 metric tons from
fossil fuel consumption. - By 2030, overall methane emissions are expected
to not exceed 77.9 million metric tons of CO2e, or to reduce by
at least 30% below 2020 level. In which, methane emissions, measured in CO2e,
are expected to not exceed 30.7 metric tons from cultivation, 15.2 metric tons
from animal husbandry, 17.5 metric tons from solid waste management and
wastewater treatment, 8.1 metric tons from oil and gas extraction, 2.0 metric
tons from coal mining, and 0.8 metric tons from fossil fuel consumption. 2. Viewpoints a) Methane emissions reduction aims to implement
the Global Methane Pledge in conformity with Vietnam’s socioeconomic
conditions; is the basis for technological innovation and improvement of
efficiency in production which will ensure sustainable livelihoods; management,
extraction and sustainable use of natural resources and energy efficiency;
environmental protection and promotion of circular economy. b) Methane emissions reduction must be made on the
basis of cost-benefit analysis according to a set forth roadmap that ensures
legitimate rights and benefits of both institutional and individual entities
and promotes innovations serving Vietnam's sustainable socioeconomic
development. c) Methane emissions reduction is not only the
responsibility of emissions source owners but also that of regulatory
authorities with the public participation and supervision as well as active and
increased international cooperation. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Formulate and revise mechanisms and policies - Formulate and implement the detailed plan for
methane emissions reduction from cultivation, animal husbandry, solid waste
management and wastewater treatment, oil and gas extraction, and coal mining;
include the methane emissions reduction task in climate change response
strategy, master plan or plan, national green growth plan, sectoral and
provincial master plans. - Formulate and implement regulations on
highest-level methane inventories according to guidelines given by the
Intergovernmental Panel on Climate Change with respect to primary
sources of methane emissions; formulate national standards, national technical
regulations and technical guidelines on reduction of methane emissions from
cultivation, animal husbandry, solid waste management and wastewater treatment,
oil and gas extraction, coal mining, and fossil fuel consumption. - Formulate and implement mechanisms, policies and
financial instruments for encouraging application of clean technologies,
methane capture and use technologies, and facilitating the participation by
people, enterprise, communities, domestic and foreign organizations to reduce
methane emissions in various sectors. - Formulate law regulations, mechanisms
and policies for management of carbon credits, and exchange of greenhouse gas
emission quotas for carbon credits obtained from methane emissions reduction,
and encouraging methane emissions source owners to engage in domestic and
international carbon markets. - Formulate and revise mechanisms and policies for
encouraging energy transition from fossil fuels to clean and renewable energy. b) Implement measures for reducing methane emissions
from cultivation and animal husbandry - Make investment in small-scale and inter-field
irrigation works or facilities that meet advanced, modern, synchronous and - Develop the rotational rice – shrimp farming
model and convert from flooded rice paddy to upland crops with higher economic
efficiency in conformity with specific conditions of each province; adjust crop
structure, farming seasons, processes and techniques in order to improve
economic efficiency and reduce methane emissions. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Change, improve and use appropriate preparations
in food serving sizes in order to increase productivity and economic values in
livestock breeding and reduce methane emissions; carry out crossbreeding and
improve domestic livestock breeds using foreign high-yielding breeds in order
to improve productivity and efficiency in animal husbandry; effectively develop
biogas model and apply technologies to production of organic fertilizers using
waste from animal husbandry; recover and use methane emissions generated from
breeding waste treatment for livestock breeding and electricity generation. c) Implement measures for reducing methane
emissions from waste management and wastewater treatment - Formulate, revise and synchronously apply
processes, regulations, guidelines and models for collection, transport,
classification, reuse, recycling and treatment of solid waste; include contents
of regional and provincial waste management plans in national master plans for
environmental protection, regional and provincial master plans. - Build and upgrade infrastructure facilities, and make
investment in equipment to meet solid waste classification, collection,
storage, reuse, recycling, transport and treatment requirements in accordance
with regulations of law and in conformity with specific characteristics of
residential areas, urban areas and rural areas as well as natural,
socioeconomic conditions of each province. - Select and widely apply advanced and modern waste
treatment technologies; technologies for waste treatment associated with energy
recovery, compost production, production of pellet fuels, landfill methane
recovery, and waste-to-energy generation; technologies for recovery of methane
emissions from industrial wastewater treatment; biotechnologies for removing
methane from domestic wastewater treatment; effectively treat sewage sludge
from concentrated wastewater treatment plants adopting anaerobic digestion
method associated with methane recovery. - Minimize discharge of waste into the environment
in order to reduce methane emissions by means of development of biomass energy,
waste-to-energy generation, organic fertilizer production and consumption of
recycled and reusable products. d) Implement measures for reducing methane
emissions from oil and gas extraction and processing, coal mining and fossil
fuel consumption - Formulate and promulgate mechanisms and policies
for encouraging activities to collect associated gas from oil extraction
operations, especially small-scale and marginal oil fields. - Invest in installation of incident detection
equipment and implement measures for preventing and remedying leaks during
petroleum exploration and extraction; installation of equipment to recover
associated gas and methane from gas processing and petrochemical refining;
upgrade and replace old and obsolete equipment used in oil and gas extraction,
supply and processing for reducing methane emissions. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Invest in installation and operation of automatic
systems for monitoring and management of energy consumption and energy-saving
equipment in coal mining and processing technological lines. - Use energy in a thrift and efficient manner, and
promote the use of clean and renewable energy in order to reduce greenhouse gas
emissions, including methane emissions, by means of optimizing energy
consumption in industrial processes, service provision, transport and other
activities that use energy; renovating, upgrading and replacing obsolete
equipment, technologies and vehicles that use a lot of energy. dd) Do scientific research and technological
development - Step up scientific research and technological
development, as well as application of advanced technologies in order to
improve productivity and efficiency in cultivation, animal husbandry, solid
waste management, wastewater treatment, coal mining, oil and gas extraction,
and fossil fuel consumption in industrial sectors, and thus reduce methane
emissions. - Organize scientific research activities, apply
and receive transfer of technologies used for emissions inventory, monitoring,
evaluation and forecasting; recovery and efficient use of methane emissions in
each economic sector or area. - Receive transfer of advanced technologies and
high technologies to reduce methane emissions; focus on spreading of
information on application of advanced technologies and high technologies from
foreign-invested enterprises to domestic enterprises; promote innovation in
reducing methane emissions. - Study on formulating national methane emissions
factors which shall be used for inventory of greenhouse gas emissions from
cultivation, animal husbandry, solid waste management and wastewater treatment,
coal mining, oil and gas extraction and processing. - Study on application of digital transformation to
monitoring and supervision of emissions, recovery and use of methane emissions
from cultivation, animal husbandry, solid waste management and wastewater
treatment, coal mining, oil and gas extraction and processing, and fossil fuel
consumption. e) Promote information dissemination, education and
increase of capacity and awareness ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Carry out labeling and origin tracing for
agricultural products, organic fertilizers, and recycled or reused products
which are produced adopting low-methane technologies in order to increase their
values, competitiveness and market access. - Provide training and activities to increase
awareness of professional and managerial officials at all levels about methane
emissions reduction; provide to farmers, through agricultural extension
programs, training in efficiency and benefits of low-methane farming and
breeding models, and methods for treatment of agricultural waste and
by-products in order to reduce methane emissions. - Establish a system for exchange and sharing of
information and experience in developing, transferring and applying methane
emissions reduction technologies between provinces and industries. g) Intensify bilateral and multilateral cooperation
and mobilization of resources - Attract international resources and intensify
cooperation in research and exchange of experience with foreign countries and
international organizations in formulating and promulgating technical
regulations and guidelines, and implementing methane emissions reduction. - Implement programs and projects on international
cooperation or cooperation between governments and enterprises, and among
enterprises in investment in infrastructure facilities, financial support,
technology transfer, and increase of capacity for reducing methane emissions
from cultivation, animal husbandry, solid waste management and wastewater
treatment, coal mining, oil and gas extraction, and fossil fuel consumption. - Support existing international methane emissions
reduction initiatives; mobilize other countries to join the Global Methane
Pledge. h) Perform supervision and assessment tasks - Carry out annual assessment of methane emissions
from cultivation, animal husbandry, solid waste management and wastewater
treatment, coal mining, oil and gas extraction and processing, and fossil fuel
consumption; consolidate and assess methane emissions reduction results
nationwide. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Mobilize the participation of communities in
emissions supervision and performance of methane emissions reduction
activities. 4. Priority programs and tasks The list of priority programs and tasks for
implementing the Plan is enclosed with this Decision. 5. Resources for implementation a) Funding for implementing the Plan is derived
from state budget in accordance with regulations of law in force, funds of
enterprises and private sector entities, organizations and individuals, and
other lawful funding sources as prescribed. Mobilization of cooperation and
assistance from international organizations, partners, domestic and
international funds and financial institutions, and private sector investments
in methane emissions reduction activities are encouraged. b) Funds derived from state budget for covering
expenses incurred from the implementation of the Plan shall be managed and
spent in accordance with regulations of the Law on state budget and relevant
laws. 6. Implementation a) The Ministry of Natural Resources and
Environment of Vietnam shall: - play the leading role and cooperate with relevant
ministries, regulatory authorities and provincial People's Committees in
organizing the implementation of this Plan; monitoring and assessing the annual
implementation status, promptly reporting and providing advice for the Prime Minister
of Vietnam on solutions for dealing with difficulties encountered by central
and provincial governments during the implementation of this Plan in order to
achieve the objectives set out herein and implement the Global Methane Pledge. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - cooperate with the Ministry of Planning and
Investment of Vietnam, the Ministry of Finance of Vietnam and relevant
ministries and regulatory authorities in formulating mechanisms and policies
for supporting and attracting investments; encouraging participation by
enterprises and communities in methane emissions reduction activities. - direct and instruct provincial People's
Committees to combine or integrate methane emissions reduction tasks in their
plans or master plans. b) The Ministry of Agriculture and Rural
Development of Vietnam shall: - play the leading role in formulating and
implementing the plan for reduction of methane emissions from cultivation and
animal husbandry by 2030. - perform activities to develop low-emissions,
ecological, organic, circular and eco-friendly agricultural production; control
quality and apply advanced technologies and biotechnologies to low-emissions
production of biological preparations for use as animal feed ingredients;
develop technologies for treatment of waste from animal husbandry associated
with organic fertilizer production. - Submit annual reports on performance of methane
emissions reduction tasks in agricultural production; submit reports on
assessment of methane emissions of the year preceding the reporting year to the
Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam by November 15 of each
year for consolidation. c) The Ministry of Industry and Trade of Vietnam
shall: - play the leading role in formulating and
implementing the plan for reduction of methane emissions from coal mining, oil
and gas extraction and processing, and fossil fuel consumption by 2030. - provide instructions and assistance for
implementing measures for controlling methane emissions from coal mining, oil
and gas extraction and processing, and fossil fuel consumption; applying
methane recovery and use solutions in conformity with Vietnam's specific
conditions in order to make the best use of materials and fuels, increase the
safety and economic values of coal mining, oil and gas extraction and
processing operations. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. d) The Ministry of Science and Technology of
Vietnam shall: play the leading role in organizing efficient
performance of national-level scientific research, technological development
and application tasks according to orders placed by ministries, regulatory
authorities and provincial governments with the aim of reducing methane
emissions according to the approved roadmap. dd) The Ministry of Finance of Vietnam shall: - play the leading role in reviewing, formulating
and instructing the implementation of incentive and support policies for
methane emissions reduction. - balance and allocate annual funding to ministries
and central government authorities for performing tasks and programs of this
Plan in accordance with regulations of the Law on state budget and relevant
laws. e) The Ministry of Planning and Investment shall: - Develop the plan for balancing and allocation of
funding derived from the central-government budget for covering investment and
development expenses for covering costs of investment in construction and
upgrading of infrastructure facilities and equipment for methane emissions
reduction, and submit it to the competent authority for approval in accordance
with regulations of the Law on public investment and relevant laws. - play the leading role and cooperate with relevant
ministries, central-government authorities and provincial governments in
determining off-budget funding for performing contents of this Plan. g) Ministries, regulatory authorities and provincial
People's Committees shall, based on contents and specific tasks of this Plan,
formulate and implement schemes, projects and/or tasks for implementing this
Plan as prescribed; combine and integrate greenhouse gas and methane emissions
reduction tasks in their development plans or master plans; intensify
inspection of compliance with regulations of law on environmental protection
and climate change response by production plants that generate methane; improve
capacity for managing greenhouse gas emissions reduction; disseminate
information on and implement the Plan; submit annual reports on the Plan
implementation results to the Ministry of Natural Resources and Environment of
Vietnam for consolidation. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. i) Petrovietnam and Vinacomin shall make investment
in equipment and provide technical training for efficiently reducing methane
emissions from their oil and gas extraction and processing, and coal mining
operations. k) Production plants shall comply with regulations
on control of methane emissions from their production operations; proactively
improve capacity, renovate and innovate production processes and equipment, and
emissions treatment equipment for reducing methane emissions from their
production operations; l) Vietnamese Fatherland Front, socio-political
organizations, socio-professional organizations, and enterprises shall, within
the ambit of their assigned functions and tasks, proactively participate in
methane emissions reduction activities, propose initiatives for promoting
methane emissions reduction; actively cooperate with ministries, regulatory
authorities and provincial governments in implementing, supervising and
assessing the implementation of this Plan. Article 2. This Decision comes into force
from the date on which it is signed. Article 3. Ministers, heads of ministerial
agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of provincial People’s
Committees and heads of relevant agencies and units are responsible for the
implementation of this Decision. PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Van Thanh
Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 05/08/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
10.354
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|