Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Thực hiện Quyết định 3642/QĐ - UBND
ngày 21/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện một số chính sách hỗ
trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
(Quyết định 3642/QĐ - UBND); trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội đã nhận được văn bản của một số quận, huyện đề nghị hướng
dẫn một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định người lao động không có giao
kết hợp đồng lao động (lao động tự do) để thực hiện hỗ trợ
theo quy định.
Sau khi xem xét nội dung đề nghị của
các quận, huyện; Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ,
Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải đáp một số
nội dung, cụ thể như sau:
I. Đối với người
lao động tự làm và làm việc tại các hộ kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh
doanh theo quy định
- Theo quy định tại Điều 79 Nghị định
số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/1/2021 về đăng ký doanh nghiệp:
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc
các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ
kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán
hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch
vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:
“Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất,
kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số
01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn
bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu
có). Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một
thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được
các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh
doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muôi và những người bản
hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch
vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh
các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện...
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về hoạt động
thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
(1).
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình
hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho
phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân ” theo quy định của
Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại
sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là
các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định
(mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách
báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân
được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán
rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua
bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán
quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc
không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua
hàng hóa từ nơi khác về theo tùng chuyến để bán cho
người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh
giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ
xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa
điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị
các đơn vị thực hiện xét duyệt đối với người lao động tự làm và làm việc tại
các hộ kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh là công việc đem lại thu
nhập chính mà bị mất việc làm, đáp ứng đúng quy định tại Điều 5 Quyết định
3642/QĐ-UBND thì thuộc đối tượng được xem xét hỗ trợ.
II. Đối với người
lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động, không tham gia BHXH; người
lao động làm việc có ký hợp đồng lao động, không tham gia BHXH trong các hộ
kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng
được hỗ trợ theo Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND .
Về nội dung này, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội đã có văn bản báo cáo UBND Thành phố, trình Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội bổ sung chính sách hỗ trợ đối với đối tượng
này để thống nhất áp dụng trên toàn quốc.
III. Giải đáp một
số nội dung cụ thể theo câu hỏi của các quận, huyện, thị xã
1. Câu hỏi: Về việc thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-HĐND: Thời gian hoàn thành chi
trả cho 3 Nhóm đối tượng: Hộ nghèo, cận nghèo, BTXH, NCC gấp để đảm bảo chính
sách an sinh xã hội, sẽ phát sinh vướng mắc khi triển khai: 1 số trường hợp
trong diện trên là đối tượng hưởng chế độ lao động tự do theo Nghị quyết số
68/NQ-CP. Đề nghị Sở tháo gỡ, có cơ chế thực hiện cho đối trừ như quy trình thực
hiện Nghị quyết 42/NQ-CP trước đây để đảm bảo quyền lợi
cho đối tượng thụ hưởng.
Trả lời:
Về nội dung này, đề nghị đơn vị nghiên cứu khoản 1 Điều 2 quy định về Nguyên tắc,
phương thức và nguồn kinh phí hỗ trợ Nghị quyết 15/NQ- HĐNĐ ngày 13/8/2021 của
Thường trực HĐND Thành phố để thực hiện theo đúng quy định.
2. Câu hỏi: Người lao động ngoại tỉnh, lao động tự do trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
nhưng chưa đủ thời gian cư trú hợp pháp tại quận Hoàn Kiếm
thì có được hỗ trợ không?
Trả lời:
Theo quy định tại mục 1 chỉ thị
17/CT-UBND của Chủ tịch UBDN Thành phố: Thực hiện cách ly toàn xã hội trong
vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn Thành
phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố;
thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện
cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; Theo
Công điện số 18/CĐ-UBND của UBND Thành phố, trong đó Tiếp tục thực hiện cách
toàn xã hội đến 06h00 ngày 23/8/2021 trên phạm
vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch COVID-19; Công
điện số 19/CĐ-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa
bàn toàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19 trong đó Tiếp
tục thực hiện cách toàn xã hội đến 06h00 ngày
06/9/2021 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch COVID-19 .
Do đó, ví dụ người lao động tự do ngoại
tỉnh đến cư trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vào ngày 22/7/2021 và đến ngày
24/7/2021 toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách, thì người lao động mới chỉ
cư trú được 02 ngày nhưng cho đến nay, người lao động đã cư trú được hơn 1
tháng (Theo Chỉ thị số 17/CT-UBND) và gần 2 tháng (Theo công điện số
18/CĐ-UBND ; số 19/CĐ-UBND) mà không thể đi đâu do thực hiện
cách ly toàn xã hội và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “ai ở đâu, ở
đó”. Do vậy, người lao động tự do ngoại tỉnh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được
xem xét hỗ trợ theo quy định nếu đáp ứng đúng quy định tại Điều 5 Quyết định
3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố.
3. Câu hỏi: Đối với Hộ kinh doanh đã được hỗ trợ theo quy định tại Chương IX Quyết
định số 23/2021/QĐ-TTg (3.000.000 đồng), người lao động là vợ hoặc chồng, con của
chủ hộ kinh doanh cùng làm việc trong Hộ kinh doanh này (không có giao kết Hợp
đồng lao động) có thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ
trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm theo quy định
tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội không?
Trả lời:
Căn cứ quy định trên, hộ kinh doanh
đã được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ. Vợ/con của chủ hộ không
phát sinh quan hệ lao động mà cùng nhau hoạt động kinh doanh. Do đó không thuộc
đối tượng hỗ trợ là lao động tự do.
4. Câu hỏi: Người lao động làm nông nghiệp, thời gian nông nhàn họ đi làm ăn buôn
bán nhỏ lẻ khi thực hiện giãn cách xã hội họ bị mất việc làm, xin hỏi có thuộc
đối tượng hỗ trợ là lao động tự do không?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND và phụ
lục cách thức tổ chức thực hiện ban hành kèm theo Quyết định 3642/QĐ-UBND , đề
nghị Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối với từng trường
hợp cụ thể, trong đó cần xét duyệt đến công việc người lao động làm trong thời
gian nông nhàn là công việc tạo ra thu nhập chính; Nếu đáp
ứng đúng quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND thì được xem xét hỗ trợ.
5. Câu hỏi: Các đối tượng là lái xe công nghệ như Grap, Uber, ....không có hợp đồng
lao động với công ty; các đối tượng shipper tự do, shipper công nghệ như Now,
ahamove không có hợp đồng lao động với công ty có được hỗ
trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND hay không?
Trả lời:
Các đối tượng là lái xe công nghệ như Grap, Uber,
....không có hợp đồng lao động với công ty; các đối tượng shipper tự do,
shipper công nghệ như Now, ahamove không có hợp đồng lao động với công ty được
xem xét hỗ trợ nếu đáp ứng đúng quy định Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND .
6. Câu hỏi: Người lao động hiện tại làm chức danh bảo vệ các tổ dân phố trên địa bàn các phường, đối tượng này hưởng phụ cấp hàng
tháng, nhưng nguồn thu nhập chính là xe ôm và những công việc lao động tự do
khác, bị mất việc làm do giãn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND ; Vậy đối tượng này
có được xét duyệt hưởng hỗ trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND đối với nhóm lao
động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) không?.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND và phụ lục cách thức tổ chức
thực hiện ban hành kèm theo Quyết định 3642/QĐ-UBND , đề nghị Hội đồng xét duyệt
cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối với từng trường hợp cụ thể trong đó cần
xét duyệt đến công việc tạo ra thu nhập chính của người lao động. Nếu đáp ứng đúng quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND thì được xem
xét hỗ trợ.
Mặc khác, ngày 16/8/2021, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 4708/SLĐTBXH-VLATLĐ đề nghị UBND Thành
phố cho phép UBND các quận, huyện, thị xã được tham khảo, áp dụng nội dung Hỏi
- Đáp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội trong quá trình triển khai thực hiện; Ngày 17/8/2021,
UBND Thành phố đã có văn bản số 8737/VP-KGVX thống nhất báo cáo của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại văn bản trên, đề nghị UBND các
quận, huyện, thị xã khi triển khai thực hiện tra cứu các nội dung Hỏi - Đáp
trên cổng thông tin điện tử tại địa chỉ: http://bovoinddn.molisa.sov.vn/trang-chu/cac-van-de-thuong-gap.
Trên đây là hướng dẫn, giải đáp một số
nội dung khó khăn, vướng mắc về thực hiện chi trả hỗ trợ cho đối tượng lao động
không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) theo Quyết định
3642/QĐ-UBND , Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các quận, huyện,
thị xã phối hợp chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu tiếp tục
có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản
ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND Thành phố (để b/cáo)
- Đ/c Giám đốc Sở (để b/cáo)
- Các Đ/c Phó Giám đốc Sở;
- VP Sở; LĐTL&BHXH; Thanh tra Sở;
- Phòng LĐTB&XH Q.H.TX (để t/hiện);
- Lưu: VT, VLATLĐ.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hồng Dân
|