Kính gửi:
|
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo[1];
- Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.
|
Căn cứ Nghị định số
55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP); Công
văn số 3878/BGDĐT-PC ngày 24/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn
tổ chức làm công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học (Công văn số
3878/BGDĐT-PC) và Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 về công tác pháp chế như sau:
I. NHIỆM VỤ
CHUNG
1. Tiếp tục xây dựng và phát
huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế và thực
hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP (đối với các
Sở Giáo dục và Đào tạo) và Công văn số 3878/BGDĐT-PC (đối với các cơ sở giáo dục
đại học, trường cao đẳng sư phạm).
2. Tiếp tục thể chế hóa các
quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo
(GDĐT); phối hợp triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt
đời; nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL),
đặc biệt là các văn bản dưới luật trong lĩnh vực GDĐT.
3. Chủ động rà soát VBQPPL để đề
xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ hệ thống
hóa VBQPPL kỳ 2019-2023 bảo đảm tiến độ, chất lượng theo hướng dẫn của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.
4. Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật (PBGDPL); thực hiện có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, hiệu
quả nhiệm vụ công tác PBGDPL; bảo đảm công tác PBGDPL được tổ chức triển khai
thực chất, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2022; tập
trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành liên
quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, phòng chống tham nhũng, tiêu
cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam.
5. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi,
đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử
lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
II. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ
1. Đối với
các Sở Giáo dục và Đào tạo
Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ,
đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
a) Kiện toàn tổ chức pháp chế:
- Tiếp tục kiện toàn, phát huy
vai trò của tổ chức pháp chế tại đơn vị;
- Tiếp tục phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công
tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người
làm công tác pháp chế tại địa phương;
- Cử người làm công tác pháp chế
tham gia các lớp bồi dưỡng , tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sở Tư pháp và các Bộ, ngành tổ chức.
b) Về công tác xây dựng VBQPPL:
- Nâng cao chất lượng công tác
xây dựng VBQPPL; chủ trì soạn thảo hoặc cử người tham gia soạn thảo các VBQPPL
của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh liên quan đến
lĩnh vực giáo dục ở địa phương;
- Tham gia góp ý đầy đủ, có chất
lượng đối với các dự thảo VBQPPL liên quan đến giáo dục do các cơ quan, đơn vị
khác soạn thảo theo quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL; phối hợp triển
khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời.
c) Về công tác kiểm tra, xử lý;
rà soát, hệ thống hóa VBQPPL:
- Phối hợp với Sở Tư pháp giúp
HĐND, UBND cấp tỉnh trong công tác tự kiểm tra, xử lý VBQPPL trong lĩnh vực
giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành;
- Thực hiện tự kiểm tra, xử lý
văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Chủ động và phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục
nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực
hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế
- xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản; triển
khai thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023 đảm bảo tiến độ, chất
lượng theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan;
- Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo
về kết quả kiểm tra, xử lý VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
d) Về công tác tuyên truyền,
PBGDPL:
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Kế hoạch số 194/KH-BGDĐT ngày 28/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
công tác PBGDPL năm 2022 của ngành giáo dục (Kế hoạch 194/KH-BGDĐT); tổ chức phổ
biến kịp thời, thường xuyên chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
các quy định mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là các vấn đề
xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp
nhiều hơn cho ngành;
- Đổi mới, đa dạng hóa các hình
thức PBGDPL; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công
tác PBGDPL cho người học; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư
pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác PBGDPL;
- Tổ chức hoạt động hưởng ứng
Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 gắn với việc tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật; tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh
năm 2021, 2022; các nội dung đã được xác định trong Quyết định số 1521/QĐ-TTg ;
các vấn đề gắn với nhiệm vụ trọng tâm của ngành và của địa phương năm 2022; những
vấn đề nóng trên địa bàn được dư luận xã hội quan tâm. Về hình thức tổ chức, tập
trung huy động và triển khai các hoạt động trên phương tiện thông tin đại
chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua
các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp
luật, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc hình thức
khác phù hợp với địa phương , cơ sở. Về khẩu hiệu, đề nghị địa phương, nhà trường
chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam
(có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên
mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng
thông tin điện tử của Bộ Tư pháp từ ngày 01/10/2022); các hoạt động hưởng ứng
Ngày Pháp luật Việt Nam cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt
trong 02 tháng cao điểm là tháng 10 và 11/2022.
e) Về công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính:
- Đẩy mạnh thực hiện công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo
quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ- CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo
dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ; Thông tư
số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số
59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Kế hoạch theo dõi tình hình thi
hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; theo dõi tình hình thi
hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022 (ban hành kèm theo Quyết định số
444/QĐ-BGDĐT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Tăng cường công tác theo dõi,
giám sát việc thực hiện các VBQPPL về giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành;
kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với tăng
cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về giáo
dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp,
nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
2. Đối với
các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm
Các cơ sở giáo dục đại học, trường
cao đẳng sư phạm thực hiện đầy đủ các nội dung đã được hướng dẫn tại Công văn số
3878/BGDĐT-PC , đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiện toàn tổ chức, xây dựng
đội ngũ người làm công tác pháp chế:
- Tiếp tục kiện toàn, phát huy
vai trò của tổ chức pháp chế tại đơn vị;
- Cử người làm công tác pháp chế
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ Giáo
dục và Đào tạo và các Bộ, ngành tổ chức;
- Phối hợp khảo sát, xây dựng,
đề xuất tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế và mô hình tổ chức pháp chế
trong các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm (khi có yêu cầu).
b) Về công tác tham mưu, tư vấn
những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường:
- Tham gia góp ý dự thảo
VBQPPL, văn bản quản lý, điều hành do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản để
bảo đảm phù hợp với quy định với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển
kinh tế- xã hội, đặc biệt là các thể chế, chính sách về thực hiện tự chủ đại học;
- Tổ chức pháp chế chủ trì, phối
hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, tham mưu những vấn đề pháp lý trong tổ chức
và hoạt động của nhà trường.
c) Về công tác tuyên truyền,
PBGDPL:
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Kế hoạch 194/KH-BGDĐT, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo về đổi mới quản
lý giáo dục đại học, các văn bản mới ban hành liên quan đến tổ chức, hoạt động,
nhiệm vụ của nhà trường; văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dạy,
người học và người lao động; các quy định mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để người dạy, người học
và người lao động hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành;
- Đổi mới, đa dạng hóa các hình
thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện điện
tử, tin học phục vụ việc giảng dạy, học tập kiến thức pháp luật;
- Tiếp tục quan tâm tăng cường
triển khai công tác PBGDPL và tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với định
hướng nêu tại điểm d khoản 1 Phần II Công văn này.
d) Về công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính:
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch
theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành;
theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022 (ban
hành kèm theo Quyết định số 444/QĐ-BGDĐT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện các VBQPPL của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực tự chủ đại
học (tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy, nhân sự); văn bản quản lý, chỉ đạo, điều
hành của nhà trường.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giám đốc các Sở Giáo dục và
Đào tạo tổ chức quán triệt hướng dẫn này đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và
người lao động, chỉ đạo Phòng Pháp chế, tổ chức pháp chế hoặc người làm công
tác pháp chế xây dựng kế hoạch công tác pháp chế; phê duyệt kế hoạch công tác
pháp chế năm học 2022 - 2023; thực hiện báo cáo kết quả công tác pháp chế năm học
trước ngày 15/6/2023; thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
2. Giám đốc đại học, học viện;
hiệu trưởng trường đại học; hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tổ chức quán
triệt hướng dẫn này đến cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học; chỉ đạo Phòng
Pháp chế, tổ chức pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế xây dựng kế hoạch
công tác pháp chế; phê duyệt kế hoạch công tác pháp chế năm học 2022 - 2023; thực
hiện chế độ báo cáo tổng kết công tác pháp chế năm học trước ngày 30/6/2023; thực
hiện chế độ báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
Trong quá trình triển khai nhiệm
vụ năm học về công tác pháp chế, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề nghị các
Sở Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm phản
ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế) để phối hợp giải quyết.
Địa chỉ liên hệ: Vụ Pháp chế -
Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35, Đại Cồ Việt, Hà Nội; email: [email protected]; điện
thoại: 0243.6231059.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc
|
[1] Đối với Tỉnh Bạc Liêu là Sở Giáo dục,
Khoa học và Công nghệ.