ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1792/QĐ-UBND
|
Bạc
Liêu, ngày 04 tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông
tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn sử dụng
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã); Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng
8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày
25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 204/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2020;
Thực hiện Kết luận số 17-KL/TU
ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tập trung
đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh,
giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 346/TTr-SNV ngày 18 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bạc Liêu
giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện đúng theo Kế hoạch đã được ban hành và Kết luận số 17-KL/TU ngày
17 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tập trung đào tạo
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh giai đoạn
2017 - 2020 và những năm tiếp theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Sở, Ngành tỉnh;
- Các huyện, thị xã, thành phố;
- Trường Chính trị Châu Văn Đặng;
- Lưu: VT, (Hn42).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Phương Nam
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA
TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1792/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Bạc Liêu)
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông
tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn sử dụng kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” (Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã);
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày
25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;
Trên cơ sở Quyết định số 204/QĐ-UBND
ngày 23/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2020;
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ
tỉnh Bạc Liêu lần thứ XV và Kết luận số 17-KL/TU ngày
17/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tập trung đào tạo nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, giai đoạn
2017 - 2020 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, như sau:
I. THỰC TRẠNG, CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
1. Đối với đội ngũ công chức nhà
nước từ cấp huyện trở lên
Tổng số công chức cấp tỉnh, cấp huyện
tính đến ngày 31/12/2016 là 1.621 người.
a) Về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
Tổng số công chức đạt yêu cầu tiêu
chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ 1.606 người (đạt tỷ lệ 99,07%), trong đó:
Sau đại học 108 người (tỷ lệ 6,669%) (Tiến sĩ 2 người; Thạc sĩ 102
người; Bác sĩ chuyên khoa 2: 4 người); đại học, cao đẳng
1.387 người (tỷ lệ 85,56%); trung cấp 111 người (tỷ lệ 6,85%);
còn lại 15 người trình độ sơ cấp (tỷ lệ 0,93%) thuộc đối tượng không làm
công tác chuyên môn nghiệp vụ.
b) Về trình độ
lý luận chính trị
Tổng số cán bộ, công chức nhà nước đã
qua đào tạo lý luận chính trị 1.120 người (tỷ lệ 69,09%), trong đó: cử
nhân, cao cấp: 515 người (tỷ lệ 31,77%); trung cấp:
605 người (tỷ lệ 37,32%); chưa qua đào tạo 501 người (tỷ lệ 30,90%).
c) Về trình độ
quản lý nhà nước
Tổng số cán bộ, công chức nhà nước đã
qua bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.294 người (tỷ lệ 79,83%), trong đó:
chuyên viên cao cấp 35 người (tỷ lệ 2,16%); chuyên viên chính 388 người (tỷ
lệ 23,94%); chuyên viên 871 người (tỷ lệ 53,73%); chưa qua bồi dưỡng
327 người (tỷ lệ 20,17%).
2. Đối với cán bộ, công chức và
người hoạt động không chuyên trách cấp xã
2.1. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã
Tổng số cán bộ, công chức cấp xã hiện
có 1.505 người, trong đó:
a) Về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
Tổng số người đạt yêu cầu tiêu chuẩn
về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên là 1.460 người (đạt tỷ lệ
97,01%), trong đó thạc sĩ 6 người (tỷ lệ 0,40%); đại học, cao đẳng
877 người (tỷ lệ 58,27%); trung cấp 577 người (tỷ lệ 38,34%); sơ
cấp 4 người (tỷ lệ 0,26%); còn lại 41 người (tỷ lệ 2,72%).
b) Về trình độ
lý luận chính trị
Tổng số người đã qua đào tạo lý luận
chính trị 1.420 người (tỷ lệ 94,35%), trong đó: cử nhân, cao cấp 144 người
(tỷ lệ 9,57%); trung cấp 978 người (tỷ lệ 64,98%); sơ cấp 298 người
(tỷ lệ 19,80%); còn lại 85 người (tỷ lệ 5,65%).
2.2. Đối với người hoạt động không
chuyên trách cấp xã
Tổng số hiện có 1.157 người, trong
đó: trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên 843 người (tỷ lệ 72,86%),
chưa qua đào tạo 314 người (tỷ lệ 27,14); trình độ lý luận chính trị từ
sơ cấp trở lên 798 người (tỷ lệ 68,97%), chưa qua đào tạo 359 người (tỷ
lệ 31,03%).
3. Đối với đội ngũ viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp công lập
Tổng số viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập có 13.726 người.
a) Về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
Tổng số người đạt yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ 13.440 người (đạt tỷ lệ
97,92%), trong đó: sau đại học 571 người, tỷ lệ 4,16% (Tiến sĩ 11 người, Thạc sĩ 290 người, Bác sĩ chuyên khoa
2 có 29 người, Bác sĩ chuyên khoa 1 có 241 người); đại học, cao đẳng 9.784 người (tỷ lệ 71,29%); trung cấp 3.087
người (tỷ lệ 22,48%); còn lại sơ cấp 285 người (tỷ lệ 2,08%) thuộc
các đối tượng không làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.
b) Về trình độ
lý luận chính trị
Tổng số người đã qua đào tạo lý luận
chính trị 1.621 người (tỷ lệ 11,81%), trong đó: cử nhân, cao cấp 258 người
(tỷ lệ 1,88%); trung cấp 1.363 người (tỷ lệ 9,93%); chưa qua đào
tạo: 12.105 người (tỷ lệ 88,19%).
c) Trình độ quản lý nhà nước
Tổng số người đã qua bồi dưỡng quản
lý nhà nước 1.016 người (tỷ lệ 7,40%), trong đó: chuyên viên cao cấp 13
người (tỷ lệ 0,09%), chuyên viên chính 139 người (tỷ lệ 1,01%);
chuyên viên 864 người (tỷ lệ 6,29%); chưa qua bồi
dưỡng 12.711 người, tỷ lệ 92,60% (chủ yếu
tập trung ở các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục).
4. Thực trạng dân số, lao động và
việc làm
4.1. Thực trạng dân số - lao động
Theo điều tra lao động đến ngày
31/12/2015, tổng dân số tỉnh Bạc Liêu là 889.109 người, trong đó dân số có độ
tuổi từ 15 tuổi trở lên là 632.988 người, chiếm tỷ lệ 71,20%/ tổng dân số,
trong đó: nam 316.177 người (tỷ lệ 49,95%), nữ 316.811 người (tỷ lệ
50,05%).
Cơ cấu lao động hiện nay theo các
ngành, lĩnh vực đạt tỷ lệ như sau:
- Nông, lâm, ngư nghiệp (chiếm tỷ
lệ 55,40%)
- Công nghiệp, xây dựng (chiếm tỷ
lệ 21,10%)
- Dịch vụ, du lịch (chiếm tỷ lệ
23,50%)
4.2. Thực trạng lao động - việc
làm
Hiện nguồn nhân lực theo cơ cấu kinh
tế bình quân hàng năm thu hút trên 15.000 lao động vào làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân; số người có việc làm chiếm khoảng 20.741 người. Tuy nhiên, được
sắp xếp việc làm ổn định chưa cao, chiếm khoảng 79,50%, trong đó số lao động
chưa qua đào tạo, chiếm 61,63%.
5. Thực trạng các cơ sở đào tạo và
dạy nghề trong tỉnh
Hiện nay, hệ thống giáo dục và dạy
nghề của tỉnh gồm có trường đại học, các trường cao đẳng và trung cấp, cụ thể:
Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Bạc Liêu, Trường Cao đẳng y tế Bạc Liêu, Trường Trung cấp Văn hóa -
Nghệ thuật Bạc Liêu, Trường Nghiệp vụ Thể dục - Thể thao. Ngoài ra, còn có các Trung tâm Dạy nghề, giới thiệu việc làm (thuộc
Hội Nông dân tỉnh), Trung tâm Giới thiệu việc làm (thuộc Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội), 06 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường
xuyên thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 05 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
Nhìn chung, hầu hết các trường đào tạo
nghề và trung tâm dạy nghề tại tỉnh Bạc Liêu cơ sở vật chất, trang thiết bị còn
thiếu, lạc hậu, đội ngũ giáo viên còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ.
II. TÌNH HÌNH TỔ
CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2011 -
2015
1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai
đoạn 2011 - 2015
1.1. Đào tạo cán bộ, công chức,
viên chức
Qua 5 năm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức các cấp đã cử hơn 30.000 lượt tham gia các khóa đào tạo
dài hạn, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo trong, ngoài tỉnh và nước
ngoài, cụ thể như sau:
- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sau đại
học 579 người, trong đó 15 tiến sĩ, 240 thạc sĩ, 48 bác sĩ chuyên khoa II, 276
bác sĩ chuyên khoa I; đại học 1.891 người (702 người là cán bộ, công chức cấp
xã); trung cấp chuyên nghiệp 718 người (chủ
yếu là cán bộ, công chức xã).
- Đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị
405 người; trung cấp 1.353 người. Bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.286 người (chương
trình chuyên viên 864 người; chuyên viên chính 374 người; chuyên viên cao cấp
48 người). Ngoài ra, còn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành khác 22.028 người;
bồi dưỡng kỹ năng quản lý điều hành cho cán bộ, công chức theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 3.823 người.
- Các cơ quan, đơn vị hằng năm đều cử
cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ tham dự các lớp bồi dưỡng
chuyên ngành, góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong tỉnh.
- Về đào tạo nước
ngoài (Đề án Mekong 50 Bạc Liêu): Tổng số ứng viên cần tuyển theo Đề án
là 50 ứng viên, trong đó tỉnh đã tuyển chọn được 46/50 ứng
viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn để tham gia học (đạt tỷ lệ 92,00%). Hiện
nay, tổng số ứng viên cử đi học là 39 và tốt nghiệp về nước công tác là 31 ứng
viên (08 tiến sĩ và 23 thạc sĩ).
1.2. Đào tạo nghề và giải quyết việc
làm
Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tăng
cường đầu tư phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông
thôn. Học nghề là quyền lợi của người lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập,
chuyển đổi nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Do vậy, các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, thực hiện đạt được một
số kết quả khá tốt góp phần giảm nghèo bền vững, thực hiện thành công tiêu chí
thu nhập; hộ nghèo và tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Qua 5 năm, tỉnh đã đào tạo nghề cho
62.668 lao động và chuyển giao công nghệ cho 14.570 lao động; giải quyết việc
làm cho 102.115 lao động (đạt 126% so với chỉ tiêu kế hoạch), trung bình
hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 20.741 lao động và đào tạo nghề cho 12.000
người; xuất khẩu lao động được 1.030 người, bình quân mỗi năm thu hút khoảng
15.000 lao động vào làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, số người có việc
làm khoảng 92,31%, số người được sắp xếp việc làm ổn định đạt 79,50%, trong đó
lao động có trình độ qua đào tạo đạt 38,37%.
- Số lao động nông thôn được hỗ trợ học
nghề theo chính sách Đề án 1956 là 32.179 lao động (đạt 105% so với kế hoạch).
- Hệ thống mạng lưới trường đào tạo
đã được xây dựng mới và nâng cao chất lượng đào tạo như Trường Đại học Bạc
Liêu, Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Bạc Liêu và Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu; cơ sở dạy nghề trên địa
bàn tỉnh đến nay đã được sắp xếp, chuyển đổi, cơ sở dạy nghề công lập phủ kín
trên địa bàn cấp huyện. Hiện có 6/6 huyện đã sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và
Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên, đó là:
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên huyện Hòa Bình
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Lợi
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên huyện Phước Long
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên huyện Hồng Dân
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên thị xã Giá Rai
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên huyện Đông Hải
Tất cả 6 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự quản lý nhà nước
của hai sở: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý về dạy nghề và giới thiệu
việc làm, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý về giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
2. Thuận lợi
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức những năm qua đã được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo
các ngành và địa phương thật sự quan tâm. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức,
viên chức được gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều
kiện cho cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, trưởng thành nhất là cán bộ,
công chức, viên chức thuộc diện quy hoạch đào tạo và nguồn cán bộ, công chức cấp
xã.
Việc thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi
dưỡng được tỉnh quan tâm đúng mức, đã chuẩn hóa trình độ đại học cho cán bộ,
công chức, viên chức lãnh đạo, số cán bộ, công chức, viên chức ở ngạch chuyên
viên và tương đương; tỷ lệ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên
viên chính, chuyên viên cao cấp, lý luận chính trị; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã để đạt yêu cầu chuẩn hóa được quan tâm thực hiện tốt; tỷ lệ
chuẩn hóa về tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên đáng kể, đạt
và vượt chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015.
Thông qua hoạt động đào tạo nghề,
giúp lao động nông thôn bổ sung thêm các kiến thức cơ bản về nghề đào tạo, tiếp
cận được với khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc
trong các lĩnh vực theo hướng tăng dần lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương
mại dịch vụ, từng bước thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
3. Những khó khăn, hạn chế
Công tác đào tạo chuẩn hóa và nâng
cao trình độ cán bộ, công chức của tỉnh những năm qua đạt được nhiều kết quả tốt,
trình độ cán bộ, công chức từng bước được chuẩn hóa và nâng cao. Tuy nhiên,
công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, đó là:
- Đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là
cán bộ, công chức cấp xã luôn biến động, thay đổi, việc bố
trí sử dụng cán bộ, công chức ở địa phương không có tính ổn định,
lâu dài còn hiện tượng tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đào tạo trái ngành, trái nghề hoặc đào tạo lại không phân
công đúng chuyên môn, do đó, vẫn còn một số ít cán bộ,
công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phân công
trái ngành nghề đào tạo.
- Đào tạo chưa cân đối giữa cán bộ
khoa học kỹ thuật với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ quản lý điều hành,
phần lớn tập trung đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội, chưa chú trọng đến những ngành nghề, những lĩnh vực
mà tỉnh đang có nhu cầu dẫn đến tình trạng những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng
của tỉnh chưa đào tạo và thu hút được các chuyên gia đầu ngành. Ngoài ra, còn một
số cơ quan, đơn vị, địa phương cử cán bộ, công chức đi đào tạo không theo kế hoạch,
quy hoạch, không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- Công tác đào tạo lý luận chính trị
cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn hạn chế.
- Công tác đào tạo ngoại ngữ, tin học
cho cán bộ khoa học và cán bộ nguồn để đủ điều kiện giao
lưu với người nước ngoài cũng như đi nước ngoài học tập chưa được quan tâm đúng
mức.
- Nguồn kinh phí thực hiện việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, còn rất hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực
tế, chính vì thế việc thực hiện kế hoạch đào tạo theo quy định của Bộ Nội vụ
còn gặp khó khăn.
* Về đào tạo nghề:
Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác đào tạo nghề trên địa
bàn tỉnh đã được một số kết quả đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ có tay nghề, đã cung ứng cho các ngành kinh tế
quốc dân, các khu công nghiệp và tham gia xuất
khẩu lao động. Tuy nhiên, đầu tư cho phát triển sự nghiệp dạy nghề chưa
ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề gắn với doanh
nghiệp để có kế hoạch đào tạo theo yêu cầu phù hợp với
trình độ, khả năng của doanh nghiệp còn hạn chế, vẫn còn tình trạng nghề đào tạo
chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của
doanh nghiệp.
- Việc đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho lao động tuy có tăng nhưng chất lượng chưa cao, ngành nghề chưa phù hợp
xu thế phát triển của tỉnh; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, chiếm
61,63%; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập về chất lượng
và cơ cấu; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy còn thiếu, việc thực hiện
xã hội hóa còn chậm.
- Lực lượng lao động hàng năm tăng dần,
trong khi đó số doanh nghiệp trong tỉnh phát triển chậm, không đủ đáp ứng công việc, một số người phải đi làm việc xa nhà, nhu cầu sinh hoạt
cao trong khi thu nhập thấp nên nhiều lao động phải về quê chờ công việc phù hợp
với khả năng cũng như hoàn cảnh gia đình.
III. KẾ HOẠCH ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
1.1. Mục tiêu chung
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; góp phần xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực
về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và nâng cao năng lực quản lý, điều
hành, thực thi công vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo về tiêu chuẩn
ngạch bậc, chức danh nghề nghiệp, đồng bộ về cơ cấu trình độ vị trí việc làm nhằm
đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.
- Thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực quan trọng. Trước mắt
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, du lịch, khoa học kỹ thuật... phấn đấu giai
đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025, tăng nhanh đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao thay thế dần đội ngũ lao động,
công nhân phổ thông có trình độ trung bình và thấp.
- Quan tâm đào tạo đội ngũ giáo viên
dạy nghề có chất lượng cao, phương pháp dạy học hiện đại,
tiếp tục ưu tiên ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và dạy nghề.
- Quán triệt sâu sắc mục tiêu của Đảng
và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên tất cả các
lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm cơ cấu, trình độ, năng lực, phẩm
chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới hiện nay.
1.2. Các chỉ tiêu cụ thể
1.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước
a) Đào tạo cán bộ, công chức cấp tỉnh,
cấp huyện
- Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ,
công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70%
cán bộ, công chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ
năng, phương pháp thực thi công vụ.
- Phấn đấu đến năm 2020 và hết năm
2025 cơ bản 100% cán bộ, công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, trong đó đào tạo sau đại học ít nhất 15%.
- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 80%
cán bộ, công chức trong quy hoạch và 100% công chức lãnh đạo, quản lý được đào
tạo lý luận chính trị.
- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức
làm công tác chuyên môn đạt trình độ A tin học; phấn đấu ít nhất 50% đến năm
2020 và năm 2025 có 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn tiếng Anh bậc A2 trở lên.
b) Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã
- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức
cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ (từ trung cấp trở lên), 60% đạt trình độ đại học, phấn đấu
có 3% trình độ sau đại học; cơ bản công chức cấp xã được phân công phù hợp với
trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã đào tạo.
- Hàng năm, có ít nhất 60% cán bộ,
công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ
năng quản lý nhà nước theo chức danh đảm nhiệm và đạo đức công vụ.
- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 80%
và đến năm 2025 100% cán bộ, công chức cấp xã trong quy hoạch được đào tạo lý
luận chính trị.
c) Đào tạo viên chức trong các đơn vị
sự nghiệp công lập
- Đến năm 2020, ít nhất 60% và đến
2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp,
trong đó về chuyên môn nghiệp vụ có 100% đạt chuẩn theo quy định và 30% được
đào tạo trên chuẩn.
- Đến năm 2020, có ít 70% và đến năm
2025, có 100% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản
lý nhà nước và 90% trở lên đạt trình độ lý luận chính trị.
- Đến năm 2020,
100% viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đạt trình độ A tin học; phấn
đấu ít nhất 50% và đến năm 2025, 100% đạt chuẩn tiếng Anh bậc A2 trở lên.
Đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài: Tiếp tục
triển khai thực hiện Đề án Mekong 50 Bạc Liêu về đào tạo cán bộ sau đại học ở
nước ngoài cho tỉnh Bạc Liêu; tham gia cử cán bộ, công chức, viên chức theo học
các lớp thuộc Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; Đề án 911 và Đề án 322 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tập trung đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật trên các lĩnh vực quan trọng như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch
vụ du lịch, các ngành khoa học kỹ thuật.
1.2.2. Đào tạo nghề
- Đổi mới, tăng cường công tác giáo dục
dạy nghề, nâng cao trình độ và năng suất lao động, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
giải quyết việc làm ổn định, bền vững cho người lao động; bảo đảm an sinh xã hội
và thực hiện giảm nghèo bền vững.
- Quy hoạch và sắp xếp các cơ sở dạy
nghề hợp lý, chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo nghề, nâng dần tỷ lệ lao động
được đào tạo tại chỗ, gắn đào tạo với thực tế nhu cầu sử dụng lao động. Phấn đấu
đến năm 2020, tỉnh Bạc Liêu có một số cơ sở đào tạo chất lượng cao, có sức thu
hút cả vùng, phát huy vai trò của Trường Đại học Bạc Liêu và các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực và
nghiên cứu khoa học.
- Phấn đấu đào tạo nghề giai đoạn
2017 - 2020 và định hướng năm 2025, nâng tỷ lệ đào tạo đạt 63,90%, trong đó đào
tạo nghề là 41%; bình quân hằng năm lao động qua đào tạo ít nhất 18.000 lao động,
trong đó: Đại học, cao đẳng, trung cấp là 3.000 học sinh, sinh viên; sơ cấp và
đào tạo dưới 03 tháng là 15.000 lao động; dự kiến các trường và cơ sở đào tạo
trên địa bàn tỉnh có khả năng đảm nhận khoảng 45% đến 50%, còn lại phải đưa đi
đào tạo ở các trường ngoài tỉnh. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
đào tạo trong tỉnh với việc tăng cường tuyển chọn đưa đi
đào tạo ngoài tỉnh và thực hiện tốt chính sách thu hút lao động kỹ thuật được
đào tạo từ bên ngoài về làm việc tại tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu lao động
của tỉnh là:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 40,65%
+ Công nghiệp, xây dựng: 16,3%
+ Dịch vụ, thương mại: 42,13%
- Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần
tập trung và mở rộng đào tạo một số ngành nghề phục vụ thiết thực cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước nâng
cao kiến thức, tay nghề cho người lao động trong, ngoài tỉnh và lao động nước
ngoài, cụ thể như sau:
+ Kỹ thuật viên nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản)
+ Công nghiệp cơ khí và cơ khí nhỏ phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Điện công nghiệp, điện gia dụng và
điện từ.
+ Công nghiệp, xây dựng, giao thông.
+ Tin học ứng dụng (công nghệ thông tin).
+ Các ngành dịch vụ: May công nghiệp,
may gia công, sửa chữa máy nổ thủy động cơ, sửa chữa xe gắn máy, điện tử gia dụng.
+ Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền
thống.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Về đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò,
nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn
vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng
và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục khảo sát chất lượng cán bộ, công chức,
viên chức, thẩm định lại mức độ hợp lý công tác quy hoạch cán bộ, công chức,
viên chức giai đoạn 2017 - 2020, từ đó sắp xếp cán bộ, công chức luân phiên đi
đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
1.2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ
thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị, tin học và ngoại ngữ phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập
nâng cao trình độ, năng lực để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
1.3. Tăng cường đào tạo nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường, đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng đào tạo. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học cho các trường chính trị, đại học, cao đẳng của tỉnh.
1.4. Thu hút đầu tư các trường ngoại
ngữ, tin học chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức và nguồn nhân lực của tỉnh.
1.5. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng với
nhiều hình thức phù hợp từng địa phương, đơn vị; quan tâm đào tạo theo tiêu chuẩn
chức danh, ngạch công chức, viên chức nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý,
điều hành và thực thi công vụ. Trước mắt, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính
trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an
ninh, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm giải quyết nhanh
và đúng quy định các yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định.
1.6. Có chính sách thu hút thỏa đáng
đối với người có trình độ cao ở các lĩnh vực tỉnh đang cần, trước mắt thu hút
ngành nghề nông nghiệp chất lượng cao, y tế, giáo dục, dịch vụ du lịch, cán bộ
quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật...; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ứng dụng có hiệu quả
những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho phát triển Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.
1.7. Sắp xếp đội ngũ cán bộ các cấp
cho phù hợp, luân chuyển cán bộ tăng cường cho cấp huyện, cấp xã, nhất là các
xã vùng sâu, vùng kinh tế khó khăn; tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án vị
trí việc làm, thay thế cán bộ, công chức không đảm bảo yêu cầu và tinh giản tổ
chức bộ máy, biên chế theo Nghị định số 108 của Chính phủ và Nghị quyết 39 của
Bộ Chính trị.
1.8. Thực hiện gắn liền giữa quy hoạch
với đào tạo, bồi dưỡng; giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng nhằm khuyến khích
cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập và tự học tập nâng cao trình độ
theo quy định, theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị và tự nâng cao năng lực công
tác. Đồng thời, trên cơ sở đó, thực hiện công tác đánh giá, nhận xét cán bộ,
công chức, viên chức làm tiêu chí cho quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
1.9. Tăng cường thực hiện liên kết với
các trường đại học có quan hệ hợp tác với tỉnh và các cơ sở đào tạo thuộc Bộ
ngành Trung ương có năng lực để thực hiện và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo
sau đại học trong, ngoài nước, kể cả bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng công
tác đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
1.10. Tăng cường phối hợp với Học viện
Hành chính khu vực IV và Học viện Hành chính quốc gia, đào tạo lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ nguồn đạt chuẩn. Trường Chính trị Châu Văn Đặng tăng cường mở
lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ, viên chức, nhất là ngành có tỷ lệ
đào tạo còn thấp như y tế, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
1.11. Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực
hiện Đề án Mekong 50 Bạc Liêu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ
chuyên môn cao ở nước ngoài cho tỉnh Bạc Liêu; tranh thủ các nguồn học bổng từ
Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương, Đề án 911 và Đề án 322 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, các chương trình học bổng khác từ các tổ chức trong và ngoài nước để
hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, y tế, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ du lịch.
2. Về
đào tạo nghề
2.1. Quan tâm sắp xếp hệ thống cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trang
thiết bị đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với giải quyết việc
làm.
2.2. Tập trung mở rộng đào tạo một số
ngành nghề phù hợp với sự phát triển của tỉnh, trước mắt tập trung một số lĩnh
vực nông nghiệp, dịch vụ du lịch, ngành dịch vụ may, các ngành nghề truyền thống,
công nghiệp xây dựng và giao thông, tin học ứng dụng, sửa chữa máy nổ thủy động
cơ, sửa chữa xe gắn máy, điện tử gia dụng...
2.3. Xây dựng kế hoạch phát triển dạy
nghề và thực hiện có hiệu quả quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; khuyến khích doanh
nghiệp liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tham gia vào quá
trình đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, qua đó tạo việc
làm cho người lao động sau học nghề.
Thực hiện xã hội hóa trong đào tạo
nghề, nhằm huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển dạy nghề, kể cả nguồn
lực nước ngoài; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân
tham gia đào tạo, chú trọng hình thức đào tạo liên thông liên kết.
2.4. Tăng cường đào tạo tay nghề cho
lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động; thúc đẩy, mở rộng thị
trường lao động góp phần đáp ứng nhu cầu lao động của tỉnh đảm bảo cả về số lượng
và chất lượng; cơ cấu nghề nghiệp theo nhu cầu phát triển của xã hội và điều kiện
của tỉnh.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025 từ
các nguồn sau đây:
- Tranh thủ nguồn viện trợ, tài trợ của
các tổ chức, cá nhân hợp pháp trong và ngoài nước; đa dạng hóa nguồn kinh phí
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó bao gồm
ngân sách của tỉnh, nguồn đóng góp của cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức,
viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và của cán bộ, công chức, viên chức
tham gia học tập.
- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ các
chương trình, dự án của Trung ương về đào tạo nguồn nhân lực như: Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đề án
322, Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương
và các nguồn học bổng khác.
Đối với dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch là dự kiến, do vậy quá trình thực hiện sẽ xem xét, giải quyết theo nhiệm
vụ được giao, nhu cầu phát sinh cần thiết hàng năm, hợp lý theo điều kiện, nguồn
vốn phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn kinh phí hoàn thành Kế hoạch, đề nghị Sở Nội vụ và các sở
ngành có liên quan cần tranh thủ các nguồn kinh phí hợp pháp khác; đồng thời, trong quá trình thực hiện cần xem xét,
lồng ghép những nội dung, công việc có liên quan sao cho phù hợp, hiệu quả, tiết
kiệm.
Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017- 2020 và định hướng đến năm 2025, hàng
năm tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo và chỉ tiêu kinh phí cụ thể.
Tổng kinh phí dự kiến kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025
là: 244.865.000.000 VNĐ (Hai trăm bốn mươi bốn tỷ, tám trăm sáu mươi lăm
triệu đồng), trong đó:
1. Đào tạo nghề: 65.400.000.000
VNĐ, trong đó:
1.1. Nguồn kinh phí của Trung ương:
29.400.000.000 VNĐ
1.2. Nguồn kinh phí của tỉnh:
36.000.000.000 VNĐ
(Kèm theo Dự toán kinh phí hoạt động
của kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017-
2020 và định hướng năm 2025)
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức: 179.465.000.000 VNĐ.
Trong đó (Kèm theo Dự toán kinh phí
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2017 - 2020 và định
hướng năm 2025):
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp huyện, tỉnh: 52.828.000.000 VNĐ.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 21.257.000.000 VNĐ.
- Đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, cấp tỉnh: 105.380.000.000 VNĐ.
* Nguồn kinh phí đào tạo:
- Nguồn kinh phí đào tạo của tỉnh:
47.477.000.000 VNĐ.
- Nguồn kinh phí khác (nguồn kinh
phí của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ; nguồn viện trợ, tài trợ và
học bổng của các tổ chức, cá nhân hợp pháp trong và
ngoài nước): 127.596.000.000 VNĐ.
- Kinh phí đầu tư từ các Bộ ngành
Trung ương (nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nguồn kinh phí Chương trình nông thôn mới
theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): 4.392.000.000 VNĐ.
Trên cơ sở Kế hoạch đã được phê duyệt,
Ủy ban nhân dân tỉnh giao các ngành và các cơ quan chức năng có liên quan cụ thể
hóa Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí đào tạo hàng năm bằng nguồn kinh
phí của tỉnh, của Trung ương và từ các nguồn dự án, các nguồn vốn khác trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong đó, ưu tiên kinh phí đào tạo cho cán bộ khoa
học kỹ thuật; cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch đào tạo sau đại
học; đồng thời, tập trung kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực theo
hướng các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ du
lịch...
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trách nhiệm của các Sở, Ngành, đơn
vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Tiến hành rà soát cơ cấu, tiêu chuẩn,
trình độ, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và nhu cầu thực tế để xây dựng chương trình,
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng 2025 theo mục
tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt,
đồng thời gửi Sở Nội vụ để theo dõi, phối hợp thực hiện.
- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng 2025 đã được phê duyệt, hàng năm xây dựng kế
hoạch đào tạo cụ thể và gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 6 để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, thống nhất phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.
2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,
như sau:
- Hướng dẫn các Sở, cơ quan, đơn vị
thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn
vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2017 - 2020 và hàng năm.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của cơ quan, đơn vị để xây dựng dự thảo kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc
khối Nhà nước trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng có đủ năng lực và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố để triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh khi được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có
liên quan hướng dẫn thực hiện và kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ
sung kế hoạch này cho phù hợp với quy định của Chính phủ, Bộ, Ngành về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo,
bồi dưỡng tại các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nội vụ kết quả hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ của
Trung ương, nguồn chi từ ngân sách và các nguồn lực khác để thực hiện kế hoạch.
4. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có
liên quan tham mưu trình UBND tỉnh dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh
phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức hằng năm; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 đảm bảo đúng quy định
của pháp luật.
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc
sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị đảm bảo hiệu quả,
phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
5. Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh
Bạc Liêu và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa
bàn tỉnh
- Nghiên cứu, biên soạn, đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp theo thẩm quyền được giao để nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở phù hợp quy định
của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; phối hợp với Học
viện Chính trị khu vực IV, Học viện Hành chính quốc gia đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với thực tế của tỉnh.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng
lực, cơ cấu hợp lý; tăng cường sử dụng và xác định việc xây dựng đội ngũ giảng
viên thỉnh giảng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức của tỉnh.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục
và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng triển khai, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu
về lao động và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng
năm 2025; hàng năm, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo về Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố, hàng năm dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt tổ chức thực hiện đào tạo cho lao động nông
thôn phù hợp với tình hình của địa phương.
Trên đây là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng
đến năm 2025. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc
cần sửa đổi, bổ sung phù hợp, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, phản
ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để
xem xét, giải quyết theo quy định./.
DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025
TT
|
Nội
dung hoạt động
|
ĐVT
|
Giai
đoạn 2017-2020 và định hướng 2025
|
Ghi
chú
|
I
|
Dạy nghề cho lao động nông thôn
|
1
|
Tuyên truyền, tư vấn học nghề và
việc làm đối với lao động nông thôn
|
a.
|
Lao động tham gia
|
Người
|
100,000
|
|
b.
|
Kinh phí thực hiện
|
Triệu
đồng
|
500
|
|
|
- Ngân sách Trung ương
|
Triệu
đồng
|
500
|
|
2
|
Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề
|
a.
|
Số giáo viên, cán bộ
|
Lượt
người
|
150
|
|
b.
|
Kinh phí thực hiện
|
Triệu
đồng
|
1,500
|
|
|
- Ngân sách Trung ương
|
Triệu
đồng
|
1,500
|
|
|
- Ngân sách địa phương
|
Triệu
đồng
|
0
|
|
3
|
Hỗ trợ lao động nông thôn học
nghề
|
|
Số lao động cần dạy nghề theo Nghị
quyết HĐND tỉnh tương ứng 46,52%
|
Người
|
44,000
|
|
|
Kinh phí thực hiện
|
Triệu
đồng
|
51,000
|
|
|
- Ngân sách Trung ương
|
Triệu
đồng
|
15,000
|
|
|
- Ngân sách địa phương
|
Triệu
đồng
|
36,000
|
|
|
- Nguồn khác
|
Triệu
đồng
|
0
|
|
4
|
Trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập trọng điểm
|
a.
|
Nghề trọng điểm
|
Nghề
|
5
|
|
b.
|
Kinh phí thực hiện
|
Triệu
đồng
|
12,000
|
|
|
- Ngân sách Trung ương
|
Triệu
đồng
|
12,000
|
|
5
|
Giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Kế hoạch
|
|
Kinh phí thực hiện
|
Triệu
đồng
|
400
|
|
|
- Ngân sách Trung ương
|
Triệu
đồng
|
400
|
|
II
|
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch
|
|
Tổng
số
|
Triệu
đồng
|
65,400
|
|
|
- Ngân sách Trung ương
|
Triệu
đồng
|
29,400
|
|
|
- Ngân sách địa phương
|
Triệu
đồng
|
36,000
|
|