ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 196/KH-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM
2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Thú y, ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Thông tư số
04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Thực hiện Công văn số 8625/BNN-TY
ngày 18/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
Để chủ động trong
công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
hạn chế thiệt hại cho người nuôi, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng,
chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh, với những nội
như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giám sát chủ động dịch bệnh, quan
trắc và xử lý môi trường, phân tích biến động về ô nhiễm môi trường để dự báo và cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh
xảy ra đối với các vùng nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh.
- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá
nhân về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong việc bảo vệ nguồn lợi
và công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu
quả các biện pháp phòng, chống dịch; hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế khi
dịch bệnh xảy ra.
2. Yêu cầu
Công tác phòng, chống dịch phải thực
hiện đồng bộ các giải pháp hữu hiệu, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để
dịch lây lan trên diện rộng, đồng thời đảm bảo môi trường nuôi trông thủy sản
không có mầm bệnh. Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng giữa các
vùng nuôi, ao hồ nuôi và kết quả điều tra ổ dịch, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu
độc khử trùng vùng, ao, hồ có dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh
thú y, thực hiện khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch, xử lý hiệu quả và tổng hợp báo
cáo theo quy định.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Giám sát dịch bệnh động vật
thủy sản
a) Giám sát chủ động
- Công tác giám sát thực hiện chủ yếu
với thủy sản nuôi như: Cá Lăng, cá Rô phi đơn tính, cá
Riêu hồng, cá Chép, cá Trắm cỏ...tại các cơ sở sản xuất, khu ương nuôi giống, khu nuôi tập trung,
các khu vực nuôi cá lồng, bè (2 lần/năm).
- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm một số
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên cá: Bệnh do vi rút; bệnh
do vi khuẩn (Aeromonas, Pneudomonas, Streptococcus, bệnh nấm nước ngọt, ký sinh
trùng…trên cá Chép, Trắm cỏ, Rô phi đơn tính...2 lần/năm).
- Kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý, thủy
hóa trong môi trường vùng, ao, hồ nuôi phục vụ công tác cảnh báo môi trường
nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh thủy sản (nhiệt
độ, pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO2-Fe, Cu, Zn, Cr, Mn, độ kiềm, NH3, H2S, tảo, vi khuẩn...) tại các điểm
sản xuất và ương nuôi cá giống; các khu nuôi trồng thủy sản tập trung; vùng Thượng lưu và Hạ lưu Sông Đà (thực hiện 2
lần/năm).
b) Giám sát bị động:
Thực hiện kiểm tra, giám sát khi có
thông tin dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm để gửi xét nghiệm xác định bệnh hỗ trợ
công tác chẩn đoán, báo cáo diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn tổ chức thực hiện
các biện pháp bao vây khống chế kịp thời; huy động hóa chất, vật tư khử trùng
triệt để các khu vực xảy ra dịch bệnh.
c) Xử lý kết quả giám sát:
Thực hiện xử lý, khống chế dịch bệnh
theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật
thủy sản. Công tác tiếp nhận thông tin dịch bệnh, tiến hành điều tra và xử lý, khống
chế dịch bệnh đảm bảo nhanh chóng, xử lý ổ dịch triệt để,
tránh lây lan đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải
công bố dịch.
2. Giải pháp phòng, chống dịch bệnh
a) Điều tra ổ dịch:
Khi nhận được thông tin báo cáo về
tình hình dịch bệnh, cán bộ thú y huyện có trách nhiệm đến cơ sở nuôi để
thực hiện điều tra ổ dịch, xác định nguyên
nhân, báo cáo tình hình đến cơ quan cấp trên theo quy định tại Điều 13, Chương
III, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
b) Các biện pháp xử lý ổ dịch, chống
dịch:
- Chủ cơ sở nuôi,
người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh
hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân, hoặc chết nhiều do
môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho nhân viên thú y xã và chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn,
lấy mẫu chẩn đoán xác minh dịch bệnh. Đồng thời phải chấp hành các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong quá trình xử lý
ổ dịch bệnh thủy sản theo quy định.
- Cách ly động vật mẫn cảm với mầm
bệnh, hạn chế các tác nhân làm lây lan dịch bệnh, sử dụng
các loại hóa chất (có trong danh mục được phép lưu hành) để vệ sinh, khử
trùng, tiêu độc môi trường vùng, ao, hồ nuôi, phương tiện, dụng
cụ nuôi, nước thải, chất thải... và áp dụng các biện pháp vệ sinh cần thiết
khác để xử lý ổ dịch và thủy sản nhiễm bệnh, chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản
trong vùng dịch phải thực hiện theo hướng dẫn và có sự giám sát của cơ quan
chuyên môn.
- Thực hiện cho phép thu hoạch đối
với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi hoặc các mục đích khác theo quy định.
- Thực hiện chữa bệnh đối với thủy sản bị mắc bệnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định có thể điều trị và
chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị), phối hợp với chính quyền địa phương giám
sát và báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản trong quá trình điều trị.
- Thực hiện tiêu hủy đối với thủy sản
theo quy trình, hướng dẫn và có sự giám sát của các cơ quan chuyên môn theo quy
định.
- Thực hiện khử trùng nguồn nước ao
nuôi, môi trường nuôi, dụng cụ, lồng, bè nuôi, xử lý nền đáy, diệt giáp xác và
các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng
hóa chất, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và bảo đảm vệ sinh môi trường. Những người tham gia chống dịch phải
thực hiện mang bảo hộ, vệ sinh cá nhân để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi
trường và cơ sở nuôi khác.
3. Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai
các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra
nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch
- Hóa chất sát trùng vùng, ao, hồ nuôi (Benkocid, Han-Iodine, vôi bột...)
- Thuốc xử lý thủy sản mắc dịch bệnh
- Phụ cấp cho cán bộ tổ chức thực
hiện chống dịch
4. Kiểm dịch giống; kiểm tra vệ
sinh thú y; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh
học, chất xử lý cải tạo
môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất tại địa
phương
a) Kiểm dịch giống:
- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch,
kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày
30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Tăng cường công
tác kiểm dịch động vật thủy sản giống, không để thủy sản giống chưa kiểm dịch
lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn.
- Các cơ sở sản xuất giống trên địa
bàn tỉnh phải thực hiện khai báo kiểm dịch giống thủy sản
bố, mẹ với cơ quan quản lý Nhà nước và phải thực hiện việc kiểm dịch con giống
trước khi xuất bán.
b) Kiểm tra vệ sinh thú y:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập
Đoàn kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản theo hình thức tập
trung theo quy định.
c) Kiểm tra việc quản lý, kinh doanh,
sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y,
vắc xin, hóa chất.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động
phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương
định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất trong lĩnh vực thủy sản
theo quy định.
5. Thông tin, tuyên truyền
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Thú y, Luật Thủy sản, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung
ương và địa phương về kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh trên
các đối tượng thủy sản nuôi đến tất cả các vùng nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Vận động các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh thủy sản thực hiện cam kết: không dấu dịch bệnh; không vứt xác
thủy sản chết ra môi trường; không xả thải nước từ ao nuôi
bị bệnh ra môi trường; thường xuyên vệ sinh lồng, những công cụ nuôi trước và
sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất,
chế phẩm sinh học, cải tạo môi trường
nuôi theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y căn cứ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
thủy sản năm 2020, tổ chức triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch
bệnh thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sở Tài chính: Căn cứ vào diễn biến
tình hình dịch bệnh thủy sản trên cơ sở dự toán do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn lập, Sở Tài chính thẩm định, đề xuất, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố: Căn cứ kế hoạch đã được duyệt của UBND tỉnh, chỉ đạo
các phòng, ban, cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường,
thị trấn, các chủ cơ sở nuôi thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy
sản, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản của
địa phương.
- Ủy ban nhân dân các xã: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện
công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo
hướng dẫn, giám sát của cơ quan chuyên môn trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý. Theo dõi, giám sát chặt
chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời báo cáo UBND
huyện và cơ quan chuyên môn khi có dấu hiệu dịch bệnh.
Triển khai lực lượng phòng, chống dịch bệnh kịp thời nhằm
khống chế, bao vây dịch bệnh khi còn ở
diện hẹp.
- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản: Các
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nuôi trồng thủy
sản chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của cơ
quan chuyên môn; tuân thủ theo đúng quy trình trong việc
chuẩn bị hệ thống nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm
sóc sức khỏe đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho
thủy sản nuôi; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm
sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt
Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, sử
dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ
quan thú y. Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các
chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh...
Yêu cầu các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các
ngành, đơn vị liên quan thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) để phối hợp,
xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Tổng cục Thủy sản;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD50).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dũng
|