ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
733/QĐ-UBND
|
Trà
Vinh, ngày 18 tháng 04 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 250/QĐ-TTG NGÀY 28/02/2018 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 500/TTr-STP ngày 04/4/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành tỉnh có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và định kỳ tổng
hợp kết quả thực hiện báo cáo theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Tư pháp, Thủ trưởng sở, ngành tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các sở, ngành được phân công trong Kế hoạch;
- Sở Tư pháp;
- BLĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kim Ngọc Thái
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 250/QĐ-TTG NGÀY 28/02/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 733/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày
28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (gọi tắt là Đề án) , Ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh như sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu
quả hoạt động giám định tư pháp trong giai đoạn tiếp theo;
bảo đảm hoạt động giám định tư pháp đáp ứng tốt các yêu cầu
của công tác tố tụng, công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời gắn với thực hiện cải cách hành chính, cải
cách tư pháp.
- Khắc phục những hạn chế, bất cập hiện
nay trong quản lý và tổ chức, hoạt động của giám định tư pháp.
- Tận dụng tối đa nguồn lực hiện có;
đồng thời bảo đảm tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của hoạt động giám định
tư pháp tại địa phương.
- Trên cơ sở Đề án được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, các sở, ngành tỉnh có liên quan tăng cường trách nhiệm, phối
hợp xây dựng các giải pháp thiết yếu, cụ thể để thực hiện hiệu quả; chú trọng nhiệm
vụ, giải pháp phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động
và quản lý giám định tư pháp nhằm tạo chuyển biến căn bản,
đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động của giám định tư pháp; góp phần nâng cao chất lượng của công tác tố tụng, công tác phòng, chống
tội phạm phòng, chống tham nhũng; đồng thời tạo động lực thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giám định tư pháp.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
pháp y, pháp y tâm thần cả về số lượng và chất lượng chuyên
môn, kiến thức pháp lý đáp ứng yêu cầu
của công tác giám
định tư pháp trong tình hình mới.
b) Đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị hiện đại cho tổ chức giám định tư pháp công lập bảo đảm
thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của hoạt động tố tụng đối với
giám định tư pháp.
c) Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả
giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan trưng cầu giám định.
d) Nghiên cứu, kiến nghị cơ chế phù hợp
để tổ chức thực hiện giám định theo yêu cầu của hoạt động
tố tụng trong các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp công lập chuyên
trách (tài chính, ngân hàng, tiền tệ, xây dựng, văn hóa, tài nguyên môi trường...);
đồng thời đề ra giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp phù hợp
với yêu cầu trong tình hình mới.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Hoàn thiện thể
chế về giám định tư pháp
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản
lý chuyên ngành, các sở, ngành tỉnh tổ chức rà soát những điểm bất cập từ thực tiễn
hoạt động, để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định cho phù
hợp; cụ thể như sau:
a) Về lĩnh vực
trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan chủ trì:
+ Công an tỉnh đối với hoạt động điều
tra.
+ Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
chủ trì đối với hoạt động truy tố.
+ Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chủ
trì đối với hoạt động xét xử.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các
sở, ngành tỉnh có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
b) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban
hành quy trình giám định hoặc hướng dẫn áp dụng quy trình giám định đối với các
lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, xây dựng, văn hóa, tài nguyên và môi trường, đầu
tư, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
thương, khoa học và công nghệ,....
- Cơ quan thực hiện: Sở Y tế, Công an
tỉnh, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh và các sở, ngành tỉnh có liên quan.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Tư
pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
2. Tiếp tục hoàn
thiện tổ chức giám định tư pháp; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định.
a) Củng cố hệ thống tổ chức giám định
kỹ thuật hình sự theo hướng tinh gọn.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các
sở, ngành tỉnh có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018-2019.
b) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản
lý chuyên ngành, các sở, ban, ngành tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ
sung quy định về cơ sở vật chất tối thiểu đối với các tổ chức giám định tư pháp
công lập; hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương để tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định cho tổ chức giám định tư
pháp công lập trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ
thuật hình sự, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Cơ quan chủ trì:
+ Sở Y tế đối với lĩnh vực pháp y,
pháp y tâm thần.
+ Công an tỉnh đối với lĩnh vực kỹ
thuật hình sự.
+ Các sở, ngành tỉnh đối với lĩnh vực
chuyên ngành (nếu có).
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 -
2023.
c) Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến
thức pháp lý, nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người giám định tư pháp và đội
ngũ người tiến hành tố tụng.
Kiến nghị Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành
trung ương hỗ trợ tập huấn tại địa phương về các lĩnh vực giám định tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Đề xuất
chương trình tập huấn từng lĩnh vực cụ thể trong hàng năm).
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban ngành
tỉnh có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp
a) Đổi mới quy trình rà soát lập và
công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đảm bảo chính xác, thuận
lợi trong hoạt động trưng cầu giám định.
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế, Công an tỉnh,
Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh và
các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan.
- Cơ quan phối hợp Sở Tư pháp và các
sở, ban, ngành tỉnh có liên quan.
- Thời hạn thực hiện: Năm 2018.
b) Ban hành Quy
chế phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định với cơ quan, tổ chức được trưng cầu và thực hiện giám định.
+ Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh;
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các sở,
ngành tỉnh có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2018.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả,
đúng thời hạn các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Quyết định thay thế Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 về việc
thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
giám định tư pháp tỉnh Trà Vinh để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và Quyết
định số 2399/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 về quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám
định tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Các Sở, ngành tỉnh có liên quan
tăng cường trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch thuộc chức
năng, nhiệm vụ của ngành.
4. Kinh phí thực hiện Đề án:
a) Kinh phí triển khai thực hiện Đề
án được sử dụng từ các nguồn: Ngân sách hỗ trợ từ Trung ương, ngân sách địa
phương và từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
b) Sở Tài chính cân
đối tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho các sở
ngành tỉnh được giao nhiệm vụ để đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ, hoạt động của Kế hoạch này hiệu quả, thiết thực và tiết
kiệm.
5. Hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết
a) Sở Tư pháp có trách nhiệm làm đầu
mối hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì,
phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Căn cứ vào tính chất đặc thù và
yêu cầu thực tiễn ở từng lĩnh vực giám định các sở, ngành tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch ở ngành, lĩnh vực thuộc quyền
quản lý.
c) Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế
hoạch trong ngành.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành tỉnh có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
việc sơ kết (sau 03 năm thực hiện), tiến hành tổng kết
(sau 05 năm thực hiện) để đánh giá, rút kinh nghiệm tiếp tục
thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm đạt được mục tiêu Kế hoạch./.