ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 12
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
235/KH-UBND-YTDP
|
Quận
12, ngày 25 tháng 9 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG THÁNG 9 VÀ 10 NĂM 2012
Căn cứ Công văn số 5193/SYT-NVY ngày
14 tháng 9 năm 2012 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường phòng, chống
bệnh dịch tay chân miệng; Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch với những nội
dung sau:
I. ĐẶC ĐIỂM - TÌNH
HÌNH:
Hiện nay, bệnh Tay chân miệng (TCM)
đang bùng phát mạnh trên địa bàn thành phố. Tại Quận 12 tính đến ngày 16/9/2012
đã ghi nhận 459 ca mắc bệnh TCM phải nhập viện, tăng 20,15% so với cùng kỳ năm
2011 (382 ca). Bệnh xảy ra ở tất cả 11 phường và tập trung nhiều ở các phường:
Hiệp Thành (81 ca), Tân Chánh Hiệp (64 ca); Tân Thới Nhất (58 ca); Thạnh Lộc
(46 ca), chưa có trường hợp tử vong.
II. MỤC TIÊU:
- Nhanh chóng truyền thông cho mọi
người dân biết cách phòng bệnh tay chân miệng, thực hiện phương châm: vệ sinh
nhà cửa hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần; rửa tay trẻ và người chăm sóc trẻ nhiều
lần trong ngày bằng xà phòng;
- Làm giảm tỷ lệ ca mắc trong thời
gian sớm nhất;
- Hạn chế đến mức thấp nhất số trường
hợp tử vong.
III. CÁC GIẢI PHÁP
CHỐNG DỊCH:
1. Truyền thông:
a. Đối tượng truyền thông: tất cả các bà mẹ, người trông giữ trẻ trong các gia đình có con nhỏ dưới
5 tuổi và giáo viên, nhân viên tại các trường, lớp mầm non, mẫu giáo, lớp trẻ.
b. Nội dung truyền thông:
- Vệ sinh nhà cửa hàng ngày, khử khuẩn
nhà cửa, đồ chơi hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn;
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay của
trẻ, người tiếp xúc trẻ, vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng
xà phòng;
- Lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của
trẻ bằng dung dịch sát khuẩn;
- Khi phát hiện các dấu hiệu nặng của
bệnh TCM như: sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, khó thở thì phải kịp thời
chuyển ngay trẻ đến bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hoặc Bệnh viện Nhiệt Đới để
điều trị kịp thời;
- Giới thiệu các loại dung dịch sát
khuẩn có trên thị trường và hóa chất khử khuẩn do ngành y
tế cấp để người dân chọn lựa sử dụng cho gia đình mình.
c. Hình thức truyền thông:
- UBND 11 phường tổ chức Chiến dịch rửa
tay bằng xà phòng trong tháng 9 hoặc tháng 10/2012 nhằm vận động nhân dân thực
hiện rửa tay thường xuyên;
- Truyền thông rộng rãi trên mọi
phương tiện thông tin đại chúng: Phát loa truyền thanh, xe loa tuyên truyền (xuống
tận các khu phố có ổ dịch của phường để người dân ý thức phòng chống dịch bệnh);
- Truyền thông trong trường học;
- Truyền thông lồng ghép trong các
sinh hoạt đoàn thể;
- Vãng gia truyền thông.
- Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với
Phòng Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho tất cả giáo viên mầm non -
mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh Tay chân miệng trong trường học
trong tháng 9/2012;
- Các Ban ngành đoàn thể như Hội Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... đưa nội dung phòng, chống bệnh Tay chân miệng
vào các buổi sinh hoạt của đoàn thể mình để vận động mọi thành viên cùng tham
gia công tác phòng, chống dịch bệnh với cộng đồng.
2. Biện pháp xử lý ổ dịch:
- Khi có thông tin ca bệnh, tiến hành
điều tra dịch tễ khẩn cấp và xử lý triệt để ổ dịch. Đồng thời kiểm tra, đánh
giá hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng nơi có ca bệnh, tiếp tục truyền
thông để các hộ dán trong ổ dịch cùng tham gia xử lý ổ dịch và chủ động phòng bệnh
cho gia đình;
- Đối với ca bệnh đi học, Trung tâm Y
tế dự phòng phải thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường học có ca bệnh
biết để tổ chức vệ sinh khử khuẩn trường học và giám sát phát hiện ca bệnh mới
(lưu ý những trẻ nghỉ học không lý do).
IV. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM:
1. Đề nghị các phòng, ban, ngành
và Đoàn thể của quận (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Chữ thập đỏ):
- Tổ chức tuyên truyền cho các đoàn
viên, hội viên của mình về các biện pháp phòng bệnh Tay chân miệng;
- Đoàn viên, Hội viên là những người
đi đầu trong công tác phòng bệnh tại nơi mình sinh sống. Vận động những gia
đình chung quanh thực hiện phương châm: vệ sinh hàng ngày, khử trùng hàng tuần.
2. Giao Bệnh viện quận:
- Tập huấn về chẩn đoán, điều trị và
các biện pháp phòng bệnh Tay chân miệng cho nhân viên y tế quận;
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ
sở vật chất, phương tiện, thuốc, hóa chất trong chẩn đoán và điều trị bệnh Tay
chân miệng;
- Tuyên truyền về phòng bệnh Tay chân
miệng cho thân nhân và bệnh nhân tại Bệnh viện;
- Thông tin rõ ràng, thường xuyên
tình hình bệnh Tay chân miệng tại bệnh viện về Trung tâm Y tế dự phòng Quận 12
và đơn vị tuyến trên để có biện pháp khống chế dịch kịp thời và hiệu quả.
3. Giao phòng Y tế, Trung tâm Y tế
Dự phòng:
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào
tạo;
+ Tập huấn biện pháp phòng bệnh tay
chân miệng cho tất cả giáo viên mầm non - mẫu giáo, lớp trẻ trong tháng 9/2012;
+ Giám sát, phát hiện và xử lý triệt
để ca bệnh, tổ chức vệ sinh khử khuẩn trường học và giám sát phát hiện ca bệnh
mới (lưu ý những trẻ nghỉ học không lý do), không để bệnh lây lan trong trường;
- Tập huấn và triển khai thực hiện
chiến dịch cho tất cá nhân viên của Trạm Y tế phường;
- Cung cấp tài liệu truyền thông về bệnh
Tay chân miệng cho các ban ngành đoàn thể, trường học và 11 phường trong quận.
Lưu ý: Tài liệu tuyên truyền cần thực
hiện bằng những hình ảnh trực quan sinh động, dễ biết, dễ hiểu nhằm đạt hiệu quả
tuyên truyền cao;
- Đánh giá mức độ nguy cơ dịch của từng
khu phố để các phường triển khai các biện pháp can thiệp theo đúng yêu cầu của
chiến dịch;
- Cung cấp đầy đủ hóa chất Cloramin B
cho các phường, trường trong chiến dịch;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận
thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát nhằm kiểm tra, giám sát và hỗ trợ công tác
phòng, chống bệnh Tay chân miệng tại các phường, trường mầm non, mẫu giáo trên
địa bàn quận;
- Tổng hợp báo cáo chiến dịch.
4. Giao Phòng Giáo dục - Đào tạo:
- Chỉ đạo các trường mầm non - mẫu
giáo, lớp mầm non công lập và tư thục xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng trong nhà trường theo hướng dẫn của ngành y tế
trong tháng 9/2012;
- Chỉ đạo các Trường Mầm non, Mẫu giáo, lớp mầm non công lập và tư thục thực hiện nghiêm việc vệ sinh
trường lớp hàng ngày, khử khuẩn đồ chơi, trường lớp hàng
tuần. Khi phát hiện ca bệnh trong trường phải báo ngay cho Trạm Y tế phường để
phối hợp xử lý dịch;
- Chỉ đạo các trường phải cho trẻ rửa
tay bằng xà phòng ngay khi trẻ đến lớp;
- Yêu cầu nhà trường tuyệt đối không
nhận trẻ có biểu hiện bệnh như sốt, nổi hồng ban mụn nước ở chân, tay, miệng
vào học;
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường Mầm
non, mẫu giáo tuyên truyền cho phụ huynh bằng hình thóc phát thư ngỏ và tổ chức
nói chuyện cho phụ huynh về bệnh Tay chân miệng;
- Chỉ đạo Ban Giám hiệu các Trường Tiểu
học, Trung học cơ sở tuyên truyền cho học sinh về bệnh Tay chân miệng và các biện
pháp phòng bệnh trong các buổi sinh hoạt dưới cờ (ít nhất 3 lần trong tháng 9
và tháng 10 năm 2012). Tại lớp học do giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở theo đúng hướng
dẫn của ngành y tế trong chiến dịch này;
- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự
phòng tổ chức các lớp tập huấn về bệnh Tay chân miệng và cách phòng chống cho
Ban Giám hiệu và nhân viên Y tế tất cả các Trường Mầm non,
Mẫu giáo, lớp mầm non công lập và tư thục;
- Tổ chức giám sát công tác phòng, chống
bệnh Tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục để tránh bệnh lây trong nhà trường.
5. Giao Phòng Văn hóa - Thông tin
và Trung tâm Văn hóa:
- Thực hiện xe loa tuyên truyền trên các
trục đường chính trong suốt tháng 9 và 10/2012;
- Chỉ đạo các Đài phát thanh phường
thực hiện phát thanh 2 lần/ngày (sáng, chiều) các biện pháp phòng bệnh Tay chân
miệng, tình hình diễn biến bệnh Tay chân miệng tại địa phương do ngành y tế
cung cấp.
- Thực hiện băng rôn, pano có nội
dung tuyên truyền phòng bệnh Tay chân miệng treo, dựng tại những nơi đông người
qua lại trên địa bàn quận (nội dung tuyên truyền do TTYTDP cung cấp).
6. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Tham mưu trình Thường trực UBND quận
phê duyệt kinh phí dựa trên dự trù kinh phí của các đơn vị, cân đối ngân sách,
hướng dẫn cho 11 phường chi ngân sách chống dịch để thực hiện tốt chiến dịch
này.
7. Giao Ủy ban nhân dân 11 phường:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch
rửa tay bằng xà phòng cụ thể trong tháng 9 hoặc 10/2012;
- Lập kế hoạch tổ chức Chiến dịch rửa
tay bằng xà phòng trong tháng 9 hoặc tháng 10/2012;
- Thực hiện xe loa tuyên truyền xuống
tận khu phố có nhiều ca bệnh Tay chân miệng trong tháng 9 và 10/2012;
- Đài phát thanh phường phát bài
tuyên truyền phòng chống bệnh Tay chân miệng mỗi ngày 2 lần
(sáng, chiều) trong tháng 9, 10/2012;
- Củng cố lại tổ chống dịch tại mỗi
khu phố để thực hiện dập dịch hiệu quả;
- Chỉ đạo các tổ chống dịch thực hiện
các biện pháp can thiệp tùy vào mức độ của từng khu phố. Tổ chức họp Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh của phường mỗi tháng để đánh giá tình hình dịch bệnh của
địa phương mình từ đó đề ra các biện pháp xử lý dịch thật hiệu quả;
Trên đây là Kế hoạch Chiến dịch truyền
thông và vệ sinh khử khuẩn phòng bệnh Tay chân miệng trong tháng 9 và 10 năm
2012. Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
phường triển khai thực hiện đạt kết quả./.
Nơi nhận:
- Sở Y tế TP.HCM;
- Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM;
- TT. Quận ủy;
- TT.UBND quận: CT, PCT/VX;
- UB.MTTQ VN và các Đoàn thể quận;
- Phòng VH-TT, TTVH;
- Phòng TC-K.H;
- Phòng Giáo dục - Đào tạo quận;
- Phòng Y tế; TTYTDP; Bệnh viện;
- VP UBND quận: C,PVP/TH;
- Đảng ủy và UBND 11 phường;
- Lưu: (VT, YTDP, Hp)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Hồng Nga
|