ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
27/KH-STTTT
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TUYÊN
TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ GIAI
ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2244/QĐ-BTTTT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông)
Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng
Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế (BHXH, BHYT) giai đoạn 2015 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU:
1. Mục đích:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị tham gia vào công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ
Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai
đoạn 2012 - 2020”
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên
truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXN, BHYT nhằm nâng cao hơn nữa nhận
thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã
hội, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở về vai trò, ý nghĩa của
chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội góp phần ổn định xã hội và
phát triển bền vững đất nước.
- Giúp các bộ, đảng viên và nhân dân
hiểu rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về BHXH, BHYT trong tình hình mới, cũng như mục tiêu BHXH cho mọi người lao
động và BHYT toàn dân; mục đích, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung Luật BHXH,
BHYT để tạo sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội về việc triển khai thực
hiện các luật này.
- Đấu tranh phản bác các luận điệu
xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
BHXH, BHYT; ngăn ngừa các hành vi tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện
các chính sách BHXH, BHYT.
2. Yêu cầu:
- Hoạt động tuyên truyền cần được
tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với
từng nhóm đối tượng. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, thiết
thực. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho
các nhóm đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật
BHXH, BHYT.
- Đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân hiểu
rõ, hiểu đúng các nội dung cơ bản của chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
Tạo diễn đàn để chủ sử dụng lao động,
người lao động, người dân và cộng đồng xã hội có thể phản biện những điểm bất
cập nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT phù hợp với
tình hình thực tiễn.
- Nội dung và hình thức tuyên truyền
chú trọng đến từng nhóm đối tượng, đặc biệt là chủ sử dụng lao động, người lao
động ở các khu vực ngoài nhà nước, các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia
đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp, học sinh, sinh
viên, đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa...
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THÔNG TIN
TUYÊN TRUYỀN:
1. Nội dung
thông tin, tuyên truyền
1.1 Các quan điểm, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT tại các văn bản sau:
- Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/09/2009
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”;
- Đề án thực hiện lộ trình tiến tới
BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số
538-QĐ/TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chiến lược phát triển ngành Bảo
hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số
1215/QĐ-TTg ngày 23/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày
29/11/2013 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 về “Đẩy mạnh thực hiện chính
sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”;
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
02/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách Bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế.
1.2 Những nội dung căn bản, những
điểm mới của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11
ngày 29/06/2006, Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008. Phân tích những điểm mới
có tính đột phá để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHXH, BHYT ban
hành trước đây, tạo cơ chế pháp lý để thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao
động và BHYT toàn dân.
1.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ưu
việt của chính sách BHXH, BHYT; lợi ích của BHXH, BHYT đối với mỗi người dân và
toàn xã hội; về mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia, thủ tục tham gia
BHXH, BHYT; trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, trường
học, doanh nghiệp... trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện
chính sách BHXH, BHYT.
2. Hình thức thông tin, tuyên
truyền
- Tuyên truyền trên hệ thống báo chí:
Báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.
- Tuyên truyền trên hệ thống thông
tin cơ sở: Đài truyền thanh cấp quận/huyện, cấp phường/xã.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại
chúng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp
luật về BHXH, BHYT.
- Phối hợp cùng Sở ngành chức năng
xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT.
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế
hoạch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Chủ trì mời Bảo hiểm xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh, các sở ngành, đơn vị có liên quan đến cung cấp thông tin cho
các cơ quan báo đài thành phố tại cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần.
2. Các báo, đài của thành phố
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên
mục phong phú đa dạng, dễ hiểu, dễ nhớ để tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền
cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng được
tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Trong đó lưu ý:
+ Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói
nhân dân thành phố: có kế hoạch với các chương trình, dành thời lượng phù hợp
phát sóng các chương trình chuyên đề, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền
chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại, giao
lưu trực tuyến với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực
BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
3. Các Phòng Văn hóa thông tin
quận, huyện
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp
Quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền chính
sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đài truyền
thanh Quận, huyện và cấp phường, xã xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; phối hợp với các
phòng, ban chủ động cung cấp thông tin tại địa phương.
4. Chế độ báo cáo
- Định kỳ hằng 6 tháng và năm gửi báo
cáo kết quả triển khai công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT về Sở Thông tin và Truyền thông vào cuối tháng 6 và trước ngày 15/12
(riêng năm 2015 báo cáo trước ngày 15/01/2016) để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin
và Truyền thông và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định./
Nơi nhận:
- BGĐ;
- UBND 24 Quận, huyện;
- Các cơ quan báo chí thành phố;
- Lưu: VT, P.BC (AT.50)
|
KT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Võ Văn Long
|