Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 425/KH-LĐTBXH 2013 phòng chống tai nạn trẻ em quận Phú Nhuận Hồ Chí Minh

Số hiệu: 425/KH-LĐTBXH Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận Người ký: Nguyễn Quốc Đởm
Ngày ban hành: 03/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND QUẬN PHÚ NHUẬN
PHÒNG LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 425/KH-LĐTBXH

Phú Nhuận, ngày 03 tháng 6 năm 2013

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NĂM 2013

Căn cứ Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn quận giai đoạn 2011 - 2015, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn quận trong năm 2013 như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh thông tin, giáo dục truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, góp phần vào việc giảm tỷ lệ tai nạn thương tích và mức độ nghiêm trọng của tai nạn thương tích tại cộng đồng. Thông qua tuyên truyền, giáo dục để huy động xã hội thực hiện tốt các quy định về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

2. Chỉ tiêu phấn đấu:

- Hạn chế và giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích.

- 100% trẻ bị tai nạn, thương tích được phát hiện và trợ giúp kịp thời.

- 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở phường, có từ 70% cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở khu phố, tổ dân phố, từ 90% gia đình có trẻ được cung cấp kiến thức về: những nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em; kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; kiến thức sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn thương tích; cách phát hiện, loại bỏ nguy cơ gây nạn thương tích trẻ em; tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em theo Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 06 tháng 05 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở phường và cộng tác viên ở khu phố, tổ dân phố kiến thức về: những nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em; kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; kiến thức sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn thương tích; cách phát hiện, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em; tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

2. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; tiêu chí mô hình Ngôi nhà an toàn nhằm nâng cao nhận thức cho các gia đình có trẻ.

3. Tổ chức truyền thông nhóm nhỏ về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại cộng đồng và học sinh các trường học.

4. Thu thập thông tin về tình hình trẻ em bị tai nạn thương tích trên địa bàn 15 phường và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ.

5. Có kế hoạch đầu tư chăm lo, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh bằng nhiều hình thức.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Căn cứ nội dung hoạt động nêu trên, đề nghị thủ trưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 15 phường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung có hiệu quả:

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và Hội Chữ thập đỏ quận tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở phường và cộng tác viên ở khu phố; tổ dân phố kiến thức về: những nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em; kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; kiến thức sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn thương tích; cách phát hiện, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em; tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Nghiên cứu, thiết kế biểu mẫu khảo sát, thu thập và lưu trữ dữ liệu phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Qua đó, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Định kỳ hàng quý, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân quận và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Đề nghị Phòng Văn hóa và Thông tin: phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

3. Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (công lập và ngoài công lập) tổ chức truyền thông kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho giáo viên, bảo mẫu và học sinh. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đến phụ huynh học sinh, và quan tâm đến công tác phân công phân nhiệm cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo trường có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên cơ sở vật chất để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và có kế hoạch khắc phục kịp thời. Duy trì tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho 100% giáo viên mầm non và đội xung kích Chữ Thập Đỏ các trường phổ thông.

- Chủ trì và phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận thực hiện tốt Chương trình sức khỏe học đường; xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn thương tích trong trường học.

4. Đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện quận:

- Tổ chức truyền thông cách phòng chống tai nạn, thương tích và phương pháp sơ cấp cứu ban đầu cho cơ sở, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn.

- Tổ chức chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị tai nạn, thương tích và thông tin nhanh kết quả về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, tình trạng tai nạn thương tích, hướng giải quyết xử lý.

5. Đề nghị Trung tâm Thể dục Thể thao quận: Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo và Ủy ban nhân dân 15 phường tổ chức các lớp tập huấn, giảng dạy những kỹ năng cơ bản cho trẻ, như lớp phổ cập bơi lội phòng chống đuối nước, lớp võ tự vệ cho các học sinh nữ, phấn đấu năm 2013 có trên 2000 trẻ em biết bơi.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong tổ chức.

7. Đề nghị Ủy ban nhân dân 15 phường:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn phường và đăng ký chỉ tiêu trẻ không bị tai nạn, thương tích (so với tổng số trẻ trên địa bàn phường), gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/6/2013.

- Thực hiện thông tin, vận động gia đình có trẻ đăng ký xây dựng “Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em’' và không có con em bị tai nạn, thương tích.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn phường, nhất là các điểm giữ trẻ ngoài công lập, các nhóm trẻ gia đình.

- Tổ chức truyền thông nhóm nhỏ về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại cộng đồng dân cư.

- Cung cấp số liệu tai nạn, thương tích trẻ em về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ 6 tháng và năm theo thời gian và mẫu quy định tại văn bản số 95/LĐTBXH ngày 29/01/2013 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

Đề nghị Thủ trưởng các ban, ngành quận và Ủy ban nhân dân 15 phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo hàng quý, 6 tháng và năm (trước ngày 5/6, 5/9 và 30/11/2013 - lồng ghép trong báo cáo thực hiện Chương trình Bảo vệ chăm sóc trẻ em) để Phòng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn quận năm 2013, đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường tổ chức thực hiện có hiệu quả và thông tin kết quả thực hiện theo thời gian nêu trên./.


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH (Phòng BVCSTE);
- TT/QU (PBT/TT);
- UBND quận (CT, PCT/TT);
- UBMTTQVN quận và các tổ chức thành viên Mặt trận;
- Các đơn vị: Hội CTĐỏ, P.GDĐT, P.VHTT, TT.YTDP, BV quận, TT.TDTT;
- UBND 15 Phường;
- Lưu: VT, TE.

TRƯỞNG PHÒNG




Nguyễn Quốc Đởm

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 425/KH-LĐTBXH ngày 03/06/2013 về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.155

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.40.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!