ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 586/KH-UBND
|
Phú Nhuận, ngày
12 tháng 8 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THANH TRA ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN NĂM 2030 TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN
Thực hiện Kế hoạch số 2160/KH-UBND ngày 10/5/2016 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành
Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy
ban nhân dân quận Phú Nhuận đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện với nội dung như
sau:
I. Mục đích - yêu cầu
- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan
trọng của công tác thanh tra và nhiệm vụ của ngành thanh tra trong tình hình mới.
Xác định và đề ra nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thực hiện chiến lược phát triển
ngành thanh tra đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển
đất nước. Tiếp tục củng cố, xây dựng ngành thanh tra trong sạch, vững mạnh, kỷ
cương, liêm chính, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nội dung
trong kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chiến lược phát triển
ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Xác định rõ trách nhiệm, đảm bảo có sự phân công, phối hợp giữa các cơ
quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
ngành thanh tra.
II. Nội dung thực hiện
1. Nâng cao vị trí, vai trò của
cơ quan Thanh tra quận
1.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2020
- Tập trung thực hiện nâng cao vị trí, vai trò của
cơ quan Thanh tra quận trong việc tham mưu quản lý nhà nước về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân quận; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Phân định rõ phạm vi hoạt động và mối quan hệ, phối
hợp giữa thanh tra các ngành, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền
khác trong việc thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa cơ
quan thanh tra với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, Ủy ban kiểm tra Quận ủy, cơ
quan điều tra, truy tố, xét xử.
- Xác định và nâng cao vị trí, vài trò, trách nhiệm
của cơ quan thanh tra trong việc thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của
Bộ Chính trị đối với công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vụ việc, vụ án
tham nhũng.
1.2. Giai đoạn năm 2011 đến năm 2030:
- Thực hiện xây dựng cơ quan Thanh tra quận thống
nhất theo định hướng chung từ cấp Trung ương, thực hiện theo sự quản lý tập
trung, thống nhất chỉ đạo trực tiếp của Thanh tra thành phố về công tác tổ chức,
nghiệp vụ.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn,
bản lĩnh chính trị của người đứng đầu cơ quan thanh tra và đội ngũ cán bộ, công
chức thanh tra tương xứng với trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy của
cơ quan Thanh tra quận
2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động của cơ
quan, đơn vị chuyên trách về tiếp công dân, xử lý sau thanh tra đối với Thanh tra
quận theo Luật Thanh tra và các văn bản khác liên quan nhằm thực hiện có hiệu
quả nội dung quản lý nhà nước về tiếp công dân và về thanh tra.
- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức Thanh tra quận đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quan tâm xây dựng, tăng cường đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị thực hiện chức
năng phòng, chống tham nhũng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, trực
tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục quán triệt, chấp hành, thực hiện nghiêm
các quy định của Trung ương, chỉ đạo của thành phố, quận về chuyển đổi vị trí
công tác; chủ trương bố trí cán bộ không là người địa phương trong ngành thanh
tra.
2.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030:
- Chỉ đạo tổ chức cơ quan Thanh tra quận theo hướng
quản lý tập trung, thống nhất cơ quan Thanh tra sở, ngành, quận, huyện theo định
hướng của thành phố.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan thanh
tra đảm bảo về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn nhất là bản lĩnh chính trị vững
vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, kỷ luật, kỷ cương, tinh thông chuyên môn,
nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động.
3. Đổi mới phương thức hoạt động
của cơ quan thanh tra
3.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công
dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác giám sát hoạt
động của Đoàn Thanh tra, thẩm định Kết luận thanh tra khi có yêu cầu của người
ra Quyết định thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra, công khai kết quả,
quyết định xử lý về thanh tra.
- Đẩy mạnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
phòng, chống tham nhũng tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc quận quản
lý.
- Qua thanh tra, kiểm tra cần chú trọng việc phát
hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng
kiến nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, thiếu sót. Phát
huy vai trò của Chánh Thanh tra quận trong việc chủ động quyết định thanh tra
khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm
quyền phụ trách.
- Tăng cường việc triển khai các quy định về bảo đảm
việc thực hiện Kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra theo hướng tăng cường
trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp xử lý
trách nhiệm.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn bồi dưỡng kỹ
năng, kiến thức chuyên môn cho thanh tra viên, thanh tra chính và đội ngũ cán bộ,
công chức làm nhiệm vụ chuyên trách tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng. Chủ động thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng nghiệp
vụ hoạt động của Đoàn Thanh tra; tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm các mô
hình, cách làm hay của các đơn vị.
3.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030:
- Cơ quan thanh tra (theo cấp hành chính) chuyển
sang thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức; đề xuất hoàn thiện về cơ chế, chính
sách, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đổi mới phương thức thẩm định, đánh giá kết luận
thanh tra nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và khả thi trong
việc thực hiện các Kết luận, Kiến nghị, Quyết định thanh tra.
- Tổ chức việc quản lý tập trung bản kê khai tài sản,
thu nhập; thực hiện xác minh nguồn gốc tài sản có dấu hiệu bất minh; điều tra xử
lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng.
- Thực hiện quy định về quyền yêu cầu xử lý, quyền
xử lý các hành vi vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra; các Kết luận thanh
tra là cơ sở trực tiếp để xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm.
4. Đổi mới công tác cán bộ
4.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Thực hiện đúng các quy định về quy hoạch cán bộ
ngành thanh tra; rà soát đánh giá, sắp xếp bố trí cán bộ, công chức cho phù hợp
với yêu cầu thực hiện chức trách nhiệm vụ.
- Thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
về kỹ năng, nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và
công tác tiếp công dân. Phấn đấu 20% công chức làm công tác thanh tra được bổ
nhiệm ngạch Thanh tra viên chính; 70% công chức thanh tra được bổ nhiệm ngạch
Thanh tra viên.
- Chủ động tham mưu thực hiện luân chuyển, chuyển đổi
vị trí công tác của công chức ngành thanh tra theo Thông tư số 10/2014/TT-TTCP
ngày 24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ đế đào tạo, rèn luyện cán bộ, công chức.
Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí nhân sự Chánh Thanh tra quận không là người
địa phương.
4.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030:
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi
các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý đội ngũ thanh tra theo hướng bảo
đảm tính chuyên nghiệp, kỷ cương, trách nhiệm.
- Phấn đấu 30% công chức làm công tác thanh tra được
bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên chính; 90% công chức làm công tác thanh tra được
bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên.
- Thực hiện rà soát, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng
và sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quy, hiện đại, bản lĩnh, đáp ứng các
yêu cầu nhiệm vụ được giao.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ
thuật
5.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị,
phương tiện làm việc hiện đại phù hợp với Thanh tra quận. Đẩy mạnh thực hiện ứng
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan thanh
tra.
- Tiếp tục duy trì thực hiện và nâng cấp phần mềm
“Tiếp công dân, xử lý đơn, quản lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo” gắn với việc tích hợp
dữ liệu từ phần mềm hệ thống của ngành Thanh tra.
- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho
công tác tham mưu tổng hợp, nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng về công tác thanh
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5.2. Giai đoạn năm 2021 đến năm 2030:
- Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho cơ quan thanh tra; đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý
nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Đảm bảo công nghệ thông tin phục vụ có hiệu quả
công tác quản lý điều hành, tác nghiệp của cơ quan thanh tra.
- Tiếp tục tăng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho
hoạt động tham mưu, tổng hợp, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
công chức thanh tra.
III. Tổ chức thực hiện
1. Thanh tra quận
- Quán triệt, thống nhất nhận thực về ý nghĩa, tầm
quan trọng của chiến lược phát triển ngành thanh tra; bảo đảm tổ chức thực hiện
nghiêm túc; có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển ngành
thanh tra.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng
kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ được xác định trong chiến lược, trong đó tập
trung kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra quận.
- Tham mưu lãnh đạo quận phối hợp với Thanh tra
thành phố và các cơ quan liên quan trong tham mưu thực hiện công tác quản lý
nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng và quản lý sử dụng đối với cán bộ làm công tác thanh tra.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực, trình độ của công chức thanh tra; xây dựng văn hóa thanh tra; nâng
cao ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức thanh tra.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành,
tác nghiệp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực, phạm vi phụ
trách.
2. Về kinh phí
Kinh phí thực hiện chiến lược được đảm bảo từ ngân
sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặt
ra. Phòng Tài chính kế hoạch, Thanh tra quận tham mưu Ủy ban nhân dân quận phối
hợp với Thanh tra thành phố dự toán kinh phí tổ chức thực hiện theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển
ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn quận Phú Nhuận,
Yêu cầu cơ quan Thanh Tra Quận và các ngành liên quan tổ chức triển khai thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả./
Nơi nhận:
- BCĐ/TP về thực hiện chiến lược;
- Thanh tra thành phố;
- Thường trực quận ủy (BT, PBT/TT);
- Thường trực UBND quận (CT, PCT);
- Ủy ban kiểm tra quận ủy;
- Khối nội chính quận ủy;
- Thành viên Ủy ban quận;
- Văn phòng quận ủy;
- Văn phòng UBND quận;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
|