ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2492/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 12 tháng 12 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẦU ĐƯỜNG TỈNH YÊN BÁI KHÓA IV,
NHIỆM KỲ 2021 - 2026
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị
định số 33/2010/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV
ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản
lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ; Thông tư số 01/2022/TT-BNV ngày 16/01/2022 của Bộ
Nội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BNV ;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 626/TTr-SNV ngày 29/11/2022;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường
tỉnh Yên Bái khóa IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, thông qua ngày 22/3/2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Chủ tịch Hội Khoa học kỹ
thuật cầu đường tỉnh Yên Bái; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên
quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Phó CVP UBND tỉnh (Đ/c Minh);
- Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
- Lưu: VT, GTXD, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Phước
|
ĐIỀU LỆ
HỘI
KHOA HỌC KỸ THUẬT CẦU ĐƯỜNG TỈNH YÊN BÁI KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
(Phê duyệt theo Quyết định số 2492/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi
1. Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh
Yên Bái.
2. Số điện thoại: 0948.305.88S
Điều 2. Tôn chỉ,
mục đích
Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh
Yên Bái (gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội tự nguyện trong hoạt động khoa học,
kỹ thuật, quản lý thuộc ngành cầu đường và những ngành có liên quan đến lĩnh vực
cầu đường nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, động viên khuyến khích hội viên nâng cao kiến thức,
thông tin, trao đổi kinh nghiệm về các thành tựu khoa học - kỹ thuật phục vụ
cho những người làm công tác xây dựng cầu, đường, hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả,
góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh
Yên Bái nói riêng.
Điều 3. Địa vị
pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu,
tài khoản riêng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở chính của Hội đặt tại: Số
331, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Điều 4. Phạm vi,
lĩnh vực hoạt động
1. Hội có phạm vi hoạt động trên địa
bàn tỉnh Yên Bái, trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, cầu đường.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở
Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến
các lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc
tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai,
minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và
Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM
VỤ
Điều 6. Quyền hạn
của Hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt
động của Hội.
2. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo
quy định của pháp luật.
3. Tham gia chương trình, dự án, đề
tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan
nhà nước.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản
quy phạm pháp luật, kiến nghị với cơ quan, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền đối với
các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có
liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
6. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo
quy định của pháp luật.
7. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội
phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định
của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác để tự trang trải kinh phí hoạt động.
8. Được nhận các nguồn tài trợ hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà
nước giao.
Điều 7. Nhiệm vụ
của Hội
1. Chấp hành các quy định của pháp luật
có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội
đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không được lợi dụng hoạt động của Hội
để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ
tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức,
phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn
chỉ, mục đích của Hội để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Đại diện hội viên tham gia, kiến
nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến
lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho
hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức
trong hoạt động của Hội.
7. Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ
quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 8. Hội viên,
tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức: Là công dân
Việt Nam đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái hoạt động trong lĩnh vực cầu,
đường, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được công nhận là hội
viên chính thức của Hội.
2. Hội viên danh dự: Là công dân, tổ
chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên
chính thức Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội được xem xét công
nhận là hội viên danh dự.
3. Tiêu chuẩn của Hội viên: Là công
dân Việt Nam đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái có đủ sức khỏe không bị mất
năng lực hành vi, không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi
hành án phạt tù.
Điều 9. Quyền của
hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên
quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định
các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất
ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt
động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu
cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban kiểm tra theo quy định của Hội.
Được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được Hội khen thưởng theo quy định
của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy
không thể tiếp tục là hội viên.
Điều 10. Nghĩa vụ
của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành Điều lệ quy định
của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt
của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững
mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được
nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công
bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo
cáo theo quy định của Hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn
theo quy định của Hội.
Điều 11. Thủ tục
kết nạp hội viên, thủ tục ra Hội
1. Hội viên có đơn xin ra nhập hội,
được Ban Chấp hành hội đồng ý và quyết định cho phép ra nhập hội.
2. Hội viên không đóng hội phí theo
quy định hoặc không sinh hoạt liên tục trong 6 tháng mà không có lý do chính
đáng, hội viên vi phạm pháp luật sẽ bị xóa tên trong danh sách. Trường hợp nếu
không tham gia sinh hoạt phải làm đơn trả lại thẻ bàn giao công việc, kinh phí
trang thiết bị (nếu có) cho tổ chức Hội.
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 12. Cơ cấu
tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các chi hội ở các cơ sở (trực thuộc
Hội).
6. Trung tâm tư vấn (trực thuộc).
Điều 13. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5
năm. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số
ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính
thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất
thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể. Đại hội toàn thể được tổ
chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng
kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ;
c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo
kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng
hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại
hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết
định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại
Đại hội biểu quyết tán thành.
Điều 14. Ban Chấp
hành Hội
1. Ban Chấp hành do Đại hội bầu trong
số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành Hội
do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp
hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị
quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại
hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch
công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của
Hội. Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản
lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội;
Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định
của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch, ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên
Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 2/3 so với số lượng ủy viên Ban Chấp
hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp
hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy
chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành Hội mỗi năm họp hai
lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một
phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là
hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp.
Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc
quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban
Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp
hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không
tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 15. Ban Thường
vụ Hội
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành
bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy
viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết
định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường
vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực
hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện Nghị quyết, Quyết định
của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành;
b) Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện
các chương trình hoạt động của Hội, chương trình hoạt động của các tổ chức trực
thuộc Hội. Điều chỉnh các chương trình hoạt động (nếu cần thiết) phù hợp với
tình hình thực tế và đáp ứng mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của Hội.
c) Chuẩn bị nội dung và quyết định
triệu tập hợp Ban Chấp hành;
d) Quyết định thành lập các tổ chức,
đơn vị thuộc Hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm thư ký, Chánh Văn
phòng và lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội;
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường
vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo quy
chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ họp định kỳ mỗi quý
01 (một) lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên
1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là
hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai) ủy viên Thường vụ tham
gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu
kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban
Thường vụ được thông qua khi có trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Thường
vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không
tán thành ngang nhau thì sẽ do Chủ tịch Hội quyết định.
Điều 16. Ban Kiểm
tra
1. Ban Kiểm tra gồm: Trưởng ban, Phó
Trưởng ban và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng,
cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban
Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm
tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc
Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm
tra:
Ban kiểm tra hoạt động theo Quy chế
do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 17. Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân
của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Hội.
Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu
chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước
cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh
vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về hoạt động của
Hội. Chỉ đạo mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; Nghị quyết Đại hội;
Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ
trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường
vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ
đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một
Phó Chủ tịch của Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành
bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban
Chấp hành Hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo,
điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội
phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội
và quy định của pháp luật.
Điều 18. Các Chi
hội ở các cơ sở (trực thuộc Hội)
Tổ chức cơ sở của Hội gồm các chi hội
do Ban Chấp hành Hội quyết định thành lập. Các chi hội cơ sở có nhiệm vụ và quyền
hạn sau:
a) Tổ chức các hoạt động và triển
khai các chương trình chung của Hội;
b) Chăm lo, đại diện và bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của các hội viên thuộc chi hội;
c) Giúp đỡ và tạo điều kiện để các hội
viên thuộc chi hội được đào tạo nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật;
d) Giới thiệu hội
viên mới cho Hội để kết nạp.
Điều 19. Trung
tâm tư vấn trực thuộc Hội
a) Trung tâm tư vấn thuộc Hội do ban
Chấp hành Hội quyết định thành lập. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn
được thực hiện theo Điều lệ của Trung tâm tư vấn đã được Chủ tịch hội (thay mặt
Ban Chấp hành Hội) phê duyệt.
b) Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán
trưởng của Trung tâm tư vấn do Chủ tịch Hội xem xét, quyết định bổ nhiệm theo
quy định của pháp luật.
Điều 20. Chia,
tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội
Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất; đổi
tên và giải thể Hội được thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự, quy định của
pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Chương V
TÀI CHÍNH VÀ TÀI
SẢN
Điều 21. Tài
chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Lệ phí gia nhập Hội, hội phí hàng
năm của hội viên;
- Thu từ các hoạt động của Hội theo
quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu hợp pháp khác;
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của
Hội;
- Chi công tác hành chính, văn phòng,
mua sắm tài sản, bảo dưỡng thiết bị Văn phòng và phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối
với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội và phù hợp
với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội
bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội
được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội.
Điều 22. Quản
lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tài sản của Hội chỉ được
sử dụng cho các hoạt động của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi
chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của
pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành quy chế
quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội bảo đảm nguyên tắc công khai, minh
bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động
của Hội.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ
LUẬT
Điều 23. Khen
thưởng
1. Tổ chức trực thuộc Hội và các hội
viên có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và thực hiện nhiệm vụ của Hội
thì được Hội khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể
hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của
pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 24. Kỷ luật
1. Hội viên vi phạm Điều lệ Hội thì
tùy từng mức sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi Hội.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể
thẩm quyền, quy trình xem xét, kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp
luật và Điều lệ Hội.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 25. Sửa đổi
Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội Hội Khoa học kỹ thuật
cầu đường tỉnh Yên Bái mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi,
bổ sung Điều lệ Hội phải được 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt
tán thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Điều 26. Hiệu lực
thi hành
1. Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật cầu
đường tỉnh Yên Bái khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 7 chương 26 điều đã được Đại
hội Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường tỉnh Yên Bái thông qua ngày 22 tháng 3 năm
2022 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái.
2. Căn cứ quy định pháp luật về hội
và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh Yên Bái có
trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.