THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1083/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 6 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội
về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 quy định
cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định
số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi
trường tại Tờ trình số 58/TTr-BNNMT ngày 29 tháng 5 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu: VT, NN (3).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
KẾ HOẠCH
TỔNG
KẾT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1083/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2025 của Thủ
tướng Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện
và tác động của việc thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là
Chương trình), trong đó, tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được của
Chương trình giai đoạn 2021-2025 (những mặt được, chưa được, khó khăn, hạn
chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm).
b) Đánh giá bối cảnh, yêu cầu và đề xuất mục tiêu,
nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, nhu cầu vốn ngân sách trung ương, khả năng huy động
nguồn lực và cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai thực hiện Chương trình giai
đoạn 2026-2035.
c) Tổ chức tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá
nhân, phong trào tiêu biểu thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết phải bám sát các nội dung của
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (viết tắt là NTM)
giai đoạn 2021 -2025[1], Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025[2] và theo quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia[3].
b) Đánh giá nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan,
rút ra được những mặt đạt được, bài học kinh nghiệm; những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân; đảm bảo đánh giá toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và tránh hình thức.
c) Trong quá trình tổng kết ở các cấp, phải tạo điều
kiện để Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội và nguời dân được tham gia đóng góp ý kiến.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung tổng kết
a) Trung ương
- Các bộ, ngành trung ương chủ trì các nội dung
thành phần của Chương trình và tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới
các cấp giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao phụ trách: Tổ chức
đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình
giai đoạn 2021-2025, tiêu chí/chỉ tiêu; đề xuất phương hướng, mục tiêu, cơ chế,
chính sách, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn tới;
- Các bộ, ngành trung ương tham gia thực hiện
Chương trình: Đánh giá kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc
các địa phương thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2021-2025 thuộc
phạm vi quản lý Nhà nước, chức năng nhiệm vụ được giao; đề xuất thực hiện giai
đoạn tới;
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành trung ương có liên quan giúp tổng hợp, xây dựng Báo cáo đánh giá
tổng thể Chương trình và Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025;
phương hướng, mục tiêu, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
giai đoạn tới.
b) Địa phương
- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn
2021-2025:
+ Quá trình triển khai, thực hiện Chương trình của
địa phương (thuận lợi, khó khăn);
+ Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn
2021-2025, tập trung vào một số nội dung: Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình; công tác quản lý, điều hành và tổ chức,
bộ máy chỉ đạo, tham mưu thực hiện Chương trình ở các cấp, kết quả thực hiện
các chương trình chuyên đề hỗ trợ xây dựng nông thôn mới,... những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện, trong đó làm rõ những kết quả nổi
bật của giai đoạn 2021-2025 so với giai đoạn 2016-2020 (Cơ chế chính sách,
công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp, huy động nguồn lực, sự hài lòng của người
dân...), nhất là những điểm mới, những nội dung có tính chất đột phá góp phần
nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu của Chương trình...;
+ Kết quả thực hiện các Phong trào thi đua, cuộc vận
động trong phát huy dân chủ, huy động nguồn lực và kiểm tra, giám sát tình hình
thực hiện ở cơ sở;
+ Tác động của Chương trình, bao gồm: Tác động trực
tiếp (đến kinh tế - xã hội, môi trường, tính bền vững, tới các đối tượng thụ
hưởng,...) và tác động lan tỏa của Chương trình, trong đó, tập trung đánh
giá sâu sắc về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới;
kết quả phát huy vai trò chủ thể của người dân, thực hiện quy chế dân chủ trong
quá trình triển khai, thực hiện Chương trình ở cơ sở (dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng).
+ Hiệu quả của công tác truyền thông về xây dựng
nông thôn mới gắn với tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị
và người dân tham gia thực hiện Chương trình;
+ Bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình
thực hiện và đề xuất, khuyến nghị cần thiết để duy trì bền vững kết quả đạt được
của Chương trình.
- Xây dựng định hướng thực hiện Chương trình giai
đoạn 2026-2035:
Căn cứ kết quả đạt được sau 15 năm, yêu cầu thúc đẩy
xây dựng nông thôn mới sau năm 2025, đặc biệt là trong bối cảnh các địa phương
thực hiện sắp xếp, tổ chức lại và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa
phương 02 cấp; yêu cầu tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt
trong giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo thực chất, bền vững, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân, đề xuất, xác định rõ một số nội dung
sau:
+ Bối cảnh, yêu cầu đặt ra trong xây dựng NTM giai
đoạn 2026-2035.
+ Quan điểm chỉ đạo;
+ Tên các nội dung Chương trình;
+ Mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn tới;
+ Nội dung, giải pháp thực hiện, đặc biệt là những
nội dung, giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững của
Chương trình;
+ Cơ chế, chính sách huy động nguồn lực;
+ Đề xuất phương hướng kiện toàn bộ máy, tổ chức
tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp
trong giai đoạn tới theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ và hiệu quả;
+ Phát động các phong trào thi đua để huy động các
nguồn lực và người dân tham gia thực hiện Chương trình.
(Chi tiết theo Đề
cương Báo cáo tại Phụ lục I đính kèm)
2. Tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình giai
đoạn 2021-2025
- Căn cứ tình hình thực tế, các bộ, cơ quan trung
ương được giao chủ trì chủ động nghiên cứu, tổ chức tổng kết đánh giá kết quả
triển khai, thực hiện các hội dung thành phần, các chương trình chuyên đề hỗ trợ
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) nghiên cứu, tổ chức tổng kết
Chương trình giai đoạn 2021-2025.
Đối với các tỉnh chưa tiến hành tổ chức tổng kết
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Theo
Kế hoạch tổng kết đã được ban hành tại Quyết định số 183/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 24 tháng 01 năm 2025 của
Ban Chỉ đạo Trung ương), nghiên cứu, tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021-2025.
- Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức 01 Hội nghị
toàn quốc tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
3. Khen thưởng, biểu dương các gương tập thể,
cá nhân có đóng góp tiêu biểu cho xây dựng NTM để tôn vinh, khen thưởng trong
thực hiện Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn
2021-2025 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
4. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện và công tác tổng kết
Chương trình.
III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN, HÌNH
THỨC VÀ THỜI ĐIỂM TỔNG KỂT
1. Đối tượng thực hiện
a) Trung ương: Ban Chỉ đạo Trung ương và các bộ,
ngành trung ương có liên quan.
b) Địa phương: Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 cấp tỉnh.
2. Hình thức tổng kết
a) Trung ương
- Các bộ, ngành trung ương:
+ Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ
giaộ, chủ động nghiên cứu, tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện
các nội dung thành phần thuộc Chương trình giai đoạn 2021-2025, đề xuất thực hiện
giai đoạn tới (nếu cần thiết).
+ Căn cứ tình hình thực tế, các bộ, ngành được Thủ
tướng Chính phủ giao chủ trì các chương trình chuyên đề hỗ trợ xây dựng nông
thôn mới chủ động nghiên cứu, tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai
đoạn 2021-2025; đề xuất thực hiện giai đoạn tới.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên, theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động tổ chức tổng kết, đánh giá kết
quả lấy ý kiến hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới ở các cấp;
kết quả thực hiện các nội dung, nội dung thành phần của Chương trình giai đoạn
2021-2025 và đề xuất định hướng thực hiện trong giai đoạn tới.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Cơ quan chủ
Chương trình) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan
tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức 01 Hội nghị toàn quốc tổng kết thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gắn với biểu dương, tôn vinh,
khen thưởng các tập thẻ, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào
“Cả nước chung sức xây dựng NTM,” và Phong trào “Vì người nghèo -
Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
b) Địa phương
Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh
nghiên cứu, tổ chức tổng kết cấp tỉnh gắn với hoạt động khen thưởng, biểu dương
các tập thể, cá nhân tiêu biểu bằng hình thức phù hợp.
Đối với các tỉnh chưa tiến hành tổ chức tổng kết
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nghiên
cứu, tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
3. Thời gian thực hiện
a) Mốc thời gian xây dựng báo cáo: Sử dụng số liệu
về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bắt
đầu từ thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 đến tháng 5 năm 2025.
b) Thời gian tổ chức thực hiện việc tổng kết:
- Cấp tỉnh: Hoàn thành tổng kết xong trước ngày 10
tháng 6 năm 2025.
- Cấp Trung ương: Trong tháng 6 năm 2025.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN ĐỘ TỔ CHỨC
TỔNG KẾT
1. Cấp tỉnh
Hoàn thành tổng kết xong trước ngày 10 tháng 6 năm
2025 và gửi Báo cáo tổng kết cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các bộ, ngành
trung ương có liên quan trước ngày 12 tháng 6 năm 2025 để tổng hợp.
2. Trung ương
- Các bộ, ngành trung ương: Hoàn thành tổng kết
xong trước ngày 10 tháng 6 năm 2025 và gửi Báo cáo tổng kết cho Bộ Nông nghiệp
và Môi trường trước ngày 12 tháng 6 năm 2025 để tổng hợp.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành trung ương có liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức Hội
nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Dự
kiến ngày 22 tháng 6 năm 2025.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC TỔNG KẾT
Từ nguồn vốn ngân sách trung ương giao thực hiện
Chương trình; vốn ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp
pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện.
VI. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục II,
các bộ, ngành trung ương và các tỉnh khẩn trương tổ chức thực hiện đảm bảo có
hiệu quả, chất lượng, đúng thời gian quy định.
2. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Cơ quan chủ trì
Chương trình) tích cực đôn đốc các bộ, ngành trung ương có liên quan và các
địa phương tiến hành tổng kết đảm bảo hiệu quả và tiến độ theo kế hoạch./.
PHỤ LỤC I
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1083/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2025 của Thủ
tướng Chính phủ)
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐỊA
PHƯƠNG
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRIỂN KHAI, THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các
cấp, các ngành trong xây dựng nông thôn mới (viết tắt là NTM) giai đoạn
2021-2025
2. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và văn bản
hướng dẫn thực hiện Chương trình (cập nhật đến hết tháng 5 năm 2025)
Tập trung đánh giá và nêu bật kết quả xây dựng và
ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả Chương trình trong giai đoạn
2021-2025, cụ thể:
a) Ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các
cơ chế, chính sách và quy định của Trung ương theo nhiệm vụ được Thủ tướng
Chính phủ giao và theo phân cấp.
b) Ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp
với điều kiện thực tế và đặc thù của địa phương nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả thực hiện Chương trình.
c) Đánh giá những khó khăn, bất cập, vướng mắc
trong quá trình triển khai, áp dụng các văn bản vào thực tiễn; làm rõ nguyên
nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm/chưa phù hợp, của việc
ban hành các văn bản quản lý, triển khai thực hiện; xác định trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Công tác kiện toàn, thành lập hệ thống bộ máy
chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình các cấp
a) Kết quả thực hiện công tác kiện toàn, thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; hệ
thống cơ quan tham mưu, thực hiện Chương trình ở các cấp (tỉnh, huyện); bố trí
cán bộ chuyên trách về xây dựng nông thôn mới ở xã.
b) Việc xây dựng quy chế hoạt động/phân công nhiệm
vụ của thành viên Ban Chỉ đạo ở các cấp/phân cấp giữa Ban Chỉ đạo ở các cấp; mô
hình tổ chức, quản lý chương trình từ Trung ương đến địa phương.
c) Công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cơ quan chủ trì Chương
trình), các bộ, ngành trung ương có liên quan, các địa phương; vai trò điều
phối của cơ quan tham,mưu, thực hiện Chương trình ở các cấp và cơ chế phối hợp
giữa các sở, ngành ở địa phương với cơ sở (huyện, xã) trong quản lý, chỉ
đạo và triển khai Chương trình.
d) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, bất cập
trong quá trình thực hiện.
4. Công tác lập kế hoạch, phân bổ, sử dụng vốn
ngân sách Trung ương (viết tắt là NSTW) và huy động các nguồn lực thực hiện
Chương trình
a) Công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách
trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) thực hiện Chương trình
giai đoạn 2021-2025 và hằng năm theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ
tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022),
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các quy định khác có liên quan.
b) Tổng vốn ngân sách trung ương được phân bổ, giao
thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025:
- Tổng vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát
triển, vốn sự nghiệp) giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao (tại
các Quyết định: số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5
năm 2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm
2023 của Thủ tướng Chính phủ).
- Tổng vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát
triển, vốn sự nghiệp) thực tế giao thực hiện Chương trình giai đoạn
2021-2025 của địa phương, trong đó, đề nghị làm rõ nguồn vốn ngân sách trung
ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) của 02 Chương trình MTQG còn
lại được điều chỉnh sang thực hiện xây dựng nông thôn mới (nếu có)
theo cơ chế đặc thù được quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Quốc
hội.
c) Kết quả giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung
ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp), giao thực hiện Chương trình
giai đoạn 2021-2025 và theo từng năm
d) Kết quả huy động nguồn lực, bao gồm: Nguồn cân đối
bố trí trực tiếp để thực hiện Chương trình từ ngân sách nhà nước (nguồn hỗ
trợ từ NSTW, nguồn vốn đối ứng từ NSĐP các cấp, nguồn vốn nước ngoài hòa đồng
NSNN); nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình, dự án khác góp phần hoàn thành
các tiêu chí nông thôn mới; nguồn vốn tín dụng; nguồn vốn doanh nghiệp; huy động
đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng (bao gồm cả hiện vật, sức lao động
của người dân tham gia được quy đổi ra tiền).
đ) Kết quả xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (nếu có).
e) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương; quản lý, sử dụng vốn
ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn
ngân sách trung ương được giao thực hiện hằng năm chậm, phải chuyển nguồn qua
nhiều năm; cơ chế huy động nguồn lực thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn...
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
TRÌNH
1. Kết quả thực hiện các nội dung, nội dung
thành phần của Chương trình (đã được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) trên địa
bàn xã.
a) Đánh giá kết quả cụ thể thực hiện các nội dung,
nội dung thành phần theo các tiêu chí, chỉ tiêu quy định của Bộ tiêu chí xã,
huyện đạt chuẩn NTM, đạt NTM nâng cao (được quy định tại các Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022, số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 và số 211/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ); các mô hình tiêu biểu, các cách làm hay, hiệu quả có sức lan tỏa
và khả năng nhân rộng...
b) Đối với các chương trình chuyên đề (gồm:
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP giai đoạn 2021-2025[1]; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng
NTM giai đoạn 2021-2025[2]; Chương
trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn
2021-2025[3]; Chương trình tăng cường
bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng
NTM giai đoạn 2021-2025[4]; Chương
trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong
xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025[5])
đề nghị báo cáo cụ thể kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Thủ tướng
Chính phủ giao; kết quả triển khai, thực hiện các mô hình thí điểm đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục, các mô hình do địa
phương chủ động triển khai, thực hiện.
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng nông
thôn mới
Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã được giao (tại các Quyết định:
số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022, số
652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ và Thông báo số 3185/TB-BNN-VPĐP
ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cụ thể:
a) Số đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành
nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, trong đó, báo cáo rõ số thành phố, thị xã trực thuộc cấp
tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; số huyện được công nhận đạt
chuẩn NTM; số huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
b) Số xã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
công nhận đạt chuẩn NTM (trong đó, báo cáo rõ số xã khu vực III vùng DTTS và
Miền núi; xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã thuộc địa bàn còn lại);
số xã được công nhận đạt NTM nâng cao; số xã được công nhận đạt NTM kiểu mẫu;
c) Số xã đạt theo từng nhóm tiêu chí NTM (trong
đó, báo cáo rõ số xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và Miền núi; xã ĐBKK
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã thuộc địa bàn còn lại): Số xã đạt 19
tiêu chí nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn NTM, số xã đạt từ 15-18 tiêu chí,
số xã đạt từ 10-14 tiêu chí, số xã đạt dưới 10 tiêu chí.
d) Kết quả đạt chuẩn NTM cấp thôn, bản: số thôn, bản,
ấp thuộc xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn NTM (theo mục tiêu phấn
đấu của địa phương trên cơ sở mục tiêu tại Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ
tướng Chính phủ); Số thôn, bản, ấp còn lại được công nhận đạt chuẩn NTM (nếu
có); Số thôn, bản, ấp được công nhận NTM kiểu mẫu (nếu có).
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện và tác động của
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025,
trong đó, tập trung tổng hợp, đánh giá những mặt được, chưa được, nguyên nhân (chủ
quan, khách quan) và rút ra bài học kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương
trình, trong đó chú trọng vào những nội dung:
1. Hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức, bộ máy
tham mưu chỉ đạo, tham mưu thực hiện Chương trình; công tác điều phối, phối hợp
và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ
chức triển khai Chương trình;
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm
vụ cụ thể của chương trình, làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
triển khai, thực hiện;
3. Kết quả nổi bật của giai đoạn 2021-2025 so với
giai đoạn 2016-2020 (Cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp,
huy động nguồn lực, chất lượng xây dựng NTM, sự hài lòng của người dân..),
nhất là những điểm mới, những mô hình tiêu biểu, những nội dung có tính chất đột
phá nhằm nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu của Chương trình...;
4. Đánh giá những kết quả phát động các Phong trào
thi đua trong phát huy dân chủ, huy động nguồn lực và kiểm tra, giám sát tình
hình thực hiện ở cơ sở.
5. Đánh giá tác động của Chương trình gồm: Tác động
kinh tế - xã hội; tính bền vững, tác động tới các đối tượng thụ hưởng, tác động
lan tỏa của Chương trình; đặc biệt là tác động của quá trình thực hiện sắp xếp,
tổ chức lại đơn vị hành chính, xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
(tỉnh, xã), không còn cấp huyện đối với triển khai xây dựng nông thôn mới ở cơ
sở....
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Về quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về
xây dựng nông thôn mới.
2. Về ban hành các văn bản triển khai thực hiện
Chương trình (tính kịp thời, sáng tạo, đúng, trúng, sát thực tiễn...).
3. Về lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức, điều hành thực hiện,
phối hợp thực hiện Chương trình (trong đó, làm rõ bài học kinh nghiệm về lồng
ghép, phối hợp tổ chức thực hiện giữa các chương trình mục tiêu quốc gia; phối
hợp tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách trên cùng địa bàn).
4. Về tổ chức triển khai thực hiện các nội dung
thành phần.
5. Về kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm.
6. Bài học kinh nghiệm khác (nếu có).
Phần thứ hai
ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2026-2035
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN
TỚI
1. Luật Đầu tư công,
Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thực hiện có liên quan;
2. Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị làn thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 20230, tầm nhìn đến năm
2045.
3. Nghị quyết số 26/NQ-CP
ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4. Nghị quyết số 108/2023/QH15
ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề "Việc triển
khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và
miền núi giai đoạn 2021 - 2030".
5. Quyết định số 150/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
6. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2021-2025.
II. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ ĐỀ XUẤT MỤC
TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN TỚI
1. Bối cảnh, quan điểm chỉ đạo, yêu cầu đặt ra
trong xây dựng NTM giai đoạn tới phù hợp với tình hình mới.
2. Mục tiêu chung:
3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026-2030:
- Cấp xã: Số xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu
mẫu (trước mắt dựa vào các quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, NTM
nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025);
- Cấp thôn: Số đơn vị cấp thôn thuộc các xã đặc biệt
khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được
công nhận đạt chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành); số đơn vị cấp thôn được công nhận đạt NTM kiểu mẫu (theo Bộ tiêu
chí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành).
- Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến
năm 2030 (triệu đồng/ người/năm).
- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm xây dựng nông
thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao chất lượng đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
4. Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện giai đoạn
2031-2035.
III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN
LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN TỚI
1. Tổng dự kiến nhu cầu nguồn lực huy động thực
hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030
- Nhu cầu vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư
phát triển, vốn sự nghiệp) hỗ trợ trực tiếp.
- Vốn đối ứng từ ngân sách địa phương các cấp (tỉnh,
xã).
- Vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc
gia, các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác: vốn tín dụng, vốn
doanh nghiệp, huy động đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng...
2. Đánh giá khả năng cân đối vốn ngân sách địa
phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác.
IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN TỚI
1. Tập trung đề xuất về tên nội dung Chương trình,
nội dung, giải pháp thực hiện, đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chương trình, đặc
biệt là những nội dung, giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo tính
bền vững của Chương trình;
2. Một số giải pháp về cơ chế phân bổ vốn ngân sách
nhà nước, cơ chế đầu tư, cơ chế hỗ trợ và cơ chế lồng ghép các chương trình, dự
án khác trên cùng địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình;
cơ chế đặc thù riêng (nếu có).
3. Đề xuất phương hướng kiện toàn Ban Chỉ đạo; bộ
máy, tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện chương
trình ở các cấp trong giai đoạn tới theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ và hiệu
quả;
4. Phát động phong trào thi đua để huy động các nguồn
lực và người dân tham gia thực hiện Chương trình....
Phần thứ tư
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
(nếu có)
1. Với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa
phương./.
PHỤ LỤC II
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA
PHƯƠNG TRIỂN KHAI TỔ CHỨC TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1083/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2025 của Thủ
tướng Chính phủ)
TT
|
Nội dung/hoạt động
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời hạn hoàn
thành
|
Ghi chú
|
1
|
Trình Phó Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch tổng kết
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn
2021-2025
|
Bộ Nông nghiệp và
Môi trường
|
Các bộ, ngành có
liên quan
|
Tháng 5/2025
|
|
2
|
Hướng dẫn triển khai công tác thi đua, khen thưởng,
biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tiêu biểu cho xây dựng
NTM trong thực hiện Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn
2021-2025.
|
Bộ Nội vụ (Ban Thi
đua - Khen thưởng Trung ương)
|
Bộ Nông nghiệp và
Môi trường
|
Tháng 5/2025
|
|
3
|
Triển khai các hoạt động truyền thông về tổng kết
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
|
Bộ Nông nghiệp và
Môi trường
|
Bộ, ngành có liên
quan
|
Quý II/2025
|
|
4
|
Hướng dẫn các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, tăng thời lượng, chuyên mục, diễn đàn và tọa đàm về kết
quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 -2025
|
Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
|
Bộ Nông nghiệp và
Môi trường và các bộ, ngành có liên quan
|
Quý II/2025
|
|
5
|
Triển khai tổng kết Chương trình giai đoạn
2021-2025 cấp tỉnh
|
UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
|
|
Hoàn thành xong
trước ngày 10/6 năm 2025
|
Báo cáo tổng kết Chương trình của các tỉnh, thành
phố gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 12/6/2025
|
6
|
Triển khai tổng kết các nội dung, nội dung thành
phần của Chương trình giai đoạn 2021-2025
|
Các bộ, ngành được
giao chủ trì thực hiện các nội dung, nội dung thành phần của Chương trình
|
|
Hoàn thành xong
trước ngày 10/6 năm 2025
|
Báo cáo tổng kết nội dung, nội dung thành phần gửi
Bộ Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 12/6/2025
|
7
|
Triển khai tổng kết các chương trình chuyên đề hỗ
trợ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
|
Các bộ, ngành được
giao chủ trì thực hiện các Chương trình chuyên đề
|
|
Hoàn thành xong
trước ngày 10/6 năm 2025
|
Báo cáo tổng kết chương trình chuyên đề gửi Bộ
Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 12/6/2025
|
8
|
Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình
giai đoạn 2021-2025
|
Bộ Nông nghiệp và
Môi trường
|
Các bộ, ngành có
liên quan
|
Đầu tháng 6 năm
2025
|
|
9
|
Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -
2025
|
Ban Chỉ đạo Trung
ương
|
Bộ Nông nghiệp và
Môi trường; các bộ, ngành có liên quan
|
Dự kiến ngày 22/6
năm 2025
|
|
[1] Quyết
định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ;
[1] Quyết
định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ
[2] Quyết
định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ
[3] Quyết
định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ
[4] Quyết
định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ
[5] Quyết
định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ