ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1146/QĐ-UBND
|
An
Giang, ngày 14 tháng 4 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2017 CỦA TỈNH
AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
26/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy
chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Thông tư số
90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Công văn số
2625/BKHĐT-ĐTNN, ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ý
kiến về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017 của các tỉnh khu vực miền Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 64/TTr-SKHĐT ngày 10 tháng 4 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh
An Giang.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Chương trình
kèm theo Quyết định này thay thế Chương trình 631/CTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Trung tâm XTĐT phía Nam;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu HCTC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nưng
|
CHƯƠNG TRÌNH
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2017 CỦA TỈNH AN
GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 14 /4/2017 của UBND tỉnh
An Giang)
I. Quan
điểm, định hướng và mục tiêu Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
1. Quan điểm:
- Thu hút đầu tư có ý nghĩa
rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh
đó, cần phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và
ngoài nước.
- Thu hút các nguồn lực,
khoa học tiến bộ để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhằm phát
triển sản xuất hàng hóa, thương mại - dịch vụ và du lịch, giải quyết việc làm
cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân địa phương.
- Phát huy lợi thế của tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, tranh thủ cơ chế
chính sách, nguồn lực phân bổ của Trung ương đầu tư có hiệu quả để tạo hiệu ứng
lan tỏa và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng thế mạnh
của tỉnh.
- Thu hút đầu tư tạo hướng
phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ tốt môi trường, phát huy lợi thế sẵn có, đảm bảo phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế - xã hội
phải đi đôi với việc giữ vững an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội.
2. Định hướng:
- Tăng cường quản lý và nâng
cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, gắn kết với các hoạt động xúc
tiến đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương trên cả nước.
- Tăng cường công tác thông
tin và truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, chính sách và môi trường đầu tư của
tỉnh đến với các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước; khai thác thông tin từ
nhiều nguồn trên mạng, báo chí, tạp chí chuyên ngành về xúc tiến thương mại và
đầu tư nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
- Phát huy lợi thế cạnh
tranh và thế mạnh của tỉnh để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bảo quản,... các nhóm sản
phẩm được xác định trong Kế hoạch được duyệt; tiếp tục mời gọi đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông, bệnh viện, môi trường; các dự án đầu tư vào khu công nghiệp
trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình,
công nghiệp hỗ trợ; có chọn lọc lựa chọn các dự án quy mô lớn có tính cạnh
tranh cao và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty lớn, các tập đoàn
xuyên quốc gia.
- Lựa chọn đối tác - với đối
tác như Nhật Bản để tiếp cận phù hợp với các lĩnh vực dự án mời gọi đầu tư như:
chế biến nông thủy sản, máy nông nghiệp, điện tử, môi trường và tiết kiệm năng
lượng; với Hàn Quốc: điện tử, sản xuất cơ khí, năng lượng, chế biến nông thủy sản,
dệt may. Đối với Mỹ và EU: theo chương trình xúc tiến riêng, tiếp cận các công
ty tài chính, tư vấn quốc tế và hướng tới các Tập đoàn đa quốc gia hướng tới
các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, phát triển
năng lượng, cơ sở hạ tầng...
- Xem việc cải thiện môi trường
đầu tư là công việc trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư, lấy công tác xúc
tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn
trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.
3. Mục tiêu:
- Tập trung cải thiện,
nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, lấy cải cách hành chính
là khâu đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Cải
thiện điểm số và vị trí xếp hạng về năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang, góp phần
xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo
thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh.
- Tăng cường hoạt động
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung
ương và các trang thông tin chuyên ngành nhằm giúp cho doanh nghiệp liên kết
tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ
với các Tham tán Việt Nam, Văn phòng Đại diện xúc tiến thương mại tại nước
ngoài. Gặp gỡ Bộ, ngành Trung ương nắm tình hình và định hướng hoạt động xúc tiến
thương mại và đầu tư.
- Tăng cường quảng bá môi
trường đầu tư; Tổ chức hội nghị, hội thảo; gặp gỡ nhà đầu tư để trao đổi và mời
về tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu
ngành hàng và tổng hợp cung cấp cho doanh nghiệp danh mục ngành hàng có liên
quan; cập nhật cơ sở dữ liệu theo từng lĩnh vực phục vụ xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền về thông tin thương mại, đầu tư; hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản
thương mại. Nâng chất lượng hoạt động cổng thông tin điện tử của các đơn vị
trong tỉnh.
- Nâng cao năng lực cán bộ về
nghiệp vụ xúc tiến đầu tư.
II. Nội
dung Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
1. Hoạt động nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:
- Theo định hướng xúc tiến đầu
tư đối với một số đối tác trọng điểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó lựa chọn
các đối tác Châu Á, Mỹ, Trung Đông, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất
hàng tiêu dùng, máy móc phục vụ nông nghiệp; và các dự án trọng điểm về giao
thông, năng lượng, dịch vụ thương mại dịch vụ chất lượng cao ...
- Phối hợp với tham tán Việt
Nam tại các nước xây dựng kế hoạch tổ chức các đoàn ra tại Malaysia; Brazil,
Mexico,... gắn với xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông thủy sản
của tỉnh. Nghiên cứu tổ chức đi gặp lại các đối tác: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Pháp,...
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hỗ trợ đoàn đi Brazil, Mexico trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
- Đón tiếp, mời đoàn vào
như: Nhật, Hàn Quốc, Israel, Singapore... đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên đầu
tư của tỉnh.
- Tăng cường các hoạt động
xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư để tháo gỡ
kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp
thuận đầu tư hoạt động có hiệu quả.
2. Hoạt động xây dựng cơ
sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Cập nhật lại thông tin, số
liệu, tài liệu theo định kỳ phục vụ cho hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư. Đổi mới
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin, số liệu của tỉnh mang tính khác
biệt. Nội dung tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp
công nghệ cao, phát triển các sản phẩm lúa gạo, thủy sản, rau màu, nấm ăn, dược
liệu, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông,...
- Thường xuyên
cập nhật và phổ biến chính sách, thông tin về môi trường đầu tư, cải cách hành
chính, các thủ tục đầu tư để nhà đầu tư biết.
- Tập trung vào các ngành
công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết
09-NQ/TU phát triển các sản phẩm lúa gạo, thủy sản, rau màu, nấm ăn, dược liệu,
chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông,... ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn.
3. Hoạt động xây dựng
danh mục dự án kêu gọi đầu tư:
- Định kỳ 6 tháng/năm rà
soát danh mục các dự án kêu gọi, điều chỉnh bổ sung, bỏ ra những dự án đã có
nhà đầu tư. Danh mục dự án phải đủ các thông tin cơ bản để nhà đầu tư quan tâm.
Thực hiện thông tin công khai rộng rãi danh mục dự án trên các phương tiện truyền
thông. Đối với các dự án đã được đưa vào tài liệu để xúc tiến đầu tư phải được
mô tả chi tiết nội dung.
- Nghiên cứu lựa chọn các dự
án hướng tới hình thức kêu gọi đầu tư phù hợp theo quy định. Danh mục dự án kêu
gọi đầu tư được phân chia theo từng lĩnh vực và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt.
4. Hoạt động xây dựng các
ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Các ấn phẩm, tài liệu phục
vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư gồm: brochure, profile; video clip tập trung
cho tỉnh do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thực hiện. Sở, ngành, huyện,
thị, thành, tùy theo nhu cầu xây dựng tài liệu ấn phẩm phục vụ cho hoạt động
xúc tiến đầu tư. Chú trọng ấn phẩm chuyên đề vào các ngành, lĩnh vực mà địa
phương ưu tiên phát triển, có thế mạnh.
- Tài liệu sẽ dịch ra các thứ
tiếng như: Anh, Nhật, Hàn, Trung,... để phục vụ cho đối tác dễ đọc và tạo sự
thân thiện quan tâm của tỉnh.
5. Hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:
- Quảng bá giới thiệu hình ảnh
An Giang: Cộng tác với các đài, báo, tạp chí viết các bài phóng sự về tiềm năng
của tỉnh nhằm giới thiệu các thành tựu kinh tế - xã hội, mời gọi đầu tư. Quảng
bá hình ảnh An Giang trên kênh truyền hình của Trung ương và địa phương... Cập
nhật, đưa tin thông tin thị trường hỗ trợ doanh nghiệp. Nghiên cứu liên kết,
mua thông tin chính thống các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh để cung cấp cho doanh
nghiệp.
- Tích cực tham gia diễn
đàn, hội nghị - hội thảo về xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài để thông
tin quảng bá về môi trường đầu tư và danh mục dự án mời gọi.
- Quảng bá thương hiệu sản
phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin, báo đài, web.
Thường xuyên cập nhật thông tin doanh nghiệp đưa lên web để giới thiệu và tìm
kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh và đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh
doanh. Hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp lựa chọn tham gia các chương trình quảng bá
thương hiệu sản phẩm do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.
6. Hoạt động đào tạo, tập
huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư:
- Nghiên cứu tổ chức, phối hợp
tổ chức 1-2 lớp đào tạo kỹ năng xúc tiến đầu tư, thương mại cho cán bộ làm công
tác xúc tiến của sở ngành, huyện, thị, thành và doanh nghiệp. Tích cực tham gia
các lớp xúc tiến đầu tư do Bộ ngành và các đơn vị tổ chức.
- Lựa chọn cử cán bộ tham dự
các chương trình đào tạo tập huấn do Bộ ngành Trung ương và các tỉnh tổ chức.
- Nghiên cứu mời các chuyên
gia nước ngoài về truyền dạy kinh nghiệm làm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu
tư cho cán bộ nghiệp vụ; tầm nhìn và chiến lược xúc tiến cho cán bộ lãnh đạo Sở
ngành tỉnh và huyện, thị, thành phố.
7. Hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp, nhà đầu tư:
- Cung cấp thông tin theo
yêu cầu của nhà đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, quy định
pháp luật và cơ chế chính sách.
- Quan tâm cải thiện môi trường
đầu tư, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực như:
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, thủ tục về môi trường, đất đai, xây dựng,
thủ tục về thuế, về xuất nhập khẩu; Hướng dẫn thủ tục về đầu tư, các quy định
chính sách, pháp luật. Thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư.
- Tăng cường các hoạt động
xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu
tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án
đã được chấp thuận đầu tư hoạt động có hiệu quả.
8. Hoạt động hợp tác về
xúc tiến đầu tư:
- Thường xuyên gặp gỡ Bộ
ngành Trung ương (Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp, Xây dựng, Giao
thông vận tải...) hợp tác thu hút đầu tư các công trình thuộc Bộ ngành trung ương
quản lý trên địa bàn cũng như tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế song
phương và đa phương trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên xúc tiến đầu tư. Tranh thủ
chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp cận với
các đối tác Hàn Quốc, Singapore,…
- Duy trì tốt mối quan hệ hợp
tác với các tổ chức xúc tiến các nước như EuroCham, Amcham, Kotra, Jetro,... hiệp
hội doanh nghiệp, ngành nghề, cơ quan báo chí để xây dựng kênh thông tin xúc tiến
đầu tư cho tỉnh.
- Tổ chức hoặc thuê chuyên gia
tư vấn điều tra, khảo sát thị trường tiềm năng; xây dựng cơ sở dữ liệu các thị
trường trọng điểm nước ngoài theo ngành hàng thế mạnh của tỉnh. Nghiên cứu tiếp
cận các tổ chức tư vấn, các quỹ đầu tư để hợp tác, tư vấn xúc tiến đầu tư vào
các lĩnh vực mời gọi của tỉnh thông qua việc tham gia diễn đàn M&A 2017...
III. Giải
pháp thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
Để thực hiện được những mục
tiêu, định hướng đề ra, cũng như nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư năm
2017, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tập
trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tập trung triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động của
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016
của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Kế hoạch của Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Phát
triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện “Năm Doanh nghiệp” tỉnh An Giang.
2. Tổ chức thực hiện có hiệu
quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai cam kết của tỉnh với Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cam kết hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
3. Rà soát lại cơ chế, chính
sách để có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
4. Trong cải cách hành
chính:
- Triển khai Quy chế phối hợp
thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính về đầu
tư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm
2016.
- Đưa vào hoạt động Trung
tâm tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tỉnh An Giang dự kiến đi vào hoạt
động trong Quý III năm 2017.
- Phối hợp chặt chẽ với các
ngành, các cấp để đảm bảo thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp chỉ trong 01 ngày làm việc, thời gian quyết định chủ trương đầu tư
chỉ trong 16 ngày (theo quy định là 35 ngày làm việc).
5. Rà soát, biên soạn lại tư
liệu, hình ảnh nhằm phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, thực hiện những ấn
phẩm, tư liệu giới thiệu về An Giang tinh tế và hấp dẫn, nhằm tuyên truyền quảng
bá sâu rộng hình ảnh và môi trường đầu tư An Giang đến các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Rà soát lại danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên cơ sở Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của cấp huyện, lựa chọn các dự án cần
ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Thực hiện kêu gọi đầu tư
thông qua cơ chế tác động lan tỏa đến nhà đầu tư mới qua việc tăng cường hợp
tác, hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại tỉnh.
6. Hỗ trợ tiếp cận đất đai,
mở rộng mặt bằng đầu tư sản xuất kinh doanh:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
tạo quỹ đất giai đoạn 2016 - 2020 theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh tại Văn bản số 584/VPUBND- KT ngày 29/02/2016 để doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Trong đó, sớm tổ chức thực hiện
việc tạo quỹ đất Khu công nghiệp Bình Hòa mở rộng, quyết định chủ trương đầu tư
các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt,…
- Thực hiện cơ chế thỏa thuận,
chấp thuận đầu tư trước, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau nhằm tạo
điều kiện cho doanh nghiệp sớm đưa dự án đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh.
7. Tranh thủ sự giúp đỡ của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tham tán Việt
Nam, Văn phòng Đại diện xúc tiến thương mại tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế
tại Việt Nam… để vận động thu hút đầu tư vào tỉnh.
IV. Tổ chức
thực hiện
1. Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư (ATIP) là đơn vị Thường trực Chương trình có trách nhiệm giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh: Triển khai “Chương trình xúc tiến đầu tư 2017 tỉnh An
Giang”; Theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp kết quả hoạt động về công tác
xúc tiến báo cáo định kỳ 6 tháng/năm.
2. Các sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương,
Ngoại vụ... theo chức năng và nhiệm vụ chủ động triển khai lồng ghép vào hoạt động
của đơn vị thực hiện Chương trình này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực
địa bàn quản lý. Đồng thời thực hiện cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa Sở,
ngành và địa phương trong quá trình thực hiện.
4. Định kỳ 6 tháng và cả năm
các Sở, ngành, huyện, thị, thành báo cáo và cung cấp thông tin về kết quả thực
hiện; kiến nghị và đề xuất phương hướng tới gửi cơ quan thường trực để tổng hợp
báo cáo...
5. Văn phòng UBND tỉnh theo
dõi, đôn đốc báo cáo thường xuyên với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả
thực hiện các hoạt động của các sở, ban, ngành liên quan.
V. Phụ lục
kèm theo
1. Phụ lục 1: Tổng hợp đề xuất
các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang (theo mẫu Biểu thống
kê quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng
Chính phủ).
2. Phụ lục 2: Danh mục các dự
án kêu gọi đầu tư của tỉnh An Giang.
3. Phụ lục 3: Các chính
sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh An Giang.