Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 236/KH-UBND trợ giúp pháp lý cho người nghèo đồng bào hỗ trợ tố tụng Ninh Thuận 2017

Số hiệu: 236/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 20/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 236/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 20 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2016/QĐ-TTG NGÀY 08/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO, XÃ NGHÈO, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ HỖ TRỢ VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG CÓ TÍNH CHẤT PHỨC TẠP HOẶC ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (sau đây gọi là Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg);

Thực hiện Quyết định số 2289/QĐ-BTP ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình,

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020 theo các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

b) Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý nhằm tăng cường nhân lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham gia tố tụng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

c) Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị có liên quan; nâng cao ý thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện và truyền tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại địa phương.

d) Đẩy mạnh hình thức tham gia tố tụng và tăng cường công tác truyền thông về cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân; góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự trị an tại địa phương.

2. Yêu cầu:

a) Các hoạt động triển khai chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu stại huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn ngoài xã nghèo phải bảo đảm đúng mục tiêu, đối tượng; đảm bảo tính toàn diện, chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực.

b) Hỗ trợ đúng, đầy đủ và kịp thời các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình nhằm khuyến khích, động viên và nâng cao phát triển năng lực công tác chuyên môn của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng.

c) Các chế độ tài chính để thực hiện các hoạt động theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

II. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ ĐỊA BÀN ÁP DỤNG, NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng;

a) Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng chính sách trợ giúp pháp lý:

Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý sinh sống tại các địa bàn sau đây:

- Huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;

- Các xã nghèo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm:

+ Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu;

+ Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo nêu trên đây.

b) Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng:

Người được trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn).

2. Các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo Bác Ái, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình:

Hoạt động 1: Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

a) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Thời gian thực hiện: Quý I - II năm 2017.

c) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương cấp cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

Hoạt động 2: Hỗ trợ kinh phí thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình: tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

a) Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

b) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

c) Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ (theo định mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg).

Hoạt động 3: Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đào tạo về.

a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

b) Đơn vị phối hợp: Học viện Tư pháp-Bộ Tư pháp.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ (theo mức học phí hiện hành của cơ sở đào tạo công lập).

đ) Kết quả cần đạt được: Tối đa 02 người/năm được hỗ trợ học phí.

Hoạt động 4: Tăng cường năng lực cho người thực hiện trgiúp pháp lý thông qua mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

b) Đơn vị phối hợp: Phòng Bổ trợ tư pháp, Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháp, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, các cơ quan, tổ chức có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ (theo định mức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg).

đ) Kết quả cần đạt được: Tổ chức 01 lớp tập huấn/năm.

Hoạt động 5: Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý

a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý

- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trang bị điện thoại và các phương tiện hỗ trợ khác (máy vi tính, tổng đài điện thoại và thiết bị ghi âm cuộc gọi điện thoại, ...).

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước làm thủ tục đề nghị cơ quan, đơn vị chức năng xem xét cung cấp 01 số điện thoại cố định dễ nhớ để làm đường dây nóng trợ giúp pháp lý thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

Tổng giá trị trang bị không vượt quá 20.000.000 đồng.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ chỉ đạo doanh nghiệp Viễn thông tạo điều kiện hỗ trợ cung cấp số điện thoại cố định làm đường dây nóng phục vụ công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Năm 2017.

- Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.

b) Duy trì đường dây nóng về trợ giúp pháp lý

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

- Thời gian thực hiện: Hằng năm.

- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương cấp cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

c) Kết quả cần đạt được: Đường dây nóng được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên.

Hoạt động 6: Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài truyền thanh xã

a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

b) Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái, Ủy ban nhân dân các xã nghèo, xã có thôn đặc biệt khó khăn.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương bảo đảm (theo định mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg).

Hoạt động 7: Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

b) Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các xã nghèo, xã có thôn đặc biệt khó khăn.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương bảo đảm (theo định mức quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg).

đ) Kết quả cần đạt được: Tổ chức 01 đợt/năm truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg

Hoạt động: Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, sơ kết, tổng kết, thực hiện báo cáo định kỳ hằng năm hoặc báo cáo đột xuất về kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. Sở Tư pháp xây dựng báo cáo Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) lồng ghép vào báo cáo năm về công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái, Ủy ban nhân dân các huyện có xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, Trung tâm Trợ giúp pháp lý.

c) Thời gian thực hiện:

- Thời gian thực hiện hoạt động hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện: Hằng năm.

- Thời gian thực hiện sơ kết: Quý IV năm 2018.

- Thời gian thực hiện tổng kết: Quý IV năm 2020.

- Thời gian và nội dung báo cáo đột xuất được thực hiện theo Công văn yêu cầu báo cáo đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giải pháp trọng tâm:

a) Bảo đảm nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu và nguồn ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm kịp thời để thực hiện các hoạt động theo quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

b) Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, bảo đảm Trợ giúp viên pháp lý, viên chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý được theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, đào tạo nghiệp vụ luật sư-tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, bảo đảm hàng năm hỗ trợ các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình để tăng cường trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Bảo đảm công tác truyền thông về cơ sở thực hiện đồng nhất và có hiệu quả thiết thực thông qua công tác phối kết hợp với chính quyền địa phương tại huyện nghèo Bác Ái, huyện có xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn. Công tác xây dựng, chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc bảo đảm đúng nội dung và chất lượng.

2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg:

a) Sở Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo Kế hoạch này.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo Kế hoạch.

- Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng dẫn lập dự toán của địa phương; tổng hợp dự toán kinh phí năm sau theo khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trước ngày 25/5 hằng năm.

- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

- Chủ trì, phối hợp thực hiện kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

b) Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Kế hoạch này.

c) Ban Dân tộc tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình huyện, Đài truyền thanh xã, UBND huyện Bác Ái, UBND các huyện có xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phối hợp cùng Sở Tư pháp triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan theo Kế hoạch này.

d) Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đảm bảo công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả và chất lượng.

- Tham mưu Sở Tư pháp: dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng dẫn lập dự toán của địa phương; dự toán kinh phí năm sau theo khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trước ngày 10/5 hằng năm.

- Cập nhật các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình lên phần mềm quản lý vụ việc của Cục Trợ giúp pháp lý trước khi thực hiện thủ tục thanh toán.

- Tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp về kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg để Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

- Tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương: bổ sung có mục tiêu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

2. Ngân sách địa phương: bảo đảm thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.

3. Kinh phí từ nguồn tài trợ hợp pháp của các dự án hợp tác quốc tế, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo bằng văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng chính phủ; (báo cáo)
- Bộ Tư pháp; (báo cáo)
- Cục công tác phía Nam thuộc Bộ Tự pháp; (báo cáo)
- Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp; (báo cáo)
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh; (báo cáo)
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, TT và TT; LĐTBXH, Ban Dân tộc tỉnh;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH tỉnh, Đài PTTH các huyện có xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn;
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh;
- UBND huyện B
ác Ái; UBND các huyện có xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn;
- UBND các xã nghèo, xã có thôn đặc biệt khó khăn;
- VPUB: LĐ;
- Lưu: VT, NC. ĐDM

CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 236/KH-UBND ngày 20/01/2017 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.365

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.90.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!