ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 57/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
26 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2021
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM
GIAI ĐOẠN 2021-2030
Thực hiện Quyết định số
23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng môi trường sống an
toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em, bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em để
tạo điều kiện phát triển toàn diện trẻ em, nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất
lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu 1: Về phát
triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em
Chỉ tiêu
|
Nội dung chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Đến 2025
|
Đến 2030
|
Chỉ tiêu 1
|
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt
tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em
|
%
|
75
|
85
|
Chỉ tiêu 2
|
Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được
tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện
|
%
|
90
|
95
|
Chỉ tiêu 3
|
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ
sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống
|
‰
|
< 8,5
|
< 8,0
|
- Giảm tỷ suất tử vong của trẻ
em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống
|
‰
|
< 10
|
< 9
|
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống
|
‰
|
< 16
|
< 14
|
Chỉ tiêu 4
|
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi
|
%
|
< 9
|
< 6
|
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi
|
%
|
< 17
|
< 15
|
- Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể béo phì đối với nông thôn
|
%
|
< 5
|
< 5
|
- Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể béo phì đối với thành thị
|
%
|
< 10
|
< 10
|
Chỉ tiêu 5
|
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được
tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin
|
%
|
98
|
99
|
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được
tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
|
%
|
98
|
98
|
Chỉ tiêu 6
|
Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con
|
%
|
2
|
2
|
Chỉ tiêu 7
|
Tỷ lệ cơ sở giáo dục cho trẻ
em có công trình vệ sinh và được duy trì
|
%
|
100
|
100
|
b) Mục tiêu 2: Về bảo vệ
trẻ em
Chỉ tiêu
|
Nội dung chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Đến 2025
|
Đến 2030
|
Chỉ tiêu 8
|
- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt trên tổng số trẻ em
|
%
|
5,0
|
4,5
|
- Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp
|
%
|
90
|
95
|
Chỉ tiêu 9
|
Giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại
trên tổng số trẻ em
|
%
|
< 3,5
|
< 3
|
Chỉ tiêu 10
|
Giảm tỷ lệ lao động trẻ em và
người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi
|
%
|
4,0
|
3,5
|
Chỉ tiêu 11
|
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai
nạn thương tích
|
Người
|
500/ 100.000
|
450/ 100.000
|
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử
vong do tai nạn thương tích
|
Người
|
16/ 100.000
|
15/ 100.000
|
Chỉ tiêu 12
|
Tỷ lệ trẻ em gặp thiên tai,
thảm hoạ được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời
|
%
|
100
|
100
|
Chỉ tiêu 13
|
Từng bước xóa bỏ tình trạng tảo
hôn, duy trì mức giảm số cuộc tảo hôn từ 2 đến 3% hằng năm giai đoạn từ năm
2025 đến năm 2030
|
Chỉ tiêu 14
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được
đăng ký khai sinh và được duy trì
|
%
|
100
|
100
|
c) Mục tiêu 3: Về giáo dục,
văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em
Chỉ tiêu
|
Nội dung chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Đến 2025
|
Đến 2030
|
Chỉ tiêu 15
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được
phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội
|
%
|
99,1
|
99,3
|
Chỉ tiêu 16
|
Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi
đi học mẫu giáo và được duy trì
|
%
|
99,5
|
99,5
|
Chỉ tiêu 17
|
Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp
tiểu học
|
%
|
98
|
99
|
Chỉ tiêu 18
|
- Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp
trung học cơ sở
|
%
|
95
|
98
|
- Giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp
trung học cơ sở
|
%
|
< 0,1
|
< 0,05
|
Chỉ tiêu 19
|
Tỷ lệ trường học có dịch vụ hỗ
trợ tâm lý trẻ em và được duy trì
|
%
|
95
|
95
|
Chỉ tiêu 20
|
- Tỷ lệ trường học có cơ sở hạ
tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, học viên khuyết tật
|
%
|
55
|
60
|
- Tỷ lệ trẻ em khuyết tật có
nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ
trợ phục hồi chức năng phù hợp
|
%
|
80
|
90
|
Chỉ tiêu 21
|
Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn
có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em
|
%
|
45
|
50
|
d) Mục tiêu 4: Về sự tham
gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em
Chỉ tiêu
|
Nội dung chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Đến 2025
|
Đến 2030
|
Chỉ tiêu 22
|
Tỷ lệ trẻ em từ 07 tuổi trở
lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp
|
%
|
30
|
35
|
Chỉ tiêu 23
|
Tỷ lệ trẻ em được nâng cao nhận
thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em
|
%
|
90
|
92
|
Chỉ tiêu 24
|
Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở
lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ
em
|
%
|
30
|
35
|
II. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện:
Trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và
miền núi trên địa bàn tỉnh.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm
2021 đến năm 2030.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường
sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các sở, ngành, địa phương đối với việc thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch
a) Xây dựng chương trình, đề
án, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu về trẻ em và các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em giai đoạn
2021 - 2025 và đến năm 2030.
b) Bảo đảm việc lồng ghép các mục
tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng
năm của sở, ngành, địa phương và xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực thực hiện.
c) Người đứng đầu sở, ngành, địa
phương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, chương
trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ
em thuộc lĩnh vực, phạm vi sở, ngành, địa phương quản lý.
2. Hoàn thiện
pháp luật, chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về
trẻ em
Nghiên cứu, đề xuất bổ sung
chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về
trẻ em.
3. Phát triển
hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa
các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội; ưu tiên hệ
thống dịch vụ bảo vệ trẻ em
a) Nghiên cứu, xây dựng và phát
triển các mạng lưới, mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có sự lồng
ghép, phối hợp, chuyển tuyến liên ngành, liên cấp theo hình thức dịch vụ một cửa
và các gói dịch vụ tiếp cận trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ em tại gia
đình và cộng đồng.
b) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển
đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và kiêm nhiệm; đội ngũ cung cấp
dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp, bảo vệ trẻ em và các dịch vụ an sinh xã hội
khác.
c) Phát triển hệ thống cơ sở có
chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cấp tỉnh; duy
trì và mở rộng hoạt động của các cơ sở có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ bảo vệ trẻ em.
4. Tăng cường
truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ
em; vận động xã hội thực hiện các mục tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về
trẻ em
a) Đa dạng sản phẩm và các hình
thức truyền thông, giáo dục, vận động xã hội trên các phương tiện thông tin đại
chúng, môi trường mạng và truyền thông trực tiếp đến gia đình, cơ sở giáo dục
và cộng đồng.
b) Chú trọng truyền thông, giáo
dục nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em; chăm sóc, phát triển
toàn diện trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em;
phòng, chống xâm hại trẻ em; bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm
hành chính; bảo vệ trẻ em trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; phòng, chống
tai nạn, thương tích trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề
của trẻ em.
5. Bảo đảm
nguồn lực thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ưu tiên bố
trí nguồn lực về bảo vệ trẻ em; chủ động phối hợp giải quyết các vấn đề về trẻ
em
a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và
nhân lực để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trẻ
em; tăng cường phối hợp liên ngành; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức làm việc trong các lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chú trọng
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, cung cấp dịch vụ
thực hiện quyền trẻ em.
b) Phát triển mạng lưới, nâng
cao năng lực người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp; ban hành chính
sách hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để
phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại cơ sở, cộng đồng dân cư.
c) Chủ động tham gia các mạng
lưới, phong trào trong nước và quốc tế về quyền trẻ em.
d) Tích cực trao đổi và áp dụng
sáng tạo các giải pháp, kinh nghiệm, mô hình có hiệu quả về bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em của các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện quyền trẻ em, thực
hiện các mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ
em.
đ) Sở, ngành và địa phương có
trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp của Kế hoạch; ưu tiên các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ trẻ em.
6. Vận động
nguồn lực và sự tham gia của xã hội
a) Vận động sự tham gia đóng
góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân trong việc thực
hiện quyền trẻ em, các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về
trẻ em.
b) Hình thành các phong trào, mạng
lưới tình nguyện hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về
trẻ em; khuyến khích hoạt động của các Quỹ bảo trợ trẻ em để hỗ trợ việc thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch.
c) Tăng cường sự quản lý, điều
phối của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc huy động, sử dụng nguồn lực
xã hội cho trẻ em bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả.
7. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra; xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi, đánh giá việc thực
hiện pháp luật, chính sách, chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em
a) Tăng cường thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em; giải quyết kịp thời khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết
ý kiến, kiến nghị của trẻ em, cha mẹ, người giám hộ, tổ chức đại diện tiếng
nói, nguyện vọng của trẻ em.
b) Nâng cấp hệ thống thông tin,
thống kê, báo cáo về tình hình trẻ em, thực hiện chính sách, pháp luật về quyền
trẻ em; thực hiện các khảo sát, điều tra, nghiên cứu về trẻ em, tình hình xâm hại
trẻ em và các tác động đến việc thực hiện quyền trẻ em.
c) Nâng cấp, phát triển hệ thống
cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo đảm chất lượng thông tin về trẻ em, công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em từ cộng đồng dân cư và hộ gia đình; kết nối, liên
thông cơ sở dữ liệu về trẻ em với cơ sở dữ liệu dân cư của tỉnh và các cơ sở dữ
liệu khác.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Ngân sách nhà nước theo phân
cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép kinh phí thực hiện Kế hoạch với các
chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan.
2. Các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì xây dựng, hướng dẫn
triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện Kế hoạch và các chỉ
tiêu 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12, 22, 23, 24 của Kế hoạch; đưa, lồng ghép các mục
tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thuộc trách nhiệm, thẩm quyền trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hằng năm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Hướng dẫn, triển khai các hoạt
động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về thực hiện quyền trẻ em và giải
quyết các vấn đề về trẻ em.
c) Triển khai xây dựng và phát
triển các mô hình phát triển toàn diện trẻ em, dịch vụ bảo vệ trẻ em và phòng,
chống xâm hại trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ
em; phối hợp với Tỉnh đoàn thực hiện và phát triển mô hình Hội đồng trẻ em các
cấp.
d) Nâng cao năng lực quản lý,
cung cấp dịch vụ, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ
em các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt là cấp cơ sở; cha mẹ, người chăm
sóc trẻ em và trẻ em; phối hợp với các Sở, ngành có liên quan củng cố hệ thống
cơ sở, mô hình cung cấp dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em.
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ
em; chủ trì, phối hợp thực hiện các khảo sát, điều tra, nghiên cứu về trẻ em,
tình hình xâm hại trẻ em và các tác động đến việc thực hiện quyền trẻ em trên địa
bàn tỉnh.
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên đề về trách nhiệm thực hiện quyền
trẻ em, chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em.
g) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương hướng dẫn, theo dõi thực hiện Kế hoạch; đánh giá, tổng hợp kết
quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban
nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tư
pháp
a) Hướng dẫn, thực hiện chỉ
tiêu 14 của Chương trình.
b) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất
hoàn thiện chính sách, pháp luật về tư pháp liên quan đến trẻ em và người chưa
thành niên.
c) Truyền thông, phổ biến, giáo
dục pháp luật về bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành
chính.
d) Hướng dẫn, triển khai thực
hiện và phát triển mô hình về cung cấp dịch vụ nuôi con nuôi trong nước.
3. Công
an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương
trong việc phối hợp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ an toàn cho trẻ em là nạn nhân bị
xâm hại; triển khai các biện pháp quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành
niên vi phạm pháp luật; phòng ngừa tái phạm. Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh quyết
liệt với tội phạm xâm hại trẻ em để thực hiện chỉ tiêu 9 của Kế hoạch.
4. Sở
Giáo dục và Đào tạo
a) Hướng dẫn triển khai, thực
hiện các chỉ tiêu 7, 15, 16, 17, 18, 19, 20 của Kế hoạch.
b) Tham mưu ban hành chính
sách, triển khai giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt
là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; duy trì và mở rộng các trường bán
trú và dân tộc nội trú.
c) Xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn
đề về trẻ em; xây dựng, hướng dẫn, thực hiện và phát triển mô hình đối thoại học
đường để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong trường học; mô hình cung cấp
dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường học.
d) Triển khai việc phối hợp giữa
nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục lối
sống văn hóa, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Tích hợp, lồng ghép các nội dung
có sự tham gia của trẻ em vào các chương trình chính khóa và hoạt động ngoại
khóa phù hợp với cấp học, năng lực, sự phát triển của trẻ em.
5. Sở Y tế
a) Hướng dẫn triển khai, thực
hiện các chỉ tiêu 3, 4, 5, 6 của Kế hoạch.
b) Thực hiện các giải pháp,
chương trình, đề án về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ
em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Hướng dẫn, hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em di cư, trẻ em
bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; xây dựng,
hướng dẫn, thực hiện và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong
bệnh viện.
6. Sở Văn
hóa và Thể thao
a) Hướng dẫn, triển khai, thực
hiện chỉ tiêu 13, 21 của Kế hoạch. Hướng dẫn việc bố trí khu vực hoạt động và tổ
chức hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em tại các thiết chế văn hóa
thể, thao trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
bảo đảm hoạt động biểu diễn, sáng tác nghệ thuật có nội dung phù hợp với văn hóa
truyền thống, phù hợp với trẻ em theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện các giải pháp bảo
vệ trẻ em, phòng ngừa xâm hại trẻ em trong các hoạt động văn hóa, thể thao;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa
và việc tổ chức các hoạt động văn hóa bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận môi trường
văn hóa lành mạnh.
c) Hướng dẫn, trang bị kiến thức
và kỹ năng cho gia đình về thực hiện quyền trẻ em; xây dựng, hướng dẫn, thực hiện
và phát triển mô hình nhóm gia đình đồng hành cùng trẻ em để thúc đẩy quyền
tham gia của trẻ em trong gia đình.
7. Sở
Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan báo chí, tổ chức, cá nhân hoạt động trên môi trường mạng ứng dụng công nghệ
thông tin, truyền thông, vận động xã hội thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp của Kế hoạch; phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng
ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
b) Thực hiện các giải pháp bảo
vệ trẻ em, thiết lập các kênh thông tin để tiếp nhận, phản ánh thông tin về bảo
vệ trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ
em trong hoạt động thông tin, truyền thông.
c) Nghiên cứu, đề xuất các
chính sách và giải pháp về công nghệ thông tin
để thúc đẩy thực hiện quyền trẻ
em, hình thành văn hóa số cho trẻ em, bảo đảm sự an toàn cho trẻ em khi tham
gia môi trường mạng; xây dựng, hướng dẫn, thực hiện và phát triển mô hình tăng
cường năng lực của trẻ em tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
d) Nâng cao năng lực cho đội
ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí về thực hiện quyền trẻ em
trong hoạt động thông tin, truyền thông.
8. Sở Tài
chính
Căn cứ khả năng ngân sách, tham
mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định
hiện hành.
9. Các Sở,
ban, ngành, đoàn thể
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn được giao có trách nhiệm đưa hoặc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em vào
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của Sở, ban, ngành, đoàn
thể; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, đề án, kế hoạch
để giải quyết các vấn đề về trẻ em thuộc lĩnh vực quản lý; báo cáo kết quả thực
hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
10. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
a) Xây dựng, triển khai thực hiện
Kế hoạch hành động vì trẻ em của địa phương giai đoạn 2021 - 2030 và đưa, lồng
ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của địa phương.
b) Bố trí ngân sách thực hiện
các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động vì trẻ em của
địa phương; đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện, nhân rộng các mô hình,
giải pháp về thực hiện quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch, dự án do
nguồn ngân sách trung ương, tỉnh và viện trợ quốc tế hỗ trợ; rà soát, ưu tiên đầu
tư ngân sách địa phương để duy trì, phát triển các cơ sở có chức năng, nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trên địa bàn.
c) Thường xuyên kiểm tra, thanh
tra, rà soát việc bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ
em; phòng, chống xâm hại trẻ em và tai nạn, thương tích trẻ em; chỉ đạo xử lý
nghiêm và kịp thời các vụ việc xâm hại trẻ em trên địa bàn.
d) Theo dõi, đánh giá việc thực
hiện Kế hoạch hành động vì trẻ em của địa phương; sơ kết vào năm 2025 và tổng kết
vào năm 2030 về kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
11. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,
các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức xã hội
Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của mình tham gia và vận động xã hội tham gia thực hiện các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đạt hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, Ủy
ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này và hằng
năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tổng hợp)./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP6,2,5,7.
TN_VP6_09.KH
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|