Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2994/QĐ-UBND 2022 Chương trình An toàn vệ sinh lao động Khánh Hòa 2021 2025

Số hiệu: 2994/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đinh Văn Thiệu
Ngày ban hành: 03/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2994/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 03 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chthị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đng về đẩy mạnh công tác An toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Thực hiện Nghị Quyết số 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tham mưu, hướng dẫn và triển khai Chương trình này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thi hành);
- Bộ LĐ-TB&XH (báo cáo);
- Thưng trực Tnh y, HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT
UBND tnh (báo cáo);
- Ủy ban MTTQVN tnh và các đoàn thể;
- V
ăn phòng đại diện VCCI tại Khánh Hòa;
- Liên minh H
p tác xã tỉnh;
- Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh
;
-
Đài PTTH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Cổng Thông tin điện tử t
nh;
- L
ưu VT, TmN, HN, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành theo Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Căn cứ vào tình hình thực tế công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tnh Khánh Hòa;

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1554/LĐTBXH-ATLĐ ngày 13/5/2022 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021- 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo ci thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phn vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người so với giai đoạn 2016-2020.

b) Mục tiêu 2: Trung bình hàng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

c) Mục tiêu 3: Trên 90% sngười làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và 80% người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Mục tiêu 5: Trên 80% sngười làm công tác y tế tại các doanh nghiệp được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

e) Mục tiêu 6: Trên 80% sổ làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tập huấn, hướng dẫn các nội dung phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

g) Mục tiêu 7: 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện, được hưng đầy đủ các chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.

h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động có người chết hoặc có 02 người bị thương nặng trở lên được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Phạm vi, đối tượng

Chương trình được triển khai trên toàn tnh Khánh Hòa, đến tất cả các ngành nghề, người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là ATVSLĐ), người sử dụng lao động và người lao động, ưu tiên các ngành nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên phạm vi toàn tnh Khánh Hòa.

2. Thời gian thực hiện: Từ nay đến hết năm 2025.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các hoạt động hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản và chính sách về ATVSLĐ thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương.

- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động; quan trc môi trường lao động; chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tiếp tục kiện toàn cơ sở dliệu về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương (ứng dụng công nghệ thông tin để qun lý, điều tra, thu thập số liệu thống kê), ưu tiên các dữ liệu về điều kiện lao động của người làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, môi trường lao động; thống kê người chết do tai nạn lao động từ s khai tở tất cả các xã, phường, thị trấn và số ghi chép tvong của ngành Y tế.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động qun lý, bảo đảm đng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các dịch vụ công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

- Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra trong việc chấp hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đi với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thi công xây dựng công trình, cơ khí, khai thác khoáng sn, sản xuất vật liệu xây dựng, sdụng vật liệu ncông nghiệp và các đơn vị có sdụng nhiều thang máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt van toàn, vệ sinh lao động.

2. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động

a) Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc dưới hình thức các cuộc thi an toàn, vệ sinh lao động; tọa đàm, diễn đàn, đối thoại trực tiếp với người lao động và người sdụng lao động; phát hành các ấn phẩm truyền thông về an toàn vệ sinh lao động đã được các cơ quan trung ương xây dựng, các n phẩm truyền thông đặc thù của địa phương. Triển khai mô hình chia sthông tin trong cụm doanh nghiệp, chuỗi kinh doanh về bo đm an toàn, vệ sinh lao động.

- Trin khai các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó tập trung tuyên truyền về các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến lao động và việc triển khai mrộng áp dụng hệ thống qun lý, các mô hình thí điểm, hỗ trợ, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động.

- Triển khai các hoạt động hưng ứng Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hàng năm trên địa bàn toàn tnh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động Trung ương.

b) Triển khai các hoạt động hỗ trợ huấn luyện

- Huấn luyện mẫu về an loàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng thuộc mục tiêu của Chương trình.

- Tuyên truyền, huấn luyện nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ cấp huyện, cấp xã.

- Hỗ trợ mrộng hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đến các đối tượng thuộc mục tiêu của Chương trình (dựa trên các lớp huấn luyện mu) đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Trực tiếp tư vấn, hỗ trợ thông tin cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp giáo dục hành động (phương pháp WlSE, WISH... của Tổ chức Lao động quốc tế) đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hp tác xã làm các ngh, công việc có nguy cơ cao vtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Hỗ trợ trin khai áp dụng các hệ thng qun lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sn xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chun quốc tế về hệ thống qun lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 -2018).

4. Các hoạt động hợp tác quốc tế và quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

- Các hoạt động hợp tác quốc tế (nếu có) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đa phương; mrộng chia sthông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với quốc tế.

- Các giải pháp về qun lý của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, gia các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình tại địa phương; khuyến khích, tạo điều kiện đcác doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện Chương trình.

- Các hoạt động kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

(Các hoạt động cụ thể của Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 theo Phụ lục đính kèm)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nguồn ODA, tài trợ, viện trợ quốc tế, huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai tốt các hoạt động của Chương trình; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Thường xuyên thanh tra, kim tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức đánh giá hiệu quChương trình.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo kết qutriển khai hàng năm và đột xuất theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Y tế

- Triển khai các hoạt động theo Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo Kế hoạch số 10862/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tnh Khánh Hòa.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh, Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khám sức khe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Theo dõi, tng hợp, cung cp thông tin về lĩnh vực vệ sinh lao động; thống kê xây dựng cơ sdữ liệu bệnh nghề nghiệp.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, qun lý.

- Định kỳ tng hợp báo cáo kết qutriển khai hàng năm và đột xuất theo quy định về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sở Tài chính

- Trên cơ sdự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 do các cơ quan, đơn vị lập cùng thời điểm xây dựng dự toán hng năm. STài chính tổng hợp, cân đối theo khnăng ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

4. SKế hoạch và Đu tư

- Huy động nguồn ODA, viện trợ cửa các tổ chức phi Chính ph và các nguồn huy động hợp pháp khác, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Phối hợp với các s, ban, ngành khác có liên quan vận động các nguồn hỗ trợ để thực hiện Chương trình.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cng Thông tin điện t tnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phbiến pháp luật v công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6. Ban qun lý Khu kinh tế Vân Phong

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLD thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế báo cáo kịp thời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động và các sự c kthuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng xy ra trong các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tnh

Tham gia và phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động, an toàn vệ sinh viên; trin khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động, gim thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp.

8. Đề nghị Hội Nông dân tnh

Tham gia và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; triển khai các mô hình cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; phong trào nông dân sản xuất kinh doanh bảo đm an toàn, vệ sinh lao động; tập huấn, đào tạo, bồi dưng kiến thức, knăng an toàn lao động, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

9. Đề nghị Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Khánh Hòa, Liên minh Hợp tác xã tnh

Tham gia và phối hợp với các s, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác trên địa bàn tnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương và Chương trình này, xây dựng và triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm các nguyên tc phù hợp và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ th gn với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình này; b trí ngân sách địa phương đtriển khai thực hiện.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thông qua các phương tin truyền thông, đặc biệt là thông tin, tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sdụng lao động và người lao động đối với cá người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và không theo hợp đồng lao động tại địa phương.

Chđộng phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.

Định kỳ hng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.

11. Các s, ban, ngành khác thuộc tnh

- Tiếp tục tăng cường ph biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

- Phối hợp với SLao động Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, qun lý.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo kết qutriển khai hằng năm và đột xuất theo quy định về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

12. Đối với các doanh nghiệp, cơ ssản xuất kinh doanh:

- Đm bo quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toan, vệ sinh lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tnguy hiểm, yếu tcó hại trong quá trình lao động, nhất là các loại máy, thiết bị có yêu cu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc đm bo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động.

- Thực hiện tự kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường đánh giá, qun lý các nguy cơ ri ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc để chđộng phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Thành lập, kiện toàn và rà soát ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên, huấn luyện đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động đ nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp.

- Thường xuyên rà soát, bổ sung các nội qui, qui trình, biện pháp kthuật an toàn, vệ sinh lao động tại các bộ phận, phân xưởng của doanh nghiệp.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện đầy đủ vcác kiến thức, knăng làm việc an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Khám sức khe định k, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đầy đcho người lao động theo quy định pháp luật van toàn, vệ sinh lao động.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành, thao din xử lý sự cố kthuật v an toàn, vệ sinh lao động; thực hành sơ cp cu tai nạn lao động.

- Phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các phân xưởng, tổ, đội; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến ci thiện điều kiện làm việc, gim tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, SY tế theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kịp thời phn ánh về SLao động - Thương binh và Xã hội đđược hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

(Đính kèm phụ lục các hoạt động cụ thể)

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /10/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh Khánh Hòa)

STT

TÊN HOẠT ĐỘNG

QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHI HỢP

THỜI GIAN THC HIỆN

I

Các hoạt động hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vcông về an toàn, v sinh lao đng (ATVSLĐ)

1

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kim tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về ATVSLĐ: qun lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động.

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Các sở, ban, ngành có liên quan

Giai đoạn 2021-2025

2

Đu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ svật chất và nhân lực qun lý hoạt động quan trc môi trưng lao động; chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành có liên quan

Giai đoạn 2021-2025

3

Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động qun lý, bo đảm đng bộ và kết nối hệ thng thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các dịch vụ công trong lĩnh vực ATVSLĐ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động - TB&XH, Sở TT&TT: UBND cấp huyện, cp xã và các doanh nghiệp

Hng năm

4

Kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn lao động tại địa phương như: tai nạn lao động; máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; sngười làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; sngười được huấn luyện ATVSLĐ; số tổ chức được cấp phép hoạt động ATVSLĐ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành có liên quan

Hằng năm

5

Kiện toàn cơ sdữ liệu về vệ sinh lao động lại địa phương như: sngười làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; số người được khám bệnh nghề nghiệp, sngười mc bệnh nghề nghiệp; sngười làm công tác y tế cơ sở; số doanh nghiệp có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp; số doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.

S Y tế

Các sở, ban, ngành và doanh nghiệp có liên quan

Hng năm

6

Thống kê người chết do tai nạn lao động từ sổ khai tử tất cả các xã, phường, thị trấn và sổ ghi chép tử vong của ngành Y tế từ năm 2016 đến 2025.

SLao động - Thương binh và Xã hội

Số Y tế UBND cp huyện, cấp xã

Hằng năm

7

Kiện toàn cơ sdữ liệu về người lao động nộp hồ sơ và sngười được hưng các chính sách trợ cấp, hỗ trợ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

BHXH tnh

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Hng năm

8

Thanh tra, kim tra việc chấp hành pháp luật ATVSLĐ đối với các cơ ssản xuất kinh doanh có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các đơn vị có sử dụng nhiều thang máy, thiết bị có yêu cu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

SLao động - Thương binh và Xã hội

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành có liên quan

Hng năm

9

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật ATVSLĐ tại tất cả các công trình xây dựng cao tầng, công trình giao thông, sử dụng vật liệu ncông nghiệp trên địa bàn tnh.

SLao động - Thương binh và Xã hội

Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương và các sở, ban, ngành có liên quan

Hằng năm

II

Tăng cường trông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thc về ATVSLĐ

1

Tập hun nâng cao năng lực cho người làm công tác qun lý, triển khai chính sách, pháp luật về công tác ATVSLĐ từ cp tỉnh đến cp xã và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (150 người/lớp/năm).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành có liên quan; UBND cấp huyện, cấp xã.

Hằng năm

2

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người sdụng lao động (Nhóm 1) trên địa bàn tỉnh (80 người/lớp/năm)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

3

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động làm công tác ATVSLĐ (Nhóm 2) trên địa bàn tỉnh (80 người/lp/năm)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

4

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động không theo HĐLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (Nhóm 3) (80 người/lớp/năm).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

UBND cấp huyện, cấp xã. Các tổ chức huấn luyện ATVSLĐ

Giai đoạn 2021-2025

5

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVS(Nhóm 3) tại các doanh nghiệp (80 ngưi/lớp/năm).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

6

Tổ chức huấn luyện các biện pháp chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống BNN cho người làm công tác y tế cơ sở (Nhóm 5) tại cơ sở sử dụng lao động (80 người/lp/năm).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Y tế và các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

7

Tập huấn, huấn luyện, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đnâng cao hiệu quhoạt động đối với an toàn, vệ sinh viên (Nhóm 6) trên địa bàn tỉnh (80 người/lớp/năm).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

8

Hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho nông dân các biện pháp làm việc ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; vận động nông dân đăng ký cam kết đảm bo ATVSLĐ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hội Nông dân tnh, Liên minh Hợp tác xã tnh, UBND cấp huyện, cấp xã

Giai đoạn 2021-2025

9

Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp bo đảm an toàn kinh doanh khí, an toàn điện, an toàn hóa cht tại các cơ sở sn xuất, kinh doanh thuộc ngành Công Thương.

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

Giai đoạn 2021-2025

10

Tuyên truyền, hướng dẫn an toàn sử dụng thang máy, h thng lạnh tại các khách sạn, chung cư, nhà cao tầng.

Sở Xây dựng

Sở Du lịch, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

Giai đoạn 2021-2025

11

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ svề công tác ATVSLĐ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Thông tin và Truyn thông, Đài PT&TH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa

Giai đoạn 2021-2025

12

Kịp thi phi hợp điều tra, x lý đối với tất ccác vụ tai nạn lao động chết người, bị thương nặng từ 02 người tr lên xy ra trên địa bàn tnh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Y tế, LĐLĐ tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện

Khi có phát sinh

13

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ hng năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

Hàng năm

14

Đối thoại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ATVScủa Hội đng ATVS tnh Khánh Hòa với người sdụng lao động, người lao động trên địa bàn tnh.

Hội đng ATVSLĐ tnh

Các sở, ban, ngành có liên quan

Hằng năm

III

Các hoạt động tư vn, htrợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1

Tư vấn, hỗ trợ thông tin cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp giáo dục hành động (phương pháp WISE, WISH... của Tchức Lao động quốc tế) đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng ngh, hợp tác xã làm các ngh, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (10 cơ sở/năm)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các tổ chức tư vấn, huấn luyện ATVSLĐ

Giai đon 2021-2025

2

Tập hun triển khai áp dụng các hệ thống qun lý công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thng qun lý ATVSLĐ (ISO 45001 - 2018) (60 doanh nghiệp/năm)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cục ATLĐ, các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan

Giai đon 2021-2025

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2994/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.201

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.89.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!