ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1666/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày 29 tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA
NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm
2012;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
năm 2013;
Căn cứ Luật Thủy lợi năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP
ngày 06/8/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày
07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ
chứa nước và các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên
quan;
Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-UBND
ngày 21/02/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030”.
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phê Đề án Nâng cao năng lực quản lý an
toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (như Đề án kèm
theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các sở,
ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước Cao
Bằng; UBND các huyện, Thành phố; Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng và thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Tổng cục Thủy lợi;
- UBND tỉnh: CT, các PCT; (bản ĐT)
- VP UBND tỉnh: Các PCVP; (bản ĐT)
- Chi cục Thủy lợi;
- Lưu: VT, NL (Kh 20 b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Thảo
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CAO BẰNG
1. Khái quát
chung
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc
Việt Nam; theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21’21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con, huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh,
huyện Bảo Lâm); theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105°16’15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo
Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Có tổng diện tích đất tự nhiên 6.703,42 km2;
hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; phía Tây giáp tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Tổng dân số khoảng 52 vạn người; mật độ dân số khoảng 77 người/km2.
Có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày, chiếm 42,54%; dân tộc Nùng, chiếm
32,86%; dân tộc Dao, chiếm 9,63%; dân tộc Mông, chiếm 8,45%; dân tộc Kinh, chiếm
4,68%; dân tộc Sán Chay, chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa
chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.
Hệ thống sông Bằng Giang: Có diện tích
lưu vực 3.420,3 km2, độ dài 113 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, thành phố Cao Bằng,
Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu - Long Châu - Quảng Tây - Trung Quốc, đổ ra biển
Bắc Hải - Trung Quốc. Có các phụ lưu Sông Nguyên Bình,
Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện Thông Nông).
Hệ thống sông Gâm: Có diện tích lưu vực
1876 km2, đoạn chảy qua Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân
Nam - Trung Quốc, chảy vào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang trở thành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có
hai dòng phụ lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo.
Hệ thống sông Bắc Vọng: Có diện tích
lưu vực 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 77km, bắt nguồn từ
Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy về phía
Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu - Trung Quốc.
Hệ thống sông Quây Sơn: Có diện tích lưu vực 2.319 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài
76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã
Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu, Trí Viễn, Đàm Thủy của
huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long, huyện Hạ Lang, chảy sang huyện
Đại Tân, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
Hệ thống các sông, suối của Tỉnh Cao
Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn
chế, song có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước
sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản rất dồi dào. Có hàng ngàn
con suối, là phụ lưu của các hệ thống sông, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý
giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo
cao, biên giới. Tuy nhiên, dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn
kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về sối sả gây ảnh hưởng xấu đến
sản xuất và đời sống nhân dân.
Lượng mưa tương đối thấp, trung bình
hàng năm dao động từ 1.500 mm đến 2.000 mm và phân bổ không đều, do địa hình
chia cắt mạnh; lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng
bị chắn gió.
Hệ thống hồ: Có hai hồ tự nhiên (hồ
Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh; hồ Xuân Trường ở huyện Bảo Lạc). Có các hồ nhân tạo
như các hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào trên địa bàn huyện Hòa An; các hồ Cao
Thăng, Bản Đà, Bản Viết trên địa bàn huyện Trùng Khánh; các hồ Nà Danh, Co Po,
Nà Tậu, Thôm Nạc, Nà Vàng trên địa bàn huyện Thạch An; hồ Nà Lái, huyện Quảng
Uyên; các hồ Khuổi Kỳ, Bản Nưa, Thôm Cải trên địa bàn huyện Hà Quảng; các hồ
Thôm Luông, Khuổi Khiển, huyện Nguyên Bình, hồ Khuổi Kéo, huyện Trà Lĩnh.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi chủ yếu
sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp 53.667 ha, chiếm khoảng 8% diện
tích đất toàn tỉnh, trong đó đất trồng lúa và hoa màu 28.097 ha. Trên địa bàn tỉnh
có 22 hồ chứa thủy lợi. Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng là đơn vị được giao
nhiệm vụ quản lý và khai thác các công trình vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Hiện
nay, Công ty quản lý khai thác 22 hồ chứa thủy lợi, có dung tích từ 0,01-3,14
triệu m3 (04 hồ chứa có dung tích 1 triệu m3 đến dưới 10
triệu m3 và 18 hồ chứa nước có dung tích dưới 1 triệu m3)
và các công trình thủy lợi loại vừa và lớn. Các hồ chứa thủy
lợi hầu hết đầu tư xây dựng từ những năm 60, 80 của thế kỷ trước.
2. Đối tượng,
phạm vi của Đề án
2.1. Đối tượng
- Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu
trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, hưởng lợi
đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy
hiệu quả của công trình.
2.2. Phạm vi: Tất cả các đập, hồ chứa
thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Phần I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Những thành tựu
đạt được
Trong sản xuất nông nghiệp, công tác
thủy lợi là biện pháp hàng đầu và giữ vai trò quan trọng, vì có chủ động được nước thì mới chủ động được thời vụ sản xuất và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật sinh học tiên tiến có hiệu quả, đảm bảo
sản xuất nông nghiệp phát triển vững chắc. Vì vậy, trong
những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh
cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các
dân tộc trong tỉnh, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, hệ thống đập, hồ
chứa thủy lợi và các công trình thủy lợi của tỉnh Cao Bằng đã không ngừng được
mở rộng và phát triển, đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp liên
tục phát triển, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,69%. Tổng sản lượng lương
thực đạt 273,9 nghìn tấn. Giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên
một đơn vị diện tích đạt 37 triệu đồng/ha.
Công trình thủy lợi, trong đó có các
đập, hồ chứa nước là cơ sở hạ tầng hết sức quan họng trong phát triển kinh tế -
xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đảm bảo an toàn hồ chứa nhằm nâng cao
năng lực tưới thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí khu vực nông thôn. Phát huy hiệu quả
phòng, chống lũ, úng, ngập giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du.
II. Những tồn tại,
hạn chế
1. Chấp hành các quy định của pháp
luật về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi
Hồ chứa nước là cơ sở hạ tầng để sử dụng
tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm
an ninh về nước cho con người, phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội và
môi trường. Cao Bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác, sử dụng tổng
hợp tài nguyên nước bằng các hồ chứa.
Bên cạnh những lợi ích về lĩnh vực
kinh tế - xã hội do khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các hồ chứa mang lại,
thực tế cho thấy, do còn nhiều tồn tại, bất cập trong quy hoạch phát triển,
trong xây dựng hồ chứa, trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nên hiệu quả
tổng hợp các hồ chứa chưa được như thiết kế, chưa được như mong muốn; tiềm ẩn
những nguy cơ xảy ra sự cố, mất an toàn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó
là do thiếu sự quan tâm đúng mức, đồng bộ từ giai đoạn quy hoạch tài nguyên nước,
quy hoạch hồ chứa đến thiết kế, thi công xây dựng và quản lý vận hành hồ, cả
trong công tác quản lý nhà nước (pháp luật, chính sách, quy trình, quy phạm, hướng
dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra) và trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng
hiệu quả từng hồ chứa cụ thể. Khi quy hoạch và thiết kế các hồ chứa thủy lợi, còn chưa chú trọng phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, thiếu quan tâm đầy đủ đến quản lý tổng hợp
tài nguyên nước và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà chỉ dựa
trên các quy hoạch thuần túy chuyên ngành thủy lợi.
Công tác quản lý các hồ chứa còn bị
buông lỏng, phân tán, nhiều nội dung, nhiều phần việc còn bỏ trống hoặc chưa được
quan tâm đúng mức. Các chủ quản đầu tư, sau khi xây dựng công trình, thường
không giao trách nhiệm quản lý cụ thể cho cơ quan, đơn vị làm chủ quản lý toàn
bộ công trình hồ chứa (bao gồm đập, công trình liên quan và vùng lòng hồ, lưu vực
hồ chứa, cắm mốc chỉ giới) hoặc chỉ giao làm chủ quản lý vận
hành công trình thủy nông mà không quan tâm đến quản lý khai thác số lượng, chất
lượng nguồn nước, quản lý vùng lòng hồ và lưu vực sông nơi bố trí hồ; không
quan tâm đến khai thác tài nguyên, cảnh quan môi trường hồ chứa.
Công tác tuyên truyền cho người dân về
chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn
tỉnh đã được chú trọng quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít hộ dân chưa chấp
hành tốt như chăn thả gia súc trong khu vực đập, lẫn chiếm đất thuộc khu vực hồ
đập,....
2. Công tác quản lý khai thác
Hàng năm Công ty
TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng là đơn vị được giao quản lý
khai thác các hồ chứa đã chủ động phối kết hợp với cơ quan chuyên môn và các
bên liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá việc đảm bảo an toàn các công
trình hồ chứa thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện, xử lý, khắc
phục ngay những hạng mục hư hỏng gây mất an toàn cho công trình. Thường xuyên
theo dõi tình trạng các hồ chứa, khi có mưa, lũ phải tổ chức trực tại công
trình, theo dõi, kiểm tra nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có sự cố; chủ
động phối kết hợp với chính quyền địa phương rà soát, xây dựng phương án ứng
phó khi có sự cố xảy ra, xây dựng phương án sơ tán người và tài sản vùng hạ du;
có biện pháp cụ thể đối với các đập, hồ chứa đang có sự cố, nguy cơ mất an
toàn, xây dựng phương án tích nước hợp lý. Khi phát hiện các công trình xảy ra
diễn biến bất thường, có khả năng mất an toàn cần báo ngay cấp có thẩm quyền để
có phương án xử lý kịp thời. Tuy nhiên, do đập hồ chứa được đầu tư xây dựng đã
lâu, nên các công trình ngày càng xuống cấp, một số hồ có nguy cơ mất an toàn.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thủy nông
Cao Bằng quản lý khai thác 22 hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 0,01-3,14 triệu
m3 (04 hồ chứa có dung tích 1 triệu m3 đến dưới 10 triệu
m3; 18 hồ chứa nước có dung tích dưới 1 triệu m3); ngoài
ra còn quản lý 32 trạm bơm điện (01 trạm bơm điện có công suất trên 1.000 m3/h; 31 trạm bơm điện có công suất dưới 1.000 m3/h); 12 đập dâng và các hệ
thống thủy lợi loại vừa và lớn; bộ máy của Công ty được bố
trí phù hợp với quy mô, khối lượng công tác quản lý khai thác (gồm Khối văn
phòng Công ty và 05 trạm thủy nông trực thuộc). Tổng số
cán bộ, công nhân viên của Công ty gồm 142
người (gồm 25 người có trình độ Đại học 25 người; 117 người
có trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề), cơ bản đáp ứng nhu cầu về năng lực quản
lý, khai thác các công trình thủy lợi.
Công tác dự báo, cảnh báo phục vụ quản
lý, vận hành hồ còn hạn chế, không có sự hỗ trợ về thiết bị, công nghệ, mô hình
trong tính toán dự báo lũ, lượng nước đến, nhu cầu dùng nước..., gây khó khăn
trong công tác chỉ đạo phòng chống lũ, vận hành bảo đảm an toàn công trình và sản
xuất. Các hồ chưa có hệ thống thông tin cảnh báo sớm, chưa lắp đặt thiết bị quan
trắc nên thiếu thông tin để cập nhật thủy văn kịp thời.
Công tác lập, phê duyệt và thực hiện
quy trình vận hành đập, hồ chứa nước: Có 04 hồ chứa đã lập quy trình vận hành.
Các hồ chứa nước chỉ có chức năng tích nước để phục vụ tưới cho sản xuất nông
nghiệp, không có chức năng điều tiết lũ. Tràn xả tự do không có cửa van điều tiết,
cống lấy nước kiểu cửa van nắp xoay. Vì vậy, công tác vận hành chủ yếu là điều
tiết nước tưới theo kế hoạch. Công tác điều tiết, vận hành cống lấy nước được
giao cho người có trách nhiệm (cán bộ, công nhân quản lý hồ của Công ty đã được
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ) thực hiện theo kế hoạch phục vụ tưới sản xuất
nông nghiệp và dân sinh.
Tất cả các hồ chứa thủy lợi trên địa
bàn tỉnh chưa thực hiện công tác chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa
thủy lợi; các hồ chứa thủy lợi đều được Công ty lưu giữ hồ sơ công trình theo
quy định, các thông số, cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi hàng năm đều được
Công ty cập nhật bổ sung.
3. Hiện trạng an toàn đập, hồ chứa
thủy lợi
- Công tác kiểm định an toàn: Có 05 hồ
chứa đã được kiểm định an toàn đập, gồm hồ Bản Viết, xã Phong Châu, huyện Trùng
Khánh; hồ Khuổi Lái, xã Bạch Đằng, hồ Nà Tấu, xã Bế Triều,
huyện Hòa An; hồ Bản Nưa, xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng; hồ Co Po, xã Đức Long,
huyện Thạch An. Do các hồ chứa nước có dung tích trữ dưới 10 triệu m3
nên việc kiểm định an toàn đập được thực hiện như kiểm tra thường xuyên thông
qua phân tích, đánh giá quan trắc đập bằng trực quan tại hiện trường; kiểm tra
định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm; tiến hành kiểm tra ngay sau khi xảy
ra mưa lũ lớn hoặc phát hiện đập có hư hỏng đột xuất.
- Thường xuyên kiểm tra đập, hồ chứa
thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ, nhằm phát hiện sớm những ẩn họa có
nguy cơ gây ra sự cố công trình để xử lý sớm; có biện pháp cụ thể đối với các đập,
hồ chứa đang có sự cố, nguy cơ mất an toàn, xây dựng phương án tích nước hợp
lý. Hiện nay, có 17/22 hồ chứa có biểu hiện thấm qua thân đập, vai đập,
tràn...và một số hồ do bồi lắng lớn không đảm bảo dung tích thiết kế.
(Biểu 02. Danh mục các công trình
hồ chứa cần được đầu tư sửa chữa)
4. Nguồn khi phí đảm bảo an toàn đập,
hồ chứa nước
- Nguồn kinh phí đầu tư đầu tư, sửa
chữa, nâng cấp các hồ chứa chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của Trung ương. Do số lượng
công trình xuống cấp lớn, nhu cầu kinh phí để đảm bảo an toàn hồ chứa lớn, kinh
phí hỗ trợ từ Trung ương hạn hẹp, do đó công trình không được nâng cấp kịp thời.
- Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm
vụ phi công trình: Chưa có kinh phí lắp đặt và vận hành các thiết bị quan trắc,
hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, kiểm định
an toàn.
III. Nguyên nhân của
những tồn tại hạn chế
1. Nguyên nhân khách quan: Hầu hết các hồ chứa được xây dựng và đưa vào vận hành, sử dụng đã lâu,
điều kiện thi công các đập hồ chứa trước kia còn nhiều hạn chế, kênh mương dài,
đi qua nhiều địa hình phức tạp, chưa được kiên cố triệt để, thường xuyên chịu
những tác động bất lợi của thiên nhiên nên ngày càng bị xuống cấp.
2. Nguyên nhân chủ quan: Kinh phí dành cho sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa còn hạn chế, không
được khắc phục kịp thời. Công tác quản lý khai thác còn nhiều bất cập, năng lực
và trình độ của bộ máy quản lý hồ còn hạn chế. Công trình bị xâm hại, nhưng
chưa được xử lý triệt để.
Phần II
QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ
I. Quan điểm
- Hệ thống công trình thủy lợi nói
chung là cơ sở hạ tầng nông thôn và là tài sản quý giá. Việc
tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cần được
sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.
- Đảm bảo tất cả các công trình thủy
lợi đều có chủ quản lý thực sự, thực hiện vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công
trình thường xuyên, nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả cao nhất công trình thủy
lợi.
- Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập,
hồ chứa thủy lợi cho cán bộ làm công tác quản lý, vận hành, khai thác.
- Đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa thủy
lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu
như hiện nay.
- Tranh thủ huy động mọi nguồn lực, lồng
ghép nhiều chương trình, dự án để sớm hoàn thành chương trình, đề án nâng cao
năng lực quản lý, khai thác, sớm phát huy cao nhất hiệu quả của các công trình
thủy lợi.
II. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục củng cố tổ chức thủy lợi cơ
sở, nâng cao năng lực bộ phận chuyên môn trực tiếp quản lý tại các hồ chứa;
- Bố trí nhân lực quản lý hồ đảm bảo
đủ năng lực theo quy định;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào trong công tác quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy
lợi và hệ thống thủy lợi;
- Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như
hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố,
nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp;
xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý hồ đập nhỏ có sự tham gia của cộng
đồng, các tổ chức thủy lợi cơ sở.
- Bố trí kinh phí lắp đặt hệ thống
giám sát vận hành, hệ thống thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng
hạ du, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng đối
với đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt thiết bị điều hành trung tâm để quản lý đập,
hồ chứa thủy lợi; hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi.
- Tăng cường phối hợp liên ngành để dự
báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập.
- Rà soát, lập danh mục các đập, hồ
chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn, đề xuất xử lý cấp
bách các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao. Tổng hợp, điều chỉnh, đề xuất nguồn
vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020; 2021-2025 để xử lý đập, hồ chứa
thủy lợi xung yếu. Rà soát, tổng hợp, bổ sung kinh phí bảo đảm an toàn đập, hồ
chứa thủy lợi; kinh phí bảo trì đập, hồ chứa thủy lợi.
- 100% cán bộ, người lao động làm
công tác quản lý hồ chứa được đào tạo, tập huấn, nâng cao
năng lực và trình độ.
III. Nội dung đề
án
3.1. Hoàn thiện và thực thi có hiệu
quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập
- Tiến hành phân cấp quản lý công
trình hồ chứa theo Luật Thủy lợi năm 2017; các Nghị định,
Thông tư hướng dẫn.
- Tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra, xử lý theo thẩm quyền của UBND tỉnh về các hành vi vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý an toàn đập.
3.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng
cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức,
hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác quản lý khai thác công trình thủy
lợi.
- Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất,
phương tiện quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia
quản lý khai thác hoàn thành nhiệm vụ.
- Tăng cường nâng cao chất lượng cán
bộ của tổ chức thủy lợi cơ sở; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng,
đào tạo, nâng cao trình độ quản lý khai thác.
3.3. Từng bước hiện đại hóa công
tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi, tiến dần đến vận
hành theo thời gian thực
- Rà soát việc thực hiện quy trình,
điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đập, hồ chứa nước
theo quy định.
- Lắp đặt Hệ thống thông tin cảnh báo
sớm; Hệ thống quan trắc công trình; Hệ thống quan trắc khí
tượng thủy văn chuyên dùng; Hệ thống giám sát vận hành đối với các hồ chứa lớn.
- Từng bước ứng dụng bộ công cụ tính
toán thủy văn phục vụ quản lý vận hành.
- Tiến hành cắm mốc chỉ giới xác định
phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý đập,
hồ chứa nước phục vụ công tác chỉ đạo vận hành. Lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn
bộ các hồ đập trên địa bàn.
3.4. Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa
thủy lợi và vùng hạ du
- Thực hiện đăng ký an toàn đập, kiểm
định an toàn đập theo các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Lập quy trình bảo trì các đập, hồ
chứa thủy lợi; lập danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có
nguy cơ mất an toàn.
- Bố trí kinh phí nâng cấp, sửa chữa hồ
đập, đảm an toàn đập; kinh phí duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình đập, hồ chứa
thủy lợi.
- Xây dựng phương án bảo vệ công
trình, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
của các đập, hồ chứa thủy lợi.
IV. Một số giải pháp
chính
4.1. Nâng cao năng lực vận hành bảo
đảm an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du
- Xây dựng hệ thống trang thiết bị hỗ
trợ nâng cao năng lực vận hành ứng phó với mưa, lũ bảo đảm an toàn đập, gồm:
+ Hệ thống quan trắc khí tượng thủy
văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi: 22 điểm quan trắc cho 22 đập,
hồ chứa thủy lợi.
+ Hệ thống quan trắc công trình đập,
hồ chứa: cho 22 đập, hồ chứa nước.
+ Hệ thống giám sát vận hành đập, hồ
chứa nước (thiết bị kết nối truyền dẫn số liệu khí tượng thủy văn, tình hình ngập
lụt hạ du; camera giám sát vận hành công trình đầu mối và phần mềm hỗ trợ vận
hành đập, hồ chứa theo diễn biến thực tế) cho 22 hồ chứa.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị làm việc, bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ
cho công tác quản lý khai thác.
- Đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy
lợi trên địa bàn tỉnh, phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ
quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi.
(Biểu 01. Bảng tổng hợp dữ liệu quản
lý công trình hồ chứa thủy lợi; Biểu 03. Bảng thống kê hiện trạng hệ thống quan trắc hồ thủy
lợi)
4.2. Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa
thủy lợi và vùng hạ du
- Thực hiện đăng ký an toàn đập, kiểm
định an toàn đập theo các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước: Kiểm định an toàn đập cho 17/22 hồ
chứa (05 hồ đã có được kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi).
- Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh
giá, hiện trạng công trình hồ, đập; tổng hợp danh mục và sắp xếp thứ tự ưu
tiên, lộ trình đầu tư sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống
cấp.
(Biểu 02. Danh mục các công trình
hồ chứa cần được đầu tư sửa chữa)
4.3. Khoa học công nghệ và hợp tác
quốc tế
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học,
công nghệ, thành tựu kỹ thuật mới, công nghệ cao, phù hợp với điều kiện cụ thể
của địa phương trong việc thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa nước.
Nhu cầu được chuyển giao Khoa học công nghệ xây dựng đập tiên tiến như công nghệ
xử lý nền móng, chống thấm,... bộ công cụ tính toán thủy văn phục vụ quản lý vận
hành
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi như hợp tác trao đổi kinh nghiệm,
thăm quan nghiên cứu các mô hình quản lý; nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật; trao đổi, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật và dự
án đầu tư cho công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi; hợp tác về đào tạo
nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ trong vận hành hồ chứa,
kiểm soát lũ.
4.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy,
đào tạo, nâng cao năng lực, truyền thông
- Củng cố, phát triển lực lượng quản
lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an
toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng
cao năng lực cho lực lượng quản lý, khai thác đập, hồ chứa
thủy lợi, đặc biệt là đối với lực lượng quản lý khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ: mở 05 lớp nâng cao năng lực cho lực lượng quản
lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi (người vận hành, quản
lý, khai thác); tổ chức trước mùa mưa lũ; kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên truyền sâu rộng cho các đối
tượng quản lý, quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của
công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; tầm quan trọng của công tác quản
lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi; kinh phí từ ngân sách nhà nước.
4.5. Thanh tra, kiểm tra
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp
luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ
các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
- Tăng cường công tác kiểm tra an
toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhằm phát hiện sớm những ẩn họa có nguy cơ gây sự cố
công trình để xử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong xử
lý sự cố công trình.
- Tăng cường công tác kiểm tra các đập,
hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, xây dựng
phương án sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn công trình phục vụ sản xuất và
tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo
quy định.
V. Kinh phí thực
hiện
Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí: 394 tỷ
đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương: 392
tỷ đồng để thực hiện:
+ Sửa chữa, nâng
cấp đập, hồ chứa nước: 244 tỷ đồng;
+ Tăng cường năng lực quản lý dập, hồ
chứa nước: 2 tỷ đồng;
+ Bảo trì đập, hồ chứa nước, công
trình thủy lợi: 100 tỷ đồng;
+ Lắp đặt thiết bị, cắm mốc,....: 66
tỷ đồng;
- Nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện
kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện: 2 tỷ đồng.
(Biểu 04. Bảng tổng hợp nhu cầu
kinh phí thực hiện dự án)
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức
thủy lợi cơ sở, xây dựng kế hoạch hoạt động cho các nội dung trong Đề án, trình
UBND tỉnh phê duyệt để triển khai hàng năm. Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc
triển khai thực hiện, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT trong việc bố trí nguồn vốn để thực hiện Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn ngân sách tỉnh
để đảm bảo tổ chức triển khai nội dung Đề án phân cấp cho tỉnh thực hiện.
4. Liên minh các hợp tác xã tỉnh: Phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn việc củng cố, chuyển đổi và
thành lập mới các HTX hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
5. Hội nông dân các cấp: Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng và
củng cố các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại địa phương.
6. UBND
cấp huyện, cấp xã: Tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch
cụ thể để triển khai thực hiện Đề án thuộc địa bàn quản lý đảm bảo chất lượng
và đúng thời gian quy định.
C. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
- Các đập, hồ chứa thủy lợi được sửa
chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Nâng cao hiệu quả tưới
của các công trình thủy lợi.
- Các thiết bị cảnh báo được lắp đặt,
tăng hiệu quả công tác cảnh báo, đảm bảo phòng tránh các nguy cơ sự cố công
trình có thể xảy ra.
- Cán bộ, người lao động tham gia quản
lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi được tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ.