Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 175/KH-UBND 2018 đào tạo kiến thức về thị trường kỹ thuật trồng trọt cho nông dân Hà Nội

Số hiệu: 175/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 12/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC VỀ THỊ TRƯỜNG, KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT CHO NÔNG DÂN, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ TỔ CHỨC KẾT NỐI TIÊU THỤ NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018-2020.

Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố ban hành Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch s19/KH-UBND ngày 22/01/2016 của UBND Thành phố về duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020. Nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020 với nội dung cụ thể, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích:

- Hỗ trợ nông dân trên địa bàn Thành phố các kiến thức về kỹ thuật trồng rau, trồng hoa theo các tiêu chuẩn quy định (VietGap, GlobalGap, Oganic...) nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ nông dân nắm bắt tình hình cung, cầu trên thị trường để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế các tổn thất cho người nông dân.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể sơ chế, đóng gói, marketing, thương mại điện tử, hội nhập quốc tế...cho các sản phẩm nông nghiệp thuộc các địa phương trên địa bàn Thành phố.

2. Yêu cầu:

- Rà soát nhu cầu đào tạo của các hộ nông dân trên địa bàn Thành phố về kỹ thuật trồng hoa, trồng rau, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

- Nội dung đào tạo phải phù hợp với trình độ, tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của các địa phương, gắn với ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, kỹ thuật; các hội nghị kết nối cung cầu, các hình thức kết nối khác để hỗ trợ tiêu thụ nông sản thực phẩm đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020:

1. Đảm bảo 100% nông sản tham gia các chuỗi đều truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo các quy định tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, các quy định để đưa vào kênh phân phối hiện đại trong và ngoài nước, tiến tới xuất khẩu.

2. Trên 80% người nông dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức về trồng trọt, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

3. Trên 80% sản phẩm nông sản của các địa phương có nhu cầu được hỗ trợ xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý...

4. Định kỳ theo mùa vụ, hàng năm, các hợp tác xã, doanh nghiệp, người nông dân được cung cấp các thông tin về thị trường (tình hình cung - cầu các sản phẩm, giá cả,...).

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ cung cấp kiến thức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng hoa, trồng rau: Trên cơ sở rà soát đánh giá thực trạng, nhu cầu đào tạo của các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/01/2016 của UBND Thành phố về việc duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 và Chương trình tập huấn kỹ thuật trồng hoa và chăm sóc hoa năm 2018. Trong đó, hướng dẫn, cung cấp kiến thức cho người nông dân về tiêu chuẩn được chứng nhận VietGap, GlobalGap, Oganic,...; phân bón và cách sử dụng phân bón trong sản xuất an toàn; cách phòng trừ sâu bệnh trên rau, hoa; giới thiệu và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về hội nhập kinh tế quốc: Phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Công - Nông nghiệp; các hiệp định thương mại song phương, đa phương liên quan đến xuất khẩu nông sản vào thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết.

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về các điều kiện để nông sản thực phẩm vào kênh phân phối hiện đại, các kênh xuất khẩu: Tổng hợp, cung cấp các điều kiện về nông sản thực phẩm của các kênh phân phối hiện đại, đơn vị xuất khẩu nông sản, từ đó thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân hoàn thiện các tiêu chuẩn, yêu cầu về thủ tục, giấy tờ để kết nối vào các kênh phân phối; về tiêu chuẩn hàng hóa, thị trường các nước, điều kiện hàng hóa xuất khẩu, phương thức xuất nhập khẩu, các quy định hải quan và một số quy định có liên quan khác.

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về thương mại điện tử: Nhằm hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và kinh doanh, truy xuất nguồn gốc, tiếp cận phương thức kinh doanh hiện đại (sàn giao dịch nông sản, bán hàng đa kênh,...) phù hợp với xu thế hộ nhập quốc tế hiện nay.

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức liên quan đến thị trường, tư vn thiết kế mu mã sản phm: Tập huấn cho các hợp tác xã, tsản xuất, hộ nông dân kiến thức về thị trường trong nước, kỹ năng liên kết nhóm để có kế hoạch tổ chức sản xuất từng mùa vụ, hàng năm gắn với nhu cầu; về tư vấn thiết kế mẫu mã, bao gói, bảo quản sản phẩm; nhận diện nông sản thực phẩm an toàn qua quét mã QR Code,... để sản phẩm nông nghiệp cuối cùng có giá trị và tính cnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà phân phối, nhu cầu người tiêu dùng.

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể: Tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã, lãnh đạo các xã, phường, các phòng ban liên quan thuộc UBND các quận, huyện, thị xã các kiến thức để xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập th, chỉ dn địa lý cho các sản phẩm nông sản của địa phương; tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ thuật bảo quản, chế biến các sản phẩm nông sản gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể.

2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm:

- Tổ chức các hội nghị, hoạt động giao thương, trưng bày nông sản thực phẩm của các địa phương để kết nối các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối...với các hợp tác xã, hộ sản xuất, chế biến nông sản nhằm hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Tổ chức đưa các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu,... xuống trực tiếp các vùng sản xuất để hướng dẫn cho hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân phương thức bảo quản, thu mua, sơ chế, đóng gói, tem, nhãn mác,... để dễ dàng đưa vào kênh tiêu thụ.

- Tạo điều kiện để hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân sản xuất nông sản thực phẩm tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố để kết nối tiêu thụ vào kênh phân phối, quảng bá sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng cả nước, tham gia vào hệ thống phân phối nước ngoài, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

3. Triển khai hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho nông sản thực phẩm các địa phương:

- Hướng dẫn các địa phương rà soát, lựa chọn các sản phẩm nông sản chủ lực để xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý.

- Đề xuất các cơ quan có thẩm quyền công nhận thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản của địa phương đã lựa chọn.

4. Công tác hỗ trợ khác:

4.1. Công tác thông tin, tuyên truyền:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tuân thủ các quy trình sản xuất, sự cần thiết sản xuất các sản phẩm an toàn, đáp ứng đủ các điều kiện để các sản phẩm được tiêu thụ bền vững trên thị trường trong và ngoài nước.

- Tuyên truyền quảng bá sâu rộng các vùng sản xuất, các sản phẩm an toàn, các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền về các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các cách làm hay, các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả của các địa phương, của người nông dân để cùng học hỏi và phát triển;

- Thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về thương hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản thực phẩm các địa phương đến các kênh phân phối, người tiêu dùng tiếp cận thông tin nông sản thực phẩm tại các vùng sản xuất để ưu tiên trong việc kết nối cung- cầu, lựa chọn tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền, cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết về các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Hình thức thông tin, tuyên truyền: Xây dựng các chuyên mục, thường xuyên đăng tải tin, bài trên hệ thống báo chí và hệ thống thông tin cơ sở; đăng tải thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của Sở Công Thương, các Sở, ngành liên quan và Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND quận, huyện, thị xã; xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, poster, clip...).

Tuyên truyền làm thay đổi tư duy, thói quen của người sản xuất trong việc sản xuất phải gắn với thị trường, không sản xuất tràn lan hoặc ngừng sản xuất khi chưa có khuyến cáo của các cơ quan Quản lý nhà nước; sản xuất các sản phẩm an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của An toàn thực phẩm để ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.

4.2. Hỗ trợ cung cấp, dự báo thông tin tình hình thị trường, giá cả nông sản:

Thường xuyên hoặc theo mùa vụ các cơ quan có liên quan cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, xu hướng biến động của nông sản trên các phương tiện thông tin để các đơn vị, người sản xuất nắm bắt, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định giá cả, thị trường.

4.3. Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất trên địa bàn Thủ đô.

4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống hàng giả về các sản phẩm đầu vào của nông nghiệp; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm đảm bảo cho các sản phẩm nông nghiệp được cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường công tác kiểm tra, lấy mẫu giám sát các sản phẩm trồng trọt nhằm cảnh báo nguy cơ mất An toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất chân chính cũng như người tiêu dùng.

5. Kinh phí thực hiện:

Hàng năm, cùng thời điểm xây dựng dự toán của Thành phố, các sở, ngành, địa phương các đơn vị chủ trì, chủ động phối hợp các đơn vị liên quan, căn cứ các nội dung Kế hoạch được phê duyệt, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê duyệt.

6. Chế độ thông tin, báo cáo:

Định kỳ 6 tháng (trước ngày 25/6), năm (trước ngày 25/12) hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo kết quả về Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng báo cáo UBND Thành phố.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, Liên minh Hợp tác xã, Hội nông dân Thành phố:

+ Tchức tập huấn về kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; về các điều kiện để nông sản thực phẩm vào kênh phân phối hiện đại, các kênh xuất khẩu; về thương mại điện tử. Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm nông sản của Hà Nội, t đó nghiên cu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài cho nhân dân để chủ động kế hoạch sản xuất.

+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị, hoạt động giao thương, kết nối cung - cầu, tuyên truyền quảng bá nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội hàng năm, tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội vào các kênh phân phối, tiến tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm hỗ trợ nông dân phát triển được sản xuất một cách ổn định, bền vững.

+ Tổ chức các giải pháp cấp bách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm có nguy cơ dư cung cao trong các mùa vụ, kết nối với các doanh nghiệp chế biến để đưa vào bảo quản, sơ chế, tiến tới chế biến thành các sản phẩm có giá trị nông nghiệp cao.

- Phối hợp các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại (siêu thị, chợ đầu mối, chuỗi cửa hàng tiện lợi, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn...) trên địa bàn Thành phố, qua đó tạo địa điểm cố định giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững; tham mưu thành phố đẩy nhanh việc xây chợ đầu mối theo quy hoạch.

- Phối hợp các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, các sản phẩm có thế mnh của các địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các doanh nghiệp phân phối, chế biến nắm bắt thông tin về tình hình thu hoạch, phối hợp bao tiêu sản phẩm và để người dân biết, tiêu dùng.

- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, đưa hàng vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

- Tổng hợp kết quả thực hiện của các sở, ngành, địa phương thực hiện báo cáo UBND Thành phố 6 tháng, năm.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, Liên minh Hợp tác xã, Hội nông dân Thành phố tiếp tục triển khai tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng hoa, trồng rau theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/01/2016 của UBND Thành phố về việc duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố giai đoạn 2017-2020 và Chương trình tập huấn kỹ thuật trồng hoa và chăm sóc hoa năm 2018. Tăng cường xây dựng, hướng dẫn, tư vấn phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ,... Chuẩn hóa quy trình sản xuất cho các chui để đảm bảo tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo các tiêu chí về hàng rào kỹ thuật theo yêu cầu; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình kthuật sản xuất an toàn, đảm bảo tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều. Hỗ trợ cung cấp thông tin để các đơn vị sản xuất thường xuyên được tiếp cận với thông tin về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng.

- Hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, sàn giao dịch thương mại điện,... cho các sản phẩm. Đẩy mạnh thí điểm ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử trong quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tươi sống bng tem điện tử mã QRcode.

3. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; Liên minh Hợp tác xã, Hội nông dân Thành phố tổ chức các lớp tập huấn kiến thức liên quan đến thị trường tiêu thụ nông sản tại địa phương nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân tăng cường kỹ năng liên kết nhóm, nắm bắt thị trường để tổ chức sản xuất theo nhu cầu; nhận diện nông sản thực phẩm an toàn qua quét mã QR Code,... để sản phẩm nông nghiệp cuối cùng có giá trị và tính cạnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà phân phối, nhu cầu người tiêu dùng.

- Phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội (các hội nghị giao thương, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm, sàn giao dịch...) và lựa chọn, giới thiệu các sản phẩm tham gia tuần hàng Việt tại các kênh phân phối nước ngoài, nhằm nâng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, phát triển được sản xuất một cách ổn định, bền vững.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn in ấn các n phẩm nhằm quảng bá, tuyên truyền sản phẩm nông nghiệp của các địa phương đặc biệt là các sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,...

- Phối hợp các Cục, Vụ của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... hỗ trợ cung cấp, dự báo thông tin tình hình, xu hướng thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ trên các phương tiện (Cổng điện tử Thành phố, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận huyện, thị xã, trên trang Web Khuyến nông, bản tin Sản xuất và Thị trường, Chương trình phát thanh Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...), nắm chắc thông tin thị trường cung, cầu hàng hóa nông sản để làm cơ sở giúp các nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh nghiên cứu, sản xuất kinh doanh đáp ng nhu cầu thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản, ổn định giá cả, thị trường góp phần thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố.

4. SKhoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, Liên minh Hợp tác xã, Hội nông dân Thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã, lãnh đạo các xã, phường, các phòng ban liên quan thuộc UBND các quận, huyện, thị xã các kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản của địa phương; Hướng dẫn các địa phương, vùng sản xuất chuyên canh tập trung cách thức tổ chức liên kết sản xuất để sản phẩm đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn đồng nhất, từ đó tổ chức xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho nông sản thực phẩm các địa phương.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã lựa chọn các sản phẩm chủ lực để xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đạt mục tiêu đề ra.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Thành phố và đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản phẩm nông nghiệp và khuyến nông, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong sản xuất (như: mô hình lúa chất lượng cao, mô hình trồng hoa, cây ăn quả, chăn nuôi công nghiệp...) góp phần hạ giá thành sản phẩm, ưu tiên xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin để các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các vùng sản xuất, các sản phẩm an toàn, sản phẩm có thế mạnh của các quận, huyện, thị xã; tuyên truyền thay đổi tư duy, thói quen của người sản xuất trong việc sản xuất phải gắn với thị trường,...

- Thông tin danh sách, địa chỉ các vùng, các đơn vị, hộ sản xuất sản phẩm an toàn tại các địa phương để các doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng biết đến sản phẩm an toàn.

6. Sở Tài chính:

Hướng dẫn các sở, ngành, đơn vị, các địa phương xây dựng dự toán, thanh quyết toán các chương trình theo kế hoạch được phê duyệt và đảm bảo không trùng lặp.

7. Hội Nông dân Thành phố:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ thuật bảo quản, chế biến sản phẩm theo hướng an toàn sinh học phù hợp thực tế tại địa phương; đề xuất các chương trình hỗ trợ cho nông dân đi học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước.

- Phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, Liên minh Hợp tác xã trong công tác tổ chức, tập huấn hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm; Công tác thông tin, tuyên truyền.

8. Liên minh Hợp tác xã Thành phố:

- Phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác tổ chức, tập huấn hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng rau, trồng hoa cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm được phê duyệt.

- Đẩy mạnh xây dựng mô hình doanh nghiệp, Hp tác xã làm đầu mối bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân.

- Hướng dẫn các Hợp tác xã, hộ sản xuất tổ chức sản xuất theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp, không tổ chức sản xuất tự phát, theo phong trào; Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các yêu cầu về thủ tục giấy tờ, đăng ký chất lượng, mẫu mã, bao bì.... phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; chủ động tham gia liên kết, tham gia sản xuất theo mô hình hợp tác xã, tổ sản xuất tại địa phương.

9. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Thành phố, Hội Nông dân Thành phố và đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ thuật trng hoa, trng rau phù hợp tình hình thực tế tại địa phương theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/01/2016 của UBND Thành ph.

- Phối hợp các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, Hội Nông dân Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn kiến thức liên quan đến thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thcho nông sản tại địa phương (thông báo, hướng dẫn, vận động người nông dân tham gia tích cực vào các lớp tập huấn, cung cấp kiến thức).

- Tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân tổ chức hiệu quả việc sản xut theo kế hoạch, các quy trình đã được chứng nhận, tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho nông sản của địa phương, đẩy mạnh hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm.

- Hàng quý, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành rà soát danh mục sản phẩm nông sản thực phẩm địa phương cần kết nối vào các kênh phân phối: siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu (cụ thể: chủng loại sản phẩm, sản lượng thu hoạch, thời gian đưa ra thị trường, liên hệ...), gửi Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối để tổ chức kết nối, tiêu thụ, xây dựng và phát triển thương hiệu,...; Công khai danh sách, địa chỉ các vùng, các đơn vị, các hộ sản xuất sản phẩm an toàn, các sản phẩm có thương hiệu, thông tin về thị trường, giá cả... trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng biết đến.

- Tạo điều kiện hỗ trợ các Hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân trên địa bàn tham gia các chương trình Xúc tiến thương mại trong và ngoài nước do Thành phố và các Bộ, ngành tổ chức.

- Phối hợp các sở, ngành kêu gọi thu hút đầu tư các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản sản xuất ra nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm và tiêu thụ ổn định.

(Có biểu phân công triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức kèm theo)

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện đảm bảo không trùng lặp, thiết thực, hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- TT Thành ủy;
- TT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP
P.C.Công,T.V.Dũng; TKBT, KT;
- Lưu VT, KT
Vân

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

BIỂU SỐ 1

PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI TỔ CHỨC CÁC LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC

(Đính kèm Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12/9/2018 của UBND Thành phố)

TT

Nội dung đào tạo

Nhu cầu đào tạo của địa phương

Phân công đơn vị phối hợp thực hiện

Giai đoạn thực hiện

Tên đơn vị

Số học viên đăng ký

Số lớp

Địa điểm

Đơn vị chủ trì nội dung

Đơn vị tổ chức các lớp tập hun

Đơn vị phối hợp

Năm 2019

Năm 2020

1

Lớp tập huấn kỹ thuật trng hoa

Hà Đông

70

1

Tại các xã, thị trấn do địa phương bố trí

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận Hà Đông

Các sở: Công Thương, KH&CN, TT& TT; Tài chính, Trung tâm XTĐTTMDL TP; Liên minh HTX, Hội Nông dân TP

1 lớp

 

Sơn Tây

70

1

UBND thị xã Sơn Tây

1 lớp

 

Mê Linh

6,409

90

UBND huyện Mê Linh

50 lớp

40 lớp

Phúc Thọ

140

2

UBND huyện Phúc Thọ

2 lớp

 

Đan Phượng

200

4

UBND huyện Đan Phượng

4 lớp

 

Phú Xuyên

30

1

UBND huyện Phú Xuyên

1 lớp

 

Thạch Thất

60

1

UBND huyện Thạch Thất

1 lớp

 

Thanh Oai

100

2

UBND huyện Thanh Oai

2 lớp

 

Hoài Đức

860

12

UBND huyện Hoài Đức

8 lớp

4 lớp

Thường Tín

140

2

UBND huyện Thường Tín

2 lớp

 

2

Lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau

Hà Đông

140

2

Ti các xã, phường, thị trấn do địa phương bố trí

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận Hà Đông

Các sở: Công Thương; TT& TT; Tài chính; KH&CN, Trung tâm XTĐTTMDL TP; Liên minh HTX, Hội Nông dân TP

2 lớp

 

Sơn Tây

70

1

UBND thị xã Sơn Tây

1 lớp

 

Mê Linh

600

10

UBND huyện Mê Linh

8 lớp

2 lớp

Chương Mỹ

1,050

10

UBND huyện Chương Mỹ

6 lớp

4 lớp

Phúc Thọ

560

8

UBND huyện Phúc Thọ

6 lớp

2 lớp

Đan Phượng

2,000

30

UBND huyện Đan Phượng

25 lớp

5 lớp

Phú Xuyên

245

5

UBND huyện Phú Xuyên

5 lớp

 

Thanh Trì

300

6

UBND huyện Thanh Trì

6 lớp

 

Quốc Oai

400

8

UBND huyện Quốc Oai

6 lớp

2 lớp

Thạch Thất

120

2

UBND huyện Thạch Thất

2 lớp

 

Thường Tín

610

9

UBND huyện Thường Tín

6 lớp

3 lớp

Mỹ Đức

280

4

UBND huyện Mỹ Đức

4 lớp

 

Thanh Oai

100

2

UBND huyện Thanh Oai

2 lớp

 

3

Tập huấn kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, liên quan đến các hiệp định thương mại song phương, đa phương liên quan đến xuất khẩu nông sản vào thị trường các nước; điều kiện đưa sản phẩm vào kênh phân phối hiện đại trong nước và ngoài nước

22 quận, huyện, thị xã: Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Sơn Tây, Mê Linh, Phú Xuyên, Đan Phượng, Phú Thọ, Thanh Oai, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức và Thường Tín

700

10 lớp (từ 02-04 quận, huyện, thị xã/lớp)

Thành phố Hà Nội

Sở Công Thương

Sở Công Thương

Các sở: NN&PTNT; Tài chính; TT&TT; Trung tâm XTĐTTMDL TP; UBND các quận, huyện, thị xã; Liên minh HTX, Hội Nông dân TP

5 lớp

5 lớp

4

Tập huấn kiến thức về thương mại điện tử để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận phương thức kinh doanh hiện đại, phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay.

22 quận, huyện, thị xã: Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Sơn Tây, Mê Linh, Phú Xuyên, Đan Phượng, Phú Thọ, Thanh Oai, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức và Thường Tín

600

8 lớp (02-04 quận, huyện, thị xã/lớp)

Thành phố Hà Nội

Sở Công Thương

Sở Công Thương

Các sở: NN&PTNT; Tài chính; TT&TT; Trung tâm XTĐTTMDL TP; UBND các quận, huyện, thị xã; Liên minh HTX, Hội Nông dân TP

4 lớp

4 lớp

6

Tổ chức các lớp tập huấn xây dựng và phát triển thương mại, nhãn hiệu tập thể cho nông sản thực phẩm các địa phương

Hà Đông

140

2

Thành phố Hà Nội

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở: NN&PTNT; Tài chính; TT&TT; Trung tâm XTĐTTMDL TP; UBND các quận, huyện, thị xã; Liên minh HTX, Hội Nông dân TP

1 lớp

1 lớp

Bắc Từ Liêm

140

2

1 lớp

1 lớp

Sơn Tây

70

1

1 lớp

 

Mê Linh

280

4

2 lớp

2 lớp

Chương Mỹ

140

2

1 lớp

1 lớp

Phúc Thọ

70

1

1 lớp

 

Đan Phượng

280

4

2 lớp

2 lớp

Phú Xuyên

70

1

1 lớp

 

Thanh Trì

140

2

1 lớp

1 lớp

Quốc Oai

140

2

1 lớp

1 lớp

Ứng Hòa

280

4

2 lớp

2 lớp

Thạch Thất

70

1

1 lớp

 

Thanh Oai

280

4

4 lớp

 

Hoài Đức

140

2

1 lớp

1 lớp

7

Lớp tập huấn kiến thức liên quan đến thị trường, tư vấn thiết kế mu mã sản phẩm, marketing... cho nông sản tại địa phương

Hà Đông

70

1

Thành phố Hà Nội

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Các sở: Công Thương, NN& PTNT, TT&TT, Khoa học và công nghệ, UBND các quận, huyện, thị xã; Liên minh HTX, Hội Nông dân TP

1 lớp

 

Bắc Từ Liêm

140

2

1 lớp

1 lớp

Sơn Tây

70

1

1 lớp

 

Mê Linh

280

4

2 lớp

2 lớp

Chương Mỹ

140

2

1 lớp

1 lớp

Phúc Thọ

70

1

1 lớp

 

Đan Phượng

280

4

2 lớp

2 lớp

Phú Xuyên

70

1

1 lớp

 

Thanh Trì

140

2

1 lớp

1 lớp

Quốc Oai

140

2

1 lớp

1 lớp

Ứng Hòa

280

4

2 lớp

2 lớp

Thạch Thất

70

1

1 lớp

 

Thanh Oai

280

4

4 lớp

 

Hoài Đức

140

2

1 lớp

1 lớp

8

Lp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Hội nông dân Thành phố

90

3

Huyện Quốc Oai, ng Hòa, Thanh Oai

Hội nông dân

Hội nông dân

Các sở: Công Thương, NN& PTNT, TT& TT, Khoa học và công nghệ, Trung tâm XTĐTTMDL Thành phố; UBND các huyện; Liên minh HTX TP

3 lớp

 

9

Lớp tập huấn, đào tạo về kỹ thuật bảo quản, chế biến sản phẩm gắn với xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm

90

3

Huyện Hoài Đức, Ba Vì, Phú Xuyên.

3 lớp

 

 


BIỂU SỐ 2

BIỂU TỔNG HỢP

NHU CẦU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU TẬP THỂ, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Đính kèm Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12/9/2018 của UBND Thành phố)

TT

Quận/huyện

Sản phẩm xây dựng tên thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Giai đoạn thực hiện

1

Đan Phượng

Rau hữu cơ Hộ kinh doanh Đặng Thị Cuối

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, TT&TT, Trung tâm XTĐTTMDL TP, UBND các quận, huyện, thị xã

Năm 2018

Sản phẩm nấm chất lượng cao HTX nấm Nghĩa Minh

Sản phẩm chăn nuôi hữu cơ xã Phương Đình

Hoa Ly xã Song Phượng

2

Thanh Oai

Miến Cự Đà, xã Cự Khê

Bún, bánh cuốn xã Bích Hòa

Gạo Bắc thơm số 7, đài thơm số 8 xã Đỗ Động

Năm 2019

3

Hà Đông

Rau quả an toàn HTX DVTH Hòa Bình- P. Yên Nghĩa

4

Phú Xuyên

Rau an toàn xã Minh Tân

Rau an toàn xã Hồng Thái

Gạo hữu cơ Phú Xuyên

Bưởi thồ Bạch Hạ

5

ng Hòa

Trứng Vịt Đông Lỗ

6

Thạch Thất

Sản phẩm lợn rừng xã Yên Bình

Sản phẩm Khoai tây xã Hương Ngải

7

Hoài Đức

i Bọc- xã Di Trạch

8

Phúc Thọ

Thịt lợn sinh học Kỷ Nguyên (Công ty thực phẩm sinh học an toàn Kỷ Nguyên)

Rau an toàn Xuân Phú

9

Mê Linh

Rau, cxã Tráng Việt, Tiền Phong, Văn Khê, Tiến Thắng

Ccải Đông Cao

Bưởi đỏ Đông Cao

10

Chương Mỹ

Rau an toàn Chúc Sơn

Bưởi hữu cơ Nam Phương Tiến

11

Thường Tín

Rau an toàn xã Hà Hồi

12

Bắc Từ Liêm

Hoa Tây Tựu

Năm 2020

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 175/KH-UBND ngày 12/09/2018 về hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.224

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.146.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!