Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2264/KH-UBND 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng tỉnh Bến Tre

Số hiệu: 2264/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Nguyễn Hữu Lập
Ngày ban hành: 14/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2264/KH-UBND

Bến Tre, ngày 14 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Tai nạn tàu bay là một thảm họa, tùy vào mức độ tai nạn sẽ có hậu quả khác nhau, nhưng hầu hết các vụ tai nạn liên quan đến tàu bay đều gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản

1. Tình hình liên quan đến tai nạn hàng không dân dụng (HKDD)

a) Tình hình tàu bay HKDD

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre không có tàu bay dân dụng, đường bay quốc tế qua không phận của tỉnh có khoảng 03 đường, đường bay nội địa 03 đường. Không có sân bay quân sự và lưỡng dụng. Trên địa bàn chỉ xác định 09 vị trí làm bãi đáp trực thăng trong thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai.

Vì tính chất, thiệt hại của tai nạn tàu bay, nên nếu để xảy ra sự cố sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho con người, tài sản, môi trường, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, công tác quản lý, bảo đảm an toàn bay đòi hỏi những yêu cầu rất nghiêm ngặt về con người, trang thiết bị, tàu bay,... cũng như các quy trình về vận hành, an toàn lao động, xử lý sự cố,... và cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về an ninh, an toàn bay.

b) Nguyên nhân gây tai nạn HKDD

Nguyên nhân chủ yếu do lỗi kỹ thuật của phương tiện bay, thời tiết xấu, những vụ cướp tàu bay (khủng bố),....

c) Hậu quả do tai nạn HKDD gây ra

Làm hành khách, phi hành đoàn bị thương, chết; tàu bay bị hỏng; làm cháy khu dân cư, khu công nghiệp, kho, trạm (hóa chất, vũ khí) do tàu bay bị nổ, ảnh hưởng môi trường do sự cố tràn nhiên liệu từ tai nạn hàng không.

2. Lực lượng ứng phó với tai nạn HKDD

a) Trên đất liền

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tnh, Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường, đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện có của các đơn vị đến hiện trường để thực thi nhiệm vụ.

- Sở Y tế: Chỉ đạo cơ sở y tế các địa phương có sự cố phối hợp với Bệnh viện tỉnh triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

- Sở Giao thông vận tải: Thường xuyên cập nhật các thiết bị thi công có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và các loại phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, tùy theo từng trường hợp xảy ra tai nạn cụ thđể huy động lực lượng, các phương tiện của địa phương cũng như các nhà thầu đang thi công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Phối hợp với Công an tỉnh, Cục hàng không để nắm bắt đồng thời báo cáo với Bộ Ngoại giao đối với trường hợp có người mang quốc tịch nước ngoài (ngoại kiều, việt kiều) trong vụ tai nạn.

Trường hợp tàu bay xảy ra tai nạn nằm ở vị trí hiểm trở không có các tuyến giao thông đi đến, việc đi đến hiện trường của các lực lượng, phương tiện cứu hộ gặp khó khăn và những tình huống vượt khả năng ứng phó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn.

b) Trên biển

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường, đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện có của các đơn vị đến hiện trường để thực thi nhiệm vụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có công suất lớn và loại tàu lớn của các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đng thời phối hợp với các ngành chức năng khác để thực hiện cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy ra trên bin. Yêu cầu tàu thuyn, tàu vận tải của ngư dân ở nơi xảy ra tai nạn tích cực tham gia ứng phó, đồng thời phối hợp với Biên phòng tỉnh (bạn) để tham gia cứu hộ cứu nạn.

II. NHIỆM VỤ

1. Công tác phòng ngừa tai nạn HKDD

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Thực hiện tốt công tác quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền công tác ứng phó sự cố tai nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp cán bộ và nhân dân hiểu biết về nguy cơ thiệt hại và có ý thức trách nhiệm trong công tác ứng phó với tai nạn HKDD và tìm kiếm cứu nạn có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản...

- Chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện tốt phương án phòng ngừa, tìm kiếm, cứu nạn, phương án sơ tán, di dời dân khi có tình huống xảy ra.

b) Công tác huấn luyện, diễn tập

Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, huấn luyện công tác ứng phó sự cố theo kế hoạch, tổ chức Huấn luyện và Hội thao, diễn tập công tác cứu hộ cứu nạn (CH-CN) nhằm nâng cao ý thức, cách thức, phương pháp ứng phó khi có tình huống xảy ra.

c) Công tác đầu tư trang thiết bị ứng phó

- Tổ chức tiếp nhận, cấp phát phương tiện trang bị CH-CN do Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cấp hàng dự trữ Quốc gia phục vụ công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Các loại trang bị phương tiện phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được bảo quản tốt, thường xuyên làm tốt công tác bảo dưỡng, khi có tình huống sẽ sử dụng được ngay. Thực hiện tốt công tác kim kê đánh giá chất lượng 00 giờ ngày 01/01 hàng năm; đồng thời tăng cường công tác quản lý về chủng loại, số lượng, chất lượng phục vụ tốt cho công tác huấn luyện, ứng cứu.

2. Khi xảy ra tai nạn HKDD

- Công tác tiếp nhận, xử lý, xác minh thông tin: Khi có thông tin về tai nạn HKDD, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiến hành kiểm tra, xác nhận thông tin, khi đã xác định thông tin chính xác kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

- Công tác triển khai lực lượng, phương tiện: Khi xác định vị trí tai nạn HKDD xảy ra trên địa bàn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kịp thời thông báo các cơ quan chức năng tiến hành triển khai lực lượng, phương tiện nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn.

- Công tác phối hợp, hiệp đng: Căn cứ tình hình cụ thể của vụ tai nn HKDD tiến hành điều động lực lượng, phương tiện đã hợp đồng đến hiện trường thực hiện nhiệm vụ ứng phó, cứu hộ, cứu nạn làm giảm thiệt hại về người và tài sản, đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ khác có thể xảy ra như cháy, nổ, ô nhiễm môi trưng…..

- Công tác khắc phục hậu quả, tổng kết, báo cáo: Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tiến hành tổng hợp tình hình, kiểm đếm sự việc, báo cáo về trên theo quy định như thời gian xảy ra tai nạn, nguyên nhân xác định ban đầu, vị trí, số người bị nạn (bao nhiêu sống, bao nhiêu chết, bao nhiêu phụ nữ, bao nhiêu trẻ em, quốc tịch), số hiệu chuyến bay,……

III. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ VỚI TAI NẠN HKDD

1. Phương châm

Vận dụng phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ), huy động lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Trong trường hợp khẩn cấp phải cứu người trước, cứu tài sản sau. Khi xảy ra tai nạn gây thiệt hại người và tài sản, các đơn vị chủ động sử dụng lực lượng, phương tiện hoạt động thường xuyên thuộc quyền cơ động ứng cứu, đồng thời báo cáo kịp thời lên cấp trên.

2. Khu vực ứng phó tai nạn HKDD

a) Trên đất liền: Khu vực các huyện và thành phố Bến Tre.

b) Trên biển: Ven biển các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

3. Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn: sử dụng lực lượng Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS cấp huyện, lực lượng dân quân nơi xảy ra tai nạn.

- Lực lượng cứu thương: Sở Y tế và lực lượng y tế cấp huyện, xã (nơi xảy ra tai nạn)

- Lực lượng chữa cháy: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh, huyện.

- Lực lượng chốt chặn bảo vệ hiện trường: Công an tỉnh, huyện, xã.

- Lực lượng bảo đảm: Ban ngành đoàn thể tỉnh, huyện, xã.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Công tác phòng ngừa

a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch, chuẩn bị và huấn luyện lực lượng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống.

b) Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng kế hoạch, chun bị nhân lực, vật lực, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống tai nạn HKDD.

c) Công an tỉnh: Duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, tổ chức huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có công suất lớn của ngư dân, làm tốt công tác tuyên truyền cho các phương tiện và ngư dân thường xuyên hoạt động trên biển nắm nội dung tham gia tìm kiếm và thực hành cứu nạn khi có tai nạn HKDD xảy ra.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng kế hoạch, trin khai chỉ đạo ngành Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có tình huống.

g) Sở Thông tin và Truyền thông: Cải tạo, nâng cấp, ưu tiên bảo đảm thông tin liên lạc hướng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố tai nạn.

h) Bộ Chỉ huy Bộ Đội Biên phòng tỉnh: Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, diễn tập, huấn luyện sẵn sàng tham gia hoạt động cứu nạn khi có tai nạn xảy ra.

i) UBND các huyện, thành phố: Thành lập, điều chỉnh và duy trì hoạt động của Ban chỉ huy hiện trường cứu nạn trực thuộc Ủy ban nhân dân; xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu bay trên địa bàn huyện, thành phố.

2. Khi xảy ra tai nạn HKDD

a) Đối với tai nạn xảy ra trên đất liền

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:

+ Tham mưu giúp UBND tỉnh điều hành, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tai nạn trên địa bàn tỉnh.

+ Chỉ định Cơ quan chủ trì cứu nạn hoặc trực tiếp chỉ huy khi nhận điện báo cáo của địa phương (nơi xảy ra tai nạn); điều động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, các tổ chức và cá nhân kịp thời ứng phó.

+ Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của bộ, ngành Trung ương khi ứng phó và khắc phục sự cố.

+ Điều động lực lượng, phương tiện và lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành, phối hợp với địa phương thực hiện nhiệm vụ ứng phó với tai nạn.

+ Chỉ đạo, nắm diễn biến tình hình và tổng hợp kết quả cứu nạn; công bố nguyên nhân, mức độ, số liệu thiệt hại; đề xuất các chủ trương, biện pháp chỉ đạo công tác ứng phó với tai nạn tiếp theo.

+ Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động ứng phó sự cố tai nạn trên địa bàn tỉnh.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

+ Thông báo, huy động lực lượng dân quân, bộ đội địa phương tổ chức tìm kiếm, phát hiện tàu bay lâm nạn báo về cơ quan cấp trên và chính quyền địa phương.

+ Phối hợp với lực lượng Công an triển khai lực lượng đảm bảo giao thông, bảo vệ hiện trường không cho người và phương tiện vào khu vực tai nạn khi chưa có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

+ Phối hợp với lực lượng liên quan tổ chức cứu nạn, cứu hộ; tham gia chữa cháy; tuyên truyền vận đng nhân dân không tụ tập, tham gia kích động, gây rối; Chuẩn bị khu vực bảo đảm cho lực lượng các cấp tham gia chỉ đạo, thực hiện công tác khắc phục hậu quả.

+ Chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thành phố chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng phối hợp với các lực lượng có liên quan tham gia cứu hộ, cứu nạn.

- Công an tỉnh:

+ Phối hợp với chính quyền địa phương sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

+ Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trt tự, quản lý, điều hành giao thông khu vực bị tai nạn phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

+ Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động ứng phó khi có tai nạn xảy ra.

- Sở Giao thông vận tải:

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có tình huống và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cu nạn.

+ Phối hợp với Công an bảo đảm công tác an toàn giao thông, phương án lưu thông phương tiện, phân lung, chống ùn tắt giao thông tại nơi xảy ra tai nạn

- Sở Thông tin và Truyền thông:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ưu tiên bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố tai nạn.

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông huy động lực lượng của ngành tham gia bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cứu nạn hàng không dân dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Sở Y tế:

+ Phối hợp với Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án và chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn kịp thời, hiệu quả.

+ Chỉ đạo lực lượng y tế phối hợp tham gia cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

+ Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN theo quy định khi có các nạn nhân chưa được xác định danh tính, chưa được gia đình nhận dạng; bảo quản và xác định danh tính nạn nhân bị thiệt mạng do sự cố gây ra theo đúng quy định để bàn giao cho gia đình nạn nhân.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

+ Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cứu nạn khi có tai nạn xảy ra trên địa bàn khu vực phụ trách, nơi địa bàn các đồn Biên phòng đóng quân.

+ Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động cứu nạn khi có tai nạn xảy ra.

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cứu nạn. Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cứu nạn theo quy định của Pháp luật.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng kế hoạch và giải pháp vệ sinh, làm sạch môi trường ở nơi xảy ra sự cố, triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường do xăng dầu đổ ra môi trường.

- Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan:

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, ngành có lực lượng, phương tiện, khả năng và đủ điều kiện tham gia cứu nạn hàng không dân dụng báo cáo về Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nghiên cứu, đưa vào phương án sử dụng lực lượng, phương tiện trong kế hoạch về ứng phó sự cố tai nạn HKDD.

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, ngành chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó tai nạn tàu bay khi được cơ quan chức năng huy động.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

+ Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn HKDD trên địa bàn huyện, thành phố, phân công rõ trách nhiệm các đơn vị cá nhân chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ.

+ Chỉ đạo thực hiện các phương án huy động lực lượng, trang thiết bị của địa phương tham gia ứng phó khi có tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực địa bàn quản lý.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức đứng chân trên địa bàn chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia hoạt động cứu nạn trong khu vực địa bàn quản lý; chủ trì công tác cứu nạn, bảo vệ hiện trường vụ tai nạn và giải quyết hậu quả.

- Đề nghị Hội Chữ thập đỏ tỉnh:

+ Huy động Hội Chữ thập đỏ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ các cp và nơi sự cố xảy ra tham gia cứu nạn, sơ cấp cứu và hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân; tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện nhằm bảo đảm nguồn máu phục vụ cho công tác cấp cứu và điều trị nạn nhân trong các tình huống khẩn cấp.

+ Thực hiện công tác tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân.

- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân:

+ Khi có tình huống tai nạn xảy ra trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia công tác cứu nạn ban đầu. Khi được cấp có thẩm quyền thông báo huy động, trưng dụng nhân lực, phương tiện tham gia công tác cứu nạn thì phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp tham gia cùng với các lực lượng của cơ quan chức năng.

+ Chế độ chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn được thực hiện theo quy định của Pháp luật. Các phương tiện, trang thiết bị của các tổ chức, đơn vị, cá nhân được huy động, trưng dụng vào hoạt động cứu hộ, cứu nạn nếu bị hư hại sẽ được bồi thường theo quy định của Pháp luật.

+ Chủ phương tiện tham gia hoạt động cứu nạn chấp hành nghiêm lệnh của cơ quan có thẩm quyền về việc điều động tham gia hoạt động cứu nạn HKDD; bảo đảm an toàn sinh mạng cho người, phương tiện trong quá trình tham gia hoạt động cứu nạn.

+ Doanh nghiệp Bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho phương tiện bay bị nạn có trách nhiệm phối hợp và cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin liên quan đến hành khách, tàu bay được bảo hiểm theo nội dung yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cứu nạn khi tiến hành cứu nạn và giải quyết vụ việc.

b) Đối với tai nạn xảy ra trên biển

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ CHQS tỉnh:

+ Thông báo, huy động lực lượng dân quân, bộ đội, ngư dân tổ chức tìm kiếm, phát hiện tàu bay lâm nạn trí báo về cơ quan cấp trên và chính quyền địa phương.

+ Tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin; giữ liên lạc với tàu, người báo tin,... Chỉ huy đội tàu đánh bắt hải sản gần vị trí tàu bay bị nạn cơ động đến cứu người và phương tiện. Phối hợp với lực lượng liên quan tổ chức cu nạn, cứu hộ; tuyên truyền vận động nhân dân không tụ tập, tham gia kích động, gây rối; Chuẩn bị khu vực bảo đảm cho lực lượng các cấp tham gia chỉ đạo, thực hiện công tác khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn,...

- Sở Giao thông vận tải:

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có tình huống và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn, trục vớt phương tiện.

+ Phối hợp với Công an bảo đảm công tác an toàn giao thông, phương án lưu thông phương tiện, phân lung giao thông tại nơi xảy ra tai nạn.

- Công an tỉnh:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, quản lý, điều hành giao thông khu vực bị tai nạn phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

+ Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động ứng phó khi có tai nạn xảy ra.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo lực lượng kiểm ngư phối hợp với Bộ đội Biên phòng phát hiện, thông báo và tiến hành cứu hộ cứu nạn, thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có công suất lớn và loại tàu lớn của các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng khác để thực hiện cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy ra trên biển.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, ngành kịp thời tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó tai nạn tàu bay khi được cơ quan chức năng huy động; đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, thông suốt;...

- Ủy ban nhân dân các huyện ven biển:

+ Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn HKDD trên địa bàn huyện, phân công rõ trách nhiệm các đơn vị cá nhân chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ.

+ Chỉ đạo thực hiện các phương án huy động lực lượng, trang thiết bị của địa phương tham gia ứng phó khi có tai nạn xảy ra trong khu vực địa bàn quản lý.

+ Chủ trì, phối hợp lực lượng, phương tiện của địa phương, của các cơ quan, tổ chức tại địa phương tham gia hoạt động cứu nạn trong khu vực địa bàn quản lý; chủ trì công tác cứu nạn, bảo vệ hiện trường vụ tai nạn và khắc phục hậu quả.

+ Các tổ đội tàu thuyền, doanh nghiệp hoạt động trên biển: Khi phát hiện vị trí tàu bay lâm nạn, thông báo cho lực lượng Biên phòng hoặc các lực lượng liên quan và tiếp tục duy trì thông tin; thực hiện ngay công tác cứu nạn cứu hộ và thông báo, huy động các tổ, đội tàu thuyền cùng tổ đội đến tham gia cứu hộ, cứu nạn.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm thông tin liên lạc

Sử dụng điện thoại Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và điện thoại di động của thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

2. Bảo đảm ngân sách

- Nguồn ngân sách: Ngân sách địa phương (theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ tài chính về hướng dẫn thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa).

- Đối tượng, trách nhiệm, định mức, thủ tục thanh toán: Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ tài chính về hướng dẫn thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.

- Các khoản hỗ trợ, viện trợ và đóng góp tự nguyện hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp kinh phí, nhân lực, phương tiện, tài sản để tham gia vào hoạt động ứng phó sự cố tai nạn.

VI. TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Cơ quan thường trực

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (đặt tại Chi cục Thủy lợi) là cơ quan thường trực, khi có tình huống kịp thời báo cáo Ban chỉ huy để phân công nhiệm vụ, điều động lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

VII. MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1. Thời gian giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tháng 5 năm 2019.

2. Thời gian các đơn vị có liên quan hoàn thành kế hoạch của đơn vị mình trong tháng 5 năm 2019.

3. Thời gian triển khai thực hiện tháng 6 năm 2019.

Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch ứng phó tai nạn HKDD và triển khai thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định. Định kỳ đột xuất, hằng tháng, năm giao Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn tàu thuyền trên biển theo quy định.

Trên đây là phối hợp Ứng phó tai nạn hàng không dân dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các ngành, địa phương, các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Quốc gia TKCN (để b/c);
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP;
- Phòng: KT, TH, TCĐT;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Lập

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2264/KH-UBND ngày 14/05/2019 về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng do tỉnh Bến Tre ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.098

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.69.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!