HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/NQ-HĐND
|
Tiền Giang, ngày
19 tháng 7 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LỰC
LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng
4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham
gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Căn cứ Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng
4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định một số điều của Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 234/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm
2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh
ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án xây dựng, bố trí, đảm bảo điều kiện hoạt động
đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang; Báo cáo thẩm tra số 242/BC-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Pháp chế
Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây
dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia
bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, gồm các nội dung
chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng
và quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở giao; tổ
chức kiện toàn 03 lực lượng gồm Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội
trưởng, Đội phó đội dân phòng thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ở tất cả
các ấp, khu phố trên địa bàn cấp xã trong toàn tỉnh. Sau khi thành lập, Tổ bảo
vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác nắm tình hình,
làm nòng cốt hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Công an cấp
xã) giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Đảm bảo triển khai thực hiện kịp thời các quy định
của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023; Nghị định
số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Thông tư số
14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi
tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và
các văn bản pháp luật khác có liên quan. Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở đúng quy định, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh, trật tự của địa phương. Bố trí đủ số lượng, đảm bảo chất lượng;
bảo đảm chế độ, chính sách và điều kiện hoạt động; thường xuyên bồi dưỡng, tập
huấn, huấn luyện cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng
yêu cầu về tư tưởng chính trị, đủ năng lực chuyên môn phối hợp thực hiện tốt
nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Thực trạng
Hiện nay, ngoài Công an xã chính quy, trên địa bàn
cơ sở còn có sự tham gia của lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên
trách đang được tiếp tục sử dụng và dân phòng. Các lực lượng này là tai mắt,
cánh tay nối dài của lực lượng Công an cấp xã, tham gia đảm bảo an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác,
làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần quan trọng
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương. Qua đó, đã
có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong tấn công, trấn áp các loại tội phạm
và hành vi vi phạm pháp luật; trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh
Tổ quốc, điển hình dân vận khéo.
Toàn tỉnh hiện có 32 Ban Bảo vệ dân phố, 187 Tổ Bảo
vệ dân phố với 935 người; 818 Công an xã bán chuyên trách/818 ấp; 995 Đội dân
phòng với 5.195 người.
2. Về xây dựng, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ
an ninh, trật tự ở cơ sở
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người
dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an
ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng
này được thành lập trên cơ sở kiện toàn 03 lực lượng bao gồm Bảo vệ dân phố,
Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội
dân phòng để thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tổ bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở được bố trí ở tất cả các ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh, mỗi Tổ
không quá 09 thành viên, ưu tiên sử dụng lực lượng có sẵn khi tổ chức kiện
toàn.
Công an các địa phương rà soát, đánh giá lực lượng
hiện có để tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiện
toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng linh hoạt,
không nhất thiết đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với lực
lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó đội dân
phòng đang được tiếp tục sử dụng nhằm đạt mục tiêu phát huy hiệu quả hỗ trợ lực
lượng Công an trong đảm bảo an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.
Trường hợp khi kiện toàn có số lượng lớn hơn số
thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định thì có thể tham khảo
về tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở để tham mưu phương án kiện toàn theo hướng ưu tiên chọn những
người đảm bảo sức khỏe, có uy tín, trình độ văn hóa, có thành tích, am hiểu về
phong tục, tập quán trong cộng đồng dân cư, có thâm niên dài trong lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở... để sàng lọc, lựa chọn.
Trường hợp khi kiện toàn có số lượng nhỏ hơn số
thành viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì tổ chức tuyển
mới theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
và ưu tiên tuyển chọn công dân đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân
am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng
tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm Tổ trưởng,
Tổ phó và Tổ viên. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo các quy định tại Thông tư số
14/2024/TT-BCA .
Ngoài việc xét chọn, công nhận Tổ trưởng, Tổ phó Tổ
bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo định hướng nêu trên, các địa phương cần đảm
bảo thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ
an ninh, trật tự ở cơ sở: “Đội dân phòng được thành lập ở thôn, tổ dân phố.
Người được công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định
của pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bổ nhiệm
làm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý”.
3. Chức năng, nhiệm vụ
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở ấp, khu phố, làm nòng cốt
hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật
tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hỗ trợ Công an cấp
xã thực hiện các nhiệm vụ sau: nắm tình hình về an ninh, trật tự; xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu
hộ; quản lý hành chính về trật tự xã hội; vận động, giáo dục người đã có hành
vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở; tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động.
4. Về đảm bảo điều kiện hoạt động
Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí địa
điểm, nơi làm việc; trang bị trang phục, giấy chứng nhận, bảo đảm cơ sở vật chất,
công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị theo quy định.
a) Bố trí địa điểm, nơi làm việc
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí địa điểm,
nơi làm việc cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại trụ sở ấp, khu phố, địa
điểm, nơi sinh hoạt cộng đồng ở ấp, khu phố hoặc địa điểm, nơi làm việc khác
phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm của địa phương.
b) Trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy
chứng nhận
Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được cấp
trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận theo quy định, bao gồm:
- Trang phục:
+ Trang bị lần đầu
STT
|
Danh mục trang
phục
|
Đơn vị tính
|
Tiêu chuẩn
|
1
|
Mũ mềm gắn huy hiệu
|
Cái
|
01
|
2
|
Mũ cứng gắn huy hiệu
|
Cái
|
01
|
3
|
Mũ bông gắn huy hiệu
|
Cái
|
01
|
4
|
Mũ bảo hiểm
|
Cái
|
01
|
5
|
Quần áo xuân hè
|
Bộ
|
02
|
6
|
Áo xuân hè dài tay
|
Cái
|
02
|
7
|
Quần áo thu đông
|
Bộ
|
02
|
8
|
Áo ấm
|
Cái
|
02
|
9
|
Áo sơ mi
|
Cái
|
02
|
10
|
Ca ra vát
|
Cái
|
01
|
11
|
Dây lưng
|
Cái
|
01
|
12
|
Giầy da
|
Đôi
|
01
|
13
|
Dép nhựa
|
Đôi
|
01
|
14
|
Bít tất
|
Đôi
|
02
|
15
|
Quần áo mưa
|
Bộ
|
01
|
+ Trang bị những năm tiếp theo
STT
|
Danh mục trang
phục
|
Đơn vị tính
|
Tiêu chuẩn
|
Niên hạn (năm)
|
1
|
Mũ mềm gắn huy hiệu
|
Cái
|
01
|
03
|
2
|
Mũ cứng gắn huy hiệu
|
Cái
|
01
|
03
|
3
|
Mũ bông gắn huy hiệu
|
Cái
|
01
|
03
|
4
|
Mũ bảo hiểm
|
Cái
|
01
|
05
|
5
|
Quần áo xuân hè
|
Bộ
|
01
|
01
|
6
|
Áo xuân hè dài tay
|
Cái
|
01
|
02
|
7
|
Quần áo thu đông
|
Bộ
|
01
|
02
|
8
|
Áo ấm
|
Cái
|
01
|
03
|
9
|
Áo sơ mi
|
Cái
|
02
|
02
|
10
|
Ca ra vát
|
Cái
|
01
|
02
|
11
|
Dây lưng
|
Cái
|
01
|
03
|
12
|
Giầy da
|
Đôi
|
01
|
02
|
13
|
Dép nhựa
|
Đôi
|
01
|
01
|
14
|
Bít tất
|
Đôi
|
02
|
01
|
15
|
Quần áo mưa
|
Bộ
|
01
|
03
|
- Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận:
Mỗi thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được cấp
lần đầu 01 biển hiệu, 01 giấy chứng nhận và có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ
ngày cấp. Hết thời gian sử dụng hoặc vì lý do khách quan được cấp đổi, cấp lại
hoặc bị thu hồi biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở.
- Công cụ hỗ trợ:
STT
|
Tên công cụ
|
Đơn vị tính
|
Trang bị cho 01
Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
|
Niên hạn sử dụng
|
1
|
Dùi cui cao su
|
Chiếc
|
80% quân số
|
Theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất
|
2
|
Dùi cui kim loại
|
Chiếc
|
50% quân số
|
3
|
Áo giáp chống đâm
|
Cái
|
30% quân số
|
4
|
Găng tay bắt dao
|
Đôi
|
30% quân số
|
- Phương tiện, thiết bị:
STT
|
Danh mục
|
Đơn vị tính
|
Số lượng thành
viên
|
Số lượng trang
bị
|
Niên hạn
|
Ghi chú
|
1
|
Bàn làm việc cá nhân
|
Cái
|
03 - 05
|
03 - 04
|
10
|
Theo thời
giá
|
06 - 09
|
06 - 08
|
2
|
Bàn họp
|
Cái
|
03 - 05
|
01
|
10
|
06 - 09
|
01 - 02
|
3
|
Ghế ngồi
|
Cái
|
Bằng số lượng
thành viên Tổ
|
10
|
4
|
Tủ đựng tài liệu
|
Cái
|
03 - 05
|
01 - 02
|
10
|
|
06 - 09
|
03 - 05
|
5
|
Giường cá nhân
|
Cái
|
03 - 05
|
02 - 03
|
|
|
06 - 09
|
04 - 05
|
|
6
|
Văn phòng phẩm
|
|
Theo yêu cầu công
tác
|
|
|
c) Huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi
- Căn cứ yêu cầu thực tiễn lực lượng Công an các cấp
chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng về chính trị,
pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 600/QĐ-V05 ngày 24 tháng
4 năm 2024 của Bộ Công an về việc phê duyệt, ban hành tài liệu bồi dưỡng nghiệp
vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Định kỳ 05 năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo
an ninh trật tự ở cơ sở, lực lượng Công an tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ
chức hội thi lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
IV. CHÍNH SÁCH, HỖ TRỢ, BỒI DƯỠNG
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra,
lực lượng này còn được hưởng các chế độ hỗ trợ thường xuyên hàng tháng; bồi dưỡng
khi thực hiện nhiệm vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ hoặc từ 22 giờ ngày hôm trước đến
06 giờ sáng ngày hôm sau; khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bồi dưỡng ngày công lao động tăng
thêm khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng; hỗ trợ đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng
Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết khi
thực hiện nhiệm vụ... theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn
ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết, kịp thời trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định
tiêu chí thành lập Tổ, tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở; chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực
hiện tốt các nhiệm vụ:
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn
tỉnh sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, đảm bảo
phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ
sở.
- Sở Tài chính cân đối ngân sách thực hiện Nghị quyết
theo quy định; hướng dẫn địa phương nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quán triệt, triển
khai Nghị quyết và xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương; chỉ đạo Công an
cùng cấp tham mưu công tác kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự
ở cơ sở. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho lực lượng gia bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở theo quy định. Bố trí địa điểm, nơi làm việc cho lực lượng tham
gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm yêu cầu công tác, phù hợp với điều
kiện của địa phương.
Điều 2. Giao Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền
Giang Khóa X, Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ
ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB. Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND cấp huyện;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
- TTT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT. HĐND các xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Võ Văn Bình
|