ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1919/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
24 tháng 3 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
GIẢI TỎA CÁC VI PHẠM
HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG, THIẾT LẬP KỶ CƯƠNG TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Nghị định số 11/2010/NĐ-CĐ ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an
toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 và các văn bản chỉ đạo
của Tỉnh ủy, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 17/2/2017 của
UBND tỉnh về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2017;
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về trật tự đô thị và bảo đảm an toàn giao thông, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế
hoạch giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn giao thông, thiết lập kỷ cương trật
tự an toàn giao thông trên các tuyến đường, tuyến phố thuộc địa bàn tỉnh với nội
dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chấn chỉnh và lập lại trật tự đô thị, trật tự
hành lang ATGT đối với các tuyến đường, tuyến phố trên địa bàn, xóa bỏ tình trạng
lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường làm nơi tập kết vật liệu, kinh doanh buôn bán
hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông trên
các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh.
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các
tầng lớp nhân dân trên địa bàn về công tác đảm bảo trật tự ATGT, vệ sinh môi
trường, trật tự và văn minh đô thị, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng nếp sống văn
hóa ở đô thị và nông thôn theo hướng bền vững, giàu đẹp, văn minh.
- Từng bước nâng cao nhận thức về nếp sống văn hóa
của dân cư trong các đô thị và nông thôn, tạo sự đồng thuận cao trong các cơ
quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện sắp xếp, chỉnh trang đô
thị, vệ sinh môi trường, nhằm tạo lập diện mạo, chất lượng mới tốt hơn cho các
đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành tiến hành đồng bộ, quyết liệt,
triệt để công tác giải tỏa vi phạm hành lang, lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố,
trật tự đô thị trên địa bàn. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giải thích
để các hộ dân cư nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự đô
thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn
minh đô thị và nông thôn, giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng
đường để làm nơi tập kết vật liệu, kinh doanh buôn bán hàng hóa ... gây mất mỹ
quan đô thị và mất an toàn giao thông.
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về trật tự
đô thị, trật tự an toàn giao thông. Đưa công tác quản lý vỉa hè, hành lang,
lòng đường, công tác trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông ngày càng đi
vào nề nếp, ổn định.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến
các huyện, thành phố, thị xã cho đến các xã, phường, thị trấn và tổ dân phố,
thôn bản để tạo sự đồng tình, hưởng ứng trong toàn thể cán bộ, nhân dân trong
việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự đô thị, trật tự an toàn
giao thông, vệ sinh môi trường.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
Việc bảo đảm trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường được thực hiện trên tất cả các khu vực đô
thị, các tuyến đường nơi tập trung đông người như cổng bệnh viện, trường học,
chợ... trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật
về trật tự quản lý đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; những quy định
của pháp luật về quảng cáo, lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn, các quy định về
hành lang an toàn đường bộ tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của
Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và
Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ để các tầng lớp nhân dân
trên địa bàn biết và tự giác thực hiện.
- Các quy ước về thực hiện nếp sống văn minh đô thị,
các Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các vùng nông thôn trên địa
bàn.
3. Công tác ra quân kiểm tra và xử lý
Sau thời gian tuyên truyền, vận động, giáo dục và tự
giác tháo dỡ các vi phạm, các Sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành, thị
và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tổ chức ra quân, kiểm tra và xử
lý kiên quyết theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về
trật tự đô thị và vi phạm về hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường
trên địa bàn.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì và phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện,
thành phố, thị xã thực hiện quy hoạch, chỉnh trang một số tuyến đường trục
chính qua khu Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, Khu công nghiệp
theo hướng văn minh đô thị.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết các hành vi vi
phạm liên quan đến trật tự ATGT, quản lý trật tự hè phố, lòng đường và hành
lang đường bộ trên địa bàn.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải:
Giao cho các Đội thanh tra phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã bố trí lực
lượng và phương tiện tham gia thực hiện Kế hoạch giải tỏa các vi phạm hành lang
an toàn giao thông, thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
tỉnh của các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
- Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý
đường bộ theo phân cấp để cùng phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ
giải tỏa hành lang ATGT trên các tuyến đường theo phân cấp quản lý.
- Là đầu mối kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực
hiện nhiệm vụ của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
trên địa bàn.
2. Công an tỉnh
- Thực hiện nghiêm túc Công điện ngày 28/02/2017 của
Bộ trưởng Bộ Công an về việc tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật
tự công cộng và giữ gìn trật tự đô thị.
- Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các huyện, thành phố, thị xã thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao và công tác phối hợp theo thẩm quyền; tập
trung kiểm tra, phối hợp xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm an ninh trật tự,
vi phạm hành lang ATGT, vi phạm trật tự đô thị trên từng địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố, thị
xã trong việc tổ chức lực lượng phân luồng, hướng dẫn giao thông, giải tỏa ách
tắc giao thông và bảo đảm an toàn khi tổ chức cưỡng chế giải tỏa các trường hợp
cố tình vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT, trật tự đô thị trên các tuyến đường
thuộc địa bàn.
- Kiểm tra, phát hiện và đề xuất hướng xử lý kịp thời
các điểm đen, điểm có nguy cơ mất ATGT trên các tuyến đường. Phối hợp với Sở
Giao thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đường, xử lý
kiên quyết các hành vi vi phạm liên quan đến trật tự ATGT, vi phạm hành lang an
toàn giao thông đường bộ và trật tự đô thị.
- Bố trí lực lượng và phương tiện thực hiện Kế hoạch
thiết lập kỷ cương trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh. Chủ động phòng ngừa và xử lý
nghiêm đối với các trường hợp chống người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm
khác thuộc thẩm quyền.
3. Sở Xây dựng
- Kiểm tra, rà soát, xử lý và phối hợp xử lý theo
trách nhiệm và thẩm quyền đối với các công trình xây dựng trái phép, không
phép, không đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, chiếm dụng lòng đường, lề đường,
vỉa hè gây cản trở và mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND cấp
huyện tiến hành giải tỏa các vi phạm về trật tự xây dựng, rà soát các vị trí vỉa
hè trong đô thị bị hư hỏng, bất hợp lý để tham mưu cho UBND tỉnh và các cơ quan
chức năng tiến hành sửa chữa, cải tạo để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn giao
thông.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường công tác Quản lý nhà nước về đất đai, phối
hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
trên địa bàn kiểm tra, rà soát các vị trí kho bãi, cảng bốc xếp vật liệu nằm
sát các tuyến đường giao thông. Tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về quản
lý, sử dụng đất đai và tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ theo quy định.
5. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh, bố trí
kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh
Phúc, Cổng thông tin điện tử tỉnh
- Thông tin tuyên truyền Kế hoạch này trên Đài phát
thanh truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử tỉnh hàng ngày.
Phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan chuẩn bị các nội dung tuyên truyền
tới mọi tầng lớp nhân dân, mở các chuyên mục về công tác quản lý hành lang, quản
lý lòng lề đường, trật tự đô thị. Tăng thời lượng phát sóng trên Đài Phát thanh
- Truyền hình tỉnh và bài viết trên Báo Vĩnh Phúc về công tác này để người dân
biết và thực hiện.
- Cử cán bộ, phóng viên tham gia cùng với các lực
lượng chức năng trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch để có thông tin,
tư liệu hàng ngày tuyên truyền trên Báo, Đài (kể cả những mặt tốt và chưa tốt).
7. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Chủ tịch
UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Công thương Huyện, Trưởng
phòng Quản lý Đô thị và đồng chí Trưởng Công an huyện, thành phố, thị xã làm
Phó ban; các thành viên là đại diện lãnh đạo một số phòng, ban chức năng liên
quan, mời đại diện Mặt trận Tổ quốc huyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
huyện tham gia Ban chỉ đạo.
- Báo cáo Thường trực huyện, thành, thị ủy để huy động
các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tham gia thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo các
xã, phường, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo cấp xã như thành phần Ban chỉ đạo cấp
huyện để tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị
trấn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời thông báo trên Đài
truyền thanh cấp huyện, cấp xã về chủ trương, nội dung Kế hoạch giải tỏa các vi
phạm hành lang an toàn giao thông, thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn tỉnh để nhân dân biết, thực hiện.
- Chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra, xử lý và
duy trì trật tự đô thị, trật tự ATGT theo nội dung Kế hoạch này, đồng thời kiên
quyết xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành các quy định
của pháp luật.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất
đai, trật tự xây dựng, bảo vệ hành lang ATGT đối với các tuyến đường trên địa
bàn huyện, tập trung xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm về quản lý sử dụng đất
đai, vi phạm về hành lang an toàn giao thông, trật tự đô thị, tình trạng lấn
chiếm lòng, lề đường gây mất an toàn giao thông.
8. Đề nghị cấp ủy các cấp nghe UBND báo cáo
và có chủ trương chỉ đạo tăng cường trách nhiệm, hiệu quả nhiệm vụ công tác giải
tỏa vi phạm hành lang, bảo đảm TTATGT trên địa bàn.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh,
Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội chữ thập đỏ tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân tỉnh:
- Tích cực tham gia công tác đảm bảo trật tự ATGT,
đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về công tác quản lý hành
lang an toàn đường bộ, trật tự quản lý đô thị tại đơn vị, cơ quan mình bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp.
- Tổ chức sinh hoạt và phổ biến chủ trương, vận động
hội viên, đoàn viên tự giác, gương mẫu chấp hành pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ.
- Thành lập các tổ chức để quản lý các đoạn, tuyến
đường như: "Đoạn đường tự quản", "Tuyến đường kiểu mẫu" ...
gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư" hình thành nếp sống văn hóa giao thông ở tất cả các khu phố, thôn, bản
trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia bảo
đảm trật tự ATGT".
10. Các đơn vị Quản lý đường bộ trên địa bàn tỉnh
Công ty CP Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc;
Công ty CP BOT Quốc lộ 2 Vĩnh Phúc; Công ty CP VIETRACIMEX 8; Công ty CP Quản
lý và đầu tư xây dựng CTGT 238 có trách nhiệm phối hợp với chính quyền các địa
phương và các ngành chức năng của tỉnh trong việc thực hiện Kế hoạch này.
11. Cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh
- Là cơ quan đầu mối, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch này. Kịp thời báo
cáo đề xuất với UBND tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo, đề xuất khen thưởng
các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và phê bình, xử lý đối với các đơn
vị, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thi
hành nhiệm vụ được giao.
12. Các cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức
chính trị, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang, trường học trên địa bàn tỉnh...:
Có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên,
người lao động, học sinh, sinh viên gương mẫu chấp hành, chủ động dọn dẹp, tháo
dỡ khi vi phạm hành lang đường, phố.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh và nhiệm vụ
được phân công, các Sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã chủ động xây dựng Kế hoạch của đơn vị mình và Quyết định
thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ
theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch:
- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp trước ngày
31/3/2017.
- Từ ngày 31/3/2017 đến 10/4/2017: Thực hiện
công tác tuyên truyền, phổ biến đến các hộ dân cư, người dân dọc theo các tuyến
đường, tuyến phố trên địa bàn quản lý.
- Từ ngày 11/4/2017 đến 21/4/2017: Vận động
người dân tự tháo dỡ, di chuyển các phần vi phạm sau khi đã tuyên truyền, nhắc
nhở.
- Từ ngày 22/4/2017: Đồng loạt ra quân, tiến
hành kiểm tra, xử lý vi phạm về vỉa hè, hành lang trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Chế độ báo cáo: UBND huyện, thành, phố,
thị xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch này theo định kỳ gửi UBND tỉnh qua Sở Giao thông vận tải (Cơ quan thường
trực Ban ATGT tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh vào các ngày 15 và 30 hàng
tháng.
4. Trách nhiệm thực hiện:
- UBND tỉnh phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh
phụ trách ngành giao thông vận tải trực tiếp chỉ đạo, các thành viên UBND tỉnh
phụ trách các huyện chịu trách nhiệm đôn đốc thực hiện kế hoạch ở địa bàn phụ
trách.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình thực hiện nghiêm túc
kế hoạch này.
- Ở nơi nào thực hiện không nghiêm túc, để xảy ra
vi phạm hoặc không có biện pháp quyết liệt thì đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện,
cấp xã phải chịu trách nhiệm theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu
có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo đề xuất với UBND tỉnh qua Cơ
quan thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh (Sở Giao thông vận tải) để cho ý
kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- TTTU, HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBATGT Quốc gia (b/c);
- Bộ GTVT (b/c);
- Tổng cục ĐBVN;
- CPCT, CPVP;
- Các Sở, Ban,Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện,TP, Thị xã;
- Công ty CPBOT QL2;
- Công ty CP VIETRACIMEX 8;
- Công ty CP Quản lý và đầu tư xây dựng CTGT 238;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTGTĐT tỉnh;
- CVNCTH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trì
|