BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1932/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
V/v hướng dẫn một số nội dung cần
lưu ý trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2017
|
Kính
gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
Nhằm tiếp tục triển khai toàn diện,
hiệu quả Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm,
liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017 (ban hành kèm theo
Quyết định số 108/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), trong
quá trình tổ chức hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật (kiểm tra, điều
tra, khảo sát, tọa đàm) liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa
phương, Bộ Tư pháp đề nghị Quý Sở chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên
quan tập trung tổng hợp, phân tích, đánh giá một số nội dung chủ yếu sau đây:
1. Về hỗ trợ doanh nghiệp trong
quá trình thành lập
- Các giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp;
- Các loại giấy tờ, tài liệu trong hồ
sơ đăng ký, thành lập doanh nghiệp;
- Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký
kinh doanh;
- Chi phí phục vụ việc đăng ký, thành
lập doanh nghiệp;
- Các loại giấy phép đối với ngành
nghề kinh doanh có điều kiện;
- Sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền
địa phương khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký, thành lập doanh nghiệp.
2. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận,
khai thác nguồn vốn
- Việc bố trí, phân bổ nguồn ngân
sách nhà nước cho hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;
- Thủ tục hành chính khi vay vốn tại
ngân hàng;
- Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn, thế
chấp tài sản để vay vốn, bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp tại địa phương;
- Việc minh bạch các thủ tục, quy định
về điều kiện cho vay để tăng cường tiếp cận vốn cho doanh nghiệp;
- Việc quản lý, sử dụng các Quỹ hỗ trợ
doanh nghiệp tại địa phương;
- Chi phí, thời gian dành cho việc thực
hiện các thủ tục hành chính liên quan đến vốn;
- Những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị
của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn.
3. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận,
khai thác nguồn lực về khoa học kỹ thuật
- Quy trình, thủ tục xác lập quyền sở
hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp;
- Việc quản lý, sử dụng nguồn ngân
sách địa phương khuyến khích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất của doanh
nghiệp;
- Việc rà soát, sửa đổi bổ sung tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy trình đánh giá sự phù hợp, hợp chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa sản phẩm của doanh nghiệp;
- Việc quản lý, sử dụng các Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia...;
- Những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị
của doanh nghiệp khi tiếp cận khoa học kỹ thuật.
4. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận,
khai thác nguồn nhân lực
- Việc tạo điều kiện hỗ trợ, đào tạo
nguồn lao động tại doanh nghiệp;
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong giải
quyết chế độ, chính sách cho người lao động;
- Nhu cầu về lao động của các doanh
nghiệp;
- Những khó khăn, vướng mắc của doanh
nghiệp trong việc đào tạo, sử dụng người lao động (năng lực, trình độ của người
lao động).
5. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận,
khai thác nguồn lực về đất đai
- Hồ sơ, thời gian, thủ tục hành
chính và chi phí phát sinh trong quá trình Nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất,
giao đất;
- Việc giảm tiền thuê đất, chi phí
chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi doanh nghiệp có yêu cầu;
- Mức độ công khai, minh bạch thông
tin trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận các loại tài liệu về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...;
- Cơ chế giải phóng mặt bằng, thu hồi
đất để giao cho doanh nghiệp;
- Tiến độ, khó khăn, vướng mắc chủ yếu
của doanh nghiệp khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư;
- Hoạt động cụ thể từ phía các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp
trong vấn đề đất đai.
6. Về hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp
- Việc tổng hợp, nắm bắt nhu cầu hỗ
trợ pháp lý của doanh nghiệp tại địa phương;
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (xây dựng tài liệu giới thiệu,
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật; giải
đáp pháp luật; tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật);
- Sự tham gia của các Sở, ban, ngành
tại địa phương trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
7. Một số vấn đề khác có liên quan
- Trình độ chuyên môn, thái độ công vụ
của công chức khi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến
doanh nghiệp;
- Công tác thanh tra, kiểm tra tại địa
phương đối với doanh nghiệp (số lần thanh tra, kiểm tra/năm; công tác phối hợp
kiểm tra giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung thanh tra);
- Tiến độ, chất lượng giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi
doanh nghiệp có yêu cầu;
- Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp
trên địa bàn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập, cũng như kết nối
giữa cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý
Sở có thể cử cán bộ liên hệ với đồng chí Nguyễn Thị Ngân - Chuyên viên Phòng
Theo dõi thi hành pháp luật, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi
thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp (điện thoại 04.6273.9790, email:
ntngan@moj.gov.vn) để được giải đáp.
Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn và rất
mong nhận được sự quan tâm, phối hợp thực hiện của Quý Sở./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc (để báo cáo);
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để phối
hợp);
- Phó Cục trưởng Hồ Quang Huy (để biết);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ (để đăng);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
Đặng Thanh Sơn
|