Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh

Số hiệu: 43/2018/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 26/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Giao nhầm trẻ sơ sinh là sự cố y khoa nghiêm trọng

Nội dung đáng chú ý này được quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo đó, sự cố liên quan đến quản lý người bệnh được xếp vào Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng khi thuộc vào các trường hợp hợp sau:

- Giao nhầm trẻ sơ sinh;

- Người bệnh trốn viện bị tử vong hoặc bị di chứng nghiêm trọng;

- Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do tự tử tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Ngoài 03 trường hợp nêu trên thì còn có 25 trường hợp khác (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 43) được xác định là sự cố y khoa nghiêm trọng thuộc các nhóm sự cố như:

Sự cố phẫu thuật; sự cố do trang thiết bị; sự cố liên quan đến chăm sóc tại cơ sở khám, chữa bệnh; sự cố do môi trường; sự cố được cho là phạm tội hình sự.

Thông tư 43/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2019.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2018/TT-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc báo cáo sự cố y khoa, phân tích, phản hồi và xử lý sự cố y khoa; khuyến cáo, cảnh báo và khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa và trách nhiệm thực hiện.

2. Thông tư này không áp dụng đối với phòng ngừa sự cố y khoa trong hoạt động tiêm chủng, tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR) và biến cố bất lợi (AE) của các thử nghiệm lâm sàng.

3. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

2. Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (near-miss) là tình huống đã xảy ra nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, chưa gây tổn thương đến sức khỏe của người bệnh.

3. Nguyên nhân gốc là nguyên nhân ban đầu có mối quan hệ nhân quả trực tiếp dẫn đến việc xảy ra sự cố y khoa, nguyên nhân gốc có thể khắc phục được để phòng ngừa sự cố y khoa.

Điều 3. Nguyên tắc phòng ngừa sự cố y khoa

1. Việc phòng ngừa sự cố y khoa trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho người bệnh và không nhằm mục đích khác.

2. Việc phòng ngừa sự cố y khoa được khuyến khích, động viên và được bảo vệ.

3. Hồ sơ phòng ngừa sự cố y khoa được quản lý theo quy chế bảo mật thông tin.

4. Việc phòng ngừa sự cố y khoa là trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên y tế làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương II

BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA

Điều 4. Nhận diện sự cố y khoa

Khi phát hiện sự cố y khoa, nhân viên y tế có trách nhiệm nhận diện và phân biệt sự cố y khoa theo các trường hợp mô tả, diễn biến tình huống, mức độ tổn thương quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa

1. Báo cáo sự cố y khoa bao gồm:

a) Báo cáo tự nguyện đối với các sự cố y khoa từ Mục 1 đến Mục 6 của Phụ lục I.

b) Báo cáo bắt buộc đối với các sự cố y khoa từ Mục 7 đến Mục 9 của Phụ lục I và các sự cố y khoa nghiêm trọng gồm: sự cố y khoa gây tử vong cho 01 người bệnh và nghi ngờ có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho người bệnh tiếp theo hoặc sự cố y khoa gây tử vong cho 02 người bệnh trở lên trong cùng một tình huống, hoàn cảnh hoặc do cùng một nguyên nhân.

2. Hình thức báo cáo:

a) Báo cáo tự nguyện được thực hiện bằng văn bản hoặc báo cáo điện tử. Trường hợp cần báo cáo khẩn cấp thì có thể báo cáo trực tiếp hoặc báo cáo qua điện thoại nhưng sau đó vẫn phải thực hiện ghi nhận lại bằng văn bản.

b) Báo cáo bắt buộc

Báo cáo bằng văn bản hỏa tốc hoặc báo cáo điện tử đối với sự cố y khoa gây tổn thương nặng (NC3) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với sự cố y khoa nghiêm trọng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 phải báo cáo trước bằng điện thoại trong thời hạn 01 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố.

3. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Báo cáo sự cố y khoa

- Báo cáo tự nguyện: Người trực tiếp gây ra sự cố y khoa hoặc người phát hiện sự cố y khoa báo cáo cho bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung báo cáo tối thiểu cần có: Địa điểm, thời điểm xảy ra và mô tả, đánh giá sơ bộ về sự cố, tình trạng của người bị ảnh hưởng, biện pháp xử lý ban đầu theo Mẫu Báo cáo sự cố y khoa quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

- Báo cáo bắt buộc: Người trực tiếp gây ra sự cố y khoa hoặc người phát hiện sự cố y khoa phải báo cáo cho trưởng khoa, bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa. Trưởng khoa chịu trách nhiệm báo cáo cho Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp chịu trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan quản lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung báo cáo phải đầy đủ tất cả các thông tin có trên Mẫu Báo cáo sự cố y khoa quy định tại Phụ lục III và ghi rõ họ tên người báo cáo.

b) Ghi nhận sự cố y khoa:

- Phòng quản lý chất lượng, Tổ quản lý chất lượng hoặc nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng là bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện việc ghi nhận các báo cáo trực tiếp, báo cáo qua điện thoại bằng Mẫu Báo cáo sự cố y khoa để lưu giữ.

- Tất cả các sự cố y khoa được báo cáo phải được ghi nhận và lưu giữ vào hồ sơ hoặc vào hệ thống báo cáo sự cố y khoa trực tuyến. Các sự cố y khoa nghiêm trọng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 được phải chia sẻ báo cáo đến cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Bộ Y tế.

4. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại Sở Y tế:

Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế là đơn vị đầu mối tiếp nhận báo cáo, phân loại sự cố y khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên địa bàn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Y tế Bộ, Ngành trừ cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng.

5. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại Bộ Y tế:

Cục Quản lý Khám chữa bệnh là đơn vị đầu mối tiếp nhận báo cáo, phân loại sự cố y khoa của các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế.

Điều 6. Tổng hợp báo cáo sự cố y khoa

1. Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tổng hợp báo cáo sự cố y khoa gửi cơ quan quản lý định kỳ 6 tháng một lần.

b) Nội dung tổng hợp báo cáo gồm:

- Số lượng báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và tự nguyện

- Tần suất xảy ra đối với từng loại sự cố

- Kết quả phân tích nguyên nhân gốc

- Giải pháp và khuyến cáo phòng ngừa đã đề xuất và được triển khai

2. Tại Sở Y tế:

a) Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế tổng hợp báo cáo sự cố y khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc đưa ra danh mục sự cố y khoa theo mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra để xác định xu hướng của các nhóm sự cố y khoa, ban hành các khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa chung cho các đơn vị trực thuộc.

b) Định kỳ hàng quý tổng hợp các khuyến cáo báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).

3. Tại Bộ Y tế:

a) Cục Quản lý Khám chữa bệnh tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và báo cáo tổng hợp của các Sở Y tế.

b) Định kỳ hàng quý phân tích báo cáo thống kê sự cố y khoa quốc gia, ban hành các khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa chung cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh toàn quốc.

Chương III

PHÂN TÍCH, PHẢN HỒI VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Y KHOA

Điều 7. Phân loại sự cố y khoa

1. Sau khi tiếp nhận báo cáo sự cố y khoa xảy ra, bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiến hành phân loại theo cả 3 tiêu chí dưới đây:

a) Phân loại sự cố theo mức độ tổn thương đối với người bệnh tại Phụ lục I.

b) Phân loại sự cố theo nhóm sự cố tại Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Phân loại sự cố theo nhóm nguyên nhân gây ra sự cố tại Mục IV Phụ lục IV.

2. Đối với các sự cố được xác định là tổn thương nặng (NC3) cần tiếp tục phân loại chi tiết theo Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng tại Phụ lục II.

Điều 8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gốc

1. Phân tích tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa phân tích sơ bộ về mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra ở tất cả các sự cố được ghi nhận và đề xuất danh mục sự cố y khoa và nhóm chuyên gia phân tích sự cố y khoa tương ứng, báo cáo người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo định kỳ 1 tuần 1 lần. Đối với các sự cố được phân loại thuộc nhóm tổn thương trung bình (NC2) và tổn thương nặng (NC3), bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa có trách nhiệm báo cáo ngay với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm thành lập nhóm chuyên gia dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp tiến hành phân tích nguyên nhân gốc và yếu tố ảnh hưởng gây ra sự cố y khoa, khuyến cáo biện pháp phòng ngừa trên cơ sở danh sách các sự cố do bộ phận quản lý sự cố đề xuất. Làm rõ nhóm nguyên nhân gây ra sự cố là nguyên nhân có tính chất hệ thống hay đơn lẻ. Đối với những sự cố có tính chất hệ thống, có khả năng xảy ra tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương tự khác phải báo cáo cơ quan quản lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đưa ra khuyến cáo, phòng ngừa chung.

c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo, phân tích sự cố y khoa từ bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa, nhóm chuyên gia phân tích sự cố y khoa phải đề xuất giải pháp và khuyến cáo phòng ngừa sự cố cho đơn vị mình.

2. Phân tích tại Sở Y tế

a) Rà soát và đề xuất những sự cố y khoa cần báo cáo Giám đốc Sở Y tế để thành lập nhóm chuyên gia của Sở Y tế xem xét tìm nguyên nhân gốc, giải pháp phòng ngừa đối với những sự cố y khoa chưa được báo cáo đầy đủ, rõ ràng hoặc nguyên nhân, giải pháp do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất chưa phù hợp.

b) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 tiến hành điều tra xác minh, phân tích sự cố theo Mẫu tìm hiểu và phân tích sự cố tại Phụ lục IV trong thời hạn 60 ngày.

3. Phân tích tại Bộ Y tế

a) Rà soát và đề xuất những sự cố y khoa cần báo cáo Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh để thành lập nhóm chuyên gia của Bộ Y tế xem xét tìm nguyên nhân gốc, giải pháp phòng ngừa đối với những sự cố y khoa chưa được báo cáo đầy đủ, rõ ràng hoặc nguyên nhân gốc, giải pháp do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất chưa phù hợp.

b) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, nơi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 tiến hành điều tra xác minh, phân tích sự cố theo Mẫu tìm hiểu và phân tích sự cố tại Phụ lục IV trong thời hạn 60 ngày.

Điều 9. Xử lý và phản hồi về báo cáo, xử lý sự cố y khoa

1. Xử lý sự cố y khoa

a) Nhân viên y tế làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện sự cố y khoa phải xử lý ngay để bảo đảm an toàn cho người bệnh trước khi báo cáo cho bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa.

b) Sở Y tế chỉ đạo trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh và tiến hành điều tra, báo cáo nhanh cho Bộ Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố đối với sự cố y khoa quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5.

c) Bộ Y tế chỉ đạo trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh và tiến hành điều tra, báo cáo nhanh trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố đối với sự cố y khoa quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5.

2. Phản hồi về báo cáo, xử lý sự cố y khoa

a) Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phản hồi lại thông tin cho các cá nhân, tổ chức có báo cáo sự cố y khoa tại buổi giao ban của khoa, phòng, bệnh viện.

b) Đơn vị đầu mối của Bộ Y tế, Sở Y tế phản hồi lại thông tin cho các cá nhân, tổ chức có báo cáo sự cố y khoa bằng văn bản.

Chương IV

KHUYẾN CÁO VÀ KHẮC PHỤC ĐỂ PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA

Điều 10. Khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa

1. Khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa được đưa ra từ việc phân tích nguyên nhân gốc của mỗi sự cố y khoa cụ thể, do Nhóm chuyên gia và Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xảy ra sự cố y khoa đề xuất. Các khuyến cáo nhằm cảnh báo không để xảy ra lặp lại đối với sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao tại một khoa phòng hoặc nhiều khoa phòng, cùng báo cáo một loại sự cố.

2. Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế rà soát khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc để tổng hợp và đưa ra khuyến cáo chung cho toàn tỉnh, thành phố phòng ngừa các sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao, cảnh báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cùng nguy cơ tránh xảy ra, lặp lại loại sự cố y khoa tương tự.

3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế rà soát khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, các Sở Y tế để tổng hợp và đưa ra khuyến cáo quốc gia phòng ngừa các sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao, cảnh báo chung cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cùng nguy cơ tránh xảy ra, lặp lại loại sự cố y khoa tương tự.

4. Truyền thông về các khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa trên Bản tin nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trên văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý và trên chuyên mục về An toàn người bệnh của các trang thông tin điện tử, báo, tạp chí chuyên ngành, trong buổi tọa đàm trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Điều 11. Khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa

1. Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa tham mưu cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo các khoa, phòng liên quan và giám sát việc triển khai thực hiện khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa theo kế hoạch.

3. Đơn vị đầu mối của Bộ Y tế và Sở Y tế chỉ đạo và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, nơi đã xảy ra sự cố y khoa triển khai thực hiện các hoạt động khắc phục phòng ngừa theo kế hoạch đã ban hành.

4. Đơn vị đầu mối của Sở Y tế và Bộ Y tế chỉ đạo và giám sát cơ sở khám bệnh, chữa bệnh việc triển khai thực hiện khuyến cáo chung, khuyến cáo quốc gia phòng ngừa sự cố y khoa đã được đưa ra cảnh báo đối với các sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cùng nguy cơ xảy ra, lặp lại sự cố y khoa.

Chương V

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Nhận thức được sự cần thiết của phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa.

2. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này.

3. Giữ bí mật, ẩn danh tính của cá nhân hay của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo sự cố y khoa. Phân công Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa là đơn vị đầu mối có quyền tra cứu và công bố thông tin về báo cáo sự cố y khoa.

4. Xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn, khuyến khích tự nguyện báo cáo sự cố y khoa.

5. Hướng dẫn, quản lý báo cáo sự cố y khoa, ban hành cơ chế khuyến khích báo cáo tự nguyện và chế tài xử lý đối với các sự cố y khoa thuộc danh mục bắt buộc mà không được báo cáo.

6. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả xử lý sự cố y khoa trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đưa ra khuyến cáo phòng ngừa.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Y tế Bộ, Ngành

1. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Sở Y tế quy định tại Thông tư này.

2. Giữ bí mật, ẩn danh tính của cá nhân hay của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo sự cố y khoa. Phân công cá nhân, đơn vị đầu mối có quyền tra cứu và công bố thông tin về báo cáo sự cố y khoa.

3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động an toàn người bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố.

4. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn về an toàn người bệnh cấp Quốc gia.

5. Tổ chức tập huấn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc về báo cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

6. Đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có báo cáo giá trị giúp cho Sở Y tế ban hành được các giải pháp và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

1. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Bộ Y tế quy định tại Thông tư này.

2. Giữ bí mật, ẩn danh tính của cá nhân hay của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo sự cố y khoa. Phân công cá nhân, đơn vị đầu mối có quyền tra cứu và công bố thông tin về báo cáo sự cố y khoa.

3. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về an toàn người bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về an toàn người bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh toàn quốc.

5. Phối hợp với Trung tâm ADR Quốc gia, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế để thu thập, tổng hợp, theo dõi các sự cố y khoa về thuốc, trừ nguyên nhân do tác dụng không mong muốn của thuốc và chuyển tiếp các báo cáo liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc đến Trung tâm ADR Quốc gia.

6. Làm đầu mối tổ chức các hội đồng chuyên môn giải quyết các vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa.

7. Xây dựng chính sách quốc gia, chương trình hành động quốc gia về an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa.

8. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chương trình hành động về an toàn người bệnh ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế những vấn đề cộng đồng và cơ quan truyền thông quan tâm về sự cố y khoa.

10. Phát hiện và cảnh báo các nguy cơ sự cố y khoa mới xuất hiện.

11. Đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có báo cáo giá trị giúp cho Bộ Y tế ban hành được các giải pháp và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa cho toàn quốc. Xử lý, xử phạt đối với tập thể, cá nhân không thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2019.

Điều 16. Tổ chức thực hiện

Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục của Bộ Y tế, Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và Thủ trưởng y tế các Bộ, Ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- UBCVĐXH của QH (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo; Cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VPB, Thanh tra Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các BV, BV Trường ĐHY Dược trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành:
- Cổng TTĐT Bộ Y tế (moh.gov.vn);
- Trang TTĐT Cục QL KCB (kcb.vn);
- Lưu: VT, PC, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

PHỤ LỤC I

PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA THEO MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Mô tả sự cố y khoa

Phân nhóm

Hình thức báo cáo

Theo diễn biến tình huống

Theo mức độ tổn thương đến sức khỏe, tính mạng người bệnh

(Cấp độ nguy cơ-NC)

1

Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (near miss)

A

Chưa xảy ra (NC0)

2

Sự cố đã xảy ra, chưa tác động trực tiếp đến người bệnh

B

Tổn thương nhẹ[1] (NC1)

3

Sự cố đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, chưa gây nguy hại.

C

4

Sự cố đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, cần phải theo dõi hoặc đã can thiệp điều trị kịp thời nên không gây nguy hại

D

Báo cáo tự nguyện

5

Sự cố đã xảy ra gây nguy hại tạm thời và cần phải can thiệp điều trị

E

Tổn thương trung bình[2]

(NC2)

6

Sự cố đã xảy ra, gây nguy hại tạm thời, cần phải can thiệp điều trị và kéo dài thời gian nằm viện

F

7

Sự cố đã xảy ra gây nguy hại kéo dài, để lại di chứng

G

Tổn thương nặng[3] (NC3)

(kèm theo bảng sự cố y khoa nghiêm trọng)

8

Sự cố đã xảy ra gây nguy hại cần phải hồi sức tích cực

H

Báo cáo bắt buộc

9

Sự cố đã xảy ra có ảnh hưởng hoặc trực tiếp gây tử vong

I

PHỤ LỤC II

DANH MỤC SỰ CỐ Y KHOA NGHIÊM TRỌNG (NC3)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

SỰ CỐ PHẪU THUẬT

1.

Phẫu thuật sai vị trí (bộ phận cơ thể)

Là phẫu thuật ở vị trí cơ thể người bệnh không đúng với những dữ kiện ghi trong hồ sơ bệnh án, ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như:

A. Thay đổi vị trí phẫu thuật xảy ra quá trình phẫu thuật

B. Sự thay đổi này được chấp thuận.

2.

Phẫu thuật sai người bệnh:

Là phẫu thuật trên người bệnh không đúng với những dữ kiện về nhận diện người bệnh ghi trong hồ sơ bệnh án.

3.

Phẫu thuật sai phương pháp (sai quy trình) gây tổn thương nặng:

Là phương pháp phẫu thuật thực hiện không đúng với kế hoạch phẫu thuật đã đề ra trước đó, ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như:

A. Thay đổi phương pháp phẫu thuật xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

B. Sự thay đổi này được chấp thuận.

4.

Bỏ quên y dụng cụ, vật tư tiêu hao trong cơ thể người bệnh sau khi kết thúc phẫu thuật hoặc những thủ thuật xâm lấn khác:

Ngoại trừ:

A. Y dụng cụ đó được cấy ghép vào người bệnh (theo chỉ định).

B. Y dụng cụ đó có trước phẫu thuật và được chủ ý giữ lại.

c. Y dụng cụ không có trước phẫu thuật được chủ ý để lại do có thể nguy hại khi lấy bỏ. Ví dụ như: những kim rất nhỏ hoặc những mảnh vỡ ốc vít.

5.

Tử vong xảy ra trong toàn bộ quá trình phẫu thuật (tiền mê, rạch da, đóng da) hoặc ngay sau phẫu thuật trên người bệnh có phân loại ASA độ I.

SỰ CỐ DO TRANG THIẾT BỊ

6.

Tử vong hoặc di chứng nặng liên quan tới thuốc, thiết bị hoặc sinh phẩm

7.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng hoặc liên quan đến chức năng của y dụng cụ trong quá trình chăm sóc người bệnh khác với kế hoạch đề ra ban đầu.

8.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến thuyên tắc khí nội mạch trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh.

Ngoại trừ: Những thủ thuật ngoại thần kinh hoặc tim mạch được xác định có nguy cơ thuyên tắc khí nội mạch cao.

SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH

9.

Giao nhầm trẻ sơ sinh

10.

Người bệnh trốn viện bị tử vong hoặc bị di chứng nghiêm trọng

11.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do tự tử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

12.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến lỗi dùng thuốc:

Bao gồm: Cho một loại thuốc mà biết người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc và tương tác thuốc có khả năng đưa đến tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng.

Ngoại trừ: Những khác biệt có lý do của việc lựa chọn thuốc và liều dùng trong xử trí lâm sàng.

13.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến tán huyết do truyền nhầm nhóm máu

14.

Sản phụ tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến quá trình chuyển dạ, sinh con:

Bao gồm những sự cố xảy ra trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau sinh).

Ngoại trừ:

A. Thuyên tắc phổi hoặc thuyên tắc ối

B. Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

C. Bệnh cơ tim.

15.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do hạ đường huyết trong thời gian điều trị.

16.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng (vàng da nhân) do tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh.

17.

Loét do tì đè độ 3 hoặc 4 xảy ra trong lúc nằm viện.

18.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do tập vật lý trị liệu gây sang chấn cột sống

19.

Nhầm lẫn trong cấy ghép mô tạng.

Bao gồm nhầm lẫn tinh trùng hoặc trứng trong thụ tinh nhân tạo

SỰ CỐ DO MÔI TRƯỜNG

20.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do điện giật.

Ngoại trừ: Những sự cố xảy ra do điều trị bằng điện (sốc điện phá rung hoặc chuyển nhịp bằng điện chọn lọc).

21.

Tai nạn do thiết kế đường oxy hay những loại khí khác cung cấp cho người bệnh như:

A. Nhầm lẫn chất khí. Hoặc

B. Chất khí lẫn độc chất

22.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do bỏng phát sinh do bất kỳ nguyên nhân nào khi được chăm sóc tại cơ sở.

23.

Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do té ngã trong lúc được chăm sóc y tế tại cơ sở.

SỰ CỐ ĐƯỢC CHO LÀ PHẠM TỘI HÌNH SỰ

24.

Giả mạo nhân viên y tế để điều trị cho người bệnh

25.

Bắt cóc (hay dụ dỗ) người bệnh ở mọi lứa tuổi

26.

Tấn công tình dục người bệnh trong khuôn viên bệnh viện

27.

Gây tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng cho người bệnh hoặc nhân viên y tế trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

28.

Các sự cố y khoa nghiêm trọng khác (NC3 loại G, H, I) không đề cập trong các mục từ 1 đến 27

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

HÌNH THỨC BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA:

- Tự nguyện:

- Bắt buộc:

Số báo cáo/Mã số sự cố:

Ngày báo cáo: / /

Đơn vị báo cáo: ...............

Thông tin người bệnh

Đối tượng xảy ra sự cố

Họ và tên:

□ Người bệnh

Số bệnh án:

□ Người nhà/khách đến thăm

Ngày sinh:

□ Nhân viên y tế

Giới tính: Khoa/phòng

□ Trang thiết bị/cơ sở hạ tầng

Nơi xảy ra sự cố

Khoa/phòng/vị trí xảy ra sự cố (ví dụ: khoa ICU, khuôn viên bệnh viện)

Vị trí cụ thể (ví dụ: nhà vệ sinh, bãi đậu xe....)

Ngày xảy ra sự cố: / /

Thời gian:

Mô tả ngắn gọn về sự cố

Đề xuất giải pháp ban đầu

Điều trị/xử lí ban đầu đã được thực hiện

Thông báo cho Bác sĩ điều trị/người có trách nhiệm

Ghi nhận vào hồ sơ bệnh án/giấy tờ liên quan

□ Có □ Không □ Không ghi nhận

□ Có □ Không □ Không ghi nhận

Thông báo cho người nhà/người bảo hộ

Thông báo cho người bệnh

□ Có □ Không □ Không ghi nhận

□ Có □ Không □ Không ghi nhận

Phân loại ban đầu về sự cố

□ Chưa xảy ra

□ Đã xảy ra

Đánh giá ban đầu về mức độ ảnh hưởng của sự cố

□ Nặng

□ Trung bình

□ Nhẹ

Thông tin người báo cáo

Họ tên:

Số điện thoại:

Email:

□ Điều dưỡng (chức danh):

□ Người bệnh

□ Người nhà/khách đến thăm

□ Bác sỹ (chức danh):

□ Khác (ghi cụ thể):

Người chứng kiến 1:

Người chứng kiến 2:

PHỤ LỤC IV

MẪU TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH SỰ CỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Số báo cáo/Mã số sự cố:..........................

A. Dành cho nhân viên chuyên trách

I. Mô tả chi tiết sự cố

(Mô tả cả xử lý tức thời và hậu quả. Đối với loét tỳ đè, chỉ ra cụ thể vị trí, bên, phạm vi và tình trạng lúc nhập viện. Đối với sai sót về thuốc, liệt kê rõ tất cả thuốc (đính kèm thêm 1 tờ liệt kê nếu cần)

II. Phân loại sự cố theo nhóm sự cố (Incident type)

1. Thực hiện quy trình kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn

□ Không có sự đồng ý của người bệnh/người nhà (đối với những kỹ thuật, thủ thuật quy định phải ký cam kết)

□ Không thực hiện khi có chỉ định

□ Thực hiện sai người bệnh

□ Thực hiện sai thủ thuật/quy trình/ phương pháp điều trị

□ Thực hiện sai vị trí phẫu thuật/thủ thuật

□ Bỏ sót dụng cụ, vật tư tiêu hao trong quá trình phẫu thuật

□ Tử vong trong thai kỳ

□ Tử vong khi sinh

□ Tử vong sơ sinh

2. Nhiễm khuẩn bệnh viện

□ Nhiễm khuẩn huyết

□ Viêm phổi

□ Các loại nhiễm khuẩn khác

□ Nhiễm khuẩn vết mổ

□ Nhiễm khuẩn tiết niệu

3. Thuốc và dịch truyền

□ Cấp phát sai thuốc, dịch truyền

□ Thiếu thuốc

□ Sai liều, sai hàm lượng

□ Sai thời gian

□ Sai y lệnh

□ Bỏ sót thuốc/liều thuốc

□ Sai thuốc

□ Sai người bệnh

□ Sai đường dùng

4. Máu và các chế phẩm máu

□ Phản ứng phụ, tai biến khi truyền máu

□ Truyền nhầm máu, chế phẩm máu

□ Truyền sai liều, sai thời điểm

5. Thiết bị y tế

□ Thiếu thông tin hướng dẫn sử dụng

□ Lỗi thiết bị

□ Thiết bị thiếu hoặc không phù hợp

6. Hành vi

□ Khuynh hướng tự gây hại, tự tử

□ Quấy rối tình dục bởi nhân viên

□ Quấy rối tình dục bởi người bệnh/ khách đến thăm

□ Xâm hại cơ thể bởi người bệnh/khách đến thăm

□ Có hành động tự tử

□ Trốn viện

7. Tai nạn đối với người bệnh

□ Té ngã

8. Hạ tầng cơ sở

□ Bị hư hỏng, bị lỗi

□ Thiếu hoặc không phù hợp

9. Quản lý nguồn lực, tổ chức

□ Tính phù hợp, đầy đủ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

□ Tính phù hợp, đầy đủ của nguồn lực

□ Tính phù hợp, đầy đủ của chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn chuyên môn

10. Hồ sơ, tài liệu, thủ tục hành chính

□ Tài liệu mất hoặc thiếu

□ Tài liệu không rõ ràng, không hoàn chỉnh

□ Thời gian chờ đợi kéo dài

□ Cung cấp hồ sơ tài liệu chậm

□ Nhầm hồ sơ tài liệu

□ Thủ tục hành chính phức tạp

11. Khác

□ Các sự cố không đề cập trong các mục từ 1 đến 10

III. Điều trị/y lệnh đã được thực hiện

IV. Phân loại sự cố theo nhóm nguyên nhân gây ra sự cố

1. Nhân viên

□ Nhận thức (kiến thức, hiểu biết, quan niệm)

□ Thực hành (kỹ năng thực hành không đúng quy định, hướng dẫn chuẩn hoặc thực hành theo quy định, hướng dẫn sai)

□ Thái độ, hành vi, cảm xúc

□ Giao tiếp

□ Tâm sinh lý, thể chất, bệnh lý

□ Các yếu tố xã hội

2. Người bệnh

□ Nhận thức (kiến thức, hiểu biết, quan niệm)

□ Thực hành (kỹ năng thực hành không đúng quy định, hướng dẫn chuẩn hoặc thực hành theo quy định, hướng dẫn sai)

□ Thái độ, hành vi, cảm xúc

□ Giao tiếp

□ Tâm sinh lý, thể chất, bệnh lý

□ Các yếu tố xã hội

3. Môi trường làm việc

□ Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị

□ Khoảng cách đến nơi làm việc quá xa

□ Đánh giá về độ an toàn, các nguy cơ rủi ro của môi trường làm việc

□ Nội quy, quy định và đặc tính kỹ thuật

4. Tổ chức/ dịch vụ

□ Các chính sách, quy trình, hướng dẫn chuyên môn

□ Tuân thủ quy trình thực hành chuẩn

□ Văn hóa tổ chức

□ Làm việc nhóm

5. Yếu tố bên ngoài

□ Môi trường tự nhiên

□ Sản phẩm, công nghệ và cơ sở hạ tầng

□ Quy trình, hệ thống dịch vụ

6. Khác

□ Các yếu tố không đề cập trong các mục từ 1 đến 5

V. Hành động khắc phục sự cố

VI. Đề xuất khuyến cáo phòng ngừa sự cố

Mô tả hành động xử lý sự cố

Ghi đề xuất khuyến cáo phòng ngừa

B. Dành cho cấp quản lý

I. Đánh giá của Trưởng nhóm chuyên gia

Mô tả kết quả phát hiện được (không lặp lại các mô tả sự cố)

Đã thảo luận đưa khuyến cáo/hướng xử lý với người báo cáo

□ Có □ Không □ Không ghi nhận

Phù hợp với các khuyến cáo chính thức được ban hành Ghi cụ thể khuyến cáo:

□ Có □ Không □ Không ghi nhận

II. Đánh giá mức độ tổn thương

Trên người bệnh

Trên tổ chức

1. Chưa xảy ra (NC0)

□ A

□ Tổn hại tài sản

2. Tổn thương nhẹ (NC1)

□ B

□ Tăng nguồn lực phục vụ cho người bệnh

□ C

□ Quan tâm của truyền thông

□ D

□ Khiếu nại của người bệnh

3. Tổn thương trung bình (NC2)

□ E

□ Tổn hại danh tiếng

□ F

□ Can thiệp của pháp luật

4. Tổn thương nặng (NC3)

□ G

□ Khác

□ H

□ I

Tên:

Ký tên:

Chức danh:

Ngày: / / Giờ:



[1] Tổn thương nhẹ là tổn thương tự hồi phục hoặc không cần can thiệp điều trị.

[2] Tổn thương trung bình là tổn thương đòi hỏi can thiệp điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng lâu dài.

[3] Tổn thương nặng là tổn thương đòi hỏi phải cấp cứu hoặc can thiệp điều trị lớn, gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc gây tử vong.

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 43/2018/TT-BYT

Hanoi, December 26, 2018

 

CIRCULAR

GUIDING PREVENTION OF ADVERSE EVENTS IN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;

At the request of the Director General of the Vietnam Administration of Medical Services;

Minister of Health promulgates Circular guiding prevention of adverse events in medical examination and treatment establishments.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Circular does not apply to prevention of adverse events in vaccination, adverse drug reactions (ADR), and adverse events of clinical trials.

3. This Circular applies to medical examination and treatment establishments (hereinafter referred to as “medical establishments”) and relevant agencies, organizations, individuals.

Article 2. Definition

In this Circular, terms below are construed as follows:

1. “an adverse event” refers to an unwanted event that occurs during diagnosis, care, or treatment as a result of objective and/or subjective causes other than the illness or body of the patients and affects health and/or lives of the patients.

2. “a near-miss” refers to an adverse event that has already occurred without causing any consequences or almost caused consequences but was then discovered and promptly prevented and did not affect patients’ health.

3. “root causes” are causes that directly correlate with the occurrence of adverse events, root causes can be remediated to prevent adverse events.

Article 3. Rules for preventing adverse events

1. Prevention of adverse events must be implemented on the basis of identification, reporting, analysis in order to find the cause, issue recommendations to prevent, avoid adverse events, improve medical examination and treatment quality and for no other purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Dossiers on adverse event prevention are managed in accordance with regulation on information confidentiality.

4. Prevention of adverse events is the responsibility of health workers and leaders in medical establishments.

Chapter II

REPORTING ON ADVERSE EVENTS

Article 4. Identification of adverse events

Upon encountering adverse events, health workers are responsible for identifying and classifying the adverse events based on description, development, and level of injury under Appendix I attached hereto.

Article 5. Reporting and recording of adverse events

1. Reporting of adverse events includes:

a) Voluntary reporting for adverse events under Section 1 through Section 6 of Appendix I.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Reporting methods:

a) Voluntary reporting shall be produced in writing or electronically. If irregular report is required, report can be submitted in person or via telephone but later must be recorded in writing.

b) Mandatory reporting

Report via urgent documents or electronic documents for adverse events that cause severe injuries (NC3) under Appendix II attached hereto. With respect to serious adverse events under Point b Clause 1 Article 5, those adverse events must be reported in advance via telephone within 1 hour from the point in which the events are discovered.

3. Reporting and recording of adverse events in medical establishments

a) Reporting of adverse events

- Voluntary reporting: Persons who cause or discover the adverse events shall report to adverse event reception and overseeing departments of medical establishments. Minimum reporting contents include: Location, time, description, preliminary assessment regarding the adverse events, conditions of affected persons, and initial response using Form of Adverse event report under Appendix III attached hereto.

- Mandatory reporting: Persons who cause or discover the adverse events must report to their heads of departments and adverse event reception and overseeing departments. Heads of departments are responsible for reporting to heads of medical establishments. Heads of medical establishments are responsible for reporting to supervisory authorities of the medical establishments. The reports must contain all information on the Form of Adverse event report under Appendix III attached hereto and name of persons making the reports.

b) Recording of adverse events:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- All reported adverse events must be recorded and kept in documents or on adverse event reporting system. Serious adverse events under Point b Clause 1 Article 5 must have their reports sent to supervisory authorities of the medical establishments and Ministry of Health.

4. Reporting and recording of adverse events at Departments of Health:

Departments of Professional Affair and Departments of Health shall act as contact point for receiving reports and classifying adverse events of medical establishments under their management, including state-owned and private medical establishments affiliated to centralized health authorities except for those affiliated to Ministry of National Defense.

5. Reporting and recording of adverse events at Ministry of Health:

Department of Medical Service Administration shall act as contact point for receiving reports and classifying adverse events of medical establishments affiliated to Ministry of Health.

Article 6. Consolidation of adverse event reports

1. At medical establishments:

a) Consolidate adverse event reports and send to supervisory authorities once every 6 months.

b) Details of reports to be consolidated include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Frequency of each type of adverse event

- Analysis results of root cause

- Preventive solutions and recommendations proposed and implemented

2. At Departments of Health:

a) Departments of Professional Affairs and Departments of Health that consolidate adverse event reports of affiliated medical establishments shall produce list of adverse events based on level of severity and frequency in order to determiner tendency of adverse events, issue general recommendations on preventing adverse events for affiliated entities.

b) On a quarterly basis, consolidate recommendations and reports and send to Ministry of Health (Department of Medical Service Administration).

3. At Ministry of Health:

a) Department of Medical Service Administration shall consolidate periodic reports and irregular reports of medical establishments affiliated to Ministry of Health and consolidated reports of Departments of Health.

b) On a quarterly basis, analyze national statistical reports on adverse events, issue general recommendations for preventing adverse events for nationwide medical establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ANALYSIS, RESPONSE, AND HANDLING OF ADVERSE EVENTS

Article 7. Classification of adverse events

1. Upon receiving reports on adverse events, adverse event reception and overseeing departments of medical establishments must classify the adverse events based on 3 criteria below:

a) Classify adverse events based on level of injury for patients under Appendix I.

b) Classify adverse events based on incidents under Section II of Appendix IV attached hereto.

c) Classify adverse events based on cause of the events under Section IV of Appendix IV.

2. Regarding adverse events that are deemed to warrant serious injuries (NC3), these adverse events must be further classified based on List of serious adverse events under Appendix II.

Article 8. Analysis of factors and root causes

1. Analysis at medical establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Heads of medical establishments are responsible for forming groups of experts under command of heads of the medical establishments which will analyze root causes and factors causing adverse event, issue preventive measures on the basis of list of adverse events proposed by adverse event overseeing departments. Clarify whether factors causing adverse events are systematic or individual in nature. Regarding adverse events that are systematic in nature and can occur in other similar medical establishments, immediately report to supervisory authorities of the medical establishments in order to provide general preventive recommendations.

c) Within 60 days from the date on which report and analysis of adverse events are received from adverse event reception and overseeing departments, groups of adverse event analyst experts must propose preventive solutions and recommendations.

2. Analysis at Departments of Health

a) Review and recommend adverse events to be reported to Directors of Departments of Health in order to establish groups of experts affiliated to Departments of Health in order to find the root causes, preventive measures with respect to adverse events that have not been sufficiently or clearly reported or causes, solutions proposed by medical establishments are not appropriate.

b) Direct medical establishments where serious adverse events under Point b Clause 1 Article 5 occur to inspect, verify, and analyze the adverse events using Form of adverse event analysis under Appendix IV within 60 days.

3. Analysis at Ministry of Health

a) Review and propose adverse events to be reported to Deputy Minister of Health in charge of medical examination and treatment sector to establish groups of experts affiliated to Ministry of Health to review, find root causes, and preventive measures with respect to adverse events that have not been sufficiently or clearly reported or causes, solutions proposed by medical establishments are not appropriate.

b) Direct medical establishments affiliated to Ministry of Health where serious adverse events under Point b Clause 1 Article 5 occur to inspect, verify, and analyze the adverse events using Form of adverse event analysis under Appendix IV within 60 days.

Article 9. Handling and feedback of adverse event handling and response

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Health workers working in medical establishments upon discovering adverse events must immediately take actions to ensure safety for patients prior to reporting to adverse event reception and overseeing departments.

b) Departments of Health shall command affiliated medical establishments to adopt safety measures, carry out inspection and report to Ministry of Health within 24 hours from the point in which the adverse events occur in case of adverse events under Point b Clause 1 Article 5.

c) Ministry of Health shall command affiliated medical establishments to adopt safety measures, carry out inspection and produce reports within 24 hours from the point in which the adverse events occur in case of adverse events under Point b Clause 1 Article 5.

2. Feedback on adverse event reports and handling

a) Adverse event reception and overseeing departments of medical establishments shall provide feedback for individuals and organizations reporting adverse events at departmental meetings of the medical establishments.

b) Contact points of Ministry of Health and Departments of Health shall provide feedback for individuals and organizations reporting adverse events in writing.

Chapter IV

RECOMMENDATIONS AND RECTIFICATIONS TO PREVENT ADVERSE EVENTS

Article 10. Recommendations for preventing adverse events

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Department of Professional Affairs - Departments of Health shall review all adverse event recommendations of affiliated medical establishments to consolidate, make general recommendations to enable provinces and cities to prevent adverse events with high frequency of occurrence and medical establishments to prevent similar adverse events.

3. Department of Medical Service Administration - Ministry of Health shall review recommendations for preventing adverse events of affiliated medical establishments and Departments of Health in order to make national recommendations for preventing adverse events with high reporting frequency, general recommendations to enable medical establishments to avoid similar adverse events.

4. Disseminate recommendations for preventing adverse events on internal news of medical establishments or on guiding documents of supervisory authorities and on “An toàn người bệnh” (Patient safety) section of online newspaper, magazines, journals, and seminars on mass media.

Article 11. Rectification to prevent adverse events

1. Adverse event reception and overseeing shall advise heads of medical establishments to develop and request competent authorities to issue plans, implement activities in order to carry out solutions and recommendations for preventing adverse events.

2. Persons in charge of technical matter of medical establishments shall coordinate relevant departments and supervise implementation of recommendations for preventing adverse events according to plan.

3. Contact points of Ministry of Health and Departments of Health shall coordinate and supervise affiliated medical establishments where adverse events have already occurred carry out preventive activities according to plan.

4. Contact points of Departments of Health and Ministry of Health shall coordinate and supervise medical establishments implement general recommendations and national recommendations for preventing adverse events for adverse events with high reporting frequency and in medical establishments with similar risks of encountering, repeating adverse events.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Responsibilities of health workers and medical establishments

1. Be aware of the necessity of preventing adverse event.

2. Execute specific tasks of medical establishments under this Circular.

3. Maintain confidentiality and privacy of individuals and medical establishments that report adverse events. Assign adverse event reception and overseeing departments to act as contact point entitled to look up and disclose information on adverse event reporting.

4. Develop regulations, procedures, and guidelines, and encourage voluntary reporting of adverse events.

5. Guide, manage adverse event reports, and issue regulations incentivizing voluntary reporting and penalizing unreported adverse events.

6. Consolidate, analyze, and report data regarding adverse event resolution results in medical establishments and make preventive recommendations.

Article 13. Responsibilities of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities and health authorities affiliated to ministries and departments

1. Exercise specific tasks of Departments of Health under this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Direct, organize implementation, manage, supervise, and assess patient safety operation of medical establishments in provinces and cities.

4. Propose amendment to national regulations and guidelines on patient safety.

5. Organize training for affiliated medical establishments regarding reporting of adverse events.

6. Propose commendations for entities and individuals with valuable reports which help Departments of Health to promulgate solutions and recommendations for preventing adverse events.

Article 14. Responsibilities of Department of Medical Service Administration - Ministry of Health

1. Exercise specific tasks of Ministry of Health under this Circular.

2. Maintain confidentiality and privacy of individuals and medical establishments that report adverse events. Assign contact individuals and entitled entities to look up and disclose information on adverse event reporting.

3. Take charge or cooperate in developing and amending legislative documents and professional guidelines on patient safety and present to Minister of Health or competent authorities for approval.

4. Direct, organize, guide, inspect, and supervise compliance with legislative documents and professional guidelines regarding patient safety for nationwide medical establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Act as contact point and organize professional councils for resolving professional and technical matters, coordinate, guide scientific research activities and international cooperation in patient safety and prevention of adverse events.

7. Develop national policies and national action programs for patient safety and prevention of adverse events.

8. Monitor, inspect, and supervise implementation of policies and action programs regarding patient safety in provinces and central-affiliated cities.

9. Advise Minister of Health in community matters and communication authorities in adverse events.

10. Discover and issue warnings for new and emerging adverse events.

11. Propose commendations for entities and individuals with valuable reports which help Ministry of Health to promulgate solutions and recommendations for preventing adverse events. Take actions and penalize individuals and entities that fail to adhere to applicable laws.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 15. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Organizing implementation

Director of Department of Medical Service Administration, Chief of Ministry Office, Chief Inspector of Ministry Inspectorates, directors of departments of Ministry of Health, directors of hospitals, directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities, heads of health authorities of departments are responsible for implementation of this Circular.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (Department of Medical Service Administration)./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Viet Tien

 

APPENDIX I

CLASSIFICATION OF ADVERSE EVENTS BASED ON LEVEL OF INJURY
(Attached to Circular No. 43/2018/TT-BYT dated December 26, 2016 of the Minister of Health)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Description

Classification

Report methods

Based on situation development

Based on level of harm to health, life of patient

(Level of injury - NC)

 

1

A near-miss

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Have not occurred (NC0)

 

2

Adverse event has occurred without directly affecting patients

B

Mild injury[1] (NC1)

 

3

Adverse event has directly affected patients without causing harm

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

4

Adverse event has directly affected patients and requires monitoring or has been promptly intervened without causing harm

D

Voluntary reporting

5

Adverse event has caused temporary harm and requires intervention

E

Moderate injury[2]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

6

Adverse event has caused temporary harm, requires intervention, and prolongs hospitalization duration

F

 

7

Adverse event has caused prolonged harm and leaves sequelae

G

Severe injury[3]
(NC3)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

8

Adverse event has caused harm and requires intensive care

H

Mandatory reporting

9

Adverse event leads to or causes death

I

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



APPENDIX II

LIST OF SERIOUS ADVERSE EVENTS (NC3)
(Attached to Circular No. 43/2018/TT-BYT dated December 26, 2018 of Minister of Health)

SURGICAL ADVERSE EVENTS

1.

Wrong-site surgery (body parts)

Refers to cases where surgical operation is performed on the wrong body parts according to the medical record, except for emergencies such as:

 A. Change surgery site during the surgery

B. This change is approved

2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to cases where surgical operation is performed on the wrong patient according to patient identification in the medical record.

3.

Wrong-procedure surgery causing severe injury:

Refers to cases where surgical procedures are inconsistent with the laid out procedures, except for emergencies such as:

A. Change procedures during the surgery.

B. This change is approved

4.

Retained surgical instrument following a surgical operation or other invasive procedures:

Exception:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B. Such medical items are present before the surgery and retained on purpose.

C. Such medical items are not present before the surgery but are retained on purpose due to potential harm caused by removing the items. For example: very small needles or screw fragments.

5.

Death during surgery (pre-anaesthesia, incision, incision healing) or immediately after surgery of ASA 1 patients.

ADVERSE EVENTS RESULTING FROM MEDICAL DEVICES

6.

Death or severe complications relating to medicine, medical devices, or biologicals

7.

Death or severe complications of the patients relating to the use or performance of medical devices in patient care that are different from the original plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Death or severe complications of the patients relating to embolism during patient care and/or treatment.

Exception: Peripheral nervous or cardiovascular procedures deemed to warrant high risks of embolism.

ADVERSE EVENTS RELATING TO PATIENT MANAGEMENT

9.

Babies switched at birth

10.

Death or severe complications of patients escaping from hospitals

11.

Death or severe complications of patients due to suicide at medical establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.

Deaths or severe complications of the patients relating to errors in drug use:

Including: Potential death or severe complications of the patients caused by a type of drugs which the patients have allergic reactions to which is known by the prescribers

Exception: Justifiable differences in determining drugs and dose in clinical management.

13.

Death or severe complications of the patients relating to hemolytic anemia caused by transfusing the wrong blood type

14.

Death or severe complications of pregnant women relating to the process labor and birth:

Including all adverse events that occur during postnatal period (42 days following birth).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A. Pulmonary embolism or amniotic fluid embolism

B. Acute fatty liver of pregnancy

C. Cardiomyopathy.

15.

Death or severe complications of the patients caused by hypoglycemia during treatment.

16.

Death or severe complications (Kernicterus) of infant patients caused by high levels of bilirubin in blood.

17.

Grade 3 or grade 4 pressure sore during hospitalization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Death or severe complications of the patients caused by physiotherapy-induced spinal injury

19.

Errors in organ transplant.

Including sperm and/or egg mix-up in artificial insemination

ADVERSE EVENTS CAUSED BY THE ENVIRONMENT

20.

Death or severe complications of the patients caused by electricity.

Exception: Adverse events that follow electrotherapy (defibrillation or cardioversion selective).

21.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A. Wrong gas. Or

B. Gas containing toxic substances

22.

Death or severe complications of the patients caused by burns of any origin while receiving care at medical establishments.

23.

Death or severe complications caused by falling while receiving medical care at medical establishments.

ADVERSE EVENTS CONSTITUTING CRIMINAL OFFENCES

24.

Impersonating health workers to provide treatment for patients

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Abducting (or luring) patients of all age

26.

Sexually assaulting patients in hospitals

27.

Inflicting death or serious injuries to patients or health workers in medical establishments

28.

Other serious adverse events (NC3 of G, H, I classification) not mentioned under section 1 through 27

 

APPENDIX III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



FORM OF ADVERSE EVENT REPORTING:

- Voluntary:

- Mandatory:

Report number/Adverse event code:

Reporting date:

Reporting entity:

Patient information

Victim(s) of adverse event

Full name:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Medical record number:

Relatives/visitors

Date of birth:

Health workers

Gender: Department/ward

Amenity/infrastructure

Location of adverse event

Department/ward/location of adverse event (for example: ICU ward, hospital ground)

Specific location (for example: restroom, parking lot, etc.)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Date of adverse event:

Time:

Brief description of the adverse event

 

 

Proposed initial solutions

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Inform admitting physician/person in charge

Record in medical record/relevant document

Yes □ No □ Not recorded

Yes □ No □ Not recorded

Inform relative/guardian

Inform patient

Yes □ No □ Not recorded

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Initial adverse event classification

Not occur

Occurred

Initial assessment regarding adverse event impact

Severe

Moderate

Mild

Information of reporter

Full name:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Email:

Nurse (title):

Patient

Relatives/visitors

Physician (title):

Other (specify):

 

Witness 1:

Witness 2:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



APPENDIX IV

SAMPLE ADVERSE EVENT RESEARCH AND ANALYSIS
(Attached to Circular No. 43/2018/TT-BYT dated December 26, 2018 of the Minister of Health)

Report number/Adverse event code: ……………

A. For personnel in charge

I. Detailed description of adverse event

(Describe both immediate response and consequences. In case of pressure ulcers, specify positions, sides, radius, and conditions at the time of hospitalization. In case of drug-related adverse events, list all drugs (attach a separate sheet if necessary)

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Performance of technical procedures, professional procedures

Fail to obtain consent of the patient/relative (with respect to operations, procedures that require the patient/relative to sign the commitment)

Fail to execute as indicated

Execute on the wrong patient

Execute the wrong procedure/operation/treatment method

Perform surgery/procedure at the wrong site

Leave instruments or consumables in patient

Patient deceases during pregnancy

Patient deceases while giving birth

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Hospital-acquired infection

Septicemia

Pneumonia

Other infection types

Surgical wound infections

Urinary tract infections

3. Drugs and intravenous fluids

Incorrect drug and/or intravenous fluids

Insufficient drugs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Incorrect time of taking drugs

Incorrect medical order

Missing drugs/dose

Incorrect drugs

Incorrect patients

Incorrect route of administration

4. Blood and its preparations

Adverse effects, complication during blood transfusion

Transfusion of the wrong blood type or blood preparations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Medical devices

Missing use instructions

Device malfunction

Insufficient or inappropriate device

6. Behavior

Self-harm or suicidal tendency

Sexually assaulted by staff

Sexually assaulted by patient/visitor

Violated by patient/visitor

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Escaped from hospital

7. Accident to patient

Falling

8. Infrastructure

Damaged or defective

Lacking or inappropriate

9. Resource management, organization

Appropriateness and adequacy of medical examination and treatment services

Appropriateness and adequacy of resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Document, administrative procedures

Missing or insufficient document

Unclear or incomplete document

Prolonged waiting period

Slow document provision speed

Wrong document

Convoluted administrative procedures

11. Other

Adverse events not mentioned under Sections 1 through 10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



III. Implemented treatment/medical order

 

 

 

IV. Classify by causes of adverse events

1. Employee

Awareness (knowledge, understanding, idea)

Practice (practice skills are inconsistent with regulations, standard guidelines; fail to adhere to the correct regulations and guidelines)

Attitude, behavior, emotion

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Physiological psychology, physical attribute, pathology

Societal factors

2. Patient

Awareness (knowledge, understanding, idea)

Practice (practice skills are inconsistent with regulations, standard guidelines; fail to adhere to the correct regulations and guidelines)

Attitude, behavior, emotion

Communication

Physiological psychology, physical attribute, pathology

Societal factors

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amenities, infrastructure, equipment

Extreme distance to working position

Safety and risk assessment of working environment

Rules, regulations and technical properties

4. Organization/service

Policies, procedures, professional guidelines

Compliance with standard practice procedures

Organization culture

Group work

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Natural environment

Products, technology, and infrastructure

Procedures, service system

6. Other

Other factors not mentioned under Sections 1 through 5

 

V. Rectification measures

 

VI. Preventive recommendations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Proposed preventive recommendations

B. For managerial individuals

I. Assessment of heads of expert groups

Description of observed results (without repeating adverse event description)

 

 

Have discussed and provide recommendations/resolution for persons making the report

Yes □ No □ Not recorded

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Yes □ No □ Not recorded

II. Assess level of injury

To patient

 

To organization

 

1. Have not occurred (NC0)

□ A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Property damage

 

2. Mild injury (NC1)

□ B

Increased resources serving patients

 

□ C

Media attention

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Complaints of patients

 

3. Moderate injury (NC2)   

□ E

Reputational damage

 

□ F

Law intervention

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



□ G

Other

 

□ H

 

 

□ I

 

Name:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Title:

Date: Time:

 

 

[1] A mild injury means an injury that can be healed naturally or without intervention and treatment.

[2] A moderate injury means an injury that requires intervention and treatment, prolongs hospitalization period, and affects functions in the long run.

[3] A severe injury means an injury that warrants emergency medical response or major intervention and treatment, causes permanent loss of functions or even death.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


86.442

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.167.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!