Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 21/2018/QĐ-UBND mức hỗ trợ cây trồng vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai Điện Biên

Số hiệu: 21/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 23/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2018/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 23 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 5 năm 2018 và thay thế điểm 1, mục II, Điều 1 Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt định mức vật tư và mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

QUY ĐỊNH

VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23 ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Phòng, chống thiên tai và các loại dịch bệnh nguy hiểm, được công bố theo quy định pháp luật về thú y, thủy sản, lâm nghiệp và các dịch bệnh công bố dịch theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).

2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật.

Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng định mức và đúng đối tượng.

4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

Điều 4. Điều kiện hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

Chương II

NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ

Điều 5. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ đối với cây trồng

a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

c) Diện tích lúa nương bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;

d) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

đ) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

e) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

g) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp

a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.

3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy sản

a) Diện tích nuôi tôm càng xanh quảng canh (nuôi tôm lúa) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha;

b) Diện tích nuôi cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 5.500.000 đồng/ha;

c) Diện tích nuôi các loài cá bản địa (lăng, chiên) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 7.000.000 đồng/ha;

d) Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 24.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 16.000.00 đồng/ha;

đ) Nuôi cá lồng bè bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng /100 m3 lồng;

e) Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 25.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 đồng/ha;

g) Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 25.000.000 đồng/ha;

h) Diện tích nuôi trồng các loại thủy sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha.

4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm

a) Thiệt hại do thiên tai

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 17.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 33.000 đồng/con;

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 350.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 800.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;

Trâu, bò, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 5.000.000 đồng/con;

Dê, hươu đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con.

b) Thiệt hại do dịch bệnh

Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ đối với gia súc

Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, ngựa, dê, hươu;

Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn.

+ Hỗ trợ đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)

Hỗ trợ 35.000 đồng/con từ 1kg trở lên;

Hỗ trợ 25.000 đồng/con từ 0,3 kg đến dưới 1kg;

Hỗ trợ 15.000 đồng/con dưới 0,3 kg.

Các nội dung hỗ trợ khác khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra thực hiện theo Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 17/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt định mức vật tư và mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

5. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Điều 6. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

Điều 7. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ

1. Nguồn kinh phí

a) Dự phòng ngân sách Trung ương.

b) Dự phòng ngân sách địa phương.

c) Quỹ phòng, chống thiên tai.

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ chế hỗ trợ

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố (từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ).

Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm 20% kinh phí hỗ trợ thiệt hại còn lại; nếu phần kinh phí hỗ trợ do ngân sách các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm vượt quá 50% nguồn lực dự phòng ngân sách đã được giao, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng để các huyện, thị xã, thành phố có đủ kinh phí thực hiện.

Những huyện, thị xã, thành phố có chi phí phát sinh cho công tác hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm thì chủ động sử dụng ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ, tổng hợp nhu cầu kinh phí, gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách.

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục sản xuất, đảm bảo sản xuất hiệu quả, giảm bớt thiệt hại cho nông dân.

Cuối năm hoặc kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) kết quả thực hiện theo các mẫu biểu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

3. Sở Tài chính

Chủ trì tổng hợp nhu cầu kinh phí và kết quả hỗ trợ trên địa bàn toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính cấp bổ sung kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tham gia phân bổ, ứng kinh phí khi Trung ương bổ sung cũng như ứng trước kinh phí.

Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi lớn, ngân sách huyện, thị xã, thành phố không đủ nguồn lực chi hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Quyết định này, căn cứ đề nghị của các huyện, thị xã, thành phố Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ứng trước kinh phí (tối đa 70% mức ngân sách tỉnh hỗ trợ) cho các đơn vị thực hiện; đồng thời báo cáo Bộ Tài chính ứng trước kinh phí cho địa phương. Sau khi các huyện, thị xã, thành phố có báo cáo quyết toán kinh phí sẽ tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính cấp bổ sung nguồn để thu hồi khoản kinh phí đã ứng trước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo phòng chuyên môn hướng dẫn các hộ chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc nuôi, trồng thủy sản đăng ký kê khai ban đầu theo Mẫu số 6 Phụ lục I của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

Tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh từ Ủy ban nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí hỗ trợ.

Tổ chức thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn cấp huyện, báo cáo tình hình thực hiện về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục sản xuất.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, sử dụng nguồn kinh phí này đảm bảo tuân thủ đúng theo các nội dung quy định tại Quyết định này và các quy định về quản lý tài chính hiện hành thuộc thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

Kiểm tra, xác nhận, theo dõi tổng hợp bản đăng ký kê khai ban đầu cho các hộ chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 6 Phụ lục I của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có); tổng hợp đề xuất nhu cầu và kết quả thực hiện hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 và 6 tại Phụ lục II của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

Thành lập hội đồng kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã (có sự tham gia của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đối với hỗ trợ thiệt hại do thiên tai), cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Niêm yết công khai phương án hỗ trợ tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã để người dân biết giám sát.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đề nghị hỗ trợ và tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mức quy định của Quyết định này và các quy định về quản lý tài chính hiện hành thuộc thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ.

Hàng năm hoặc kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chính sách với Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân

Chịu sự quản lý, quản lý kinh phí đúng mục đích hiệu quả, thanh quyết toán theo quy định.

Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.

Theo dõi tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về đơn vị quản lý cấp trên theo Quy định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 21/2018/QĐ-UBND ngày 23/04/2018 quy định về mức hỗ trợ đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.084

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.42.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!