ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
138/KH-UBND
|
Sơn
La, ngày 24 tháng 5 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030”
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
1609/QĐ-TTG NGÀY 26/12/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Quyết định số
1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Hỗ
trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”; Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 121/TTr-SGDĐT ngày 12/5/2023,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1609/QĐ-TTg
ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát
triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh
Sơn La (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với những nội dung cụ thể như sau:
I.
MỤC TIÊU
1.
Mục tiêu chung
Hỗ trợ phát triển
giáo dục mầm non vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục
mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ
giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận
giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững
các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên
địa bàn tỉnh Sơn La.
2.
Mục tiêu cụ thể
a) Đối với trẻ em
- Đến năm 2025: Có
trên 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và trên 99% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo
vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 30% trẻ em trong các cơ sở giáo
dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp
theo độ tuổi; phấn đấu 50% các huyện tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu
số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Đến năm 2030: Có
trên 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo
vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 60% trẻ em trong các cơ sở giáo
dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ
tuổi; phấn đấu 80% các huyện, tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có
mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Hằng năm, 100% trẻ
em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền,
dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
b) Đối với giáo viên
- Đến năm 2025: Bồi
dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; có 90% cán bộ quản lý,
giáo viên mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn
phương pháp tăng cường Tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
- Đến năm 2030: Bồi
dưỡng 70% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đảm bảo định mức giáo
viên/nhóm, lớp theo quy định; có 100% giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường
tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường Tiếng Việt tại gia đình
và cộng đồng.
c) Đối với cơ sở giáo
dục mầm non
Đến năm 2030: Phấn
đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn có trẻ em cần tăng cường
tiếng Việt có bếp ăn và tổ chức nấu ăn bán trú cho trẻ để đảm bảo tỷ lệ huy
động trẻ mẫu giáo ra lớp và đáp ứng được yêu cầu trẻ được học 2 buổi/ngày, được
bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp; trang thiết bị phần
mềm, thiết bị dạy học hiện đại; tài liệu, học liệu, đồ dùng phục vụ dạy học;
xây mới để xóa phòng học nhờ, học tạm và bổ sung phòng học còn thiếu do tăng
quy mô phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương.
(Phụ biểu số 1 kèm theo).
II.
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1.
Công tác chỉ đạo, đổi mới quản lý giáo dục
- Tăng cường vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các mục tiêu Kế
hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương; phát huy vai
trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non vùng
khó khăn; đưa mục tiêu vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình
và cộng đồng về việc đảm bảo tất cả trẻ em vùng khó khăn được tiếp cận giáo
dục.
- Phát huy tốt vai
trò của ngành giáo dục và đào tạo trong công tác tham mưu triển khai, thực hiện
các mục tiêu; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các
giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo đúng lộ trình Kế hoạch.
- Đổi mới công tác
quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, công tác kiểm tra đánh giá của các cấp
quản lý đảm bảo triển khai hiệu quả, thực chất, nâng cao chất lượng thực hiện
Kế hoạch.
2.
Thực hiện đảm bảo chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
- Triển khai thực
hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc
thiểu số; thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ đối đối trẻ em và cơ sở giáo dục
mầm non vùng khó khăn, nhất là đối tượng trẻ em nhà trẻ, bao gồm một số chính
sách: Hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định
của Chính phủ.
- Quan tâm hỗ trợ giáo
viên theo điều kiện từng vùng miền, chú trọng đến các điểm trường; hỗ trợ các
hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.
- Xây dựng cơ chế
chính sách thu hút như: Đào tạo theo địa chỉ, tuyển dụng, sử dụng đối với giáo
viên là người địa phương dạy trẻ em người dân tộc thiểu số để đảm bảo ổn định
số lượng giáo viên cho các nhà trường.
3.
Xây dựng; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ
- Tuyển dụng bổ sung
giáo viên hàng năm để đảm bảo tối thiểu 02 giáo viên/nhóm, lớp; ưu tiên tuyển
dụng đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu thường trú
tại vùng khó khăn.
- Tổ chức các lớp bồi
dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; tăng cường
tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương
trình đào tạo giáo viên mầm non trong Trường Đại học Tây Bắc; Trường Cao đẳng
Sơn La.
- Tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng về công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp
với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục
song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc
thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp;
tham quan chia sẻ học tập mô hình điểm.
- Triển khai có hiệu
quả công tác bồi dưỡng thường xuyên; cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được bồi
dưỡng và tự học tập, bồi dưỡng về tiếng dân tộc của trẻ tại địa phương; bảo đảm
giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp và
dạy trẻ em.
- Tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; bồi dưỡng về tiếng Việt
cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường tiếng Việt tại
gia đình và cộng đồng.
- Sắp xếp đội ngũ
giáo viên dạy các nhóm, lớp thực hiện tăng cường tiếng Việt phù hợp, xen kẽ
giáo viên người dân tộc thiểu số và giáo viên người dân tộc Kinh để phối hợp tổ
chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.
(Phụ biểu số 2 kèm theo)
4.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu dạy học
- Hàng năm rà soát,
huy động, lồng ghép kinh phí từ đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn
tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, các chương trình, dự án khác và nguồn lực xã
hội hóa để xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học
tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em,
đảm bảo đủ 01 phòng/01 nhóm lớp.
- Ưu tiên lồng ghép
các nguồn lực để bổ sung, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu
phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện hành; bổ sung tài liệu, học liệu
hỗ trợ; thay thế các thiết bị hết niên hạn sử dụng, hỏng không thể khắc phục được;
lựa chọn, mua sắm một số trang thiết bị đồ dùng đặc thù theo hướng hiệu quả,
phù hợp, hiện đại.
- Huy động cha mẹ trẻ
và cộng đồng dân cư nơi có trẻ dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu để
xây dựng tài liệu, học liệu, tranh ảnh…về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa vùng
miền.
(Phụ biểu số 3 kèm theo)
5.
Triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn,
phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ
- Triển khai Chương
trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, lựa chọn nội dung giáo
dục mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền lồng ghép vào các hoạt động giáo
dục, tạo sự gần gũi để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Tăng
cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em; xây dựng và bảo
đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; quan tâm đến đối
tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp chưa nói được tiếng Việt.
- Đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục; sử dụng linh hoạt phương tiện công nghệ thông tin, các
tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ
theo hướng tương tác, với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi” phù
hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ,
nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt trong dạy học.
- Xây dựng mô hình
“Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” phù hợp với điều kiện
thực tế địa phương; tổ chức Hội thảo, chuyên đề; tổ chức Hội thi, sân chơi giao
lưu tiếng Việt giữa các đơn vị; xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt
tại các địa bàn phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền để làm nơi tập huấn,
chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo dục mầm non
vùng khó khăn.
- Phối hợp với phụ
huynh xây dựng đội ngũ cộng tác viên, thành lập câu lạc bộ cha mẹ để hỗ trợ
giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục song ngữ; tăng cường tiếng Việt trên
cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các buổi giao lưu
tiếng Việt giữa các cấp học theo các chủ đề dưới nhiều hình thức; tổ chức các
hoạt động lễ hội, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian có sự tham gia tích
cực của cộng đồng, trẻ mầm non.
- Biên soạn, tập huấn
và chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở giáo
dục mầm non vùng khó khăn; biên tập sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc (phiên âm ra
tiếng Việt) để hỗ trợ giáo viên có tài liệu học tiếng mẹ đẻ của trẻ; đẩy
mạnh tập huấn việc thực hiện chương trình và phương pháp giáo dục phù hợp đối
với đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số.
6.
Huy động các nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn
- Đẩy mạnh công tác
xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ
chức chính trị - xã hội; các đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài tỉnh; các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho
trẻ mầm non vùng khó khăn.
- Lồng ghép các
chương trình, dự án và huy động hợp pháp các nguồn lực của nhân dân…để xây
dựng, cải tạo sửa chữa, mua sắm bổ sung sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng,
đồ chơi… bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục mầm non vùng khó khăn.
- Huy động các lực
lượng xã hội trên địa bàn tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người
dân tộc thiểu số: Cán bộ hưu trí; các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn
thể; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Khuyến học của huyện, xã; Hội
Liên hiệp Phụ nữ huyện, xã kết hợp cùng tham gia hỗ trợ trong việc duy trì ngôn
ngữ địa phương cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt
cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.
- Lồng ghép triển khai
các nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch này với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ
trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2019 - 2025.
- Huy động nguồn lực
từ các tổ chức quốc tế như: Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt nam (SCI);
hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ, bộ công cụ hỗ trợ, để
việc nâng chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng
mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục mầm non vùng khó
khăn.
(Phụ biểu số 3 kèm theo)
7.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình
- Đẩy mạnh công tác
truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng
đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Xây dựng chuyên
mục, các phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng
cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm
non vùng khó khăn.
- Tuyên truyền, hỗ
trợ các bậc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; biên soạn tài liệu
truyền thông, tập huấn về thực hiện giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm vùng
miền, về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người
dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phối hợp chặt chẽ
các cấp chính quyền địa phương; với trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng
để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con, em đến
trường, lớp mầm non được ăn bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày.
III.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1.
Nguồn kinh phí
a) Nguồn chi sự
nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021-2025).
b) Nguồn vốn đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả
năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư
công; nguồn vốn Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Sơn La giai đoạn
2018-2025, Đề án triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025); vốn ngân
sách chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục.
c) Nguồn xã hội hóa
giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
2.
Tổng số kính phí dự kiến
Tổng kính phí chi cho
Chương trình trong cả giai đoạn từ 2023-2030: 416.019.154.321 (Bốn
trăm mười sáu tỷ, không trăm mười chín triệu, một trăm năm mươi bốn nghìn, ba
trăm hai mươi mốt đồng).
Trong đó:
- Kinh phí đầu tư
công và chương trình mục tiêu: 253.750.000.000 đồng
- Ngân sách nhà nước:
135.809.000.000 đồng (trong đó ngân sách của tỉnh 30%; ngân sách của các
huyện, thành phố 70%).
- Nguồn xã hội hóa:
26.460.154.321 đồng
(Phụ biểu số 4 kèm theo)
3. Việc lập và triển
khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện
hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà
nước.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp
các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch. Tổ
chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện; báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh kết quả thực hiện vào tháng 12 hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
về đào tạo nguồn giáo viên mầm non hằng năm; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; giao
chỉ tiêu biên chế; tuyển dụng bổ sung giáo viên, nhân viên cho vùng khó khăn
nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu Kế hoạch.
- Phối hợp Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế
hoạch đầu tư cơ sở vật chất; xóa phòng học tạm, phòng học nhờ; xây mới phòng
học do tăng quy mô lớp; mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
- Phối hợp với các
sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ
của từng sở, ngành.
- Triển khai tập
huấn, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, hội thi đối với cán bộ quản lý, giáo viên
hằng năm; chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ, cán bộ quản lý,
giáo viên theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn
các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
2.
Sở Nội vụ
- Chủ trì tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh, giao chỉ tiêu số lượng người làm việc đối với lĩnh vực giáo
dục. Tổng hợp nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nguồn giáo viên trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tổ chức thực hiện các lớp
đào tạo, bồi dưỡng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ.
- Phối hợp với các
đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng,
hợp đồng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục mầm non ở vùng khó khăn.
- Đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong triển khai thực Chương trình khi tổng kết giai đoạn 2022- 2030.
3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất
bố trí vốn đầu tư công cho các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của
tỉnh.
4.
Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về bố trí nguồn vốn
để xây dựng cơ sở vật chất; mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo nội dung
của kế hoạch và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ, cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên vùng khó khăn.
5.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Chủ trì công tác
tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương, các bậc cha, mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối
với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
6.
Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan tham mưu, hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện Quy hoạch xây
dựng; hoạt động đầu tư xây dựng; cấp giấy phép xây dựng công trình; thẩm định,
thiết kế, thi công xây dựng công trình…. theo chức năng, nhiệm vụ được giao về
quản lý nhà nước lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh.
7.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đôn đốc, hướng dẫn
các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các thủ tục về đất đai đảm bảo việc quản
lý, sử dụng đất cơ sở giáo dục đào tạo đúng theo quy định của pháp luật đất đai
và các quy định pháp luật khác có liên quan.
8.
Ban Dân tộc
- Phối hợp với các cơ
quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào
dân tộc thiểu số về phát triển giáo dục, sự cần thiết hỗ trợ đối với trẻ em
vùng khó khăn.
- Tham mưu thực hiện
các chế độ chính sách dân tộc ở địa phương đối với cán bộ quản lý, giáo viên,
trẻ em vùng khó khăn.
9.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp, chỉ đạo
thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và trẻ em vùng khó khăn tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định
của Chính phủ.
10.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Khuyến
học tỉnh
Huy động hội viên,
đoàn viên tham gia hỗ trợ trong việc duy trì ngôn ngữ địa phương cho trẻ mầm
non vùng dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người
dân tộc thiểu số.
11.
Trường Đại học Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sơn La
- Phối hợp với các
sở, ban, ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ
của trẻ theo đúng quy định của pháp luật.
- Căn cứ nhu cầu bổ
sung giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non hằng năm cho các cơ sở đào tạo trên địa
bàn tỉnh.
- Đưa nội dung tăng
cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
của trẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non. Xây dựng tài liệu, giáo
trình phục vụ nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu
số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Tham gia tập huấn,
bồi dưỡng, Hội thảo về Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn và tăng cường tiếng
Việt cho trẻ vùng DTTS.
12.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Triển khai thực
hiện kế hoạch, thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật
chất; rà soát, đề xuất tuyển dụng bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.
- Chỉ đạo các ngành,
các cấp, các tổ chức, đoàn thể huy động trẻ đến trường; nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đảm bảo các chế độ, chính sách đối với trẻ, cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên và người lao động.
- Tăng cường công tác
chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai, thực hiện các mục tiêu của kế hoạch tại địa
phương. Huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để phát
triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của
đơn vị với Ủy ban nhân dân tỉnh vào tháng 12 hàng năm.
Trên đây là Kế hoạch
thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển Giáo dục mầm non vùng khó khăn giai
đoạn 2022 - 2030” theo Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng
Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Tỉnh Đoàn; HLHPN tỉnh; HKH tỉnh;
- UBND các huyện;
- Trường ĐH Tây Bắc;
- Trường Cao đẳng Sơn La;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KGVX, Đại.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng Thị Xuân
|