BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 286/QĐ-BYT
|
Hà Nội,
ngày 22 tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG Y TẾ CÔNG CỘNG VỚI CHÙM
CA NHIỄM HIV TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2025-2030
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TW ngày
06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng,
chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS
vào năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày
15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 07/2023/TT-BYT ngày 04/4/2023
của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và
giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm
theo Quyết định này: “Kế hoạch hành động thực hiện giải pháp đáp ứng y tế công
cộng với chùm ca nhiễm HIV tại Việt Nam, giai đoạn 2025-2030”.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh
Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng,
Cục trưởng các Vụ, Cục; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới Hưng Yên; Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC
HIỆN GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG Y TẾ CÔNG CỘNG VỚI CHÙM CA NHIỄM HIV TẠI VIỆT NAM, GIAI
ĐOẠN 2025-2030
(Kèm theo Quyết định số 286/QĐ-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ
Y tế)
PHẦN
I: SỰ CẦN THIẾT
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁP ỨNG
Y TẾ CÔNG CỘNG KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM HIV
Tính đến 12/2024, toàn quốc có 245.762 người nhiễm
HIV còn sống, lũy tích tử vong 116.004 người. Năm 2024, phát hiện trên 13.000
trường hợp nhiễm HIV, mặc dù dịch HIV là dịch tập trung trong các nhóm có hành
vi nguy cơ cao, được kiểm soát. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ tiềm ẩn gia tăng trong
nhóm MSM (tăng từ 3,6% lên 12,5% vào năm 2022), khu vực miền Nam (chiếm 60% số
ca nhiễm trên toàn quốc), nguy cơ bùng phát ở một số địa bàn không được quan
tâm đầu tư. Kích cỡ quần thể có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV có dấu hiệu
gia tăng như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng từ 270.883 người
(năm 2019) lên 428.450 người (năm 2023).
Để kiểm soát được dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 với 11 nhóm giải
pháp, trong đó có biện pháp giám sát, theo dõi và đánh giá như xác định các khu
vực lây nhiễm, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo dịch, áp dụng kỹ thuật chẩn
đoán mới nhiễm để đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm; nâng cao chất lượng dữ
liệu, sử dụng dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong cảnh báo sớm, kiểm
soát và đáp ứng y tế công cộng trong phòng, chống HIV/AIDS. Để triển khai được
các giải pháp này, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2520/QĐ-BYT ngày 15/6/2020
về Kế hoạch triển khai mở rộng xét nghiệm nhiễm mới HIV cho giai đoạn
2020-2024, Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 09/6/2021 về việc hướng dẫn thực hiện
xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu xét nghiệm phát hiện nhiễm
mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS. Cho đến nay, 50/63 tỉnh, thành phố đã thực
hiện và phát hiện khoảng 1,7% nhiễm mới HIV. 05 tỉnh/ thành phố triển khai
thành công mô hình đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV, kiểm soát dịch
và cải thiện chất lượng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Tại Cần Thơ, số phát hiện
mới giảm 17%, tỷ lệ khách hàng HIV(+) được kết nối điều trị ARV tăng từ 68,2%
lên 96,3%, tỷ lệ điều trị trong ngày tăng từ 8% lên 57%. Tại Kiên Giang, tỷ lệ
khách hàng HIV(+) được kết nối điều trị ARV tăng từ 84% lên 91%. Tại Sóc Trăng,
tăng 8% tỷ lệ điều trị trong ngày, tăng 21% khách hàng PrEP mới, và tăng gần
10% tại Đồng Tháp. Tại Cao Bằng đã huy động được kinh phí của địa phương để thực
hiện hoạt động đáp ứng y tế công cộng kiểm soát dịch trong nhóm nghiện chích ma
túy.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn
tại, khoảng trống: Hệ thống các văn bản, hướng dẫn về phát hiện nhiễm mới, xác
định chùm ca, ổ dịch, biện pháp đáp ứng y tế công cộng với chùm ca lây nhiễm
HIV đã được phát triển nhưng chưa đầy đủ các tình huống thực tiễn phát sinh.
Các mức độ đáp ứng, hướng dẫn về sử dụng số liệu, đảm bảo chất lượng dữ liệu
chưa đầy đủ. Chưa có công cụ giám sát, đánh giá hiệu quả và kết thúc quá trình
đáp ứng y tế công cộng với chùm ca lây nhiễm HIV.
Việc quản lý, sử dụng số liệu phát hiện các điểm
nóng, cảnh báo nguy cơ về dịch, cải thiện chất lượng hoạt động chưa đồng đều,
còn hạn chế trong việc vận dụng số liệu để nhận định tình hình dịch, cảnh báo
nhóm quần thể, địa điểm có nguy cơ bùng phát, phát hiện các khoảng trống về dịch
vụ nhằm tăng cường hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và kiểm soát sự gia tăng lây
nhiễm HIV ở trong nhóm quần thể và địa điểm có nguy cơ.
Nhân lực ở các tuyến thiếu kiến thức, hạn chế về kỹ
năng đánh giá, nhận định tình hình dịch và triển khai đáp ứng y tế công cộng.
Việc áp dụng các giải pháp chuyên môn kỹ thuật về đáp ứng y tế công cộng còn thụ
động, chưa đồng bộ, thống nhất, chưa xác định được các ưu tiên can thiệp phòng,
chống HIV/AIDS dựa trên bằng chứng. Chưa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế
công cộng với chùm ca lây nhiễm HIV dài hạn để địa phương có căn cứ triển khai
đồng bộ trên toàn quốc.
Việc triển khai biện pháp đáp ứng y tế công cộng
đang được các tổ chức quốc tế khuyến cáo áp dụng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến
nghị: tối ưu hóa hệ thống, ban ngành, quan hệ đối tác và quản lý bùng phát dịch,
tận dụng bài học từ đại dịch COVID-19 để tăng cường sự chuẩn bị, phát huy tính
linh hoạt của hệ thống và cộng đồng, nhằm ngăn ngừa và quản lý dịch bệnh HIV
trong tương lai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị:
thực hiện giám sát nhiễm mới để hiểu dịch bệnh; phát triển và đổi mới công cụ
giám sát theo dõi các ca nhiễm mới, giám sát sinh học phân tử và biện pháp đánh
giá các nhóm quần thể nguy cơ liên tục và định kỳ. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng
đang từng bước triển khai các khuyến nghị. Trong quá trình triển khai cần theo
dõi, đánh giá hiệu quả, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác góp phần thực
hiện thành công Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai mở
rộng xét nghiêm nhiễm mới HIV giai đoạn 2020-2024 với mục tiêu sử dụng xét nghiệm
phát hiện nhiễm mới HIV để xác định: tỷ lệ nhiễm mới HIV; chùm lây nhiễm
(cluster), địa bàn điểm nóng về dịch HIV (outbreak); nhóm nguy cơ cao mới nổi;
các địa bàn cần can thiệp và đề xuất các giải pháp ưu tiên để khống chế lây nhiễm.
Để tiếp tục triển khai các biện pháp theo đúng quy định, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả các giải pháp chuyên môn về giám sát dịch, theo dõi đánh giá chương trình
HIV/AIDS của Chiến lược quốc gia đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc. Việc xây dựng
“Kế hoạch hành động thực hiện giải pháp đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm
HIV tại Việt Nam, giai đoạn 2025-2030” là thực sự cần thiết.
II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
1. Chùm ca nhiễm HIV: là nhóm người nhiễm HIV (đã được
chẩn đoán hoặc chưa được chẩn đoán HIV) có liên quan đến đường lây truyền HIV.
Các chùm ca nhiễm HIV sẽ bao gồm chùm ca nhiễm mới hoặc chùm ca lây truyền đang
diễn ra trong cộng đồng. Bằng các nỗ lực và các can thiệp phòng chống sẽ có thể
ngăn ngừa xuất hiện thêm các ca nhiễm mới. Chùm ca nhiễm HIV bao gồm:
a. Chùm ca nhiễm HIV theo thời gian và địa điểm
(time space cluster): là số người được chẩn đoán HIV vượt quá số người được dự
tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định tại một khu vực địa lý nhất
định hoặc là một nhóm người có HIV (bao gồm người đã được chẩn đoán hoặc chưa
biết tình trạng nhiễm) có liên quan với nhau về đường lây truyền HIV. Chùm ca
nhiễm HIV thể hiện có sự lây nhiễm đang xảy ra trong một khu vực địa lý và quần
thể nhất định.
b. Chùm ca nhiễm HIV theo đặc điểm sinh học phân tử
(molecular cluster): là một nhóm các trường hợp được chẩn đoán nhiễm HIV mang
chủng HIV tương tự nhau về mặt di truyền học. Do HIV luôn biến đổi, những người
có chủng HIV tương tự nhau về mặt di truyền học có thể có liên quan về đường
lây truyền.
2. Đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV[1]: là chuỗi các hoạt động can thiệp nhằm kịp thời
ngăn chặn sự lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng đang gia tăng ca nhiễm hoặc tại
một khu vực địa lý cụ thể được xác định có chùm ca nhiễm trong một thời gian nhất
định. Dựa trên số liệu, phân tích tình hình dịch tễ, nguyên nhân gốc rễ, sự sẵn
có của các dịch vụ và nguồn lực của địa phương, sẽ đưa ra các can thiệp phù hợp
với tình hình thực tế của mỗi địa phương.
3. Phương pháp phát hiện nhiễm mới HIV[2]:
a. Xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh
(RTRI - Rapid Test for Recent Infection): sử dụng sinh phẩm nhanh để xét nghiệm
sàng lọc phát hiện nhiễm mới HIV trong các mẫu đã được khẳng định HIV dương
tính.
b. Phương cách xét nghiệm nhiễm mới HIV (RITA -
Recent Infection Testing Algorithm): là sự kết hợp kết quả của một hay nhiều
xét nghiệm khác nhau hoặc kết hợp kết quả các xét nghiệm với các thông tin lâm
sàng để phân loại một trường hợp đã nhiễm HIV là nhiễm mới hay nhiễm lâu.
4. Xét nghiệm sinh học phân tử: là kỹ thuật nhận dạng
và giải trình tự gen. Kết quả giải trình tự gen của những người nhiễm HIV mới
được phát hiện có 2 đặc điểm sau: (1) Ngưỡng khác nhau về di truyền học
(genetic distance threshold) 0,5%, gợi ý về sự lây truyền gần đây (các chủng
HIV tương tự về mặt di truyền cao có quan hệ rất chặt chẽ với nhau); (2) Xuất
hiện ở ít nhất 2 trường hợp trong chùm ca nhiễm HIV được chẩn đoán.
5. Ca nhiễm mới HIV: là tình trạng nhiễm HIV được
xác định sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể đến trước 12 tháng hoặc xác định theo
các dấu ấn sinh học quan sát được.
6. Ca nhiễm lâu HIV: là những trường hợp có thời
gian nhiễm HIV tính đến thời điểm xét nghiệm chẩn đoán trên 12 tháng.
7. Nguyên tắc triển khai đáp ứng y tế công cộng:
- Sử dụng và phân tích số liệu sẵn có theo giám sát
dịch tễ học để xác định các hình thái lây truyền trong cộng đồng hoặc nhóm nguy
cơ cao, từ đó xây dựng các giải pháp can thiệp nhằm cắt đứt chuỗi lây truyền;
- Trên cơ sở dữ liệu theo dõi hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS định kỳ, phát hiện các khoảng trống và rào cản trong việc tiếp cận và
sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và tiến hành các giải pháp lấp đầy khoảng
trống, cải thiện chất lượng dịch vụ;
- Từ hình thái dịch, khoảng trống dịch vụ sắp xếp
ưu tiên và xây dựng kế hoạch, huy động và sử dụng nguồn lực để kiểm soát dịch
nhanh chóng tại những khu vực có dịch đang gia tăng;
- Đảm bảo các can thiệp phòng, chống HIV/AIDS diễn
ra nhanh chóng, hiệu quả và tập trung ở khu vực địa bàn có nguy cơ bùng phát dịch,
có khoảng trống về dịch vụ.
PHẦN
II: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2025-2030
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng y tế công
cộng với chùm ca nhiễm HIV nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây truyền HIV kịp thời,
góp phần đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm
2030.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Xây dựng và cập nhật các văn bản và
hướng dẫn chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng;
- Mục tiêu 2: Tăng cường phát hiện, cảnh báo, điều
tra dịch tễ học chùm ca nhiễm HIV;
- Mục tiêu 3: Triển khai và tổ chức thực hiện các
biện pháp chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV tại địa
bàn có cảnh báo dịch;
- Mục tiêu 4: Báo cáo kết quả, theo dõi, giám sát,
đánh giá, nghiên cứu khoa học kết quả triển khai đáp ứng y tế công cộng.
II. CHỈ TIÊU
- 100% tỉnh, thành phố được cập nhật các văn bản,
hướng dẫn chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- 100% lãnh đạo, cán bộ chương trình phòng, chống
HIV/AIDS các tỉnh, thành phố được đào tạo về quy trình đáp ứng y tế công cộng;
- 100% tỉnh, thành phố có thực hiện việc theo dõi
phân tích số liệu giám sát dịch và theo dõi chương trình theo quy định hàng quý
để phát hiện cảnh báo dịch và các khoảng trống dịch vụ;
- Trên 80% tỉnh, thành phố ứng dụng xét nghiệm phát
hiện nhiễm mới HIV phục vụ việc cảnh báo dịch;
- Trên 80% tỉnh, thành phố có chùm ca nhiễm HIV lập
kế hoạch và triển khai các biện pháp đáp ứng y tế công cộng, huy động nguồn lực
hợp pháp để triển khai thực hiện kế hoạch đáp ứng y tế công cộng với chùm ca
nhiễm HIV;
- Trên 100% tỉnh, thành phố thực hiện đáp ứng y tế
công cộng có báo cáo, đánh giá định kỳ sau đáp ứng để duy trì bền vững, hiệu quả
kiểm soát lây nhiễm HIV trên địa bàn quản lý.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Xây dựng và cập nhật các
văn bản và hướng dẫn chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng
- Rà soát và cập nhật, chỉnh sửa các hướng dẫn quốc
gia về triển khai xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV. Xây dựng cơ chế quản lý,
cung cấp thông tin về kết quả phân tích chùm ca nhiễm HIV bằng kỹ thuật xét
nghiệm sinh học phân tử; Xây dựng công cụ giám sát chùm ca sinh học phân tử
HIV; Xây dựng Quy trình chuẩn về quản lý, rà soát, phản hồi, phân tích và cung
cấp dữ liệu nhiễm mới HIV để cảnh báo tình hình dịch HIV;
- Cập nhật hướng dẫn đảm bảo chất lượng dữ liệu,
phân tích và sử dụng dữ liệu chương trình HIV phục vụ cho việc cảnh báo dịch;
- Xây dựng bộ công cụ thu thập phân tích thông tin
dữ liệu sẵn có phục vụ cho hoạt động đáp ứng y tế công cộng dựa trên các quy định
hiện hành;
- Chỉnh sửa và ban hành hướng dẫn quốc gia về triển
khai các biện pháp đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV gồm: Tiêu chí
đánh giá mức độ dịch, phân loại mức độ dịch và hành động đáp ứng y tế công cộng
với chùm ca nhiễm HIV; Quy trình theo dõi, báo cáo dấu hiệu cảnh báo dịch ở các
mức độ khác nhau; Hướng dẫn đối chiếu số liệu và điều tra dịch tễ học chùm ca
nhiễm HIV sau khi có cảnh báo, phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch, lập kế hoạch
và thực hiện giải pháp can thiệp lây nhiễm HIV dựa trên số liệu;
- Chỉnh sửa cập nhật các tài liệu hướng dẫn can thiệp
phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với những quần thể nguy cơ mới nổi, đảm bảo cách
tiếp cận không gây hại để bảo vệ các quần thể được quan tâm;
- Xây dựng hướng dẫn giám sát, theo dõi, đánh giá
và báo cáo kết quả hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV theo
từng tuyến;
- Phổ biến, cập nhật và tập huấn đáp ứng y tế công
cộng với chùm ca nhiễm cho các địa phương và các cơ quan liên quan.
2. Tăng cường phát hiện, cảnh
báo, điều tra dịch tễ học chùm ca nhiễm HIV
2.1. Triển khai và đảm bảo xét nghiệm phát hiện
nhiễm mới HIV
2.1.1. Cấp trung ương:
a) Duy trì và mở rộng xét nghiệm phát hiện nhiễm
mới HIV trong thực hiện đáp ứng y tế công cộng:
- Ứng dụng sinh phẩm xét nghiệm phát hiện nhiễm mới
HIV để xác định những khu vực, quần thể nguy cơ lây nhiễm HIV;
- Huy động các nguồn lực để đảm bảo nguồn cung ứng
sinh phẩm xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai, mở rộng
xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV tại tất cả các tỉnh, thành phố;
- Xây dựng chương trình, tài liệu, đào tạo tập huấn
về xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu nhiễm mới HIV trong
đáp ứng y tế công cộng;
- Quản lý đảm bảo chất lượng xét nghiệm phát hiện
nhiễm mới HIV: điều phối các đơn vị, tổ chức liên quan để cung cấp mẫu nội kiểm,
ngoại kiểm cho xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV;
- Kiểm tra giám sát và tổ chức hội thảo tăng cường
chất lượng xét nghiệm phát hiện nhiễm mới và sử dụng số liệu nhiễm mới HIV
trong giám sát dịch và đáp ứng y tế công cộng.
b) Triển khai kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ
giám sát nhiễm mới HIV:
- Phân công Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện
Pasteur thành phố Hồ Chí Minh triển khai xét nghiệm giải trình tự gen, quản lý,
phân tích, rà soát dữ liệu xét nghiệm giải trình tự gen định kỳ 6 tháng;
- Nâng cao năng lực trong việc phân tích và sử dụng
dữ liệu gen HIV trong giám sát dịch HIV;
- Tổ chức thực hiện quản lý, cung cấp thông tin về
kết quả phân tích chùm ca nhiễm HIV bằng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử;
- Tổng hợp thu thập các nguồn dữ liệu, thiết lập
ngân hàng dữ liệu ở mức độ di truyền nhằm phục vụ công tác giám sát dịch và
giúp xác định các chùm ca nhiễm HIV lây truyền mới, cũ một cách liên tục và kịp
thời. Đưa ra chiến lược triển khai giám sát HIV sử dụng dữ liệu gen HIV;
- Ứng dụng các công cụ giám sát chùm ca sinh học
phân tử HIV nhằm góp phần kiểm soát lây nhiễm HIV và giảm số ca nhiễm mới HIV.
2.1.2. Cấp địa phương:
Các tỉnh, thành phố thực hiện hoạt động xét nghiệm
phát hiện nhiễm mới HIV:
- Duy trì và đảm bảo chất lượng hoạt động xét nghiệm
HIV;
- Tăng cường truyền thông, tư vấn xét nghiệm phát
hiện nhiễm mới HIV;
- Tổ chức thực hiện tư vấn xét nghiệm phát hiện nhiễm
mới HIV tại các cơ sở xét nghiệm HIV trên địa bàn theo đúng hướng dẫn chuyên
môn của Bộ Y tế;
- Tăng cường nâng cao năng lực để đảm bảo độ bao phủ
của xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV;
- Cập nhật, quản lý thông tin các trường hợp nhiễm
mới HIV trên hệ thống quản lý thông tin HIV/AIDS (sau đây gọi là hệ thống
HIV-INFO), phân cấp, phân quyền quản lý và đảm bảo chất lượng bảo mật thông tin
dữ liệu HIV theo quy định và sử dụng số liệu xét nghiệm nhiễm mới HIV để phân
tích, cảnh báo dịch và xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng;
- Thực hiện thu thập, lấy mẫu, chuyển mẫu nhiễm mới
HIV tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
để tiến hành xét nghiệm giải trình tự gen, xác định chùm ca nhiễm HIV;
- Tổ chức thực hiện việc tư vấn xét nghiệm trước và
sau xét nghiệm HIV theo quy định, quản lý đảm bảo chất lượng xét nghiệm, kết nối
sau xét nghiệm HIV tới các dịch vụ dự phòng và điều trị phù hợp.
2.2. Đảm bảo chất lượng dữ liệu HIV và sử dụng
dữ liệu
2.2.1. Cấp trung ương:
- Hoàn thiện hệ thống HIV-INFO để thu thập, phân
tích số liệu và cảnh báo dịch tự động theo số liệu nhiễm mới HIV và số liệu
phát hiện mới HIV;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi
số: rà soát và xây dựng cơ sở dữ liệu HIV, áp dụng công nghệ thông tin trong việc
cảnh báo dịch và đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Tăng cường việc rà soát, kiểm tra chất lượng số
liệu đảm bảo số liệu được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời.
2.2.2. Cấp địa phương:
Các tỉnh, thành phố thực hiện các hoạt động để theo
dõi, giám sát các ca bệnh và chùm ca nhiễm HIV tại địa phương:
- Cập nhật kịp thời, quản lý thông tin trường hợp
HIV lên hệ thống HIV-INFO, phân cấp, phân quyền quản lý và đảm bảo chất lượng dữ
liệu ở tuyến địa phương theo quy định và thường xuyên xem xét, phân tích và sử
dụng số liệu giám sát ca bệnh HIV để cảnh báo dịch theo tiêu chí và đề xuất triển
khai kế hoạch đáp ứng y tế công cộng;
- Phân tích dữ liệu dịch định kỳ để xác định chùm
ca nhiễm HIV, xác định sự hiện diện của các chùm ca nhiễm HIV theo thời gian -
địa điểm, theo đặc điểm sinh học phân tử;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động điều
tra dịch tễ học HIV và triển khai các biện pháp ứng phó theo các mức độ dịch;
- Đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu thông tin HIV trong
suốt quá trình thực hiện hoạt động đáp ứng y tế công cộng gồm dữ liệu về xét
nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và dữ liệu bệnh nhân/khách hàng trên hệ thống
HIV-INFO;
- Báo cáo thông tin chùm ca nhiễm HIV theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng với chùm
ca nhiễm HIV và cập nhật điều chỉnh kế hoạch theo tình hình dịch tễ học. Nội
dung kế hoạch gồm nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các cơ quan có liên
quan, nguồn lực, nhân sự;
- Xác định các cơ quan tổ chức tham gia cùng lập kế
hoạch và thực hiện đáp ứng với chùm ca nhiễm;
- Báo cáo, cập nhật thông tin hoạt động đáp ứng y tế
công cộng với chùm ca nhiễm HIV theo quy định.
3. Triển khai và tổ chức thực
hiện các biện pháp chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV tại
địa bàn có cảnh báo dịch
3.1. Cấp trung ương:
- Tập huấn cho các tỉnh, thành phố hướng dẫn phân
tích tình hình dịch, xác định khoảng trống, thông tin cần thu thập, tiêu chí
đánh giá mức độ dịch, phân loại mức độ dịch; Quy trình theo dõi, báo cáo dấu hiệu
cảnh báo dịch ở các mức độ khác nhau; Hướng dẫn đối chiếu số liệu và điều tra dịch
tễ học chùm ca nhiễm HIV sau khi có cảnh báo, phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch;
- Đào tạo, hướng dẫn địa phương thực hiện các biện
pháp đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV, lập kế hoạch hành động đáp ứng
y tế công cộng phù hợp mức độ cảnh báo và thực hiện giải pháp can thiệp lây nhiễm
HIV dựa trên bằng chứng, giám sát và đánh giá việc kiểm soát lây nhiễm khi có
chùm ca nhiễm HIV;
- Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát hoạt động đáp ứng y tế
công cộng của địa phương, khu vực ngay khi phát hiện chùm ca nhiễm HIV;
- Cung cấp thông tin dịch tễ và các hoạt động kiểm
soát lây nhiễm HIV cho các tuyến khu vực và các tổ chức, cơ quan có liên quan để
điều phối huy động các nguồn lực và kỹ thuật trong việc triển khai các hoạt động
đáp ứng y tế công cộng.
3.2. Cấp khu vực:
- Phân tích dữ liệu phát hiện chùm ca nhiễm HIV, điều
tra dịch, tìm hiểu mối liên quan về chùm ca nhiễm HIV ở cấp khu vực. Báo cáo phản
hồi, cung cấp thông tin theo quy định để điều phối huy động các nguồn lực và kỹ
thuật cho các địa phương trong việc triển khai các hoạt động đáp ứng y tế công
cộng;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tham gia hoạt
động đáp ứng y tế công cộng ở cấp khu vực. Tập huấn cho các tỉnh, thành phố hướng
dẫn phân tích tình hình dịch, xác định khoảng trống, thông tin cần thu thập, lập
kế hoạch và thực hiện các hành động đáp ứng y tế công cộng phù hợp mức độ cảnh
báo, giám sát và đánh giá việc đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Theo dõi dịch tễ học, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật
các tỉnh, thành phố ngay khi phát hiện chùm ca nhiễm HIV tại địa phương; Báo
cáo và cập nhật thông tin thường xuyên đến Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
3.3. Cấp địa phương:
- Theo dõi, đánh giá tình hình dịch HIV định kỳ dựa
trên dữ liệu sẵn có, phát hiện cảnh báo, xác định chùm ca nhiễm HIV, mô tả chùm
ca nhiễm và địa bàn nguy cơ, phân loại mức độ và nguy cơ dịch;
- Trên cơ sở báo cáo theo dõi, đánh giá hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS định kỳ, phát hiện và xác định các khoảng trống chương
trình và tổng hợp các vấn đề cần can thiệp trên địa bàn nguy cơ, tự đánh giá khả
năng, năng lực, mức độ sẵn sàng đáp ứng dịch thông qua bộ công cụ/bảng kiểm
đánh giá;
- Để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo liên
ngành trong việc đáp ứng y tế công cộng, tùy vào tình hình thực tế của địa
phương, đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh xây dựng kế hoạch
đáp ứng y tế công cộng, báo cáo Sở Y tế để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành
phố phê duyệt Kế hoạch đáp ứng y tế công cộng của tỉnh/thành phố;
- Xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng. Kế hoạch
đáp ứng y tế công cộng có các nội dung: dữ liệu về chùm ca nhiễm HIV; xác định
được các khoảng trống dịch vụ phòng, chống HIV ở cấp độ cá thể (giải quyết các
nhu cầu dự phòng điều trị của đối tượng đích là một phần trong chùm ca nhiễm
HIV), cấp độ quần thể (giải quyết các nhu cầu của mạng lưới quần thể bị ảnh hưởng
bởi chùm ca nhiễm HIV) và cấp độ hệ thống (giải quyết những khoảng trống, tồn tại
của dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS làm gia tăng nguy cơ lây truyền HIV trong quần
thể); xác định vai trò, nhiệm vụ cá nhân và cơ quan, tổ chức trong quá trình
phát hiện chùm ca nhiễm HIV; những nội dung cần giám sát điều tra dịch tễ chùm
ca nhiễm HIV, đáp ứng y tế công cộng, các chỉ số theo dõi đánh giá;
- Thảo luận với các đơn vị trên địa bàn để tạo đồng
thuận, huy động nguồn lực, nhân lực cho việc triển khai thực hiện kế hoạch;
- Kế hoạch được điều chỉnh cập nhật thường xuyên để
phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn;
- Triển khai các hoạt động chuyên môn để đáp ứng y
tế công cộng tại các khu vực địa bàn có dấu hiệu cảnh báo về dịch và khoảng trống
về chương trình theo quy định.
4. Báo cáo kết quả, theo dõi,
giám sát, đánh giá, nghiên cứu khoa học kết quả triển khai đáp ứng y tế công cộng
4.1. Thống kê báo cáo kết quả thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV định kỳ
- Định kỳ thực hiện báo cáo theo quy định của Thông
tư số 05/2023/TT-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế quy định chế độ báo cáo định kỳ
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và Thông tư số 07/2023/TT-BYT ngày 04/4/2023 của
Bộ Y tế hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám
sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Tổng hợp và báo cáo số liệu phân tích theo dõi
các chùm ca nhiễm HIV theo quy định chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Triển khai hoạt động Theo dõi - Đánh giá chương
trình đáp ứng y tế công cộng theo mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch;
- Thu thập, tổng hợp báo cáo hoạt động tại các đơn
vị địa phương triển khai đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV.
4.2. Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các Viện khu vực phối
hợp với các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật tổ chức các đợt giám sát hoạt động, kiểm tra
định kỳ hàng quý/năm, sơ kết đánh giá giữa kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi cần
thiết;
- Giao ban, kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ.
4.3. Chia sẻ bài học kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp
tác quốc tế
- Tăng cường chia sẻ các mô hình điểm, bài học kinh
nghiệm giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các tỉnh và các khu vực thông qua các hội
thảo, hội nghị, tập huấn;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thăm quan, học tập,
giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia trên thế giới thông qua hội thảo,
diễn đàn quốc tế về hoạt động đáp ứng y tế công cộng trong phòng, chống
HIV/AIDS.
4.4. Nghiên cứu khoa học
- Thực hiện nghiên cứu khoa học đánh giá các yếu tố
nguy cơ lây nhiễm HIV tại địa phương và hiệu quả thực hiện các hoạt động đáp ứng
y tế công cộng; phát hiện khoảng trống dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, định hướng
hỗ trợ cho hoạt động đáp ứng y tế công cộng hiệu quả; tìm ra các giải pháp mới
trong giám sát, xét nghiệm, đáp ứng với dịch HIV;
- Tổng kết báo cáo các cấp có liên quan, xây dựng
các báo cáo khoa học, chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học, các bài học kinh
nghiệm triển khai.
IV. GIẢI PHÁP
1. Huy động nhân lực
- Đánh giá thực trạng nguồn lực triển khai chương
trình phòng, chống HIV/AIDS và đáp ứng khi có cảnh báo dịch; Thiết lập mạng lưới
hỗ trợ kỹ thuật về đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Có kế hoạch huy động nguồn lực tại các đơn vị được
phân công giao nhiệm vụ phân tích dữ liệu xét nghiệm giải trình tự gen;
- Đào tạo liên tục và đào tạo lại cho các đội ngũ
cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm
HIV;
- Nâng cao vai trò chủ động của cá nhân/tổ chức ở địa
phương trong việc phát hiện, cảnh báo và triển khai đáp ứng y tế công cộng với
chùm ca nhiễm HIV.
2. Huy động tài chính
- Định hướng các cấp ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt
động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV, các hoạt động liên quan đến
xét nghiệm giám sát dịch như xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV, xét nghiệm
sinh học phân tử. Các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kinh phí và vận động hỗ
trợ cho thực hiện đáp ứng y tế công cộng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả nguồn viện
trợ quốc tế cho hoạt động đáp ứng y tế công cộng;
- Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức,
khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp
luật trong quá trình triển khai hoạt động đáp ứng y tế công cộng.
3. Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống
HIV/AIDS từ trung ương tới địa phương
- Phát triển chương trình tài liệu đào tạo trực tiếp,
trực tuyến về đáp ứng y tế công cộng;
- Nâng cao năng lực của các Viện, Bệnh viện trung
ương trong việc phân tích và sử dụng dữ liệu giám sát dịch, dữ liệu sinh học
phân tử HIV để cảnh báo chùm ca nhiễm HIV kịp thời, chính xác;
- Thực hiện đào tạo tập huấn các nội dung chuyên
môn tư vấn bạn tình bạn chích (PNS), tiếp cận mạng lưới xã hội (SNS), các quy
trình kết nối vào dịch vụ dự phòng PrEP, dịch vụ điều trị ARV, điều trị nhanh
trong ngày,...;
- Đào tạo hỗ trợ kỹ thuật về cải thiện chất lượng dịch
vụ thông qua đào tạo tập huấn, hướng dẫn cầm tay chỉ việc, hội thảo chia sẻ
kinh nghiệm giữa các tuyến về sử dụng số liệu, phân tích nguyên nhân cải thiện
chất lượng dịch vụ, xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng.
4. Đảm bảo cung ứng sinh phẩm, vật tư phục vụ hoạt
động phòng, chống dịch HIV
- Thường xuyên đánh giá, dự báo nhu cầu sinh phẩm,
vật tư phục vụ cho kiểm soát dịch HIV trong trường hợp gia tăng dịch xuất hiện
các khu vực cảnh báo;
- Đa dạng hóa nguồn cung, tăng cường huy động các
sinh phẩm, vật tư từ các nguồn tài trợ, ủng hộ bằng hiện vật;
- Giám sát đánh giá tình trạng đảm bảo sinh phẩm, vật
tư y tế phục vụ kiểm soát dịch HIV ở các khu vực nguy cơ gia tăng lây nhiễm.
5. Tăng cường vai trò điều phối và huy động sự hỗ
trợ kỹ thuật, nguồn lực của các cơ quan, tổ chức
- Phối hợp liên ngành, trao đổi thông tin hai chiều
giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh thành phố, giữa các ban ngành
trong nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong để thực hiện đáp ứng y tế công cộng với
chùm ca nhiễm HIV;
- Tận dụng nguồn lực của xã hội, cộng đồng và sự
tham gia của các tổ chức cá nhân thực hiện đáp ứng y tế công cộng với chùm ca
nhiễm HIV;
- Vận động, huy động các nguồn viện trợ quốc tế,
tăng cường sự tham gia hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí của các tổ chức quốc tế cho
hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV.
6. Địa bàn triển khai
Căn cứ trên tình hình dịch, dấu hiệu cảnh báo gia
tăng về dịch HIV, chùm ca nhiễm HIV để lựa chọn khu vực, địa bàn triển khai hoạt
động.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Quản lý, điều phối việc triển khai Kế hoạch đáp ứng
y tế công cộng quốc gia với chùm ca nhiễm HIV đến năm 2030;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai
kiểm tra, giám sát các hoạt động đáp ứng y tế công cộng;
- Nâng cao năng lực cho các tuyến về thực hiện đáp ứng
y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Tổng hợp, phân tích, báo cáo và phổ biến kết quả
thực hiện đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Sử dụng kết quả trong việc xây dựng hướng dẫn, định
hướng kế hoạch, chiến lược đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV ở cấp
quốc gia.
2. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur
thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên (gọi
tắt là các Viện)
a. Nhiệm vụ chung:
- Phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên
môn liên quan tới đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV, thực hiện việc
kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị triển khai đáp ứng y tế công
cộng với chùm ca nhiễm HIV trên địa bàn phụ trách;
- Phối hợp hỗ trợ địa phương (xác minh chùm ca nhiễm
HIV, mô tả chùm ca nhiễm và đặc điểm địa bàn nguy cơ, phân loại chùm ca nhiễm
HIV, xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng, phát hiện các khoảng trống của chương
trình, tổ chức thực hiện đáp ứng y tế công cộng, theo dõi, giám sát hoạt động)
đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Phối hợp báo cáo, theo dõi và phân tích số liệu dịch
tễ học HIV, phát hiện nhiễm mới HIV và số liệu hoạt động chương trình để cảnh
báo dịch và thực hiện đáp ứng y tế công cộng kịp thời cho các đơn vị trong địa
bàn phụ trách;
- Theo dõi và đề xuất cảnh báo dịch cho các tỉnh ở
khu vực phụ trách và chia sẻ, kết nối dữ liệu khi có các chùm ca nhiễm HIV liên
khu vực/liên tỉnh.
b. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện bổ
sung thêm một số nhiệm vụ:
- Tiếp nhận sinh phẩm, phân bổ, hướng dẫn và theo
dõi sử dụng sinh phẩm xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV;
- Tiếp nhận các mẫu, thực hiện xét nghiệm tải lượng
HIV và giải trình tự gen chủng vi rút theo địa bàn phụ trách;
- Triển khai chương trình đảm bảo chất lượng xét
nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV.
c. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thực hiện bổ
sung thêm một số nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các mẫu và thực hiện xét nghiệm tải lượng
HIV và giải trình tự gen chủng vi rút theo địa bàn phụ trách;
- Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương triển
khai chương trình đảm bảo chất lượng xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động
đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh, thành phố;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động đáp ứng y tế công cộng
với chùm ca nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh, thành phố;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố
trí ngân sách triển khai hoạt động đáp ứng y tế công cộng khi xảy ra chùm ca
lây nhiễm HIV, hoặc có dấu hiệu cảnh báo gia tăng về dịch HIV để kịp thời kiểm
soát lây nhiễm.
4. Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS tuyến
tỉnh, thành phố
- Tổ chức, triển khai các biện pháp phòng, chống
HIV để thực hiện đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh,
thành phố;
- Tổ chức thực hiện báo cáo, cập nhật kịp thời, đầy
đủ số liệu dịch tễ học HIV, nhiễm mới HIV trên hệ thống HIV-INFO trên địa bàn tỉnh,
thành phố theo quy định;
- Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng sinh phẩm, vật tư,
trang thiết bị phục vụ việc xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV trong giám sát dịch
và thực hiện đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây
dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca
nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh, thành phố;
- Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới thuộc địa
bàn phụ trách;
- Theo dõi, đánh giá kết quả triển khai hoạt động
đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV.
5. Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS tuyến
quận/huyện
- Thực hiện cung cấp các dịch vụ về phòng, chống
HIV/AIDS đầy đủ cho các trường hợp nhiễm HIV; Điều tra dịch tễ và xác minh chùm
ca nhiễm HIV và thực hiện các biện pháp tìm ca, dự phòng và điều trị theo hướng
dẫn chuyên môn;
- Theo dõi, đánh giá, báo cáo cập nhật các kết quả
hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca lây nhiễm HIV trên địa bàn.
6. Các tổ chức, cơ quan y tế khác
- Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS trong việc
chỉnh sửa, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học về
đáp ứng y tế công cộng;
- Phối hợp hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, theo dõi đánh
giá hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca lây nhiễm HIV.
VI. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện Kế
hoạch được kết cấu từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch này, các đơn vị tại
Trung ương, địa phương chủ động lập dự toán ngân sách hằng năm, trình cơ quan
có thẩm quyền bố trí phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
PHỤ
LỤC. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT
(Kèm theo Quyết định
số 286/QĐ-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT
|
Hoạt động
|
Lộ trình thực
hiện
|
Trách nhiệm
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Đơn vị thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
I
|
Xây dựng và cập nhật các văn bản và hướng dẫn
chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Rà soát và cập nhật, chỉnh sửa các hướng dẫn quốc
gia về triển khai xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV. Xây dựng cơ chế quản
lý, cung cấp thông tin về kết quả phân tích chùm ca nhiễm HIV bằng kỹ thuật
xét nghiệm sinh học phân tử; Xây dựng công cụ giám sát chùm ca sinh học phân
tử HIV; Xây dựng Quy trình chuẩn về quản lý, rà soát, phản hồi, phân tích và
cung cấp dữ liệu nhiễm mới HIV để cảnh báo tình hình dịch HIV.
|
x
|
x
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
2
|
Cập nhật hướng dẫn đảm bảo chất lượng dữ liệu,
phân tích và sử dụng dữ liệu chương trình HIV phục vụ cho việc cảnh báo dịch.
|
x
|
x
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
3
|
Xây dựng bộ công cụ thu thập phân tích thông tin
dữ liệu sẵn có phục vụ cho hoạt động đáp ứng y tế công cộng dựa trên các quy
định hiện hành.
|
x
|
x
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
4
|
Chỉnh sửa và ban hành hướng dẫn quốc gia về triển
khai các biện pháp đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV.
|
x
|
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
5
|
Chỉnh sửa cập nhật các tài liệu hướng dẫn can thiệp
phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với những quần thể nguy cơ mới nổi, đảm bảo
cách tiếp cận không gây hại để bảo vệ các quần thể được quan tâm.
|
x
|
x
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
6
|
Xây dựng hướng dẫn giám sát, theo dõi, đánh giá
và báo cáo kết quả hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV
theo từng tuyến.
|
x
|
x
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
7
|
Phổ biến, cập nhật và tập huấn đáp ứng y tế công
cộng với chùm ca nhiễm cho các địa phương và các cơ quan liên quan.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
Các đơn vị đầu mối
phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
|
II
|
Tăng cường phát hiện, cảnh báo, điều tra dịch
tễ học chùm ca nhiễm HIV
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Triển khai và đảm bảo xét nghiệm phát hiện nhiễm
mới HIV
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Cấp trung ương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Duy trì và mở rộng xét nghiệm phát hiện nhiễm mới
HIV trong thực hiện đáp ứng y tế công cộng.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
Các đơn vị hỗ trợ
kỹ thuật
|
|
Triển khai kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ giám
sát nhiễm mới HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
|
2.1.2
|
Cấp địa phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Duy trì và đảm bảo chất lượng hoạt động xét nghiệm
HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, thành phố/ Các đơn vị đầu mối phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh,
thành phố
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
|
Tăng cường truyền thông, tư vấn xét nghiệm phát hiện
nhiễm mới HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
|
Tổ chức thực hiện tư vấn xét nghiệm phát hiện nhiễm
mới HIV tại các cơ sở xét nghiệm HIV trên địa bàn theo đúng hướng dẫn chuyên
môn của Bộ Y tế.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
|
Tăng cường nâng cao năng lực để đảm bảo độ bao phủ
của xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
|
Cập nhật, quản lý thông tin các trường hợp nhiễm
mới HIV trên hệ thống quản lý thông tin HIV/AIDS (sau đây gọi là hệ thống HIV-
INFO), phân cấp, phân quyền quản lý và đảm bảo chất lượng bảo mật thông tin dữ
liệu HIV theo quy định và sử dụng số liệu xét nghiệm nhiễm mới HIV để phân
tích, cảnh báo dịch và xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
|
Thực hiện thu thập, lấy mẫu, chuyển mẫu nhiễm mới
HIV tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí
Minh để tiến hành xét nghiệm giải trình tự gen, xác định chùm ca nhiễm HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, thành phố/ Các đơn vị đầu mối phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh,
thành phố
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
|
Tổ chức thực hiện việc tư vấn xét nghiệm trước và
sau xét nghiệm HIV theo quy định, quản lý đảm bảo chất lượng xét nghiệm, kết
nối sau xét nghiệm HIV tới các dịch vụ dự phòng và điều trị phù hợp.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ sở y tế tại địa
phương
|
2.2
|
Đảm bảo chất lượng dữ liệu HIV và sử dụng dữ
liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1
|
Cấp trung ương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thiện hệ thống HIV-INFO để thu thập, phân tích
số liệu và cảnh báo dịch tự động theo số liệu nhiễm mới HIV và số liệu phát
hiện mới HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
|
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi
số: rà soát và xây dựng cơ sở dữ liệu HIV, áp dụng công nghệ thông tin trong
việc cảnh báo dịch và đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
|
Tăng cường việc rà soát, kiểm tra chất lượng số
liệu đảm bảo số liệu cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
|
2.2.2
|
Cấp địa phương:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cập nhật kịp thời, quản lý thông tin trường hợp
HIV lên hệ thống HIV-INFO, phân cấp, phân quyền quản lý và đảm bảo chất lượng
dữ liệu ở tuyến địa phương theo quy định và thường xuyên xem xét, phân tích
và sử dụng số liệu giám sát ca bệnh HIV để cảnh báo dịch theo tiêu chí và đề
xuất triển khai kế hoạch đáp ứng y tế công cộng.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, thành phố / Các đơn vị đầu mối phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh,
thành phố
|
Các Viện
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
|
Phân tích dữ liệu dịch định kỳ để xác định chùm
ca nhiễm HIV, xác định sự hiện diện của các chùm ca nhiễm HIV theo thời gian
- địa điểm, theo đặc điểm sinh học phân tử.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, thành phố / Các đơn vị đầu mối phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh,thành
phố
|
Các Viện
|
|
Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động điều
tra dịch tễ học HIV và triển khai các biện pháp ứng phó theo các mức độ dịch.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các Viện
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
|
Đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu thông tin HIV trong
suốt quá trình thực hiện hoạt động đáp ứng y tế công cộng gồm dữ liệu về xét
nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và dữ liệu bệnh nhân/khách hàng trên hệ thống
HIV-INFO.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các Viện
|
|
Báo cáo thông tin chùm ca nhiễm HIV theo quy định.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các tỉnh, thành phố
|
Các Viện
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
|
Xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng với chùm
ca nhiễm HIV và cập nhật điều chỉnh kế hoạch theo tình hình dịch tễ học. Nội
dung kế hoạch gồm nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan,
nguồn lực, nhân sự.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, thành phố / Các đơn vị đầu mối phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh,
thành phố
|
Các Viện
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
|
Xác định các cơ quan tổ chức tham gia cùng lập kế
hoạch và thực hiện đáp ứng với chùm ca nhiễm.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
Các Viện
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
|
Báo cáo, cập nhật thông tin hoạt động đáp ứng y tế
công cộng với chùm ca nhiễm HIV theo quy định.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
Các Viện
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
3
|
Triển khai và tổ chức thực hiện các biện pháp
chuyên môn về đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV tại địa bàn có cảnh
báo dịch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Cấp trung ương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tập huấn cho các tỉnh, thành phố hướng dẫn phân tích
tình hình dịch, xác định khoảng trống, thông tin cần thu thập, tiêu chí đánh
giá mức độ dịch, phân loại mức độ dịch; Quy trình theo dõi, báo cáo dấu hiệu
cảnh báo dịch ở các mức độ khác nhau; Hướng dẫn đối chiếu số liệu và điều tra
dịch tễ học chùm ca nhiễm HIV sau khi có cảnh báo, phân tích, đánh giá, cảnh
báo dịch.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
Các Viện
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
|
Đào tạo, hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp
đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV, lập kế hoạch hành động đáp ứng
y tế công cộng phù hợp mức độ cảnh báo và thực hiện giải pháp can thiệp lây
nhiễm HIV dựa trên bằng chứng, giám sát và đánh giá việc kiểm soát lây nhiễm
khi có chùm ca nhiễm HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
|
Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát hoạt động đáp ứng y tế
công cộng của địa phương, khu vực ngay khi phát hiện chùm ca nhiễm HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
|
Cung cấp thông tin dịch tễ và các hoạt động kiểm
soát lây nhiễm HIV cho các tuyến khu vực và các tổ chức, cơ quan có liên quan
để điều phối huy động các nguồn lực và kỹ thuật trong việc triển khai các hoạt
động đáp ứng y tế công cộng.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
3.2
|
Cấp khu vực
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân tích dữ liệu phát hiện chùm ca nhiễm HIV, điều
tra dịch, tìm hiểu mối liên quan về chùm ca nhiễm HIV ở cấp khu vực. Báo cáo
phản hồi, cung cấp thông tin theo quy định để điều phối huy động các nguồn lực
và kỹ thuật cho các địa phương trong việc triển khai các hoạt động đáp ứng y
tế công cộng.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các Viện
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
|
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tham gia hoạt
động đáp ứng y tế công cộng ở cấp khu vực. Tập huấn cho các tỉnh, thành phố
hướng dẫn phân tích tình hình dịch, xác định khoảng trống, thông tin cần thu
thập, lập kế hoạch và thực hiện các hành động đáp ứng y tế công cộng phù hợp
mức độ cảnh báo, giám sát và đánh giá việc đáp ứng y tế công cộng với chùm ca
nhiễm HIV.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các Viện
|
|
Theo dõi dịch tễ học, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật
các tỉnh, thành phố ngay khi phát hiện chùm ca nhiễm HIV tại địa phương; Báo
cáo và cập nhật thông tin thường xuyên đến Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các Viện
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
|
3.3
|
Cấp địa phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo dõi, đánh giá tình hình dịch HIV định kỳ dựa
trên dữ liệu sẵn có, phát hiện cảnh báo, xác định chùm ca nhiễm HIV, mô tả
chùm ca nhiễm và địa bàn nguy cơ, phân loại mức độ và nguy cơ dịch.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
|
Trên cơ sở báo cáo theo dõi, đánh giá hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS định kỳ, phát hiện và xác định các khoảng trống chương
trình và tổng hợp các vấn đề cần can thiệp trên địa bàn nguy cơ, tự đánh giá
khả năng, năng lực, mức độ sẵn sàng đáp ứng dịch thông qua bộ công cụ/bảng kiểm
đánh giá.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
|
Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh
xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng, báo cáo Sở Y tế để tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt Kế hoạch đáp ứng y tế công cộng của tỉnh/thành
phố.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
|
Xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế công cộng của tỉnh/
thành phố.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Các Viện
|
|
Thảo luận với các đơn vị trên địa bàn để tạo đồng
thuận, huy động nguồn lực, nhân lực cho việc triển khai thực hiện kế hoạch.
|
|
|
|
|
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
|
Kế hoạch được điều chỉnh cập nhật thường xuyên để
phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
|
Triển khai các hoạt động chuyên môn để đáp ứng y
tế công cộng tại các khu vực địa bàn có dấu hiệu cảnh báo về dịch và khoảng
trống về chương trình theo quy định.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
Các Viện
|
4
|
Báo cáo kết quả, theo dõi, giám sát, đánh giá,
nghiên cứu khoa học kết quả triển khai đáp ứng y tế công cộng.
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cục phòng, chống
HIV/AIDS
Các viện
Các đơn vị đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố
|
|
[1] Respond to
HIV| Ending the HIV Epidemicl CDC
[2] Quyết định số
2834/QĐ-BYT ngày 09/6/2021 ban hành hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phát hiện
nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV trong
phòng, chống HIV/AIDS