ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2018/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày
20 tháng 6 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẤU NỐI VÀ HỖ TRỢ ĐẤU NỐI VÀO HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày
06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày
03/4/2015 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 79/TTr-SXD ngày 19/4/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đấu nối và
hỗ trợ đấu nối vào hệ thống thoát nước thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2.
Giao UBND thành phố Buôn Ma Thuột quản lý, giám sát tổ chức
thực hiện Quyết định này và định kỳ báo cáo thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2018.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch HĐND, UBND thành phố Buôn Ma Thuột;
Chủ tịch HĐND, UBND các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, Công
ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban thuộc HĐND tỉnh;
- Như Điều 3; Sở Tư pháp;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Website tỉnh; Công báo tỉnh;
- Báo Đắk Lắk; Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Nghị
|
QUY ĐỊNH
ĐẤU NỐI VÀ HỖ TRỢ ĐẤU NỐI VÀO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND Ngày 20/6/2018 của UBND tỉnh
Đắk Lắk)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định về đấu nối vào hệ thống thoát nước
thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột do Công ty TNHH Một
thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk thực hiện, quản lý và vận hành.
2. Quy định về chính sách hỗ trợ đấu nối vào hệ
thống thoát nước thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, phạm vi điều chỉnh
áp dụng cho vùng phục vụ thuộc dự án Mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải
và đấu nối hộ gia đình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột do Công
ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk làm chủ đầu tư (sau đây
gọi tắt là Đơn vị thoát nước).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình có hoạt động liên quan đến xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống
thoát nước thải trong khu vực đã được đầu tư và vận hành mạng lưới thu gom nước
thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Quy định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân liên quan đến việc quản lý, điều hành, thực hiện việc đấu nối, hỗ trợ đấu
nối vào hệ thống thoát nước thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐẤU NỐI
Điều 3. Quy định về điểm đấu
nối và tuyến thoát nước bên trong điểm đấu nối
1. Điểm đấu nối được xác định tại hộp nối thoát
nước thải đã được đầu tư lắp đặt (gọi tắt là: Hộp nối), là điểm xả nước thải
sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức vào hệ thống đường ống thu gom
của thành phố đã được đầu tư lắp đặt.
2. Hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư, xây dựng
hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà ở, công trình đến vị trí đặt hộp nối,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ môi trường và hai điều kiện sau.
a) Không được lắp đặt và đấu nối hệ thống thoát
nước mưa vào chung với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà ở, công
trình.
b) Đường kính ống thoát nước từ các điểm xả đến
hộp nối tối thiểu là 90mm, ống sử dụng vật liệu uPVC, HDPE, gang và độ dốc phải
phù hợp để đảm bảo không bị tắc nghẽn.
Điều 4. Yêu cầu về cao độ tại
điểm đấu nối
1. Cao độ của điểm đấu nối tại hộp nối phải thấp
hơn cao độ các công trình của các Hộ thoát nước. Trường hợp thời điểm xây dựng
công trình đã có điểm đấu nối lắp đặt cố định, chủ đầu tư xây dựng công trình
phải tuân thủ cao độ nền đã được cung cấp nhằm đảm bảo độ dốc, tránh nước thải
từ đường ống chính chảy ngược vào nhà ở, công trình.
2. Trường hợp do hiện trạng công trình hoặc địa
hình có cao độ điểm xả nước thải bên trong nhà, công trình thấp hơn hộp nối.
Quá trình lắp đặt đường ống thoát nước thải, đơn vị thoát nước hướng dẫn hộ
thoát nước thực hiện các giải pháp kỹ thuật để xử lý, đảm bảo nước thải đấu nối
tại hộp nối.
Điều 5. Quy định về hộp nối
thoát nước thải
1. Hộp nối được bố trí tại điểm đấu nối, nhằm đảm
bảo ổn định, an toàn cho điểm đấu nối, đồng thời thuận lợi cho việc kiểm tra,
giám sát, bảo dưỡng khi cần thiết tránh rò rỉ nước thải.
2. Hộp nối được xây dựng trên phần đất công sát
ranh giới giữa phần đất công với đất thuộc quyền sử dụng của các Hộ thoát nước.
Đơn vị thoát nước thực hiện thiết kế, thi công xây dựng, sửa chữa và quản lý hộp
nối.
Điều 6. Đối tượng và trình tự
đấu nối nước thải vào tuyến ống thu gom
1. Hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới
đường ống thu gom nước thải là đối tượng bắt buộc phải đấu nối vào hệ thống
thoát nước thải, trừ những trường hợp được miễn trừ đấu nối tại Điều 7, Quy định
này.
2. Đối với nhà ở, công trình xây dựng mới, hồ sơ
thiết kế công trình đảm bảo hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt đi
riêng theo Khoản 2, Điều 3, Quy định này. Trước khi lắp đặt hệ thống thoát nước
thải, chủ đầu tư liên hệ đơn vị thoát nước để được hướng dẫn thực hiện lắp đặt
hệ thống đấu nối nước thải theo tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật.
3. Trình tự thực hiện đấu nối nước thải từ hộ
thoát nước vào tuyến ống thu gom được thực hiện như sau:
a) Hộ thoát nước đăng ký đấu nối tại đơn vị
thoát nước (Mẫu 01-2018).
b) Đơn vị thoát nước và hộ thoát nước nhận ký thỏa
thuận đấu nối (Mẫu 03-2018).
c) Thực hiện đấu nối, nghiệm thu thi công đấu nối
(Mẫu 02-2018).
Điều 7. Các trường hợp được
miễn trừ đấu nối
1. Gần nguồn tiếp nhận có chất lượng nước thải
sau khi xử lý tại cơ sở bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cho phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
2. Vị trí của hộ thoát nước chưa có tuyến ống
thu gom nước thải thuộc hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố hoặc
hệ thống xử lý nước thải phi tập trung. Hộ thoát nước phải đầu tư, xây dựng để
xử lý nước thải phát sinh trong công trình, nhà ở do mình quản lý theo các quy
định về bảo vệ môi trường.
Điều 8. Chất lượng, khối
lượng nước xả thải vào điểm đấu nối
1. Nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước được
phép xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước đô thị tại hộp nối theo các yêu cầu
và hướng dẫn của đơn vị thoát nước theo Khoản 3, Điều 6, Quy định này.
2. Hộ thoát nước là các cơ sở sản xuất, gia
công, chế biến, cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dịch vụ (như nhà hàng, khách sạn...)
khi đăng ký đấu nối ngoài các hồ sơ theo quy định phải kèm theo các văn bản,
tài liệu liên quan đến kết quả giám sát môi trường gần nhất của cơ sở được thực
hiện theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, chứng minh chất lượng
nước thải sau xử lý cục bộ trong công trình đạt yêu cầu được phép xả vào hệ thống
thoát nước thải, phù hợp với chỉ tiêu đầu vào của hệ thống xử lý nước thải.
3. Xác định khối lượng nước thải:
a) Đối với nước thải sinh hoạt:
- Trường hợp hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ
hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối
lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước, được quy định tại Điểm a, Khoản
1, Điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ;
- Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước
sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được xác định căn
cứ số nhân khẩu (người) có trong Hộ thoát nước với mức bình quân chung là 04 m3/người/tháng
theo mức thu khoán nước sạch sinh hoạt đối với hộ dân cư chưa lắp đồng hồ đo lượng
nước tiêu thụ quy định tại Quyết định ban hành giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với các loại nước thải khác thực hiện
theo Khoản 2, Điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.
Chương III
HỖ TRỢ ĐẤU NỐI
Điều 9. Thời gian thực hiện kế
hoạch hỗ trợ đấu nối
1. Thời gian thực hiện kế hoạch
hỗ trợ đấu nối hộ thoát nước cho toàn dự án Mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước
thải và đấu nối hộ gia đình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, không quá 24
tháng kể từ ngày Đơn vị thoát nước thông báo thực hiện kế hoạch đấu nối.
2. Các trường hợp khi thực hiện đấu nối nước thải
trong vùng dự án Mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối hộ gia
đình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ngoài thời điểm được Đơn vị thoát nước
thông báo kết thúc kế hoạch hỗ trợ đấu nối nêu tại Khoản 1, Điều 12, Quy định
này thì không thực hiện chính sách hỗ trợ đấu nối theo Điều 10, Quy định này
khi thực hiện đấu nối.
Điều 10. Chính sách hỗ trợ
và thúc đẩy đấu nối
1. Đối tượng được hỗ trợ đấu nối:
a) Đối tượng 1: Là những cá nhân, hộ gia đình có
nhà ở, công trình thuộc phạm vi dự án Mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải
và đấu nối hộ gia đình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, được đơn vị thoát
nước thông báo, chấp hành và thực hiện đấu nối trong thời gian kế hoạch đấu nối
theo Khoản 1, Điều 9, Quy định này;
b) Đối tượng 2: Gồm các đối tượng chính sách,
bao gồm: Người hoạt động cách mạng lão thành, tiền khởi nghĩa; Liệt sỹ; Bà mẹ
Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng lao động
trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc; Người hoạt động cách
mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ
cách mạng;
c) Đối tượng 3: Là những hộ thoát nước thuộc diện
hộ gia đình nghèo có sổ chứng nhận hộ nghèo tại thời điểm thực hiện đấu nối.
2. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ chi phí đấu nối là 1.200.000 đồng/01 hệ
thống đấu nối cho đối tượng 1 nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều này.
b) Đối tượng 2 và 3 nêu tại Điểm b, Điểm c, Khoản
1, Điều này được hỗ trợ bổ sung 1.000.000 đồng/01 hệ thống đấu nối, ngoài mức hỗ
trợ nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều này;
Điều 11. Phương thức và nguồn
vốn hỗ trợ đấu nối
1. Hỗ trợ một phần chi phí để hộ gia đình, cá
nhân thực hiện đấu nối thuộc các đối tượng theo Khoản 1, Điều 10, Quy định này.
2. Phương thức hỗ trợ: Thanh toán một lần bằng
tiền mặt cho các đối tượng được hỗ trợ sau khi việc đấu nối đã được nghiệm thu
xác nhận hoàn thành.
3. Nguồn vốn hỗ trợ đấu nối sử dụng từ hạng mục,
thành phần công việc trong tổng mức đầu tư thuộc dự án Mở rộng hệ thống thoát
nước mưa, nước thải và đấu nối hộ gia đình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
được UBND tỉnh (cơ quan Quyết định đầu tư) phê duyệt theo các quy định về đầu
tư và xây dựng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của
Đơn vị thoát nước
1. Thông báo thời gian thực hiện kế hoạch hỗ trợ
đấu nối theo Khoản 1, Điều 9, Quy định này và thông báo thời điểm kết thúc kế
hoạch hỗ trợ sau khi thống nhất bằng văn bản của UBND thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Xây dựng kế hoạch, quy trình và tổ chức thực
hiện trình tự đấu nối nước thải từ hộ thoát nước vào tuyến ống thu gom theo Khoản
3, Điều 6, Quy định này.
3. Tổ chức hỗ trợ giám sát kỹ thuật khi hộ thoát
nước thực hiện lắp đặt đường ống thoát nước thải; thực hiện nghiệm thu và thủ tục
thanh quyết toán chi phí hỗ trợ đấu nối (nếu có) theo quy định.
4. Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức có
liên quan và chính quyền địa phương thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho hộ
thoát nước thuộc vùng dự án các quy định, yêu cầu kỹ thuật về đấu nối nước thải
vào hệ thống thoát nước thải thành phố.
5. Thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đấu
nối theo quy định. Tổ chức vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thoát
nước tính từ bên ngoài phạm vi của hộ thoát nước.
6. Báo cáo với chủ sở hữu, các cơ quan có thẩm
quyền xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại đến công
trình, hoạt động đấu nối và xử lý nước thải;
7. Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản
ánh có liên quan đến hoạt động đấu nối, dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải
theo thẩm quyền.
8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng (2 lần/năm)
về hoạt động quản lý, vận hành và đấu nối nước thải cho UBND thành phố Buôn Ma
Thuột và Sở Xây dựng để tổng hợp.
Điều 13. Trách nhiệm của hộ
thoát nước sử dụng dịch vụ thoát nước
1. Thực hiện trình tự đấu nối theo hướng dẫn của
đơn vị thoát nước, gồm:
a) Gửi Phiếu đăng ký đấu nối (do Đơn vị thoát nước
cung cấp); cung cấp thông tin, sơ đồ thoát nước thải, đủ điều kiện ký thỏa thuận
đấu nối;
b) Thực hiện lắp đặt đường ống thoát nước thải
theo hướng dẫn và hỗ trợ giám sát kỹ thuật của Đơn vị thoát nước;
c) Không sử dụng các công trình tiếp nhận nước
thải có ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm (như bể tự hoại, hố thấm...)
trong nhà ở, công trình khi đấu nối nước thải đưa vào hoạt động.
2. Vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường ống
thoát nước thải trong phạm vi công trình, nhà ở ra đến hộp nối.
3. Phối hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân lắp đặt hệ thống thoát nước từ trong nhà ra hộp nối. Thực hiện hoàn trả mặt
bằng, khôi phục vỉa hè, vệ sinh môi trường do việc thi công hệ thống đấu nối do
mình thực hiện.
Điều 14. Trách nhiệm của
các sở
1. Sở Xây dựng:
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải đô thị.
b) Chỉ đạo thanh tra chuyên ngành xây dựng thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thoát nước đô thị, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật về quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị.
c) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ
thuật về hoạt động xả nước thải từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước
đô thị.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công
tác bảo vệ môi trường đối với công trình thoát nước và xử lý nước thải tập
trung trên địa bàn.
b) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
quy định về hoạt động xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước xả
thải vào nguồn tiếp nhận; tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả
vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 15. Trách nhiệm của
UBND thành phố Buôn Ma Thuột
1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường thuộc vùng
dự án phối hợp với đơn vị thoát nước phổ biến quy định, kế hoạch đấu nối nước
thải đến trực tiếp các khu vực, các tổ dân phố và hộ gia đình, cá nhân.
2. Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với
Đơn vị thoát nước tổ chức các chương trình hội thảo truyền thông, giáo dục cộng
đồng nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận cộng đồng trong hoạt động đấu nối
nước thải để bảo vệ môi trường.
3. Cấp giấy phép đào vỉa hè, đào đường đối với
những tuyến đường được phân cấp quản lý trên địa bàn. Kiểm tra, hướng dẫn Đơn vị
thoát nước, hộ thoát nước thực hiện đấu nối đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường
và hoàn trả mặt bằng theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của
UBND các phường
1. Phối hợp với Đơn vị thoát nước, các phòng ban
chức năng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tuyên truyền, vận động cộng đồng
dân cư trên địa bàn quản lý về các quy định thoát nước và xử lý nước thải; báo
cáo kịp thời cho UBND thành phố khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về
hoạt động thoát nước trên địa bàn để xử lý theo quy định.
2. Thực hiện quản lý môi trường trên địa bàn
theo quy định.
Điều 17. Các nội dung khác
Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động đấu
nối và hỗ trợ đấu nối vào hệ thống thoát nước thải trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột không nêu tại quy định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số
80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh, Quy định quản lý
hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này,
nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu 01-2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẤU NỐI HỆ THỐNG NƯỚC THẢI TP BMT
(Số TT:…….. Số
HĐ:……….Số TL:………..Ngày:…./......./.…….Phường……………...)
Kính gửi:
Ban Quản lý dự án Thoát nước Buôn Ma Thuột
Họ và tên:……………………………Sinh năm………………
Giấy CMND số:………………..Cấp ngày: …/…../… Nơi cấp:………………
Số điện thoại liên hệ: …………………….
Địa chỉ đăng ký đấu nối vào hệ thống nước thải:
Số nhà:………….Đường…………………; Khối:...…Phường:………………;
Hiện trạng sử dụng (thời điểm đăng ký)
…………………….………………… (nhà ở, cho thuê ở, văn phòng, cửa hàng, nhà hàng ăn uống,
khách sạn, kinh doanh, dịch vụ sửa chữa, sản xuất…).
Đối tượng chính sách □ : ……………………………….…………………
Đối tượng hộ nghèo □ : ……………………………….…………………
Mô tả thêm hiện trạng địa điểm đấu nối (nếu
có):……………………………
……………………………….………………………………………….………
Tôi xin đăng ký đấu nối vào hệ thống thoát nước
thải chung của thành phố, với phương thức sau:
- Trực tiếp thi công □
- Thuê nhà thầu thi công □
Tôi xin cam kết:
- Tạo điều kiện để dự án và đơn vị thi công hoàn
thành công việc.
- Thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm kỹ
thuật trong công tác đấu nối nước thải.
- Chi trả kinh phí đấu nối và hoàn thành các thủ
tục theo đúng quy định.
- Chấp hành mọi quy định về thoát nước thải của
cơ quan chức năng và quy định Nhà nước về quản lý và đấu nối nước thải.
Ý kiến của cán bộ khảo sát
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
|
Buôn Ma Thuột,
ngày……tháng……năm 20…
Người đề nghị
(ký, ghi rõ họ, tên)
|
Đính kèm:
- Giấy chứng nhận chứng nhận đối tượng chính
sách hoặc đối tượng hộ nghèo (Bản sao)
- Bản mô tả sơ đồ mặt bằng hệ thống thoát nước
thải theo địa chỉ của Phiếu đăng ký này.
(01 Phiếu đăng ký đầu nối chỉ sử dụng cho 01 địa
chỉ đăng ký)
Mẫu 02-2018
CTy
TNHH MTV ĐT&MT
ĐẮK LẮK
BAN QLDA THOÁT NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BIÊN BẢN NGHIỆM THU THI CÔNG ĐẤU NỐI
Hộ thoát nước: ………………………………………………….………………..
Địa chỉ: …………………………………………………….………………...........
Số hợp đồng: …………………………………………………….………………
1. Thành phần tham gia nghiệm
thu:
a) Đơn vị thoát nước:
- Ông/bà:......................................................
Chức vụ: ................................................ ;
- Ông/bà:
..................................................... Chức vụ :
............................................... ;
- Ông/bà:......................................................
Chức vụ : ...............................................
b) Hộ thoát nước:
- Tên người đại diện: ……………………
- Chức vụ/(Quan hệ chủ sở hữu):..........................................
Điện thoại:........................
2. Thời gian tiến hành nghiệm
thu:
Bắt đầu: .....giờ.......phút, ngày
.... tháng ... năm.....
Kết thúc:.....giờ.......phút, ngày
.... tháng ... năm.....
Địa chỉ đấu nối:………………………………………………
3. Khối lượng công việc thực hiện nghiệm thu:
Stt
|
Tên công việc
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
4. Đánh giá công tác thi công đấu
nối:
a) Hồ sơ để làm căn cứ nghiệm thu:
……………………………………………
b) Chất lượng công tác đấu nối:………………………………………………...
c) Công tác hoàn trả vỉa hè, nền
đường (nếu có): ……………………………
d) Các ý kiến khác: …………………………………………………………………
5. Kết luận:………………………………………………….....................………
ĐƠN VỊ THOÁT NƯỚC
(Ký, đóng dấu)
|
HỘ THOÁT NƯỚC
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu 03-2018
CTy
TNHH MTV ĐT&MT
ĐẮK LẮK
BAN QLDA THOÁT NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THỎA THUẬN ĐẤU NỐI THOÁT NƯỚC THẢI
Số……/……..
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014
của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Quyết định số……../20…./QĐ-UBND
ngày……/….../ 20… của UBND tỉnh Đắk Lắk, ban hành Quy định đấu nối và hỗ trợ đấu
nối vào hệ thống thoát nước thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
Theo Phiếu đăng ký đấu nối nước thải của Đại diện
Chủ sở hữu công trình thoát nước, ngày……/….../……; Theo hồ sơ thiết kế đấu nối hệ
thống thoát nước do đại diện hộ thoát nước lập;
Hôm nay, ngày…./…/……. , tại ……………………, chúng tôi
gồm:
1. Đại diện đơn vị thoát nước: (CTy TNHH MTV Đô thị & MT Đắk Lắk)
- Tên người đại diện:
...................................................................................................
- Chức vụ:
...................................................................................................................
2. Đại diện hộ thoát nước:
- Tên người đại diện:....................................................................................................
- Chức vụ:....................................................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
- Điện thoại:.................................................................................................................
3. Nội dung thỏa thuận:
Các bên thống nhất triển khai đấu nối thoát nước
với các nội dung cơ bản sau:
- Vị trí, cao độ, kích thước hộp đấu nối:........................................................................
...................................................................................................................................
- Chiều dài, đường kính, vật liệu ống đấu nối
thoát nước thải:........................................
...................................................................................................................................
- Khối lượng nước thải (dự kiến):..................................................................................
- Thời gian thi công - Thời gian hoàn thành:
Từ ngày ……tháng ….. năm 20……; đến ngày…… tháng
…. năm 20….
- Một số đề nghị đối với hộ thoát nước:
3.1. Thực hiện đấu nối phần bên trong nhà theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật được hướng dẫn.
3.2. Tuân thủ quy định của đơn vị thoát nước về
thoát nước thải sinh hoạt, không xả vào đường ống những chất sau:
- Nước mưa phát sinh trong công trình do hộ
thoát nước quản lý.
- Dầu máy, xăng dầu những sản phẩm từ dầu hỏa;
chất thải từ xi mạ, hóa chất (Cadmine, Chromiun…).
- Sản phẩm của sơn (Sơn dầu và sơn nước); Các loại
thuốc trừ sâu, phân bón.
- Các loại chất thải rắn (Nylon, giẻ rách, đinh
ghim, giấy...); Dầu mỡ dùng trong nấu nướng thức ăn (Trong nhà hàng, quán
ăn...).
3.3. Bảo đảm thời gian thi công và hoàn thành
công trình theo đúng tiến độ quy định.
3.4. Hoàn trả vỉa hè theo đúng quy định.
4. Kết luận:
- Các bên thống nhất các nội dung trên và ký tên
dưới đây.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng
mắc các bên chủ động bàn bạc thống nhất phương án xử lý.
Thỏa thuận được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản có giá trị như nhau.
ĐƠN VỊ THOÁT
NƯỚC
(ký, ghi rõ họ và tên)
|
HỘ THOÁT NƯỚC
(ký, ghi rõ họ và tên)
|